Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ảnh hưởng hoạt động của con người đối với môi trường ven bờ biển việt nam trong mối quan hệ tương tác lục địa biển (human impact on vietnam coastal environment in the relation to the land sea interaction in the

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.01 KB, 8 trang )

Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Phạm Văn Lượng, Đinh Văn Huy, 2001. Ảnh hưởng hoạt động của con
người đối với môi trường ven bờ biển Việt Nam trong mối quan hệ tương tác lục địa - biển. Tuyển tập Tài
nguyên và Môi trường biển, tập VIII, Tr.99-107. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.

ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM TRONG
MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC LỤC ĐỊA - BIỂN
Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân,
Phạm Văn Lượng và Đinh Văn Huy
1.MỞ ĐẦU
Dải ven bờ Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của vùng bờ Đông á,
nơi mà lưu vực của các con sông lớn đổ vào thuộc địa phận của sáu nước và vùng biển
phía ngồi có quan hệ về sinh thái và môi trường với hải phận của nhiều nước. Dải ven
bờ Việt Nam khơng chỉ có vai trị to lớn đối với phát triển của đất nước mà cịn có một
vị trí quan trọng về sinh thái và môi trường đối với hệ thống bờ Đông á. Môi trường ven
bờ Việt Nam rất nhạy cảm do hoạt động nhân tác và những biến đổi tự nhiên bất
thường. Các hệ sinh thái ven bờ, đặc biệt là rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ
biển,v.v. rất dễ bị tổn thương. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số,
hoạt động nhân tác ở cả trên lưu vực và tại chỗ đã tác động tiêu cực lên môi trường và
hệ sinh thái ven bờ thông qua tương tác giữa lục địa và biển ở đới này. Hơn nữa, môi
trường và hệ sinh thái ven bờ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố xuyên biên giới và
những biến động bất thường về khí hậu, thủy văn. ở tầm vĩ mô, môi trường ven bờ Việt
Nam chịu tác động sâu sắc của tương tác lục địa – biển, trong đó cịn có vai trị nhân
tác. Nhiều vấn đề nổi cộm dẫn đến nguy cơ suy thối mơi trường ven bờ có liên quan
đến tác nhân ở lưu vực, khu vực, thậm chí tồn cầu. Vì vậy, chiến lược bảo vệ môi
trường ven bờ Việt Nam cần phải được nhìn nhận từ những mối quan hệ vĩ mơ đó mà
bài viết này giới thiệu những nhận thức bước đầu. Cơng trình này được hồn thành với
sự hỗ trợ của Hội đồng Khoa học Tự nhiên.
2. CÁC YẾU TỐ VÀ TÀI NGUYÊN NHIÊN NHIÊN
Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3200 km với 114 cửa sông lớn nhỏ, trong đó lớn
nhất là các vùng cửa sơng Mê Kông và sông Hồng. Vùng biển Việt Nam với diện tích


trên 1 triệu km2 và hơn 3000 hịn đảo là nơi có tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua, nối
liền ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Dải ven bờ Việt Nam có thể được chia làm 4
vùng tự nhiên là Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan. Hàng năm,
các dịng sơng đổ vào dải ven bờ Việt Nam khoảng 880 tỷ m 3 nước và 200-250 triệu tấn
bùn cát, chủ yếu tập trung ở cửa sông Hồng và Mê Kông. Lưu vực sông Mê Kông nằm
trên địa phận 6 nước, gồm Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam (Thanh et all, 2001). Dải ven bờ Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có
nhiệt độ trung bình năm 22,6–27,2 0c, tăng dần về phía nam. Lượng mưa trung bình
năm khoảng 1000–2400 mm. Hàng năm (1975 - 1995), trung bình có 2,52 cơn bão và
2,2 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào và số lượng tăng lên trong những năm gần đây. Thiệt
hại do bão khá lớn, ví dụ tới 600 triệu USD vào năm 1997. Mực nước biển dâng cao
được ghi nhận ở một số trạm ven bờ, ví dụ, tốc độ 2,24mm/năm ở Hòn Dấu trong
khoảng thời gian 1957–1989 (N.N. Thuỵ và B.Đ. Khước, 1994).

1


Các hệ sinh thái ven bờ như cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, rạn
san hô, thảm cỏ biển,... có năng suất và đa dạng sinh học cao. Có tới 11 nghìn lồi thủy
sinh và trên 1300 lồi sinh vật trên đảo có mặt ở biển và ven bờ Việt Nam, trong đó có
nhiều lồi q hiếm, đặc hữu. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản cho phép trên một triệu tấn
năm (Bộ thủy sản, 1996).
Tài nguyên phi sinh vật biển và ven bờ khá phong phú, đặc biệt là dầu khí với
trữ lượng địa chất khoảng 5 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp được xác định là 1,2 - 1,4 tỉ
tấn, cho phép tăng sản lượng khai thác lên 20 triệu tấn mỗi năm. ở vùng ven bờ có tới
khoảng 100 mỏ khống sản, lớn nhất là mỏ than Quảng Ninh, trữ lượng 3,59 tỉ tấn và
mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh có chất lượng tốt , đủ cho sản lượng 5 - 6 triệu tấn gang
mỗi năm.
3. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VEN
BỜ

Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và điều kiện tự nhiên thuận lợi, dải ven
bờ trở thành vùng phát triển kinh tế năng động. Đây là nơi có mật độ, tốc độ phát triển
dân số cao. Trong tổng số 77 triệu dân của cả nước, có tới 24% dân số sống ở các huyện
ven biển và 54% sống ở các tỉnh ven biển. Dọc bờ biển có tới 12 đô thị dân số trên 10
vạn, 37 cảng bến lớn nhỏ, hàng trăm bến cá, khoảng 3000 nhà máy xí nghiệp. Từ năm
1992, Việt Nam đã có 124 đội tàu gồm 800 tàu vận tải biển với tổng trọng tải 1 triệu tấn
và 54 nghìn tàu thuyền đánh cá.
Hàng năm, có hơn 1 triệu tấn sản lượng nghề cá đã được khai thác, vượt số
lượng khai thác cho phép từ năm 1996 và đáng chú ý đến 80% sản lượng khai thác từ
vùng nước ven bờ. Cả nước có khoảng 200 ngàn ha đầm ni thủy sản mặn lợ, phần lớn
được xây dựng trên vùng rừng ngập mặn. Một số diện tích đáng kể là bãi bồi ngập triều,
kể cả các bãi sú vẹt đã được khai hoang làm đất nông nghiệp. Chỉ riêng ở ven bờ châu
thổ sơng Hồng, có đến 24 nghìn ha đất bồi ven biển được khai hoang trong khoảng thời
gian 1958-1995. Rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, làm nương rẫy và
cháy rừng. Diện phủ của rừng giảm từ 43% xuống 28% trong khoảng thời gian 19431995 (N. M. Cuong, 1997).
Suốt nghìn năm qua, một hệ thống đê điều được xây dựng để bảo vệ đồng bằng
và các khu dân cư khỏi ngập nước biển và nước sông. Cả nước có tới 5700 km đê sơng
và 2100 km đê biển, trong đó riêng châu thổ sơng Hồng có 3000km đê sông và 1500 km
đê biển. Nhiều nhánh sông bị chặn đắp làm hồ chứa nước phục vụ cho tưới nước và
thủy điện. Chỉ riêng 9 đập thủy điện lớn nhất chiếm 1267 km 2 và đập thủy điện Hồ
Bình mỗi năm bẫy giữ ở lòng hồ hơn 40 triệu tấn bùn cát. Hệ thống đập hồ kênh tưới
nông nghiệp đã làm giảm đáng kể lưu lượng bồi tích từ các sông đổ ra ven bờ.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có diện tích đất nơng nghiệp trên 7 triệu ha,
trong đó 60 % là đất trồng lúa. Hàng năm, một khối lượng lớn nước cần cho tưới cây
nông nghiệp, ví dụ, 7 tỉ m 3 nước vào năm 1990. Tải lượng nước sông giảm đi, trong khi,
lượng phân bón và hố chất nơng nghiệp tăng lên làm tăng nồng độ thải ở nước sông đổ
ra biển. Vào năm 1993, có 2,1 triệu tấn phân hố học, trong đó có 1,2 triệu tấn U rê, 793
nghìn tấn phốt phát và 22 nghìn tấn lân được dùng cho nơng nghiệp. Lượng thuốc bảo
vệ thực vật, ví dụ, DDT, Lindan, Monitor, Wafatox..., dùng cho nơng nghiệp khơng
ngừng tăng, từ 20 nghìn tấn vào năm 1988 tăng lên 30 nghìn tấn vào năm 1994 (Sandoz,

1996). Dư lượng các loại hoá chất này, một phần đáng kể được nước sông tải ra vùng
biển ven bờ.

2


Hàng năm, lượng nước cần cho sinh hoạt và công nghiệp cũng cần đến trên 4 tỉ
m3 . Một khối lượng lớn nước thải, chủ yếu chưa được xử lý đổ vào sông để ra biển.
Khu công nghiệp Hà Nội -Việt Trì - Hải Phịng đổ ra 657-820 nghìn m 3 nước thải mỗi
ngày. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh đổ ra 550 nghìn m3 mỗi ngày.
Sản lượng dầu khai thác trên biển không ngừng tăng, gần đây khoảng 10 triệu
tấn mỗi năm. Tính tốn cho thấy vào năm 1995 có 47 nghìn tấn dầu thải xuống vùng
biển Việt Nam, trong đó, từ dàn khoan dầu 3%, từ lục địa 12,8%, tràn dầu 1,2 %, từ
tuyến hàng hải quốc tế 81,9 % và hoạt động tàu thuyền trong nước 1,1% (T. Đ. Minh,
1996). Khai thác khoáng sản ven bờ, cụ thể là than, vật liệu xây dựng, sa khoáng làm
biến dạng cảnh quan bờ, đổ thải các chất thải rắn, lỏng, làm tăng xói lở bờ biển. Mỏ
than Quảng Ninh gần đây vượt sản lượng 10 triệu tấn than/ năm, mỗi năm cũng đổ thải
ra khoảng 10 triệu tấn chất thải rắn và 700 triệu m3 chất thải lỏng.
4. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VEN BỜ NỔI BẬT
Gần đây, những biến đổi về môi trường sinh thái ven bờ Việt Nam là rất rõ ràng,
do cả quá trình tự nhiên và hoạt động nhân sinh. Những biến đổi có liên quan đến hoạt
động nhân sinh có thể có qui mơ tồn cầu, ví dụ sự dâng cao nước biển, nhiễu động về
bão và các hiện tượng khí tượng khác do trái đất ấm lên, có thể qui mơ khu vực, như
phá rừng thượng nguồn và xây dụng hồ chứa nước trên lưu vực và các hoạt động trực
tiếp ở dải ven bờ. Hầu hết các tai biến tự nhiên ven bờ dường như liên qua đến sự dâng
cao của mực nước biển (Sterr, 2001) - một hậu quả của thay đổi khí hậu. Hoạt động
nhân sinh đã tác động đến dải ven bờ, như làm thay đổi nguồn cung cấp nước, trầm tích,
dinh dưỡng và các vật chất khác ra biển, thay đổi chất lượng môi trường biển và dải ven
bờ do khả năng nhận và tích luỹ chất gây ô nhiễm và do mất các habitat
4.1. Sự gia tăng các tai biến tự nhiên và nhân tác

Ngập lụt ven bờ tăng lên cả về cường độ và tần xuất xuất hiện. Đó là hậu quả kết
hợp của quá trình phá rừng đầu nguồn, mưa lớn, mực nước biển dâng cao và lấp kín
các cửa sơng, cửa lạch biển do sa bồi. Ngập lụt ven biển đặc biệt nghiêm trọng và nguy
hiểm khi xuất hiện trùng mưa lớn, nước dâng trong bão và triều cường. Ngập lụt hàng
năm ở châu thổ Mê Kông kéo dài 2-6 tháng, chủ yếu và tháng 8-10, trên diện rộng 1,7
trệu ha và ảnh hưởng trực tiếp đến 9 triệu dân. Trong thời gian 1926-2000 có khoảng 24
trận ngập lụt lớn, mà gần đây vào các năm 1991, 1994, 1996 và 2000. ở vùng ven bờ
Trung Bộ, trận lũ lịch sử năm 1999 đã gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản,
riêng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế chết hơn 300 người và mất trên nghìn tỷ đồng.
Xói lở bờ biển tăng lên cả về qui mơ và tính chất nguy hiểm. Có đến 397 điểm,
đoạn bờ đã và đang bị xói lở với tổng chiều dài 920 km và tốc độ phổ biến 5–10 m/năm,
cá biệt 30-50 m/năm, thậm chí đột xuất 100-200 m/năm. ở cả châu thổ sơng Hồng và
sông Mê Kông, những nơi nổi tiếng về bồi tụ, xói lở cũng đã xuất hiện trên một phần tư
chiều dài bờ châu thổ. ở châu thổ sông Mê Kơng, bờ Bồ Đề dài 36 km bị xói lở 30-50
m/năm trong nhiều năm. ở châu thổ sông Hồng, dải bờ Giao Hải - Văn Lý dài 30km bị
xói lở 10-15 m trong hơn nửa thế kỷ qua, mặc dù đã có đê kè ngăn chặn (T.Đ. Thạnh và
Đ. V. Huy, 2000).
Sa bồi, cơ bản cũng là tai biến phổ biến, đặc biệt là tác động tiêu cực đến cảng
bến (T. Đ. Thạnh, 1995). Cảng Hải Phịng là một ví dụ điển hình. Hơn một thế kỷ, cảng
này từng lớn nhất Việt Nam, nhưng gần đây bị sa bồi nặng nề và tàu lớn trên vạn tấn
không vào cập cảng được. Một trong những nguyên nhân sa bồi luồng cảng là việc đắp
đập Đình Vũ vào năm 1981. Dọc bờ biển miền Trung, dịng bồi tích cát dọc bờ phát sinh

3


do sóng bồi lấp kín các cửa đầm phá, cửa sơng, dẫn đến ngập lụt, ngọt hố và tắc nghẽn
lối ra biển.
Do áp lực triều, xâm nhập mặn vào sâu 30–40 km trên hệ thống sông Hồng và
60-70 km trên hệ thống sông Mê Kông. Hơn 1,7 triệu ha đồng bằng sơng Mê Kơng chịu

tác động nhiễm mặn. Diện tích này có thể tăng lên 2,2 triệu ha trong tương lai gần, nếu
khơng có giải pháp quản lý phù hợp. Do xâm nhập mặn về phía lục địa, độ mặn mọi nơi
ở châu thổ sông Mê Kông tăng lên vào mùa khô, cực đại vào khoảng tháng 3- 4 hàng
năm và đường đẳng mặn 4 phần nghìn dịch về phía lục địa 20km trong vòng 20 năm
gần đây, từ năm 1978–1998 (Nguyen et all, 1999). Hầu hết nước sông Mê Kông mùa
khô chảy về từ Trung Quốc. Sự kết hợp một số yếu tố như giảm tải lượng sông do đắp
đập, tưới tiêu và mực biển dâng cao đã dẫn đến xâm nhập mặn tăng lên. Vấn đề này
không chỉ nghiêm trọng đối với nơng nghiệp mà cịn đối với một số lĩnh vực kinh tế
khác. Dọc bờ biển miền Trung, nhiều tỉnh thiếu nước trầm trọng dùng cho nông nghiệp,
sinh hoạt và công nghiệp do xâm nhập mặn ngược sông vào mùa khô.
Đến nay một phần biển Việt Nam bị đe doạ bởi dầu thải từ hoạt động tàu thuyền,
khai thác dầu khí trên thềm lục địa. Tràn dầu là một nguồn ô nhiễm dầu đáng kể. Cho
đến năm 1999, được biết có trên 40 vụ tràn dầu ở vùng nước ven bờ và cửa sông Việt
Nam. Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 3 tháng 10 năm 1994 tại cảng dầu Sài Gòn
do tai nạn của tàu Neptune Aries, quốc tịch Singapore, làm tràn 1865 tấn dầu ( B. H.
Cầu, 1999).
4.2. Sự ô nhiễm nước biển ven bờ
Đa phần nước biển và ven bờ Việt Nam còn khá tốt, mặc dù nhiễm bẩn ở các
mức khác nhau đã được ghi nhận ở một số nơi do hoạt động của con người ở cả trên lưu
vực và vùng biển, ven bờ. Ô nhiễm dầu ở mức nghiêm trọng nhất. ở các vùng nước sát
bờ, hàm lượng dầu thường vượt mức cho phép 0,05 mg/l đối với nước nuôi trồng thủy
sản và thậm chí nhiều nơi vượt mức cho phép 0,3 mg/l đối với các mục đích khác. ở
vùng ngoài khơi, hàm lượng dầu trên 0,05 mg/l, cực đại 0,4 mg/l ghi nhận được ở mức
10% số trạm thu mẫu vào trước năm 1996, cao nhất ở khu vực khai thác dầu và trên
tuyến hàng hải quốc tế (T.Đ. Minh, 1996). Số liệu gần đây cho thấy hàm lượng dầu
trong nước biển tăng trung bình 0,34 mg/l vào thời gian 1997–1998 (L. V. Diệu và nnk,
2000). Nhiễm bẩn kim loại nặng như Fe, Cu, Zn, Cd, As, Pb chưa rộng rãi nhưng có
biểu hiện tập trung theo hướng tăng trong nước ven bờ, trầm tích và cơ thể sinh vật. Ô
nhiễm Fe, Zn, Cu được xác nhận rõ ràng ở một số nơi. Vào thời gian 1996–1998, ô
nhiễm kẽm khá phổ biến ở vùng biển Việt Nam với hàm lượng 5,30–53,80 g/l (L.V.

Diệu và nnk, 2000). Tương tự, ô nhiễm chất thải hữu cơ phân bố cục bộ, nhưng khá cao
ở một số điểm. Nói chung, dư lượng hố chất bảo vệ thực vật còn thấp hơn mức độ cho
phép, mặc dù biểu hiện tích lũy khá phổ biến và vượt qúa giới hạn cho phép tại một số
điểm, ví dụ ở ven bờ châu thổ sơng Hồng (N. Đ. Cự, 1998).
Phú dưỡng là một vấn đề môi trường ở phía nam, nơi chất dinh dưỡng như phốt
phát, nitơ, vật chất hữu cơ phát sinh từ nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản. Đã xuất hiện các rủi ro ni nước lợ ở phía nam, có lẽ liên quan đến phú
dưỡng (thủy triều đỏ). Vào năm 1996, nghề nuôi tôm nước lợ ở ven bờ châu thổ sơng
Mê Kơng thiệt hại đến hàng nghìn tỉ đồng do phú dưỡng (thủy triều đỏ).
4.3. Mất habitat và suy giảm tài nguyên sinh học
Những biến động tự nhiên và do con người gần đây ở dải ven bờ đã làm mất
habitat như các bãi triều, đầm lầy sú vẹt, bãi biển, thảm cỏ biển và rạn san hô. Rừng
ngập mặn đã bị hủy hoại nặng nề do khai hoang nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây

4


dựng các khu định cư và do xói lở (Hong and San, 1993). Vào năm 1943 có khoảng 400
nghìn ha rừng ngập mặn, riêng ở châu thổ Mê Kông 250 nghìn ha, cho đến nay chỉ cịn
khoảng 200 nghìn ha trên cả nước. Các diện tích bãi triều giảm mạnh do xói lở và khai
thác cát. Các rạn san hơ và cỏ biển bị hủy hoại do bùn đục, ngọt hố, sóng bão và nhiễm
bẩn. Trong thời gian El-Nino vào năm 1997-1998, hiện tượng san hô chết trắng đã xuất
hiện ở vùng biển Việt Nam. Dải ven bờ, đặc biệt là các cửa sơng, vũng vịnh, đầm phá là
nơi có mặt các bãi giống, bãi đẻ quan trọng cho duy trì sản lượng nghề cá. Nhiễm bẩn
và mất habitat ở đã làm suy thoái tài nguyên sinh học, ảnh hưởng đến cả nghề cá ven bờ
và ngoài khơi. Những biến động môi trường ven bờ đe doạ đến sự tồn tại của nhiều loài
sinh vật biển (Bộ thủy sản, 1996) .
Sự suy thoái của các hệ sinh thái ven bờ do ngọt hoá, đục, phú dưỡng, nhiễm
bẩn, mất habitat dẫn đến thay đổi cân bằng sinh thái, giảm năng xuất sinh học và đa
dạng sinh học. Nghề cá biển, mà chủ yếu ở ven bờ, phải đối mặt với suy giảm nguồn

lợi, trong khi nghề nuôi biển và nước lợ phải hứng chịu những rủi ro do biến động môi
trường và ơ nhiễm gây ra.
5. BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VEN BỜ TỪ GĨC ĐỘ VĨ MƠ: TƯƠNG TÁC LỤC
ĐỊA–BIỂN VÀ VAI TRỊ CỦA CON NGƯỜI
Là một phần của Biển Đơng liên quan đến nhiều nước trong khu vực, biển và dải
ven bờ Việt Nam giữ một số vai trò về mơi trường và sinh thái khu vực và tồn cầu. Đó
là một vùng quan trọng lưu giữ khí nhà kính CO2, là vùng chuyển tiếp đặc biệt giữa ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật và hàng hải. Dải ven bờ Việt
Nam có những hệ sinh thái đặc thù với các loài đặc hữu, quý hiếm. Dọc bờ biển có
những sân chim di cư lớn. Về bản chất môi trường, bờ Việt Nam rất nhạy cảm với các
tác động của con người và biến động bất thường của tự nhiên. Các hệ sinh thái biển
nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển cũng rất dễ bị tổn thương.
Việt Nam là một nước đang phát triển và với đường lối đổi mới, chính sách mở
cửa, nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, áp lực dân số và
kinh tế đến môi trường cũng tăng theo thời gian. Dự báo rằng qui mô và số lượng đầu tư
trong và ngoài nước vẫn tăng vào những năm gần đây. Các hoạt động kinh tế biển như
cảng và hàng hải, khai thác dầu khí, ni trồng thủy sản và du lịch biển sẽ phát triển
mạnh trong thời gian tới. Trên lưu vực, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp,
việc xây dựng các đập chứa cho thủy điện và nước tưới, việc sử dụng phân bón hố học
và hố chất bảo vệ thực vật trong nơng nghiệp sẽ có tác động mạnh hơn đến mơi trường
biển và ven bờ. Mặt khác, tai biến ven bờ sẽ tăng lên do biến động về khí hậu và thủy
văn.
Mơi trường ven bờ Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề môi trường nổi bật
như gia tăng các tai biến tự nhiên và kỹ thuật, mất habitat, suy giảm tài nguyên sinh
học và nhiễm bẩn. Sự phát triển kinh tế–xã hội Việt Nam không thể bền vững và chất
lượng cuộc sống sẽ khơng được duy trì nếu mơi trường ven bờ suy thối. Vì vậy, bảo
vệ mơi trường ven bờ và biển Việt Nam, bao gồm ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu
các tác động tiêu cực của hoạt động nhân tác thông qua tác động tương tác lục địa–biển
là một địi hỏi cấp thiết. Việt Nam đã có những nỗ lực bảo vệ môi trường dải ven bờ
thông qua thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ sở luật pháp, phát triển tiềm lực, xây dựng chiến

lược và kế hoạch quốc gia, thực thi các các dự án môi trường ven bờ và tăng cường
quan hệ quốc tế trong lĩmh vực này. Tuy vậy, những thành tựu đạt được mới chỉ là bước
đầu.

5


6. KẾT LUẬN
Dải ven bờ Việt Nam là nơi phát triển kinh tế sơi động và có mật độ dân số cao.
Trong mối quan hệ tương tác lục địa và biển, các hoạt động nhân sinh trên cả lưu vực và
tại chỗ như phá hủy rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, xây đê, đập, đào kênh, các hoạt
động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và sinh hoạt đã gây ra ảnh hưởng
lớn đến mơi trường ven bờ. Ngồi ra, các yếu tố xuyên biên giới và biến động khí hậu
cũng gây ra tác động quan trọng đến chất lượng và động thái môi trường.
Những tác động này đã dẫn đến một số vấn đề nổi bật về môi trường ven bờ như
gia tăng các tai biến như ngập lụt, xói lở, sa bồi, xâm nhập mặn, tràn dầu; nhiễm bẩn
môi trường do dầu, vật chất hữu cơ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng ở
mức độ khác nhau; mất habitat và suy giảm tài nguyên sinh vật. Chắc chắn, những tác
động này còn tăng lên dưới áp lực của sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số. Bảo
vệ môi trường ven bờ Việt Nam bao gồm cả ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu, các tác
động tiêu cực từ hoạt động nhân sinh tham gia vào quá trình tương tác lục địa–biển ở
dải ven bờ là một yêu cầu cấp bách và chỉ có thể thành cơng nhờ phối hợp tồn diện với
việc quản lý lưu vực thượng nguồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thuỷ Sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nxb. Nông Nghiệp. Hà Nội.
Tr. 1-616.
2. Bùi Huê Cầu, 1999. Quản lý sự cố tràn dầu. Tạp chí dầu khí. Số 6. Hà Nội.
Tr.42-45.
3. Nguyễn Đức Cự , 1998. Điều tra khảo sát chất lượng Môi trường và động thái
dinh dưỡng vùng cửa sông châu thổ sông Hồng. Báo cáo tổng kết đề án điều tra

cơ bản nhà nước trong hai năm 1997 - 1998. Lưu trữ tại Phân viện Hải dương
học tại Hải Phòng.
4. Cuong, N.M.1997. Forest mapping in Vietnam. In: Remote sensing for tropical
ecosystem management. New York. United Nations published. p. 47-59.
5. Lưu Văn Diệu, Vũ Thị Lựu và Cao Thu Trang, 2000. Một số nhận xét về xu thế
biến động môi trường vùng biển Việt Nam. Tài nguyên và Môi trường biển.
T.VII. Nxb KH & KT. Hà Nội. Tr. 125-135.
6. Hoi, N.C. 1995. Viet Nam. In: K. Hotta and I.M. Dutton. “Coastal Management
in the Asia - Pacific Region: Issues and Approaches. Tokyo. Press of Japan
International Marine Science and Technology Federation,
7. Hong, P.N. and San, H.T. 1993. Mangrove of Vietnam. Published by IUNC.
173pp.
8. Tạ Đăng Minh, 1996. Nguồn nhiễm bẩn và tiềm năng nhiễm bẩn dầu ở vùng
biển Việt Nam. Khí tượng và Thuỷ văn. Số 432. Hà Nội. Tr.8-14.
9. Nguyen, V.L., Ta, T.K.O., Tateishi. M. and Kobayashi, I. 1999. Coastal variation
and saltwater intrusion on the coastal lowlands of the Mekong River Delta,
southern Vietnam. In: Saito, Y., Ikehara, K. and Katayama, H., eds. Land-Sea
Link in Asia, STA(JISTEC) and Geological Survey of Japan, pp. 212-217.
10. Sandoz, M. 1996. Agriculture water use in Vietnam. In: Vietnam water resources
sector review. Selected working papers of World Bank, ADB, FAO/UNDP and
NGO Water Resources Sectoral Group. World Bank Press.1.1-3.13.

6


11. Sterr, H. 2001. Coastal zone at risks. In Jose L. Lozan (eds.): Climate and the
21st Century: Changes and Risks. Hamburg. Wissenchaftliche Auwertungen
Press. P.245-250.
12. Thanh, T.D. 1995. Coastal morphological changes concerning the management
of coastal zone in Vietnam. Workshop Report No. 105 Supplement.

IOC/UNESCO Published. 1995, pp. 451-462.
13. Trần Đức Thạnh và Đinh Văn Huy, 2000. Tổng quan về tai biến xói lở và sa bồi
bờ biển Việt Nam. Hoạt động Khoa học. Số 1. Hà Nội. Tr. 26-27.
14. Thanh, T.D., Huy, D.V., Nguyen, V.L., Ta,T.K.O., Tateishi, M., & Saito,Y. 2001.
The impact of human activities on the Vietnamese rivers and coast Proc. Asia
BASINS I Workshop. IGBP/LOICZ, Hong Kong Baptist University, China, 12
Dec. – 14Dec. 2000. p.1-11.
15. Nguyễn Ngọc Thuỵ và Bùi Đình Khước, 1994. Hiện tượng El-Nino, sự ấm lên
của khí hậu toàn cầu và mực nước biển Việt Nam và Biển Đơng. Khí tượng và
Thuỷ văn. Số 5. Tr. 16-23.
SUMMARY
HUMAN IMPACT ON VIETNAM COASTAL ENVIRONMENT IN THE RELATION
TO THE LAND-SEA INTERACTION IN THE COASTAL ZONE
Stretching on the length of over 3200km, the Vietnam coastal zone locates in the
West of South China Sea where the Red and Mekong Rivers-two of the World’s large
rivers - discharge into the sea. Their catchments cover on parts of six countries, and
their water and sediment discharges greatly influence on the coastal sea of much
country in the region. Along coast, there exist the typical coastal ecosystems such as
estuaries, lagoons, and mangrove forests, coral reefs and seagrass beds with high
biodiversity. By rich natural resources and other favorable natural conditions, the
Vietnam coastal zone has became an area of active economic development and high
population density. From Vietnam’s 77 million people, 24 percent live in coastal
districts. The most important economic sectors such as waterway and ports, agriculture,
fishery, industry, mining, and tourism are concentrated in this zone.
Human activities in both the coastal zone and the watersheds such as upstream
deforestation, destruction of mangrove swamps, dike and dam building, channel
dredging, agriculture, fishery included over catching and over aquaculture, and
industrial and domestic activities have strongly influenced on the Vietnam coastal
environment and ecosystems. Besides, they have been obviously influenced by human
activities in the larger scales through the manifestations of sea level rise due to global

warming, and typhoon turbulence and oil spills in the region, for examples.
In the relation to the land-sea interaction in the coastal zone, these activities have
impacted negatively on coastal environment quality and ecosystems due to the increased
use and accumulation of pollutants, the loss of habitats and over catching. The
environmental pollution from, for example, oil, organic matters, pesticide residues, and,
to varying degrees, heavy metals; and the degradation of ecosystems with
accompanying have made decreases in biodiversity and fishery productivity. These
impacts have also contributed to coastal diseases such as floods, erosion, sedimentation,
and saltwater intrusion becoming less predictable and more severe. It’s sure that these
impacts will increase under the pressure of population and economical development.

7


The Vietnam coastal environment protection including prevention, control and
mitigation of the negative impact become an urgent demand, and it is only implemented
successfully by comprehensive combination with the watershed management.

8



×