ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
T&T
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG BÚN Ô SA
ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG VINH
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Thu Hiền Th.S. Mai Lệ Quyên
Lớp: K44 Kinh tế TNMT
Khóa: 2010 - 2014
Huế, tháng 5 năm 2014
Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo
trong trờng Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa
Kinh Tế và Phát Triển trong suốt 4 năm của khóa học đã dạy dỗ, truyền
đạt cho tôi những kiến thức bổ ích.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Th.s Mai Thị Lệ
Quyên, ngời đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cô, chú, anh chị ở
UBND xã Quảng Vinh, Phòng TNMT huyện Quảng Điền, Chi cục
Bảo vệ môi trờng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình,
bạn bè tôi, những ngời luôn ở bên tôi, động viên và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm cũng nh thời gian,
nên quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận đợc ý kiến đóng góp của Qúy thầy cô giáo và bạn bè để khóa
luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu
Hiền
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC PHỤ LỤC ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1.Các khái niệm liên quan 4
1.1.1.1.Khái niệm môi trường 4
1.1.1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường 4
1.1.1.3.Các dạng ô nhiễm môi trường 6
1.1.2.Khái quát về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề 7
1.1.2.1.Khái niệm và vai trò làng nghề 7
1.1.2.2.Đặc điểm chung và những tồn tại của làng nghề 10
1.1.2.3.Ảnh hườngcủa ô nhiễm làng nghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh
tế - xã hội 13
1.2.Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 16
1.2.1.Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam 16
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
i
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.Thực trạng môi trường các làng nghề sản xuất bún 18
1.2.3.Khái quát tình hình phát triển làng nghề bún Ô Sa tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền 20
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ 21
BÚN Ô SA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN 21
XÃ QUẢNG VINH 21
1.3.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
1.3.1.Vị trí địa lý 22
1.3.2.Điều kiện tự nhiên 23
1.3.2.1.Địa hình, thổ nhưỡng 23
1.3.2.2.Khí hậu, thủy văn 23
1.3.2.3.Tài nguyên thiên nhiên 23
1.3.3.Điều kiện kinh tế xã hội 25
1.4.Hoạt động sản xuất bún của các hộ dân thôn Ô Sa 27
1.4.1.Tổng quan làng nghề sản xuất bún Ô Sa: 27
1.4.1.1.Tình hình sản xuất và thu nhập 27
1.4.1.2.Quy mô lao động sản xuất bún 27
1.4.1.3.Cơ sở hạ tầng 28
1.4.2.Quy trình sản xuất bún ở làng nghề Ô Sa 29
1.4.3.Hiện trạng môi trường ở làng nghề bún Ô Sa 31
1.4.3.1.Phương thức xả thải của cơ sở nghiên cứu 31
1.4.4.Hiện trạng môi trường của địa bàn nghiên cứu 32
1.4.4.1.Môi trường nước 32
1.4.4.2.Môi trường không khí 35
1.4.4.3.Chất thải rắn 35
1.4.4.4.Môi trường đất 36
1.5.Đánh giá của người dân đối với tác động của việc sản xuất bún đến môi trường sống tại xã
Quảng Vinh 36
1.5.1.Thông tin chung về các hộ dân được điều tra 36
1.5.1.1.Thông tin của các hộ sản xuất bún được điều tra 36
1.5.1.2.Thông tin chung của hộ gia đình không sản xuất bún 37
1.5.2.Đánh giá của người dân đối với tác động của hoạt động sản xuất làng nghề Ô Sa đến môi
trường, kinh tế và sức khỏe cộng đồng 38
1.5.2.1.Ảnh hưởng đến môi trường 38
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
ii
Khóa luận tốt nghiệp
1.5.2.2.Ảnh hưởngđến kinh tế 40
1.5.2.3.Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực làng nghề 42
1.5.3.Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng làng nghề 45
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 201) 47
Qua đánh giá của các đối tượng được điều tra, người dân cho rằng, sự mâu thuẫn do ô nhiễm
vẫn còn tồn tại. Với những hộ làm nghề, có 10 người trả lời có mâu thuẫn, chiếm 40%, còn lại trả
lời không mâu thuẫn. Vẫn có nhiều hộ nhận thức đến khía cạnh ô nhiễm nhưng 15 hộ không
muốn nhắc đến, cho rằng đó là tình trạng chung của cả làng, không còn cách nào khác là xả thải
như hiện tại. Với những hộ dân không làm bún, có 19 hộ trả lời có xảy ra mâu thuẫn, và 16 hộ
cho rằng không xảy ra xung đột. Như vậy, những người không làm nghề có 2 luồng ý kiến: bức
xúc về việc xả thải và ý kiến thông cảm với người sản xuất. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này
là bởi sự sai khác về mục tiêu và lợi ích. Các hộ làm nghề vì mục tiêu kinh tế, lợi nhuận mà tăng
số sản phẩm làm được cũng như tăng nhiều hộ làm bún. Khi đó, các hộ làm bún tăng cường sản
xuất, gây tiếng ồn, thải nước thải gây ô nhiễm không khí, môi trường nước ảnh hưởng đến
cuộc sống, sức khỏe của người dân trong khu vực gây ra những mâu thuẫn, xung đột. Đáng lẽ ra,
những người trong thôn đều có quyền được hưởng môi trường trong lành, nhưng do đánh giá
lợi ích thu nhập do làm bún cao hơn nên các hộ làm nghề bất chấp làm 47
1.5.4.Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính quyền địa phương đối với
làng bún Ô Sa 47
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 50
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG XÃ QUẢNG VINH 50
1.6.Định hướng bảo vệ môi trường của xã Quảng Vinh 50
1.7.Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm làng nghề 51
1.7.1.Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý 51
1.7.2.Giải pháp quy hoạch 52
1.7.3.Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật: 52
1.7.4.Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và phối hợp sự tham gia của cộng đồng 53
1.7.5.Áp dụng chế tài kinh tế: người gây ô nhiễm phải trả tiền 54
1.7.6.Tăng cường nhân lực và tài chính trong BVMT làng nghề 54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1.Kết luận 55
2.Kiến nghị 56
2.1. Đối với chính quyền địa phương 56
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
iii
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. Đối với các cơ sở sản xuất bún 57
2.3. Đối với người dân địa phương 58
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
iv
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MT : Môi trường
UBND : Uỷ ban nhân dân
TNMT : Tài nguyên môi trường
ĐVT : Đơn vị tính
TTCN : Trung tâm công nghiệp
BVMT : Bảo vệ môi trường
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
v
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm làng nghề 15
Bảng 2: Chất thải đặc trưng theo phân loại làng nghề 17
Bảng 3: Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề bún
18
Bảng 4: Hàm lượng coliform trong nước thải một số làng nghề sản xuất bún
(MNP/100ml) 19
Bảng 5: Nhu cầu nhiên liệu và tải lượng xỉ của làng nghề bún 19
ĐVT: tấn/năm 19
Bảng 6: Kết quả phân tích một số thông số của mẫu nước làng bún Vân Cù 20
Bảng 7: Tình hình sản xuất kinh doanh nghề làm bún 21
Bảng 8: Tình hình dân số và lao động xã Quảng Vinh năm 2012 24
Bảng 9: Đặc trưng về lao động của các hộ sản xuất được điều tra (ĐVT: Người)28
Bảng 10: Phương thức xử lý chất thải của các cơ sở làm bún 31
Bảng 11: Kết quả phân tích một số thông số mẫu nước làng bún Ô Sa 33
Bảng 12: Tình hình chất thải rắn trung bình mỗi ngày tại làng nghề 35
Bảng 13: Thông tin chung về mẫu điều tra 37
Bảng 14: Thông tin chung về mẫu điều tra 37
Bảng 15: Ý kiến của người dân về chất lượng nước giếng 38
Bảng 16: Ý kiến của người dân về việc ngửi thấy mùi khó chịu 39
Bảng 17: Ý kiến của người dân về mùi hôi nước thải sản xuất bún 39
Bảng 18: Ý kiến người dân về sự thay đổi năng suất lúa năm 2013 so với năm
2011 41
Bảng 19: Tác động của ô nhiễm làng bún đến sức khỏe 44
Bảng 20: Ý kiến của người dân về vấn đề xả chất thải làm bún ra công cộng 46
Bảng 21: Ý kiến của người dân về mâu thuẫn làng nghề 47
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
vi
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
vii
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm phát triển
khá mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tang thu nhập, tạo công ăn
việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Bên cạnh lợi ích trực tiếp về hiệu quả kinh tế,
cũng giống như mặt trái của nhiều làng nghề truyền thống khác, các làng nghề chế
biến lương thực đã và đang phát thải các chất gây ô nhiễm làm giảm chất lượng môi
trường sống của cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Làng nghề bún Ô Sa, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng không nằm ngoài quy luật này, nước thải của quá trình sản xuất đã và đang gây
tác động xấu đến môi trường, hoạt động sản xuất kinh tế cũng như sức khỏe của người
dân trong thôn. Từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng hoạt động sản xuất
làng bún Ô Sa đến môi trường sống của người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Các phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp tham khảo chuyên gia
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
- Phương pháp quan sát, mô tả
Từ mục đích và các thông tin thu thập được, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng bún Ô Sa đến môi trường sống của các đối
tượng điều tra. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu, cải thiện mức độ ô
nhiễm môi trường của làng nghề bún Ô Sa, tạo cơ sở cho việc phát triển làng nghề có
hiệu quả và bền vững.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
viii
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 60
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁC HỘ LÀM BÚN 60
28. Ông/ bà có kiến nghị gì với chính quyền địa phương và cán bộ quản lý môi
trường
không?
Chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị! 63
PHIẾU ĐIỀU TRA CHO HỘ KHÔNG LÀM BÚN 64
PHỤ LỤC 2 67
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 67
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
ix
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt tiến trình phát triển lâu dài của nền kinh tế nông nghiệp nước ta, các
làng nghề truyền thống được hình thành, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong
quá trình đổi mới của xã hội. Sự phát triển lan tỏa của các ngành nghề góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đóng góp giá trị vào nền
kinh tế nông thôn cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập, đặc
biệt là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân từ hoạt
động sản xuất của các làng nghề.Mức độ ô nhiễm môi trường trong các làng nghề
truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia tăng.
Bởi ý thức bảo vệ môi trường còn thấp của con người trong quá trình sản xuất, các hộ
làm nghề xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng ở các làng nghề truyền thống ở
Việt Nam.
Được hình thành và phát triển trên 500 năm, làng nghề sản xuất bún Ô Sa – xã
Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẳng định được thương
hiệu và chất lượng. Tuy nhiên làng bún cũng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là nước thải của làng nghề xả trực tiếp
xuống con mương chung mà không qua bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào đã gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của
người dân. Cùng với đó là mật độ dân cư đông, thiếu mặt bằng sản xuất, chủ yếu tại
nhà khiến khâu xử lý nước thải khó khăn. Mặt khác, dưới áp lực của gia tăng dân số,
ao, hồ, sông ngòi bị san lấp phục vụ vào mục đích dân sinh làm giảm khả năng điều
tiết chất thải dẫn đến tình trạng quá tải, nước chảy tràn ra kênh, mương, cống rãnh ven
đường, gây mùi hôi ảnh hường đến sức khỏe người dân và mất mỹ quan thôn xóm.
Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề môi trường làng
nghề là một trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền thống trong tương lai.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
1
Khóa luận tốt nghiệp
Và làng bún Ô Sa là một trong số đó. Vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu ảnh hưởng
của hoạt động sản xuất làng nghề bún đến môi trường, sức khỏe của người dân hiện
nay thực sự là cần thiết. Xuất phát từ vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng hoạt động sản xuất làng bún Ô Sa đến môi trường sống của người
dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu và
đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường cho làng nghề bún Ô
Sa hướng đến sự phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, đánh giá mức độ ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường cũng như hiện
trạng môi trường do hoạt động sản xuất bún ở làng Ô Sa. Từ đó, đưa ra các giải pháp
nâng cao chất lượng môi trường, giảm thiểu mức độ ô nhiễm tại làng nghề bún Ô Sa,
xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận, cơ sở thực tiễn về môi trường và
tình hình ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất bún của các làng nghề Việt Nam cũng như ở
tỉnh Thừa Thiên Huế đến môi trường xung quanh.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề bún, xã Quảng Vinh, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng, mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún
đến từng đối tượng điều tra.
- Phát hiện, đề xuất các giải pháp về quản lý, phương tiện máy móc… nhằm nâng
cao năng lực quản lý và áp dụng chế tài xử lý phù hợp với tình hình thực tế của làng
nghề nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm từ chất thải làm bún.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở/ hộ sản xuất bún và không sản xuất bún ở xã Quảng Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
•Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
2
Khóa luận tốt nghiệp
+ Thu thập tài liệu từ chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND
huyện Quảng Điền, UBND xã Quảng Vinh, tham khảo đề án xử lý MT làng nghề bún
Ô Sa của UBND huyện Quảng Điền…
+ Thông qua sách báo, internet, truyền hình, các báo cáo khoa học, khóa luận tốt
nghiệp…
- Thu thập số liệu sơ cấp: nghiên cứu, điều tra tại địa bàn, tìm hiểu ý kiến của 25
hộ dân làm bún và 35 hộ không làm bún ở thôn Ô Sa nhằm đánh giá nhận thức và mức
độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất bún đến môi trường sống. với tổng số mẫu điều
tra là 60 hộ dân trên tổng số 159 hộ (bao gồm 12 xóm ở thôn Ô Sa), các mẫu được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
•Phương pháp tham khảo chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nói
chung và cán bộ ở các Sở tài nguyên, phòng TNMT huyện về những nội dung của đề tài.
•Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được ở kết quả phỏng vấn, tiến hành thống kê và xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel, với các bảng được thể hiện trong khóa luận là kết quả của
phương pháp này.
•Phương pháp quan sát, mô tả
Quan sát và ghi lại những thói quen xả thải hàng ngày của người dân cũng như ý
thức của họ trong công tác bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, đánh giá ưu điểm và
hạn chế của mô hình xử lý môi trường làng bún Ô Sa.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin, dữ liệu điều tra từ 60
hộ dân ở thôn Ô Sa, bao gồm 25 hộ làm bún và 35 hộ không làm bún.
- Phạm vi thời gian: các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu trong 3
năm 2011 - 2013.
- Phạm vi nội dung: đánh giá mức độ ô nhiễm bởi quá trình sản xuất bún Ô Sa
đến môi trường và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường thời
gian tới cho xã Quảng Vinh.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
3
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo khoản 1, điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Thuật ngữ môi trường có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như
môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội… nhưng trong giới hạn
bài khóa luận của mình, tôi tập trung vào khái niệm liên quan đến môi trường tự nhiên.
Như vậy, môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó.Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng
tồn tại và diễn biến trong môi trường của nó. Hay nói rõ ràng hơn thì môi trường là tập
hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người
và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, độ ẩm,
sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Trong nguyên lý sinh thái học ứng dụng, các
hiện tượng địa chất như khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn tại trước sự sống.trải
qua các giai đoạn tiến hóa, các loại thực vật, động vật và con người đã xuất hiện. Khi
đó có sự tương tác giữa cơ thể sống với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành môi
trường.Có nghĩa là khi có các cơ thể sống mới có môi trường.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh
học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng
cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Nó bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội và môi trường nhân tạo. Môi trường sống của con người được hiểu theo nghĩa rộng
hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sang, cảnh quan, quan hệ xã hội… Theo nghĩa hẹp thì môi trường
sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên
quan đến chất lượng cuộc sống của con người.(Theo PGS.TS. Lê Văn Thăng, giáo
trình khoa học môi trường đại cương).
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
4
Khóa luận tốt nghiệp
Theo tổ chức Y tế thế giới: “ Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các
chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
Theo khoản 6, điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005: “ Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải dạng khí như khí thải, dạng lỏng như nước thải, dạng rắn như
chất thải rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như
nhiệt độ, bức xạ.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể là do các hoạt động của quá trình tự
nhiên như thiên tai, bão lũ, núi lửa… Hoặc do hoạt động của con người thực hiện
trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất làng nghề, giao thông, chiến tranh, trong
sinh hoạt, mức độ gia tăng dân số Trong khi con người chưa có biện pháp xử lý hữu
hiệu, nồng độ chất thải ngày càng vượt quá mức tự đồng hóa của môi trường. Ngày
nay, ô nhiễm môi trường trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con
người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đây chính là sản phẩm
của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên thế giới. Ô nhiễm hiện nay đã
lan tràn nhiều nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến lòng đất hay đại
dương.
Ô nhiễm môi trường là các yếu tố có thể định lượng được, thông qua các cách
nhận biết:
- Bằng trực quan: căn cứ vào màu sắc bất thường của môi trường nước, bụi…
- Bằng cảm quan: khó chịu
- Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với môi
trường, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng.
Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý để kết luận môi trường bị ô nhiễm bởi một yếu tố
nào đó phải dựa vào quy chuẩn môi trường mà Nhà nước ban hành. Môi trường bị ô
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
5
Khóa luận tốt nghiệp
nhiễm là sau khi đo đạc, phân tích bằng các phương pháp tiêu chuẩn nằm trong giới
hạn tối đa cho phép của tiêu chuẩn quy định.
Tùy theo phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa
phương mà có tác động lớn đến nền kinh tế- xã hội – sinh thái của con người. Đây là
vấn nạn toàn cầu không chỉ riêng quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Hiện nay,
chúng ta đang phải nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn chặn ô nhiễm môi trường bằng cách
khắc phục và ngăn chặn hậu quả của nó từ nâng cao ý thức, năng lực quản lý hay áp
dụng công nghệ tiên tiến làm sạch chất thải trong quá trình sản xuất trước khi đưa ra
môi trường.
1.1.1.3. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường tồn tại dưới dạng ô nhiễm nước, không khí, đất, tiếng ồn,
phóng xạ…
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều
chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật, tác động tiêu cực đến sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…
tùy vào những tiêu chí khác nhau mà ô nhiễm nước được phân loại khác nhau:
Theo nguồn gốc có ô nhiễm tự nhiên: mưa, bão, gió, lũ lụt… với tính chất không
xác định nguồn gốc và ô nhiễm nhân tạo, chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư, khu
công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp.
Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra: ô nhiễm hữu cơ, vô cơ,
hóa chất, sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Theo vị trí: Ô nhiễm sông, hồ, biển, mặt nước, nước ngầm.
- Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm
biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiểu hướng xấu đối với sự sống.
Ô nhiễm không khí cũng có 2 nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa, cháy rừng, gió
bụi, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên…) và nguồn gốc nhân tạo do các
hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên như hoạt động công nghiệp tại
các nhà mày, làng nghề hay đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, hoạt động giao thông …
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
6
Khóa luận tốt nghiệp
- Ô nhiễm đất: là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của
thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc hại…
theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người. Do các tác nhân
sinh học như phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý, ký sinh trùng…, tác nhân
hóa học như chất thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật…, tác nhân vật lý như nhiệt,
phóng xạ. Sa mạc hóa là hiện tượng nguy hiểm nhất của suy thoái và ô nhiễm đất.
1.1.2. Khái quát về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò làng nghề
1.1.2.1.1. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm
được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần
cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa số
các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước, như làng gốm sứ Bát
Tràng ( Hà Nội) với hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, làng tranh dân gian Đông Hồ
(Bắc Ninh), làng nghề kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng hơn 300 năm
nay… Trải qua dòng thời gian, các làng nghề đã hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm
như làng nghề truyền thống, làng nghề cố truyền, làng nghề thủ công… Tùy vào từng
địa phương, từng góc độ nghiên cứu khác nhau mà người ta đưa ra những định nghĩa
khác nhau về làng nghề. Để tìm hiểu khái niệm làng nghề cần chú ý đến 2 yếu tố cấu
tạo nên làng nghề đó là “làng” và “nghề”. Làng là không gian lãnh thổ nhất định mà
tại đó tồn tại những tập hợp dân cư cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan
hệ khăng khít với nhau.Nghề là khái niệm chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp diễn ra tại khu vực nông thôn.
Vậy, làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi 2
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, giữa họ có
mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội (theo TS.Trần Minh Yến – làng nghề truyền
thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa – NXB khoa học và xã hội, 2004).
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
7
Khóa luận tốt nghiệp
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà còn
là điểm văn hóa của khu vực, tập trung những lao động lành nghề, tập kết nguyên vật
liệu phục vụ cho đời sống hàng ngày và đáp ứng nhu cầu khu vực lân cận.
Khi nền kinh tế hội nhập khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn, thúc
đẩy sản xuất phi nông nghiệp đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông
dân, các công nghệ kỹ thuật ngày được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới không
ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu
nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Làng được công nhận là làng nghề khi hội tụ đủ 3 yếu tố:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ (hay lao động) trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của làng ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.đối với các nghề mà pháp
luật không khuyến khích, phải đảm bảo môi trường theo quy định của luật bảo vệ
môi trường.
Ngoài các tiêu chí trên thì hoạt động sản xuất của làng phải ổn định trong thời
gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm.Đối với những ngành nghề cụ thể thì có những
tiêu chí riêng cho từng ngành.(Nguồn: Thông tư số 119/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của bộ NN&PTNT).
Như vậy, để xác định làng nghề, người ta căn cứ vào những quy chuẩn, tiêu chí
phát triển nhất định, không phải làng nào có hoạt động sản xuất kinh doanh ngành
nghề nông thôn cũng được gọi là làng nghề.
1.1.2.1.2. Vai trò làng nghề
Trong nhiều năm qua, sự phát triển vượt trội của làng nghề trên cả nước đã làm
nền kinh tế chuyển mình, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đầy phát triển kinh tế tại
địa phương, đóng góp chung vào sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, làng nghề
có ý nghĩa hết sức to lớn với nền kinh tế - xã hội, được thể hiện:
- Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hóa phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
8
Khóa luận tốt nghiệp
Số lượng ngành nghề phong phú, các cơ sở, hộ sản xuất đông đã tạo ra sự đa
dạng về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, không những
phục vụ tại địa phương mà còn các quốc gia khác trên thế giới như hàng thủ công mỹ
nghệ, thêu ren, gốm sứ của Việt Nam hiện đã có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh
thổ, đồng thời trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng với mức độ tăng trưởng bình
quân trên 20%/năm. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao thể hiện
những sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ (2010 – 2013)
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2013)
Năm 2012, hàng thủ công đạt hơn 1,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 18,3%,
cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 16,1%, nằm trong top 11
mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao động, thu hút lao động dư
thừa ở nông thôn, tạo việc làm thường xuyên cho trên 11 triệu lao động - chiếm khoảng
30% lực lượng lao động nông thôn. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của
làng vào các nghề thủ công,đem lại giá trị sản xuất tiểu thủ công vượt trội so với nông
nghiệp, tăng mức bình đẳng về thu nhập cho phụ nữ, bởi cơ cấu lực lượng lao động chiếm
49% phụ nữ nhưng chỉ 26% là có công việc chính( nguồn: bộ NN&PTNT, 2008).
- Thu hút nguồn vốn trong cộng đồng làng, xã, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn
vốn trong làng nghề. Hầu hết các ngành nghề sản xuất đều sử dụng diện tích 1 phần
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
9
Khóa luận tốt nghiệp
nhà ở, như nghề làm bún, nghề mộc, nghề dệt, tiết kiệm được lượng vốn phải đầu tư
cho nhà xưởng. Đồng thời, các làng nghề cũng hình thành nên những trung tâm giao
lưu buôn bán, cụm dân cư với lối sống đô thị tại nông thôn.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng hàng hóa công nghiệp ở nông thôn.
Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị, thúc đầy phát
triển cơ cấu hạ tầng nông thôn.
- Việc phát triển kinh tế làng nghề còn đóng góp trong việc bảo tồn và phát triển
bản sắc, giá trị văn hóa lâu dài. Nhiều sản phẩm mang thương hiệu của vùng, xã, lưu
truyền từ đời này qua đời khác, lưu truyền và bảo tồn cho con cháu dân tộc Việt.
Thông qua đó, bạn bè thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn thông qua những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ. Hay những làng nghề có vị trí thuận lợi xây dựng các
tuyến/điểm du lịch lữ hành. Ngoài lợi thế cảnh quan, văn hóa đặc sắc, mỗi làng nghề
còn có những đặc trưng bởi hệ thống di tích lịch sử phong phú, trải qua nhiều thăng
trầm thời gian, thế hệ con cháu.
1.1.2.2. Đặc điểm chung và những tồn tại của làng nghề
1.1.2.2.1. Đặc điểm chung của làng nghề
Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, tính đến năm 2012, nước ta có
3.597 làng nghề, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền
Trung (30%) và miền Nam (khoảng 10%).Sự phát triển làng nghề đang góp phần đáng
kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp đạt 20 – 40%.
(theo báo cáo môi trường quốc gia). Tuy ở mỗi làng nghề có sự khác nhau về quy mô
sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung những đặc
điểm như:
- Sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn. Có
tác động qua lại lẫn nhau, làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp nông
thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai… Các ngành nghề thủ công và các
ngành nghề nông thôn khác dần tách khỏi nông nghiệp sang các ngành phi nông
nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn mà nó quay trở lại phục vụ cho nông thôn.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
10
Khóa luận tốt nghiệp
Từ đó góp phần thúc đầy nền kinh tế nông thôn phát triển hơn. Đồng thời, làng nghề
còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét được phản ánh qua tập tục, tín ngưỡng,
lễ hội và nhiều quy định khác. Những quy định này hình thành nên hương ước, lệ làng,
tạo ra một khuôn mẫu trong làng nghề và những nét văn hóa đặc thù.
- Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề: chủ yếu sử dụng
nguồn nhân lực từ các thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Hình thức này
đảm bảo gắn bó quyền lợi và trách nhiệm, tận dụng được lao động và thời gian. Một số
làng nghề đã phát triển thành hợp tác xã và xí nghiệp tư nhân. Tùy theo yêu cầu sản
xuất, khả năng của các hộ mà có thể thuê lao động bên ngoài gia đình.
- Về sản phẩm, nguyên liệu và thị trường: Dựa trên các yếu tố tương đồng về
ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia
hoạt động của làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính gồm: thủ công mỹ
nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc
da; vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chế phế liệu và các ngành nghề khác.
Sản phẩm của các làng nghề thường là các vật dụng phục vụ cho đời sống sản xuất
và sinh hoạt hàng ngày như các loại sản phẩm chế biến nông sản như bún, bánh …, các
sản phẩm tiêu dùng như nón, chiếu, may mặc… không chỉ đáp ứng nhu cầu cho con
người mà còn mang tính thẩm mỹ của người làm. Với nguyên liệu chủ yếu khai thác và
tận dụng sự tự có của địa phương, hoặc nguyên liệu trong nước như giang, tre, đất sét…
Hàng hóa chủ yếu được tiêu dùng tại địa phương hay trong nước. Mặt hàng xuất
khẩu chính là thủ công mỹ nghệ do tính thủ công tinh xảo và nét văn hóa truyền thống
đặc trưng của sản phẩm này.
- Về kỹ thuật, công nghệ làng nghề: lạc hậu, chủ yếu còn sử dụng các thiết bị thủ
công, bán cơ khí hoặc đã được cải tiến một phần, đa số mua lại từ các cơ sở công
nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã cũ, không đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn
kỹ thuật và điều kiện làm việc của người lao động. Công nghệ sản xuất đơn giản, thậm
chí là lạc hậu, chủ yếu làm thủ công nên năng suất lao động thấp, cần nhiều thời gian.
Trừ một số cơ sở mới xây dựng có công nghệ tiên tiến, đa số còn lại nhất là ở khu vực
hộ gia đình có trình độ công nghệ lạc hậu, thiết bị phần lớn là đơn giản, không đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
11
Khóa luận tốt nghiệp
- Tính chuyên môn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề rất rõ rệt.
Một số trường hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề phụ thuộc vào từng khâu
trong quy trình sản xuất. Nghề càng phức tạp, càng có nhiều công đoạn sản xuất thì
tính chuyên môn hóa càng cao. Sự phân chia này không chỉ trong một làng mà còn có
thể mở rộng trong nhiều làng.
1.1.2.2.2. Những tồn tại của làng nghề
Bên cạnh những vai trò to lớn, sự phát triển làng nghề đã và đang tồn tại những
nguy cơ, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, môi trường và sức khỏe con người.
- Việc phát triển làng nghề là phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế
tư nhân, bị giới hạn bởi diện tích đất đai, vốn đầu tư. Quy mô sản xuất tại các làng
nghề là quy mô nhỏ, mặt bằng sản xuất xen kẽ với khu vực sinh hoạt, khu dân cư nên
điều kiện môi trường lao động rất hạn chế. Từ đó làm giảm khả năng áp dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, năng suất lao động chưa cao. Đây là tình trạng
chung, phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn mà tại đó người dân sử
dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất.
- Các làng nghề thu hút chủ yếu lao động tại địa phương. Tuy nhiên, chất lượng
nguồn nhân lực tại làng nghề còn rất yếu và thiếu. Lao động làng nghề nói chung hiện nay
chia làm 2 nhóm rõ rệt: nhóm lao động không thường xuyên , thiếu kỹ năng thì làm
những công việc đơn giản, không hoặc ít có đào tạo bài bản và nhóm thứ 2 là lao động
thường xuyên, kỹ năng cao, thường làm việc ở những cơ sở hoặc doanh nghiệp làm hàng
mỹ nghệ cao cấp. Số lao động đã qua đào tạo bình quân tại các làng nghề chỉ là 12,3%
(theo báo điện tử nhân dân), nhiều làng nghề hiện nay thiếu vắng đội ngũ thợ lành nghề,
lực lượng lao động có trình độ văn hóa, thẩm mỹ chưa cao. Hầu hết chủ hộ sản xuất chưa
được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.
- Phát triển làng nghề tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan. Hầu hết
các làng nghề làng nghề ở nước ta đều ô nhiễm môi trường.
- Trong làng nghề, người lao động thường làm việc từ 10 – 12 tiếng trong ngày,
trong điều kiện diện tích chật hẹp, điều kiện phòng chống cháy nổ, an toàn của người lao
động thấp, trong khi thiếu hiểu biết về nghề nghiệp, làm này sinh tai nạn nghề nghiệp.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá dẫn tới quá
trình sản xuất tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên liệu làm tăng phát thải ra môi trường đất,
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
12
Khóa luận tốt nghiệp
nước, không khí ảnh hưởng tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật lao động
chủ yếu là thủ công, bán cơ khí.
- Do tính chất phân tán theo mô hình hộ gia đình nên việc chỉ đạo, giám sát, quản
lý của cơ quan quản lý Nhà nước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc quản lý làng nghề
chưa triệt để.
1.1.2.3. Ảnh hườngcủa ô nhiễm làng nghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồng,
kinh tế - xã hội
Bên canh những tích cực thì hệ lụy của phát triển làng nghề đã để lại những hậu
quả mà vấn nạn ô nhiễm ngày càng trầm trọng không chỉ đến hoạt động sản xuất, môi
trường mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân. Hiện nay, các chất thải phát sinh
ra từ các làng nghề hầu hết chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, các kết quả
quan trắc gần đây cho thấy nồng độ các chất thải có xu hướng gia tăng, nhất là ô
nhiễm bụi tại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, các làng nghề tái chế. Tại các
làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nước thải có độ ô
nhiễm hữu cơ cao. Trong khi đó, công tác thu gom và xử lý chất thải rắn ở các làng
nghề vẫn còn nhiều hạn chế, nhận thức của người dân còn hạn chế gây ảnh hưởng đến
môi trường sống xung quanh và những người trực tiếp tham gia sản xuất.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến môi trường:
Hiện nay ở các làng nghề nước ta hình thành và phát triển mang tính tự phát,
trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, việc đầu tư cho xây
dựng hệ thống xử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm. Ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của người lao động còn hạn chế. Tùy vào từng loại hình sản xuất mà
các hoạt động làng nghề có tác động đến môi trường khác nhau, cụ thể:
+ Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: đa
dạng nhưng chủ yếu, đặc trưng nhất là chất hữu cơ dễ bị phân hủy, có mùi hôi khó
chịu do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn làm giảm chất lượng môi
trường không khí, giảm hiệu suất lao động. Các khí ô nhiễm gồm:CH
4
, NH
3
, H
2
S, và
các khí gây mùi tanh hôi khó chịu. Mặt khác, quá trình chế biến thực phẩm có sử dụng
than và củi làm chất đốt thải vào không khí bụi, xỉ than.
Khối lượng nước thải sản xuất lớn với thải lượng các chất hữu cơ cao, có nơi lên
đến 7000 m
3
/ ngày.Tùy theo quy trình chế biến, nước thải loại này có BOD
5
lên đến
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
13
Khóa luận tốt nghiệp
2500 – 5000mg/l, COD 13300 – 20000mg/l đối với nước tách bột đen trong sản xuất
tinh bột sắn. Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho
phép từ 5 – 32 lần (nguồn: đề tài KC 08 – 09)
Nước mặt ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, ở nhiều nơi có BOD
5
, COD, NH
4
+,
Coliform vượt TCVN hàng chục đến hàng trăm lần như làng chế biến tinh bột Cát
Quế, Dương Liễu…
Môi trường đất và chất thải rắn đa dạng như bã nguyên liệu, chai lọ, bao bì… thải
ra cống rãnh, đường đi gây tắc nghẽn, khi phân hủy có mùi hôi thối gây ô nhiễm môi
trường đất, không khí, nước ngầm.
+ Tại các làng nghề tái chế phế liệu (nhựa, giấy, kim loại…): ô nhiễm ảnh hưởng
đến môi trường nghiêm trọng. việc đốt nhiên liệu, rửa sạch chất thải mang nhiều hóa chất
độc hại ra môi trường như Zn, Fe, Cr… trong làng tái chế kim loại: xút, phèn, nhựa
thông… trong làng tái chế giấy. chất thải rắn khó phân hủy như phôi, rỉ sắt, bao bì, cao
su… Ngoài ra, làng nghề phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi và khí
độc nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
+ Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: ô nhiễm không khí diễn
ra phổ biến, phát sinh từ quá trình khai thác, gia công, vận chuyển,… khói độc và sức
nóng tỏa ra từ lò nung, tiếng ồn do hoạt động giao thông làm cho môi trường không
khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Một số làng nghề sản
xuất gạch ngói thiếu quy hoạch gây hủy hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh
hưởng lớn đến quá trình tưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác.
+ Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da: ô nhiễm không khí cục bộ, chủ
yếu là ô nhiễm nước bởi thuốc nhuộm, tẩy, tơ sợi, chất thải rắn thuộc da… chứa nhiều
hóa chất độc hại.
+ Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ: ô nhiễm không khí bởi bụi đá, tiếng ồn
thường xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan. Đặc biệt chế tác
đá phát sinh bụi chứa SiO
2
rất có hại cho sức khỏe. Môi trường nước ít bị ảnh hưởng
bởi lượng thải không lớn, chỉ khoảng 2 -3 m
3
/ ngày/ cơ sở nhưng hàm lượng chất độc
hại cao như dung môi, dầu bóng, polymer hữu cơ…
- Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến sức khỏe người dân:
Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền – K44 Kinh tế TNMT
14