Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những sai lầm của bố mẹ khi nuôi con nhỏ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.34 KB, 4 trang )

Những sai lầm của bố mẹ
khi nuôi con nhỏ




Nâng niu thiên thần bé bỏng trên tay, nuôi con, bạn hứa với con rằng
mình sẽ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất. Nhưng rồi đôi lần bé “tự
lăn” ra khỏi giường. Làm cha mẹ không tránh khỏi lúc sai lầm. Nhưng
hãy biết giải quyết vấn đề và tạo nên khác biệt.

1. Bạn tin tất cả mọi thứ
Am hiểu là điều tuyệt vời, nhưng quá nhiều thông tin không hẳn là tốt.


Từ khi vòng bụng của bạn lớn dần, bạn đã nhận được những lời khuyên,
không chỉ từ sách báo, tạp chí. Bạn hãy lắng nghe tất cả tuy nhiên cũng
hãy dựa vào chính cảm nhận của bạn, cảm nhận xem đứa con của bạn
muốn gì và cần gì, bạn sẽ là người mẹ tốt.
2. Đánh giá sai thời gian của mình
Cuộc sống thay đổi khi bạn có con. Người mới làm cha mẹ dường như
không nhận thức được nhu cầu của trẻ mới sinh sẽ lấy đi bao nhiêu thời
gian của họ – đặc biệt trong những tuần đầu tiên. Những bà mẹ có kế
hoạch ăn trưa với bạn, uống cà phê sáng với đồng nghiệp và trang trí lại
phòng khách trong thời gian nghỉ sinh sẽ nhận ra rằng họ đang sai lầm vì
những thời gian đó bạn sẽ phải dành cho những đứa con của mình. Vì
thế, nếu bạn và ông xã của mình hay những người bạn của bạn muốn đi

chơi đâu đó thì tốt nhất bạn nên lập kế hoạch từ trước
3. Bạn không dám ngủ
Bạn cảm thấy tội lỗi khi đi ngủ lúc bé ngủ, từ 9 giờ tối thay vì 11 giờ.
Bạn ngại khi ngủ “trái khoáy” vào chiều thứ Bảy. Đừng như vậy.
Nên nhớ bé nhà bạn cứ vài giờ lại tỉnh giấc. Bạn còn là người phải dậy
cho bé ăn ban đêm. Cần tranh thủ lúc bé ngủ ngoan để chợp mắt.
Bạn có biết rằng mình sẽ mất 450- 700 giờ ngủ trong 12 tháng đầu tiên
của trẻ? Tính ra trong giai đoạn đó bạn mất ngủ gần một tháng liền.
Đừng đánh giá thấp giá trị của giấc ngủ ngắn – bát đĩa, quần áo có thể
chờ mà.
4. So sánh con mình với con người
Một sai lầm tự nhiên đến nỗi bạn thậm chí không nhận ra. Hãy xem

khung cảnh này quen thuộc như thế nào:
Trong khi ngồi chờ tại phòng khám, bạn nhìn qua bà mẹ bên cạnh đang
đầy tự hào với đứa bé trên tay. Cuộc trò chuyện bắt đầu. Bạn nhận ra
rằng “em bé nhà kia” cùng 6 tuần tuổi như em bé nhà bạn nhưng “lớn
nhanh” hơn bé nhà bạn 1 kí lô.
Làm cha làm mẹ, bạn không tránh khỏi so sánh. Nhưng nhớ rằng các
mốc quan trọng dựa trên mức trung bình – một số trẻ đạt mốc sớm hơn
một chút, một số chậm hơn. Miễn là trẻ nhà bạn khỏe mạnh, thế nào bé
cũng tới mốc đó.
5. Bạn quên chuyện lứa đôi
Cần nhớ rằng bạn vẫn còn một gia đình để chăm lo ngoài đứa trẻ. Hãy
dành thời gian cho bản thân và người ấy. Nhiều cặp vợ chồng đã gặp rất

nhiều rắc rối từ khi sinh em bé. Vì thế, cần chắc chắn rằng mọi người
đều nhận được sự quan tâm và yêu thương, kể cả bạn.
6. Bạn lo sợ điều tồi tệ nhất
Thật dễ hiểu khi bạn luôn lo sợ về sức khỏe của con. Nhưng nhớ rằng,
không phải bất cứ khi nào trẻ sụt sịt mũi hay khóc lóc đều có nghĩa là có
gì đó không hay.
Hãy hít thở thật sâu, suy nghĩ một cách hợp lý, loại bỏ mọi khả năng.
Nếu linh tính vẫn cho rằng có gì đó không ổn, lúc đó hãy hành động.
7. Bạn chăm sóc trẻ quá kỹ
Không nên bao bọc trẻ trong nhung lụa. Đôi lúc trẻ sẽ vấp, ngã hay va
chạm, nhưng những vết xước rất nhỏ này giúp trẻ học được về thế giới
xung quanh.

Hãy cho trẻ tự do. Nếu trẻ có dính bẩn khi chơi trong vườn, hãy cứ để
vậy, một ít bụi bẩn sẽ không làm tổn hại mà còn giúp xây dựng hệ miễn
dịch cho trẻ. và đó mới chính là những nhân tố giúp cho con bạn khỏe
mạnh hơn và cũng hãy dạy con bạn như vậy
8. Bạn mong chờ sự hoàn hảo
Bạn nhìn thấy một đứa bé đang la hét tức giận trong siêu thị và cau mày,
lắc đầu, tin chắc rằng đứa trẻ được dạy dỗ chu đáo của bạn sẽ không bao
giờ làm những điều như thế.
Vài tháng sau, con bạn chính là chủ nhân của những tiếng gào thét trong
khi người khác nhìn bạn cau mày…
Không bao giờ nói “không bao giờ”. Thật khó để có được sự hoàn hảo.
Những lúc trẻ trở nên khó bảo như thế, hãy cho trẻ xem vài bộ phim hoạt

hình ngộ nghĩnh hay nghe một bản nhạc vui nhộn để trẻ chú ý mà quên
đi cơn hờn.

×