Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

sai lam cua bo me lam con kem thong minh va cach khac phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.96 KB, 7 trang )

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
1

Sai lầm của bố mẹ làm con kém thông minh


Từ khi được 1,5 tuổi, mẹ đã cho Cún đi học ở lớp kỹ năng sống ở trung tâm dành
cho trẻ em. Đến 3 tuổi, Cún bắt đầu đi học tiếng Anh, học vẽ, học đàn.
1. Lớp học nào, con cũng có mặt
Tất cả thời gian của Cún chỉ có học và học. Ông ngoại hàng ngày có trách nhiệm đưa Cún đi và
đón Cún về.
Vì bố mẹ Cún muốn cho con học thật nhiều, học thật sớm cho con thật giỏi, thông minh hơn các
bạn cùng lứa. Bị bố mẹ ép học nhiều quá, có lần Cún khóc, đòi ông bà cho ở nhà. Ông bà có nói
gì với bố mẹ Cún, cũng bị gạt đi ngay: “Con làm thế là vì cháu, chứ nào có vì ai. Thế mà ông bà
cũng không chịu hiểu cho”.
Rất nhiều các bố mẹ hiện nay chạy đua đi tìm các lớp học cho con. Họ cho rằng, con còn bé nên
học càng nhiều thì “tờ giấy trắng ấy” càng được viết nhiều, nhận được nhiều tri thức.
Các chuyên gia cho rằng chuyện cho con học sớm cũng là một điều tốt, nhưng cần có sự hài hòa
và thích hợp. Điều đó phụ thuộc vào việc học cái gì, khi con được bao nhiêu tuổi, tuần học bao
nhiêu buổi, khả năng và hứng thú của con đối với việc học.
Nếu cha mẹ bắt con học nhiều, học sớm sẽ tạo nhiều sức ép cho con, tạo thành áp lực. Khi lớn,
con sẽ chán học. Thêm vào đó, con sẽ mất đi sự hồn nhiên, thơ ngây của tuổi thơ hạnh phúc.
Thực tế, bé thông minh hay không, không phụ thuộc nhiều vào việc bé học sớm hay học muộn.
Bố mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định cho con đi học hay không nhé!
2. Không được chơi đồ chơi vô bổ
Hà Mi rất thích chơi bóng bay. Bé muốn mẹ mua cho một túi bóng bay to và bơm bóng để thổi,
bay xung quanh nhà. Nhưng mẹ lại quát: “Bóng bay có ăn được đâu, có học được đâu, cần gì
mua lắm thế”.
Suốt ngày mẹ so sánh: “Con xem bạn Tuấn nhà bên cạnh ấy, có chơi lung tung như con không.
Bạn ấy làm toán nhanh, viết chữ đẹp. Vì bạn ấy không chơi bóng bay. Mẹ cấm con, không được


chơi bóng bay nữa”.

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
2


Hãy để con được sống đúng với tuổi thơ của mình, bố mẹ nhé!
Mẹ của Hà Mi đã thật sai lầm vì nghĩ rằng chơi bóng bay là điều vô bổ, không ích lợi gì. Từ
bóng bay, mẹ có thể dạy bé về màu sắc, cách đếm Trí lực của bé có thể phát triển ngay cả trong
lúc chơi. Thông qua các trò chơi, bé có thể học được sự sáng tạo, nhận biết thế giới xung quanh.
Bố mẹ không nên lúc nào cũng bắt con phải học, phải chơi đồ chơi giáo dục. Hãy cho con được
tự do khám phá, phát triển theo khả năng của con.
3. Thích con đạt được thành tích cao
Bố mẹ Mimi lúc nào cũng tự hào vì ở lớp mẫu giáo, Mimi là số 1. Hát hay, múa đẹp, nói tiếng
Anh giỏi. Ở lớp, ở trường có cuộc thi gì, Mimi luôn được bố mẹ cổ vũ và “bắt buộc” giành giải
thưởng. Nếu không đạt giải, buổi tối về, thế nào bố cũng mắng: “Ăn cho tốn cơm, tốn gạo”.
Bố mẹ Mimi đã có cách giáo dục con không đúng tí nào. Không thể đánh đồng giáo dục con với
việc bắt con lúc nào cũng đạt thành tích. Để bé phát triển toàn diện, bố mẹ không chỉ coi trọng
việc con đạt được thành tích cao trong học tập, mà nên bồi dưỡng phát triển tâm hồn của con.
Lúc nào cũng để con thấy vui vẻ, học tập và yêu đời. Những điều này không thể dùng thành tích
để đánh giá được.
Hơn thế, việc lúc nào cũng bắt con đạt thành tích cao trong học tập dễ tạo cho con thói quen ta
đây hơn người, không tốt cho sự phát triển nhân cách của con sau này.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái thông minh, giỏi giang hơn người. Nhưng không vì thế mà bằng
mọi cách để bắt con đạt được điều quá sức của con. Hãy để con lớn lên, phát triển toàn diện về
cả mặt thể chất và tâm hồn.






Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
3

“Luyện tập” trí thông minh cho con bằng tưởng tượng

Trí tưởng tượng của bé vô cùng phong phú. Bé nào cũng có những câu chuyện, lời
nói ngộ nghĩnh chính người lớn không thể nghĩ ra. Đây là cách tốt nhất để luyện tập
cho trí não của bé.
Tại sao nên khuyến khích bé tưởng tượng
Không ít bố mẹ đã đặt ra câu hỏi này. Câu trả lời thật đơn giản. Trẻ ở tuổi mẫu giáo bắt đầu có
năng lực suy nghĩ trừu tượng và có thể tạo ra những thế giới tưởng tượng bất ngờ. Kỹ năng ngôn
ngữ của chúng ta phát triển hơn nên chúng có thể diễn đạt tốt hơn suy nghĩ của mình.

Trò tưởng tượng giúp trẻ nâng cao sức sáng tạo của mình và thậm chí khuyến khích lối suy nghĩ
có khoa học. Ví dụ khi chơi xây lâu đài, trẻ có thể đối mặt với những rắc rối và đi đến giải pháp.
Chơi tưởng tượng với bạn bè dạy cách trẻ thảo luận và làm việc cùng nhau. Đây là cách tốt nhất
để luyện tập cho não trẻ sau này.
Chị Hiền Chi – mẹ bé Mi ở Lĩnh Nam cho biết: “Con gái tôi hồi trước vẫn sợ bác sỹ. Tôi sẵn
sàng đóng vai bé bị đau răng, nhờ bác sỹ khám hộ. Bé rất thích và cảm thấy hào hứng lắm. Tôi
giảng giải cho con nghe đi bác sỹ không phải là chuyện gì quá đáng sợ. Nhờ có bác sỹ, cả nhà
được khỏe mạnh. Cháu thích lắm và không còn sợ bác sỹ nữa”.
Theo tự nhiên, bạn sẽ là người đầu tiên con bạn bắt chước. Sau đó bé mới đóng những vai khác
trong thế giới của người trưởng thành như bác sỹ, cầu thủ, giáo viên… Và hiển nhiên, không
phải tất cả mọi sự tưởng tượng đều dựa trên thực tế.
Trẻ ở tuổi mẫu giáo bị thu hút bởi những nhân vật như siêu anh hùng, công chúa bởi những nhân
vật ấy có sức mạnh, tài giỏi và phép thuật. Ngoài ra, những người bạn ảo cũng có vai trò như một
người phát ngôn để con bạn nói lên những điều mà trong những trường hợp khác bé có thể cần

thời gian để chấp nhận. Bố mẹ cũng nên hướng dẫn sự tưởng tượng của con sao cho được đa
dạng, phong phú.






Dạy con thông minh bằng cách nào?

Hãy nghe tư vấn của TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, TS tâm lý học Trần Thu
Hương để giúp con phát triển tư duy nhé!
Nên tập cho con tư duy từ trong bụng mẹ
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
4

Ngay từ khi mang bầu, mẹ đã cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết, dành thời gian trò chuyện
với con, cho con nghe nhạc. Giai đoạn này rất quan trọng, mang bản chất là giai đoạn“giáo
dưỡng thai”. Khi con mới được sinh ra dù chưa nghe, chưa nói được nhưng đã bắt đầu biết cảm
nhận. Tiếp đến khi xuất hiện dấu hiệu biết nói thì thực sự con bạn sẽ có những biến đổi mạnh mẽ
trong tư duy.
Dạy con bắt đầu tư duy như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, theo TS Tâm lý học Trần Thu Hương: “Hãy bắt đầu từ tình yêu thương, cho
con tình yêu thương để con biết cảm giác được yêu thương. Khi cha mẹ san sẻ tình yêu thương
cho con, con sẽ làm theo, cùng yêu quý và san sẻ tình yêu thương đến mọi người xung quanh.
Làm được điều này, cha mẹ đã giúp con phát triển dần khả năng tư duy nói riêng và hình thành
nhân cách nói chung.
Khi con nhỏ, bố mẹ sẽ bồng bế, ẵm con, nhìn vào mắt con, âu yếm con để con cảm nhận được
tình yêu của bố mẹ dành cho con. Khi con lớn lên, nếu con đánh mạnh vào bố mẹ, hãy nói với

con rằng: “Con làm thế bố/mẹ sẽ bị đau đấy”. Có thể con chưa nói được, nhưng chắc chắn con sẽ
hiểu lời bố mẹ nói.
Theo TS Thụy Anh, khi học lớp 1, bé mới chỉ phát triển tư duy trực quan: nhìn những hình ảnh
cụ thể mới trả lời đúng nên cần có những bộ tập đếm. Mỗi tuổi bé lại mang một tư duy chủ đạo
khác. Nếu 1 tuổi bé chỉ chơi với đồ vật, thì lên 6 tuổi bé đã biết suy nghĩ và bước đầu phân tích:
mình sẽ học được gì từ những điều đó.
Từ lớp 1 lên lớp 2 bé lại có những biến đổi khác biệt: lớp 1chỉ tập viết chữ cái, được một cách
nắn nót và cẩn thận nhưng lên lớp 2, bé gặp khó khăn hơn khi vừa phải viết thành câu đồng thời
tốc độ viết nhanh dần. Giai đoạn này bé đã có sự trải nghiệm nên xuất hiện những khác biệt trong
tư duy.
Khuyến khích con hỏi nhiều
Theo TS Thụy Anh, bố mẹ nên khuyến khích con hỏi nhiều. Một trong những cách tư duy cùng
con là bắt đầu từ những câu hỏi. Cha mẹ nên hỏi lại để biết con nghĩ như thế nào từ đó hiểu và có
cách phân tích thích hợp nhất. Vừa hỏi vừa trả lời sẽ giúp con phát triển tư duy. Quá trình này
đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì chờ đợi bé tương tác. Sau đó bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ để lí
giải cho con hiểu.
Ví như khi trả lời câu hỏi của bé “Con sinh ra từ đâu?” bạn có thể kể câu chuyện “Bố và mẹ rất
yêu quý nhau. Bố tặng mẹ một hạt ngọc và đã gửi hạt ngọc đó trong người mẹ. Hạt ngọc đó lớn
dần lên và sau này chính là con”.
Nếu vấn đề nào con hỏi bố mẹ chưa biết cách trả lời, có thể hoãn binh: “Đến chiều/tối mẹ trả lời”
và để cả nhà cùng tìm hiểu. Tránh trả lời con nóng vội, dễ dẫn tới trả lời sai.
Không nên bực vì con hỏi nhiều. Vì con hỏi nhiều là con đang tư duy. Nhờ con hỏi nhiều, bố mẹ
sẽ biết thêm được nhiều kiến thức.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
5

Ví dụ trả lời câu hỏi: “Cá mập khác cá heo thế nào”?, với các bé dưới 3 tuổi, bố mẹ chỉ cần nói
đơn giản: “Giống như con tên là Bi, khác bạn tên là Mít”. Vì với các bé dưới 3 tuổi, tư duy bằng
trực quan là chính. Nếu bố mẹ càng lý giải, con càng hỏi, càng khó trả lời.

Bố mẹ nên trả lời cho con bằng những câu chuyện kể như bạn bướm, bạn ong. Lớn lên, mẹ lại kể
chuyện các anh các chị trong nhà hoặc hàng xóm để con dễ hình dung và liên tưởng. Quan trọng
nhất là để con thấy được con rất gần gũi và thân thiết với những câu chuyện đó, sẽ khiến con
cảm thấy dễ hiểu và dễ chấp nhận câu trả lời.

TS Thu Hương (bên trái) và TS Thụy Anh (bên phải) tư vấn cho các bố mẹ cách dạy con tư duy
(Ảnh: Thu Hằng)
Con hay nói ngược lại lời bố mẹ
Theo TS Thu Hương, bố mẹ đừng quá căng thẳng với những trò nghịch ngợm của con. Trẻ em
có những giai đoạn khủng hoảng tâm lý như từ 2,5 tuổi – 3 tuổi, 7 tuổi, 13 tuổi. Mẹ cứ nói một
đằng, con lại làm một nẻo.
Không nên vì thế mà bố mẹ cũng nói ngược để con làm theo ý mình. Điều đó sẽ tạo thành thói
quen xấu cho con. Nếu con làm điều gì đó sai trái, bố mẹ có thể gợi mở cho con bằng những câu
hỏi liên quan trực tiếp tới “lợi ích” của con. Ví dụ con hay phun nước vào đồ dùng trong nhà, mẹ
sẽ giao cho con nhiệm vụ dùng khăn lau cho sạch bụi bẩn trên đồ dùng. “Đây là nhiệm vụ của
cháu, không ai được làm tranh. Con lau sạch tivi, sẽ xem tivi nét hơn”. Để bé thấy bé rất quan
trọng, bé tự làm việc một cách thoải mái.
Ranh giới giữa kỷ luật và cưng chiều
Theo TS Thụy Anh, bố mẹ để cho con phát triển tự do, con sẽ thông minh hơn. Nhưng từ khi con
biết tư duy, làm việc gì bố mẹ cũng phải có nguyên tắc để con đi vào kỷ luật. Đơn giản như buổi
sáng – trưa – tối làm việc gì và như thế nào. Khi bố mẹ đã đặt ra nguyên tắc, nhất nhất phải tuân
theo.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
6

Dưới 6 tuổi, bé rất dễ làm theo những hành vi của người lớn. Nếu người lớn dễ dàng thay đổi
nguyên tắc, phá vỡ nó dù chỉ một lần thì trẻ sẽ vin vào đó để biện minh khi hành động sai.
Tuy nhiên, không nên áp đặt, làm mất tự do của con. Bố mẹ cũng phải làm gương, giữ kỷ luật
trước khi dạy con. Ví dụ đến 10 giờ, bố cũng nên đi ngủ sớm, không nên thức khuya xem phim

để con bắt chước. Tuyệt đối không nên đánh con, trút giận của bố mẹ lên caon. Dạy con bằng kỷ
luật và thông qua tình cảm.
Làm gì khi con sai?
Theo một nhà tâm lí Thụy Sỹ, “Trẻ em thiên về vị kỷ” tức là trẻ luôn muốn mình là hơn nhất, là
trung tâm của thế giới. Theo TS Thu Hương, khi con không vâng lời, thay vì mắng thậm chí
dùng bạo lực, cha mẹ hãy tiết chế cảm xúc, sử dụng các cách khác nhau: “giúp con nhận ra nếu
làm đúng, con sẽ được hưởng lợi ích gì hoặc mất quyền lợi gì khi làm sai hay có thể đưa ra
những giải pháp mà không ảnh hưởng đến lợi ích mà bé đang được hưởng. Khi con thích đổ tội
cho người khác, hãy đặt ra những câu hỏi để con phải trả lời đến cùng, cho con cơ hội biện minh
đến khi không còn đổ tội được nữa, để từ lần sau con sẽ hành động đúng hơn”.
Cha mẹ cần hiểu và nắm bắt được tâm lý của trẻ ở từng giai đoạn phát triển khác nhau- đặc biệt
trong các giai đoạn: 3 tuổi, 7 tuổi, 13 tuổi. Mỗi bé lại có những đặc điểm riêng có. Chỉ có cha
mẹ là người trả lời chính xác nhất câu hỏi dạy con tư duy cách nào là tốt nhất.


Bố mẹ nên khuyến khích con tưởng tượng để rèn trí não (Ảnh minh họa)
Phát triển trí tưởng tượng cho bé
Theo mẹ Bông Meo trên diễn đàn Web Trẻ thơ, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với truyện
tranh hội hoạ, các cảnh làng quê, đi thăm các danh lam thắng cảnh, các con thú lạ, xem 1 số
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
7

chương trình tivi, những bộ phim hoạt hình có tính chọn lọc, giúp trẻ mở mang, hiểu biết, làm
giàu thêm ý tưởng thì óc tưởng tượng cũng sẽ được mở mang thêm.
Khi bé được 2 tuổi, biết nói, óc tưởng tượng cũng trở nên phong phú hơn. Khi bé 4 tuổi, bố mẹ
hãy cho bé chơi thật nhiều đồ chơi, đọc sách cho bé làm nâng cao khả năng tưởng tượng của con
Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại những câu chuyện đầy hứng thú, giàu
óc tưởng tượng. Bố mẹ hoàn toàn có thể hỏi bé những câu như là: theo con thì con thỏ có lấy lại
được nhà của con cáo không? Hoàng tử có lấy công chúa không? Đừng quên khích lệ, động viên

trẻ kể lại. Luôn động viên, khen ngợi con khi con có những ý tưởng mới cho câu chuyện. Không
nên trách phạt hoặc nặng lời nếu con có những ý tưởng hơi kỳ cục. Hãy kiên nhẫn kể lại và hỏi
lại ý tưởng của con.
Bố mẹ có thể tự sáng tác ra những bài thơ gần gũi với con người và đồ vật xung quanh bé. Điều
đó vừa dạy dỗ con và tạo cho con biết óc tưởng tưởng phải như thế nào.
Em Bông nho nhỏ.
Học lớp 1 b.
Hôm nay học về.
Vừa đi vừa hát.
Thấy năm đồng bạc.
Của ai đánh rơi.
Bông nhặt lên rồi.
Đem trình cô giáo.
Tươi cười cô bảo.
Đáng khen em Bông.
Thấy của không tham.
Cho Mười điểm tốt.
Bố mẹ cần động viên khuyến khích các hoạt động của bé. Đừng cấm đoán hay can thiệp thô bạo
cho rằng đó là những suy nghĩ viển vông, vớ vẩn, vô tích sự Hãy cho bé khả năng tự học, nâng
cao khả năng sáng tạo.


×