Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA BÀI CŨ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.59 KB, 27 trang )

PHÒNG GD-ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS LŨNG HÒA
-------------------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên đề tài:
ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA BÀI CŨ TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC GDCD 9

Môn: Giáo Dục Công Dân
Tổ: Khoa Học Xã hội
Mã: 62
Người thực hiện: BÙI THỊ MAI
Điện thoại: 0979508690
Email:

Năm học 2021-2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường
Tên tơi là: Bùi Thị Mai
Chức vụ (nếu có):
Đơn vị/địa phương: Trường THCS Lũng Hịa


Điện thoại: 0979508690
Tơi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường xem
xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tơi đối với sáng kiến:
“Đa dạng các hình thức kiểm tra bài cũ tạo hứng thú học tập, phát triển

phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giờ học GDCD Lớp 9”
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, khơng
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn chịu trách nhiệm về
thơng tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Lũng Hịa ngày 16 tháng 2 năm 2022
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu

2

2. Tên sáng kiến

3

3. Tác giả sáng kiến


3

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

3

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử

3

6. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

3

7. Mô tả bản chất sáng kiến

3

II. NỘI DUNG

3

1. Mục đích, đối tượng của sáng kiến

3

1.1. Mục đích sáng kiến

3


1.2. Đối tượng sáng kiến

3

2. Các cơ sở của sáng kiến

3

2.1. Cơ sở khoa học.

3

2.2. Cơ sở thực tiễn

5

3. Các giải pháp thực hiện

7

3.1. Kiểm tra bài cũ bằng hệ thống các câu hỏi động não

7

3.1.1. Quy trình thực hiện

7

3.1.2. Ví dụ minh họa


8

3.1.3. Kinh nghiệm áp dụng biện pháp

9

3.1.4. Đánh giá việc hình thành phẩm chất, năng lực qua việc áp giải
pháp kiểm tra bài cũ bằng hệ thống các câu hỏi động não

9

3.2. Áp dụng hình thức kiểm tra bài cũ thơng qua các câu hỏi tình
huống.

9

3.2.1. Quy trình tổ chức.

10

3.2.2. Ví dụ minh họa

10

3.2.3. Kinh nghiệm áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ bằng các câu hỏi
tình huống

11



3.2.4. Đánh giá việc hình thành phẩm chất năng lực của học sinh thông
qua áp dụng kiểm tra bài cũ bặng câu hỏi tình huống.
3.3. Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng các hình thức trắc nghiệm

12
12

3.3.1. Quy trình tổ chức.

12

3.3.2. Ví dụ minh họa.

12

3.3.3. Kinh nghiệm áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ bằng các hình
thức trắc nghiệm

14

3.3.4. Đánh giá việc việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh
thơng qua kiểm tra bằng các hình thức trắc nghiệm.

15

3.4. Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy.

15


3.4.1. Quy trình tổ chức.

15

3.4.2. Ví dụ minh họa

15

3.4.3. Kinh nghiệm áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy

16

3.4.4. Đánh giá việc việc hình phẩm chất, năng lực của học sinh thơng
qua kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy.

16

3.5. Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng nghiệm thu sản phẩm dự án của
học sinh.

16

3.5.1. Quy trình tổ chức thực hiện kiểm tra bài cũ bằng việc nghiệm
thu sản phẩm dự án

17

3.5.2. Ví dụ minh họa

17


3.5.3. Kinh nghiệm áp dụng biện pháp kiểm tra bài cũ bằng nghiệm thu
các sản phẩm dự án.

17

3.5.4. Đánh giá việc việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh
thông qua áp dụng kiểm tra bài cũ bằng việc nghiệm thu sản phẩm dự
án của học sinh.

18

8. Kết quả đạt được

18

9. Những điều kiện cần để áp dụng giải pháp

22

10.Đánh giá lợi ích thu được từ giải pháp

22

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

22


2


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. MỞ ĐẦU
1.Lời giới thiệu
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua giáo dục của nước
nhà đã thực hiện nhiều hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện để chuyển từ giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc
học. Để thực hiện được điều đó bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành
có liên quan thì cần có sự quyết tâm từ phía giáo viên trong việc thực hiện các
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được các phẩm chất và năng
lực của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thơng mới mà cả nước đang
thực hiện được những thành công bước đầu.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì đổi mới
hoạt động kiểm tra, đánh giá là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra bài cũ là một khâu không
thể bỏ qua, cũng như khơng thể thiếu trong quy trình dạy 1 tiết học trên lớp đối
với tất cả các môn học trong trường phổ thông.
Bộ môn Giáo Dục Công Dân là mơn học xã hội có vai trị quan trọng trong
việc giúp học sinh hình thành các hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực của
xã hội, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn.
Quy trình dạy học trên lớp của một tiết học bao gồm các khâu: kiểm tra bài
cũ, dạy kiến thức mới, củng cố và vận dụng các nội dung đã học. Đối với bộ môn
Giáo Giáo Dục Công Dân hoạt động kiểm tra miệng đầu giờ hiện nay ở các trường
phổ thơng cịn chưa được chú ý đúng với vai trị của nó. Giáo viên kiểm tra bài cũ
học sinh qua các câu hỏi phát vấn, yêu cầu học sinh học thuộc các kiến thức đã có
trong sách giáo khoa, trong vở ghi thế là cho điểm. Học sinh thì coi bộ mơn là
mơn học phụ nên không quan tâm đến việc học bài cũ và làm bài tập về nhà. Các
em coi việc học bài cũ như một nghĩa vụ, nhiều học sinh học giơ tay để lấy điểm
sau đó khơng giơ tay xung phong lên bảng nữa,…Tâm lý phút kiểm tra thì căng

thẳng cho cả giáo viên và học sinh nếu như các em không học bài. Điều này ảnh
hưởng đến thành công của cả tiết dạy.
Nếu như cứ tiếp tục như vậy học sinh sẽ không hứng thú với việc học tập bộ
môn, giáo viên cũng không thực hiện được các hoạt động đổi mới trong dạy học,
nâng cao chất lượng dạy bộ mơn.
Đây là những lí do động lực quan trọng khiến tôi quyết định lựa chọn giải
pháp: “Đa dạng các hình thức kiểm tra bài cũ tạo hứng thú học tập, phát triển
phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giờ học Giáo Dục Công Dân Lớp 9”


3

2. Tên sáng kiến:
“Đa dạng các hình thức kiểm tra bài cũ tạo hứng thú học tập, phát triển
phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giờ học Giáo Dục Công Dân Lớp 9”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Bùi Thị Mai
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lũng Hòa
- SĐT: 0979508690 – Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Giáo viên: Bùi Thị Mai
Hòa

- GIảng dạy bộ môn Giáo Dục Công Dân- Trường Trung Học Cơ Sở Lũng

5. Ngày giải được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử:
- Sáng kiến được áp dụng thử trên 4 lớp 9A, 9B, 9C, 9D với tổng số 146 học
sinh năm học 2020 -2021
6. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Áp dụng vào giờ dạy môn Giáo Dục Công Dân tại Trường Trung Học Cơ

Sở Lũng Hịa.
7. Mơ tả bản chất của sáng kiến
II. NỘI DUNG
1. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
1.1. Mục đích
- Góp phần nâng cao cơng tác chuyên môn.
- Tạo sự hứng thú của các em với môn học.
- Phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 9 trường Trung Học Cơ Sở Lũng Hòa
- Đề tài sẽ trình bày một số hình thức kiểm tra bài cũ môn Giáo Dục Công
Dân dân bậc Trung Học Cơ Sở nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực cho học
sinh.
2. Các cơ sở của giải pháp
2.1. Cơ sở khoa học.
Thứ nhất: Sáng kiến dựa trên một số khái niệm liên quan
“Kiểm tra”: Theo từ điển Tiếng Việt kiểm tra là xem xét tình hình thực tế
để đánh giá, nhận xét. Trong dạy học kiểm tra sẽ cung cấp những dữ liệu, thông
tin làm cơ sở cho việc đánh giá học học sinh.


4

Có các loại kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra
tổng kết. Trong đó kiểm tra bài cũ là hình thức kiểm tra thường xuyên.
“Hứng thú học tập”: là sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi một
hoạt động nào trong học tập.
“Phẩm chất”: Là những yếu tố đạo đức, hành vi, ứng xử tình cảm, giá trị
cuộc sống, ý thức pháp luật của con người được hình thành trong một quá trình
giáo dục.

“Năng lực”: là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thành
công trong một công công việc.
Thứ hai: Sáng kiến dựa trên một số quan điểm, định hướng đổi mới hoạt
động kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực người học:
Luật giáo dục 2019 điều 30 chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng
lớp., từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kỹ năng vào cuộc sống thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại hứng
thú học tập cho học sinh.”
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 kèm theo quyết định
711/QQĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ chỉ rõ: “Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập rèn luyện theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học
sinh.”
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mẽ phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ hội để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Thứ ba: Xuất phát từ vị trí của môn Giáo Dục Công Dân trong trường phổ
thông.
Môn Giáo Dục Cơng Dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu. Ở
Tiểu Học là mơn đạo đức. Cịn ở cấp phổ thông là môn Giáo Dục Công Dân. Bộ
môn giúp học sinh hình thành thế giới quan lành mạnh, biết phân biệt lẽ phải, trái,
biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, biết sống trung thực, khiêm tốn,
dũng cảm, vị tha và biết yêu thương. Có thể nói mơn học có vị trí rất quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Thứ tư: Việc áp dụng sáng kiến còn dựa trên tâm sinh lí lứa tuổi các em.
Đây là lứa tuổi có một vị trí đặc biệt quan trọng chuyển tiếp từ tuổi thơ sang

tuổi trưởng thành. Các em thường có hứng thú với những hình ảnh, cái mới, thích
tham gia các hoạt động sơi nổi, thích được chủ động, được giao cơng việc và hồn
thành cơng việc, được khen ngơi, được đánh giá sự tiến bộ. Vì vậy đổi mới các


5

hình thức kiểm tra giúp các em khẳng định được bản thân, phát triển cho các em
được tình cảm trí tuệ, đạo đức, tạo ra được khơng khí học tập sôi nổi thoải mái.
Dựa trên những cơ sở khoa học đó người làm giáo viên cần phải sáng tạo,
đổi mới việc dạy học để học sinh thấy hứng thú với việc học tập bộ môn, phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Kiểm tra bài cũ là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu, không thể bỏ
qua trong quy trình thực hiện một tiết dạy trên lớp. Mục đích của việc kiểm tra
bài cũ đó là:
Thứ nhất: Thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ giáo viên biết được học sinh
tiếp thu kiến thức bộ môn như thế nào, đồng thời đánh giá được mức độ chăm chỉ,
sự hứng thú, tích cực của học sinh đối với mơn học.
Thứ hai: Giáo viên có thể phát hiện những điểm yếu của các em trong quá
trình học tập để kịp thời có các phương hướng điều chỉnh cho các em.
Thứ ba: Giáo viên phát hiện ra tromg dạy học mình có hạn chế, tồn tạ gì để
mình tự điều chỉnh, hồn thiện hoạt động dạy học, khơng ngừng nâng cao chất
lượng dạy bộ môn.
Nhưng trên thực tế hiện nay hoạt động kiểm tra bài cũ bộ môn giáo dục
cơng dân đang tồn tại những hạn chế:
Về phía giáo viên: Phương pháp kiểm tra bài cũ vào đầu mỗi tiết học theo
hình thức vấn đáp, đặc biệt là đối với môn xã hội như môn Giáo Dục Công Dân
đã được tôi và đồng nghiệp kiểm tra trong những năm cơng tác là giáo viên. Đó
là khi vào lớp sau khi ổn định tổ chức tôi gọi theo sổ điểm hoặc tinh thần xung

phong lên bảng kiểm tra. Tôi đặt câu hỏi theo hình thức vấn đáp yêu cầu học sinh
trả lời đúng các kiến thức mà tôi đã cho ghi hôm trước. Phương pháp này giúp
tôi được chủ động được về mặt kiến thức. Tuy nhiên lại học sinh vào thế bị động,
các em khơng tích cực xung phong lên bảng. Và thực tế khi gọi các em lên để
kiểm tra bài cũ với hình thức vấn đáp thì các em hầu như trả lời theo đúng nội
dung đã được trình bày theo sách giáo khoa và thầy cơ cho ghi. Khi mở rộng thêm
kiến thức thì các em khơng biết. Nhiều học sinh học bằng cách đối phó lướt nhanh
đầu giờ để lên trả bài, thậm chí khơng học bài. Bản thân giáo viên vì vậy mà dễ
cáu gắt với học trị, tâm lí giờ học trở nên căng thẳng. Mặt khác phương pháp này
cịn khơng kiểm tra được nhiều học sinh cùng lúc, không tạo điều kiện phát triển
các phẩm chất, năng lực của các em.
Về phía học sinh: Trong tư tưởng của học sinh đặc biệt là học sinh Trung
Học Cơ Sở các em cho rằng bộ môn Giáo Dục Công Dân là môn phụ, môn không
thi và kiểm tra cuối cấp nên coi nhẹ môn học này. Các em coi bộ môn là môn học
không quan trọng nên học và ôn bài cũ một cách qua loa, cốt học là để lấy điểm,
khi có điểm rồi thì sẽ khơng phải học nữa. Thậm chí có những em còn lười học,
học chống đối, điểm số kiểm tra thường xuyên của các em đạt loại khá, giỏi thấp.


6

Về phía bộ mơn: Trong chương trình Giáo Dục Cơng Dân cấp Trung Học
Cơ Sở bộ mơn chỉ có 1 tiết trên tuần tương đương 18 tiết trên 1 học kỳ, 35 tiết
trên 1 năm học. Trong một học kỳ sẽ có 1 tiết kiểm tra 1 tiết, 1 tiết kiểm tra học
kỳ và 1 tiết ôn tập. Số tiết còn lại để thực dạy là 15 tiết. Chưa kể những tiết Giáo
Dục Công Dân bị mất giờ do nghỉ lễ, do kiểm tra theo kế hoạch của trường, phòng
với các mơn khác nên trung bình mỗi học sinh chỉ có 1 lượt kiểm tra miệng (kiểm
tra thường xuyên). Chưa kể những em không học bài, bị điểm kém cần kiểm tra
lại. Kiểm tra như vậy mới chỉ đạt được mục đích là lấy điểm chứ khơng thấy được
hết khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh. Hay cũng chưa tạo được

hứng thú học tập và phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh.
Để có thể đưa ra giải pháp góp phần đổi mới hoạt động kiểm tra bài cũ
môn Giáo Dục Công Dân nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh
khối 9 tôi đã tiến hành khảo ở 4 lớp 9A, 9B, 9C, 9D với tổng 146 học sinh vào
đầu năm học 2020 -2021 và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Mức độ hứng thú học tập Giáo Dục Công Dân của học sinh lớp
9A, 9B,9C, 9D trường Trung Học Cơ Sở Lũng Hịa đầu năm 2020 -2021

9A
9B
9C
9D

Hứng thú
Số lượng
10
15
12
15

%
27
44
31,5
40,5

Khơng hứng thú
Sô lượng
%
27

63
19
56
26
68,5
22
55,9

Bảng khảo sát cho thấy học sinh không hứng thú học tập bộ môn chiếm số
lượng phần trăm lớn từ 56% đến 68,5 %. Đây là khó khăn bước đầu của giáo viên
trong quá trình thực hiện các giải pháp đổi mới để học sinh hứng thú với bộ mơn
mình giảng dạy.
Bảng 2: Khảo sát đánh giá phương pháp kiểm tra bài cũ môn Giáo Dục
Công Dân của giáo viên theo phương pháp truyền thống ở 4 lớp 9A, 9B, 9C,
9D đầu năm học 2020 -2021
Lớp/ sĩ số
Khơng khí căng thẳng, không hiệu quả Hiệu quả
9A
25
12
9B
19
15
9C
23
15
9D
24
13
Tổng

91
55


7

Qua bảng sô liệu cho thấy số 91/146 em học sinh cho rằng phương pháp kiểm
tra bài cũ hiện nay của giáo viên gây khơng khí căng thẳng, việc kiểm tra như vậy
là khơng hiệu quả vì khơng phát huy được tính tích cực của học sinh.
Là một giáo viên tơi ln suy nghĩ làm sao để mình có những giờ dạy tốt,
học sinh hào hứng, sôi nổi trong tiết học, các phút kiểm tra không căng thẳng giữa
giáo viên và học sinh. Và từ kinh nghiệm thực tiễn của mình tơi nhận thấy, việc
thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra bài cũ- một việc làm tưởng chừng nhỏ nhưng
lại góp phần khơng nhỏ cho thành cơng của tiết dạy, tạo hứng thú với việc học tập
bộ môn, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu đổi mới.
3. Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra bài cũ môn Giáo Dục Cơng Dân có
rất nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên việc áp dụng các hình thức nào cịn phụ
thuộc vào từng lớp, từng đối tượng học sinh, điều kiện từng trường và giáo viên.
Nhưng dù với hình thức kiểm tra nào giáo viên phải chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: Trong quá trình thực hiện các giải pháp giáo viên cần cho học
sinh thấy được tầm quan trong của hoạt động kiểm tra bài cũ có tác dụng tích cực
tới việc phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh, biết được mức độ chăm chỉ,
khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Thứ hai: Giáo viên nên sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp và hình
thức kiểm tra: có thể kiểm tra cá nhân, tập thể, nhóm, cả lớp với các nội dung
kiểm tra phù hợp.
Thứ ba: Nội dung và mức độ kiểm tra cần phù hợp với năng lực học khác
nhau của các em học sinh.
Thứ tư: Giáo viên cần quan sát, nắm được tình hình, đặc điểm của học sinh

từng lớp để có biện pháp kểm tra phù hợp.
Thứ năm: Khi đánh giá kết quả kiểm tra bài cũ cần kết hợp cả một q trình
trong một tiết học để có sự đánh giá khách quan nhất.
3.1. Kiểm tra bài cũ bằng hệ thống các câu hỏi động não
Câu hỏi động não là các câu là câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, thường
là các câu hỏi ngắn, mà học sinh phải huy động các kiến thức đã được học để trả
lời một cách nhanh nhất các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Câu hỏi có thể được trả
lời dưới dạng đúng, hoặc sai, bằng một từ hoặc một câu trả lời ngắn.
3.1.1. Quy trình thực hiện
Phương pháp này được thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Lựa chọn phần kiến thức có nội dung phù hợp để đưa ra hệ thống
câu hỏi động não
- Bước 2: Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi động não có nội dung và số
lượng phù hợp.


8

- Bước 3: Giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức câu hỏi động não.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi động não.
- Bước 5: Giáo viên hhận xét, đánh giá kết quả
3.1.2. Ví dụ minh họa
Bài 6: Hợp tác và phát triển
Khi muốn kiểm tra mức độ nhận thức, thái độ, kỹ năng của học sinh sau khi
học song bài “Hợp tác và phát triển” tôi đã áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ
bằng hệ thống các câu động não được xây dựng với bài này như sau:
Tôi lựa chọn phần kiến thức đặt vấn đề, khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa để xây
dựng hệ thống câu hỏi động não vì những phần kiến thức này có thể xây dựng
những câu hỏi ngắn gọn, phát huy được sự động não, sáng tạo của học sinh trong
thời gian ngắn.

Tôi đã thiết kế hệ thống câu hỏi động não với 10 câu hỏi như sau:
Câu 1: Tiết học trước các em học bài gì?
Câu 2: Nội dung nào là trọng tâm của bài
Câu 3: Cùng chung sức làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cơng việc
nào đó vì lợi ích chung được gọi là gì?
Câu 4: Tìm những từ trái với hợp tác?
Câu 5: Theo em để giải quyết các vấn đề mang tính chất tồn cầu các quốc
gia có cần hợp tác với nhau khơng?
Câu 6: Hiện nay Việt Nam có quan hệ thương mại với bao nhiêu quốc gia và
vùng lãnh thổ?
Câu 7: Kể tên 3 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên?
Câu 8: Cầu Mỹ Thuận là biểu tượng hợp tác giữa Việt Nam và nước nào?
Câu 9: Có ý kiến cho rằng nước ta nên hợp tác với những nước giàu, cịn
khơng nên hợp tác với những nước nghèo có đúng khơng?
Câu 10: Trong học tập người học giỏi thì khơng cần hợp tác đúng hay sai?
Tơi lựa chọn hình thức cho các em trả lời câu hỏi động não dưới dạng trò
chơi “Ai nhanh hơn”. Trò chơi gồm 4 bạn tham gia, giáo viên khuyến khích lấy
tinh thần xung phong hoặc gọi theo sổ điểm. Mỗi bạn được phát một chiếc cờ đỏ.
Giáo viên sẽ đứng ở phía dưới lớp đọc câu hỏi, bạn nào nghe song câu hỏi giơ
nhanh chiếc cờ và giành quyền trả lời. Giáo viên công bố đáp án ngay sau khi bạn
giành quyền trả lời trả lời song. Có thể cử thư ký để chấm điểm. Lần lượt như vậy
cho tới khi hết số câu hỏi cần kiểm tra. Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét cách
chơi của các học sinh tham gia, công bạn thắng cuộc, tuyên dương và cho điểm.


9

3.1.3. Kinh nghiệm áp dụng biện pháp
Qua áp việc áp dụng hình thức kiểm tra bài cũ bằng hệ thống câu hỏi động
não tôi rút ra kinh nghiệm cho giải pháp này như sau:

Thứ nhất: Câu hỏi biên soạn nên ngắn gọn, logic với nhau, để học sinh có
thể huy động kiến thức để đưa ra câu hỏi trong thời gian ngắn nhất.
Thứ hai: Số lượng câu hỏi thiết kế cho hoạt động này giáo viên cần cân nhắc
tránh trường hợp số lượng câu hỏi nhiều, trò chơi diễn ra lâu khiến học sinh giảm
hứng thú. Hoặc số lượng câu hỏi quá ít khiến học sinh chưa bắt nhịp được vào trị
chơi thì trị chơi đã kết thúc khơng tạo được hiệu quả và bầu khơng khí vui vẻ.
Theo tơi trị chơi nên thiết kế khoảng 7 -10 câu khơng quá 5 - 7 phút chơi trò chơi.
Thứ ba: Việc đánh giá, nhận xét cũng nên ngắn gọn. Vì là hoạt động kiểm
tra bài cũ nên trò chơi này giáo viên phải có kỹ năng tốt trong việc quản lý lớp,
nắm rõ luật chơi, triển khai đến người chơi một cách rõ ràng để tránh trường hợp
giáo viên lúng túng hoặc học sinh mất phương hướng bởi vì khơng nắm được luật
chơi.
3.1.4. Đánh giá việc hình thành phẩm chất, năng lực qua việc áp giải pháp
kiểm tra bài cũ bằng hệ thống các câu hỏi động não
Từ thực tế áp dụng áp dụng hình thức kiểm tra bài cũ bằng hệ thống câu hỏi
động não tơi nhận thấy có thể giúp học sinh hình thành một số phẩm chất, năng
lực sau:
- Phẩm chất trách nhiệm: Khi được giao nhiệm vụ học sinh tích cực tham
gia là khi đó học sinh đã có trách nhiệm với lớp học, với bộ mơn, nhiệm vụ, trò
chơi của của giáo viên đưa ra.
-Phẩm chất tự tin: Ngồi ra cịn rèn luyện phẩm chất tự tin thể hiện khi giơ
tay lên bảng, đứng giao lưu giữa giáo viên và học sinh và các bạn trong lớp mạnh
dạn đưa ra đáp án cho câu trả lời của mình.
- Năng lực sáng tạo: Với phương pháp áp dụng câu hỏi động não học sinh
đã biết cách học bài một cách khoa học, dần dần xóa bỏ lối học vẹt, học một cách
máy móc. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trở nên tốt hơn.
3.2. Áp dụng hình thức kiểm tra bài cũ thơng qua các câu hỏi tình huống.
Tình huống trong dạy học trong mơn giáo dục cơng dân là những tình huống
có thực hoặc mơ phỏng theo tình huống thực. Mơn Giáo dục Cơng Dân là môn
học gắn liền với thực tiễn của đời sống xã hội nên kiểm tra bài cũ bằng xử lý câu

hỏi tình huống là giúp học sinh nhận diện kiến thức để xử lý các tình huống hay
gặp trong cuộc sống hàng ngày.


10

3.2.1. Quy trình tổ chức.
- Bước 1: Lựa chọn nội dung kiến thức có thể đặt ra câu hỏi tình huống
dục.

- Bước 2: Xây dựng tình huống phù hợp với tâm lý lứa tuổi và có tính giáo

- Bước 3: Thiết kế hình thức kiểm tra phù hợp để học sinh có thể giải quyết
tình huống.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống.
- Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả và cho điểm
3.2.2. Ví dụ minh họa
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Để áp đánh giá mức độ nhận thức và kỹ năng giải quyết tình huống của học
sinh tơi lựa chọn áp dụng hình thức kiểm tra bài cũ thơng qua các câu hỏi tình
huống vào bài “Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế”. Vì xã Lũng
Hịa nơi tơi đang giảng dạy có nhiều hoạt động kinh doanh đang diễn ra.
Tôi thiết kế và sử dụng các tình huống sau:
Tình huống 1: Gia đình bà Hoa ở thơn Đơng xã Lũng hịa đăng ký kinh
doanh trong giấy phép có 10 loại mặt hàng. Nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra thì
phát hiện gia đình bà có kinh doanh thêm 1 số mặt hàng khơng có trong giấy phép
kinh dooanh. Theo em bà Hoa có vi phạm quy định quyền tự do kinh doanh doanh
khơng? Vì Sao?
Tình huống 2: Gia đình bà My ở thơn Trung xã Lũng hịa mở cửa hàng kinh
doanh hàng tạp hóa (có đăng kí kinh doanh). Hiện nay bà muốn kinh doanh thêm

mặt hàng may mặc nên có đi đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế. Theo em việc
làm của bà My có đúng khơng? Vì sao?
Tình huống 3: Lợi dụng tình hình dịch covid phức tạp anh Hùng đã nhập
khẩu trang số lượng lớn mà khơng có giấy phép kinh doanh về bán với giá rất cao.
Theo em, trường hợp anh Hùng có vi phạm quyền tự do kinh doanh khơng? Và
đó là vi phạm gì? Vì sao?
Tình huống 4: Ông Khang ở xã lũng Hòa mở cửa hàng sửa chữa xe máy (có
giấy phép kinh doanh), nhưng cịn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh.
Việc bán thêm mặt hàng đó của ơng khanh có đúng pháp luật và phải nộp thuế
khơng?
Tình huống 5: Nhân dịp 20-11, một số thanh niên bán hoa tại cổng trường
Trung học cơ sở Lũng Hòa. Cán bộ thuế của xã yêu cầu các thanh niên này phải
nộp thuế bán hoa. Việc làm của cán bộ thuế đúng hay sai?
Tình huống 6: Trong đợt cao điểm kiểm tra các mặt hàng hóa kinh doanh
của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán. Cơ quan cơng an đã phát hiện ra
nhiều gia đình trên địa bàn xã Lũng Hịa có kinh doanh một số loại pháo không


11

được cấp phép. Theo em các hộ gia đình đó đã vi phạm điều gì trong hoạt động
kinh doanh và xử lý như thế nào?
Tình huống 7: Lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp hiệu thuốc A xã lũng
Hịa đã bán khẩu trang không rõ nguồn gốc cho người dân với giá cao. Theo em
việc làm đó có vi phạp pháp luật khơng? Và vi phạm quyền gì?
Tơi tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống dưới trị chơi “hái hoa dân
chủ”. Có 7 câu hỏi, tương đương 7 bơng hoa. Ngồi ra sẽ có thêm 3 bơng hoa
may mắn học sinh khơng cần trả lời cũng có điểm (gây hứng thú cho các em khi
tham gia chơi trị chơi). Giáo viên có thể lấy tinh thần xung phong hoặc gọi sổ
điểm để cho các em lựa chọn bông hoa và trả lời. Trả lời song giáo viên gọi nhận

xét và cho điểm, tương tự cho tới bạn sau. Có thể chọn 4 bạn trả lời trị chơi này.
Cuối cùng giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của người tham gia trò chơi và
cho điểm

3.2.3. Kinh nghiệm áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ bằng các câu hỏi tình
huống
Áp dụng hình thức kiểm tra bài cũ thơng qua các câu hỏi tình huống tơi rút
ra 1 số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Câu hỏi tình huống nên bám sát nội dung bài học có thể lấy giữ
liệu từ những sự việc có thật để gây hứng thú cho các em.
Thứ hai: Câu hỏi tình huống có thể lồng nghép tính địa phương để học sinh
thấy kiến thức gần gũi và có giá trị trong cuộc sống của mình.
Thứ ba: Giáo viên lấy tính huống đa dạng, có những tình huống tích cưc và
tiêu cực để nâng cao tính giáo dục bộ mơn.
Thứ tư: Nội dung tình huống không nan man, quá dài, phức tạp, nhiều nhân
vật, không đánh đố học sinh khiến học sinh không trả lời được.
Thứ năm: Kiểm tra câu hỏi tình huống có thể mất nhiều thời gian trong khi
thời gian giành cho hoạt động kiểm tra bài cũ không nhiều nên giáo viên cần cân
nhắc lựa chọn. Nếu bài học mới và dài thì khơng nên áp dụng phương pháp này.


12

Thứ sáu: Để áp dụng phương pháp này giáo viên có thể tổ chức dưới nhiều
hình thức dạy học khác nhau và nếu có thể áp dụng cơng nghệ thơng tin sẽ hấp
dẫn học sinh.
3.2.4. Đánh giá việc hình thành phẩm chất năng lực của học sinh thông qua
áp dụng kiểm tra bài cũ bặng câu hỏi tình huống.
-Phẩm chất trách nhiệm: Cũng giống như giải pháp đầu tiên học sinh có
trách nhiệm trước nhiệm vụ mà giáo viên giao cho các em.

-Phẩm chất tự tin: Kiểm tra bài cũ bằng các câu tình huống tác động đến
nhận thức, tình cảm thái độ của học sinh. Rèn luyện cho các em sự mạnh dạn, tự
tin khi đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về các tình huống mà các em xử lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Dựa trên tình huống có thật trong cuộc sống,
khi học song một nội dung quan trọng, hay cả bài các em được vận dụng để xử lý
linh hoạt các tình huống, biết cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễn sẽ
gặp phải. Đây là một trong những năng lực cần có ở các em khi chương trình giáo
dục đang đổi mới.
3.3. Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng các hình thức trắc nghiệm
Trắc nghiệm là hình thức kiểm tra được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi,
để đánh giá kết quả kết quả của người họcvà được dùng phổ biến trong giáo dục
hiện nay.
Trọng hoạt động kiểm tra bài cũ có thể sử dụng nhiều hình thức trắc nghiệm:
trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm ghép đơi, trắc
nghiệm điền khuyết.
3.3.1. Quy trình tổ chức.
Với phương pháp này tơi thiết kế theo quy trình sau:
- Bước 1: Lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp để biên soạn câu hỏi
- Bước 2: Biên soạn câu hỏi
- Bước 3: Cơng bố hình thức và cách thức kiểm tra, thời gian kiểm tra.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh kiểm tra
- Bước 5: Công bố đáp án và cho học sinh chấm chéo
- Bước 6: Giáo viên kiểm tra lại bài trên phiếu của các em và cho điểm sau
khi kết thúc tiết học để tránh mất thời gian.
3.3.2. Ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước vã xã hội.
Để áp dụng kiểm tra bài cũ bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tôi lựa chọn
bài: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội vì đây là bài dễ thiết kế các
hình thức trắc nghiệm.



13

Với bài nay tôi lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, thiết kế 2 phiếu
học để kiểm tra được tiến hành trên phạm vi quy mô cả lớp. Giáo viên sử dụng
phiếu học tập phát cho HS theo thứ tự bàn phiếu số 1 rồi đến phiếu số 2 ( ngồi
cùng bàn không đượ giống phiếu bài tập của nhau). Thời gian kiểm tra nhanh là
5 phút. Sau khi kiểm tra song các bạn trong bàn sẽ tráo bài cho nhau để chấm chéo
sau khi giáo viên công bố đáp án. Học sinh sẽ ghi số câu trả lời đúng của các bạn
vào phiếu học tập. Giáo viên thu lại, kiểm tra và cho điểm đánh giá sau khi hết
tiết học. Giáo viên thiết kế phiếu với nội dung câu hỏi như sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đánh dấu X vào đáp án em cho là đúng trong các câu sau
Câu hỏi: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội
1/ Công dân phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ
2/ Đi bầu cử HHĐND các cấp
3/ Tích cực đầu tư phát triển kinh tế gia đình
4/ Tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai
5/ Tích cực tham gia hoạt động chính trị tại địa phương
6/ Tham gia tuyên truyền, cổ động người đi bầu cử ĐBQH và HĐND
7/ Trao đổi, đề xuất ý kiến với ĐBQH và HĐND
8/ Tham gia phát biểu tại cuộc họp do địa phương tổ chức
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đánh dấu X vào đáp án em cho là đúng trong các câu sau
Câu hỏi: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện
sự tham gia của công dân vào quan lý nhà nước, quản lý xã hội.
1/ Quyền bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND
2/ Quyền ứng cử vào QH, HĐND
3/ Quyền được học tập

4/ Quyền khiếu nại, tố cáo
5/ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
6/ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
7/ Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước
8/ Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo


14

Ví dụ 2: Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Các bước tiến hành như trên và thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ghép để kiểm
tra như sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi: Nối thông tin ở cột A và cột B sao cho đúng
A
B
1/ Vi Phạm pháp luật hình sự
a. Lái xe máy vượt đèn đỏ
2/ Vi phạm pháp luật dân sự
b. Đánh người gây thương tích
3/ Vi phạm pháp luật hành chính c. Kinh doanh động vật quý hiếm
4/ Vi phạm kỷ luật
d. Quay cóp trong kỳ thi
e. Thừng xun đi học muộn
g. Khơng đóng tiền thuê nhà đúng hạn
h. Lấn chiếm vỉa hè
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi: Nối thông tin ở cột A và cột B sao cho đúng
A
B

1/ Trách nhiệm hình sự
a. Khơng đóng tiền th nhà đúng hạn.
2/ Trách nhiệm dân sự
b. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định trong bộ luật hình sự.
3/ Trách nhiệm hành chính
c. Hành vi xâm hai tới các quan hệ tài sản.
4/ Trách nhiệm kỷ luật
d.Là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến
các quan hệ lao động.
e. Thừờng xuyên đi học muộn.
g. Những hành vi phạm các quy tắc quản lý
nhà nước mà không phải tội phạm.
3.3.3. Kinh nghiệm áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ bằng các hình thức
trắc nghiệm
Cách thức kiểm tra này nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, học sinh dễ
ghi điểm, học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong tiết kiểm tra. Một lúc giáo
viên có thể kiểm tra được nhiều học sinh. Với cách kiểm tra này để hiệu quả giáo
viên nên chú ý:
Thứ nhất: Câu hỏi biên soạn kiểm tra nên ở mức độ phù hợp để học sinh
trung bình cũng có thể trả lời được ln trong một thời gian ngắn.
Thứ hai: Giáo viên cần giám sát quá trình các em kiểm tra tránh hành vi gian
lận trong hoạt động kiểm tra.
Thứ ba: Có thể đa dạng thêm các dạng câu hỏi trắc nghiệm để phát huy khả
năng tư duy của các em.


15

3.3.4. Đánh giá việc việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh thơng

qua kiểm tra bằng các hình thức trắc nghiệm
Sử dụng phương pháp kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi trắc nghiệm giúp học
sinh phát triển một số phẩm chất năng lực sau:
- Phẩm chất trung thực và trách nhiệm: Với hoạt động kiểm tra bài cũ theo
hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn trên phiếu học tập học sinh được rèn luyện
phẩm chất trách nhiệm với nhiệm vụ của giáo viên đưa ra. Phẩm chất trung thực
của các em cũng được rèn luyện qua hoạt động tự giác làm bài, chấm chéo để tìm
ra đáp án đúng trong hoạt động kiểm tra bài cũ. Tâm lý của HS phút kiểm tra đầu
giờ rất nhẹ nhàng, các em rất hào hứng với việc chấm và tìm đáp án đúng cho các
bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tự chủ, tự học: Các em nhận diện
được yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên đưa ra, tự chủ đưa ra cho mình lựa chọn
đúng nhất. Đây là cách để người học nhận được phản hồi về bài làm của mình
nhanh và nhiều nhất từ phía giáo viên và các bạn tham gia chấm đáp án cho mình.
Cách kiểm tra này tạo ra tác động lớn đến việc học, quá trình hợp tác lẫn nhau
giữa các thành viên trong lớp.
3.4. Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy.
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày rõ ràng những ý tưởng mang
tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề.
3.4.1. Quy trình tổ chức.
Bước 1: Lựa chọn nội dung bài học để các em vẽ lược đồ tư duy.
Bước 2: Giao bài về nhà, hướng dẫn các em làm việc theo cá nhân, hoặc làm
việc theo nhóm.
Bước 3: Học sinh lên bảng trình bày.
Bước 4: Giáo viên gọi các bạn nhận xét, giáo viên đánh giá, cho điểm tuyên
dương cá nhân hoặc nhóm làm và thực hiện tốt.
3.4.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ bài Chí Cơng Vơ Tư:
Để áp dụng hình thức kiểm tra này tơi lựa chọn bài “Chí cơng vơ tư” vì đây
là bài có nội dung ngắn, dễ, vừa sức học sinh, các ý trong bài được triển khai rõ

ràng.
Tiết học trước đó giáo viên giao bài tập cho HS về nhà: vẽ sơ đồ tư duy bài
Chí cơng vơ tư”. Giáo viên cho học sinh cả lớp cùng thực hiện vẽ tại nhà. Tiế học
hơm sau học sinh lên bảng trình bày. Giáo viên tinh thần xung phong hoặc gọi
theo sổ điểm 2 – 3 bạn lên vẽ lược đồ tư duy trong thời gian 5-7 phút. Bên cạnh
các bạn được gọi lên bảng giáo viên có thể đi xuống phía lớp kiểm tra vở của học


16

sinh khác. Sau khi kết thúc thời gian giáo viên gọi nhận xét bài của các bạn. Đánh
giá và cho điểm đồng thời phê bình các bạn chưa hồn thành nhiệm vụ
3.4.3. Kinh nghiệm áp dụng biện pháp kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy
Hình thức này tơi đã thử nghiệm ở nhiều lớp và thấy học sinh khá thú. Các
em được thoải mái thể hiện sự sáng tạo của bản thân trên bản vẽ của mình. Giúp
học sinh ôn tập và ghi nhớ rất nhanh. Qua thực tế áp dụng phương pháp này tôi
rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Hoạt động kiểm tra bài cũ được diễn ra trong khoảng thời gian
ngắn nên giáo viên chỉ yêu cầu học sinh vẽ lược đồ tư duy trên 1 bài có đơn vị
kiến thức vừa phải để có thể vận dụng vẽ được một cách nhanh nhất phù hợp với
thời gian và giáo viên đưa ra.
Thứ hai: Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng màu vẽ (trong vở) và
phấn màu (trên bảng) để làm nổi bật nội dung của từng nhánh lược đồ.
3.4.4. Đánh giá việc việc hình phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua
kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy.
Sử dụng kiểm tra bài cũ bằng lược đồ tư duy giúp học sinh hình thành các
phẩm chất, năng lực sau:
- Phẩm chất và trách nhiệm, tự tin: Với hoạt động kiểm tra bài cũ theo hình
thức này học sinh có trách nhiệm với nhiệm vụ của giáo viên đưa ra, trách nhiệm
trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Các em rèn luyện được sự tư tin trong

cách trình bày, tư duy khoa học, logic
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, tự chủ, tự học: Thông qua hệ thống
hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy các em được rèn luyện thói quen học tập tư duy
khoa học. Nhìn vào sơ đồ giáo viên đánh giá được mức độ mạch lạc trong tư duy
của các em, tính khoa học trong cách trình bày và sự sáng tạo của học sinh. Cả
lớp dễ dàng hình dung được bài học. Các em làm chủ được nội dung bài tập của
mình, phát triển khả năng tự học khi được giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.
3.5. Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng nghiệm thu sản phẩm dự án của học sinh.
Dạy học theo dự án là một hình thức học tập trong đó lấy học sinh làm trung
tâm, hay dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên học sinh tự lực giải quyết
một nhiệm vụ học tập hợp khơng chỉ về mặt lý thuyết mà cịn về mặt thực hành
thơng qua đó có thể tạo ra sản phẩm thực hành có thể giới thiệu và cơng bố được.
Sản phẩm dạy học theo dự án là thường được sử dụng trong dạy học là tập
trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện hành động thực tiễn
nhằm phục vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng việc nghiệm thu sản phẩm dự án của học sinh
là một hình thức mới mà học sinh vận dụng được kiến thức các em đã học vào


17

thực tế đồng, thời phải có kỹ năng, kinh nghiệm, đầu tư thời gian để tạo ra sản
phẩm. Đây cũng là một xu hướng kiểm tra đánh giá mới trong giáo dục hiện nay.
3.5.1. Quy trình tổ chức thực hiện kiểm tra bài cũ bằng việc nghiệm thu sản
phẩm dự án
Tơi thiết kế phương pháp này theo quy trình như sau:
Bước 1: Giáo viên thiết kế nội dung để thực hiện hoạt động dự án
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà thực hiện
Bước 3: Học sinh các nhóm thực hiện dự án đã được giao, trên cơ sở hướng
dẫn của giáo viên

Bước 4: Học sinh nộp các sản phẩm dự án của nhóm
Bươc 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm các nhóm
3.5.2. Ví dụ minh họa
Bài 8: Năng động, sáng tạo và làm việc có hiệu quả
Tơi lựa chọn bài này học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học để tạo ra các
sản phẩm là đồ dùng phù hợp với tư duy của các em. Với câu hỏi: Em hãy cùng
các bạn làm ra một sản phẩm gần gũi nhất với các em từ các vật liệu tái chế
được (vỏ lon, hộp sữa, bia, vỏ chai, thùng giấy). Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà
tiết học sau sẽ nghiệm thu sản phẩm của học sinh. Nhận xét và đánh giá cho điểm
hiệu quả làm việc của các nhóm vào tiết học hơm sau.

3.5.3. Kinh nghiệm áp dụng biện pháp kiểm tra bài cũ bằng nghiệm thu các
sản phẩm dự án
Áp dụng kiểm tra bài cũ bằng việc nghiệm thu sản phẩm dự án của học sinh
qua thực tế áp dung tơi có một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất : Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những nội dung phù hợp với trình
độ và khả năng của học sinh


18

Thứ hai : Hoạt động dự án được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân
cơng rõ ràng cơng việc giữa các thành viên trong nhóm
Thứ ba : Các sản phẩm nghiệm thu cần gắn liền với đời sống xã hội, có tính
hiệu quả. .
3.5.4. Đánh giá việc việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh thơng
qua áp dụng kiểm tra bài cũ bằng việc nghiệm thu sản phẩm dự án
Áp dụng qua kiểm tra bài cũ bằng hoạt động dự án nghiệm thu sản phẩm
của học sinh giúp học sinh rèn luyện được phẩm chất và năng lực sau:
- Phẩm chất và trách nhiệm, tự tin: Với hoạt động kiểm tra bài cũ theo hình

thức này HS có trách nhiệm với nhiệm vụ của GV đưa ra, trách nhiệm, tự lực, tự
tin trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, hợp tác: Các em được rèn luyện kỹ
năng tư duy sáng tạo, được củng cố vận dụng các nội dung đã học vào giải quyết
các vấn đề của thực tiến đời sống. Hợp tác với nhau trong giải quyết các vấn đề
chung. Đây là năng lực cần có ở các em khi chương trình giáo dục đang đổi mới.
8. Kết quả đạt được
Trong năm học 2020 -2021 tôi đã áp dụng các giải pháp này để đổi mới hoạt
động kiểm tra bài cũ bộ mơn mình giảng dạy tôi nhận thấy:
Đối với giáo viên: Bản thân tôi đã thực hiện được đổi mới phương pháp
giảng dạy của mình, phát hiện ra những điểm yếu trong giang dạy để nâng cao
công tác chuyên môn. Mặt khác khi kiểm tra bài cũ học sinh bằng các phương
pháp trên tâm lý tơi thấy rất thoải mái, khơng cịn tình trạng cáu gắt khi học sinh
của mình lười học bài.
Đối với học sinh: Học sinh thấy việc kiểm tra bài cũ nhẹ nhàng hơn, các em
bắt đầu có ý thức với mơn học, tích cực xung phong lên bảng từ đó góp phần tạo
hứng thú học tập bộ môn.
Tâm lý giờ học: Khơng cịn căng thẳng, mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh cởi mở hơn.
Để minh chứng cho kết quả của giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát tại 4 lớp
9A, 9B, 9C,9 D vào cuối năm học 2020 -2021 và thu được kết quả:


19

Bảng 3: Mức độ hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
lớp 9A, 9B,9C trường Trung Học Cơ Sở Lũng Hịa cuối 2020 -2021
Lớp/Sĩ số

Hứng thú


Khơng hứng thú

Số lượng

%

Sô lượng

%

9A

29

78,4

8

21,6

9B

23

67,6

11

32,4


9C

25

73,5

9

26,5

9D

24

64,8

13

35,2

So sánh hai bảng số liệu bảng 1 và bảng 3 sẽ thấy: Số học sinh thích học
(hứng thú) học môn Giáo Dục Công Dân tăng lên ở cả 4 lớp.
+ Lớp 9A tăng từ 27 % lên 78,4 %
+ Lớp 9B tăng từ 44 % lên 67,6 %
+ Lớp 9C tăng từ 31,5 lên 59,5 %
+ Lớp 9D tăng từ 40,5 % lên 64,8 %
Đây là thành công bước đầu của tôi trong việc thay đổi phương pháp dạy học
nói chung và thay đổi, áp dụng các hình thức kiểm tra bài cũ nói riêng.
Bảng 4: Khảo sát đánh giá phương pháp kiểm tra bài cũ môn giáo dục

công dân của giáo viên theo phương pháp truyền thống ở 3 lớp 9A, 9B, 9C,
9D cuối năm 2020-2021
Lớp/ sĩ số

Khơng khí căng thẳng, khơng hiệu quả

Hiệu quả

9A

8

29

9B

11

23

9C

9

29

9D

7


30

Tổng

35

111

Trên cả 4 lớp các em đều nhận xét việc kiểm tra bài cũ bằng nhiều cách khác
nhau khiến các em thấy hứng thú, nhẹ nhàng, thoải mái hơn, hiệu quả cao hơn, vì
các em được tiếp nhận kiến thức bài học bằng nhiều cách khác nhau, và được chủ
động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức.


20

Bảng 5: Điểm số kiểm tra thường xuyên đạt được của các em sau một
năm học khi áp dụng các hình thức kiểm tra mới
Cuối năm 2020 -2021
Điểm giỏi

Lớp/sĩ số

Điểm khá

Điểm trung bình

Số lượng

%


Số
lượng

%

Số lượng

%

9A/37

18

48,6

16

43,3

3

8,1

9B/34

20

58,8


10

29,4

4

11,8

9C/38

22

57,8

12

31,6

4

10,6

9D/37

21

56,7

10


27,1

7

16,2

Qua bảng số liệu cho thấy việc áp dụng các hình thức kiểm tra mới có tác
dụng làm cho số học sinh đạt điểm kiểm tra miệng thường xuyên khá, giỏi đều
cao, phản ánh đúng năng lực của các em.
+ Điểm giỏi từ 48,6 % đến 58,8%
+ Điểm khá từ 27,1 % đến 43,3%
+ Điểm trung bình từ 8,1% 16,2%
Bảng 6: Thang đánh giá mức độ phát triển phẩm chất năng lực của học sinh
3 lớp 9A,9B,9C,9D sau khi áp dụng giải pháp
Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Mai
Học và tên học sinh:
Câu hỏi: Khoanh trịn vào số thích hợp biểu thị đúng hành vi của học sinh
1/ Không bao giờ

2/ Thi Thoảng

3/ Thường xuyên tham gia

4/ Rất thích tham gia

STT

Các biểu hiện được quan sát ở

Mức


từng phẩm chất, năng lực
Phẩm chất

I.

Tự tin, Trách nhiệm

1

Tự tin giao tiếp trong lớp học

2.

Tự tin, trách nhiệm trong các hoạt động
nhiệm vụ của giáo viên đưa ra

3

Lỗ lực trong học tập, rèn luyện bản thân

II.

Trung thực, kỷ luật

1.

Học sinh thể hiện sự thật thà

1


2

3

4

x
x
x
1

2

3

4
x


21

2.

Học sinh tập trung, tự giác trong các hoạt
động không phải nhắc nhở

x

Năng lực

I.

Tự chủ, tự học

1.

Tự giác học tập khơng để thầy cơ nhắc
nhở

2.

Chủ động hồn thành các bài tập giáo
viên giao không cân nhắc nhở

II.

1

2

3

4

x
x

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

1


2

3

1

Vận dụng những điều đã biết để giải
quyết các vấn đề trong học tập

x

2.

Để giải quyết vấn đề học sinh thường cố
gắng đến cùng

x

3.

Xử lý tình huống một cách linh hoạt

x

4

Tổng hợp
STT


Các biểu hiện được quan sát ở

Mức

từng phẩm chất, năng lực

Phẩm chất
I.

Tự tin, Trách nhiệm

1

2

3

4

1

Tự tin giao tiếp trong lớp học

0

0

125/146

21/146


2.

Tự tin, trách nhiệm trong các hoạt
động nhiệm vụ của giáo viên đưa ra

0

0

50/146

96/146

3

Lỗ lực trong học tập, rèn luyện bản
thân

0

0

89/146

57/146

II.

Trung thực, kỷ luật


1

2

3

4

1.

Học sinh thể hiện sự thật thà

0

0

12/146

134/146

2.

Học sinh tập trung, tự giác trong các
hoạt động không phải nhắc nhở

0

0


78/146

68/146

Năng lực
I.

Tự chủ, tự học

1

2

3

4

1.

Tự giác học tập khơng để thầy cơ
nhắc nhở

0

0

101/146

45/146


2.

Chủ động hồn thành các bài tập
giáo viên giao không cân nhắc nhở

0

0

51/146

95/146


22

II.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

1

2

3

4

1


Vận dụng những điều đã biết để giải
quyết các vấn đề trong học tập

0

0

89/146

57/146

2.

Để giải quyết vấn đề học sinh
thường cố gắng đến cùng

0

0

78/146

68/146

3.

Xử lý tình huống một cách linh
hoạt

0


0

112/146 34/1460

Khi áp dụng các hình thức kiểm tra bài cũ mới các phẩm chất: Trách nhiệm,
tự tin; năng lực: tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo đều được các em
đánh giá ở mức 3 và mức 4. Đây chính là các phẩm chất, năng lực mà các em cần
phải có trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới của bộ giáo
dục.
9. Những điều kiện cần để áp dụng sáng kiến
Giáo viên : Khơng ngừng tìm tịi, đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học
Học sinh : Có kỹ năng, tích cực tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ giáo
viên đưa ra
Cơ sở vật chất : Có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin
10. Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến
Việc áp dụng sáng kiến góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
giảng dạy của giáo viên, học sinh hứng thú với việc học tập bộ môn, các phẩm
chất và năng lực của các em được thể hiện

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những việc làm cần thiết
trong giáo dục hiện nay. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra,
đánh giá là việc làm vô cùng quan trọng trong tất cả các cấp cấp, các cơ sở
giáo dục hiện nay nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
Khi áp dụng các phương pháp mới trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn
Giáo Dục Công Dân tơi đã thấy mình tâm huyết hơn với nghề nghiệp của
mình. Riêng với kiểm tra miệng, đổi mới các hình thức như trên đã giúp tôi thu
được những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực cần

thiết cho các em. Góp phần tích cực vào việc đổi mới giáo dục theo định hướng
phát triển năng lực.
Khơng có phương pháp nào là vạn năng, tùy vào học sinh cụ thể của lớp
mình giảng dạy mà lựa chọn khai thác cho phù hợp.


×