Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM và đề XUẤT BIỆN PHÁP cải THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.48 MB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
theo hướng phát triển bền vững. Cùng với sự gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất
với quy mô ngày càng mở rộng, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu
tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều
kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở rộng và phát triển
nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao
mức sống chung của tồn xã hội. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế cũng gia tăng phát
thải CTR ra môi trường, cả CTRSH và CTR từ các nguồn khác. Điều này đã, đang
và sẽ tạo ra rất nhiều sức ép lên môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của
toàn xã hội.
Núi Thành là huyện đồng bằng ven biển cực Nam của tỉnh Quảng Nam với địa hình
nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đường bờ biển dài, cảnh quan tươi đẹp, tỷ lệ
diện tích đồng bằng sơng, biển lớn dẫn đến hiện trạng dân số tập trung tại đây và gia
tăng nhanh. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trong những năm gần
đây và tới đây tập trung rất nhiều vào phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ trên
địa bàn huyện này. Sự mở rộng nhanh chóng các khu cơng nghiệp, khu dịch vụ, đô
thị tại đây đã dẫn đến hiện trạng phát thải CTR gia tăng khủng khiếp. Tuy nhiên, ý
thức người dân, cơng tác quản lý mơi trường nói chung và CTR nói riêng tại đây
khơng đồng hành cùng sự phát triển này, chất thải rắn không được thu gom hết và
xử lý không triệt để đã làm ô nhiễm nghiêm trọng mơi trường khơng khí, nước mặt
và nước ngầm nơi đây. Nếu khơng có những biện pháp xử lý kịp thời và cấp bách,
CTR và nước thải sẽ kìm hãm sự phát triển, hủy hoại môi trường sống của cộng
đồng dân cư đông đúc và các hệ sinh thái nơi đây đến mức khó có thể phục hồi.
Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề này, đồng thời mong muốn đóng góp
một phần nhỏ vào sự phát triển của quê hương, em lựa chọn đồ án tốt nhiệp với tiêu
đề: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam và đề xuất biện pháp cải thiện”. Các kết quả đạt được của đề tài sẽ là
cơ sở cho các nhà quản lý tại địa phương điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong
cơng tác quản lý CTR, góp phần cải tạo môi trường huyện Núi Thành, nâng cao
chất lượng đời sống người dân khu vực.



1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTR:

Chất thải rắn

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

BVMT:

Bảo vệ môi trường

UBND:

Uỷ ban nhân dân

KCN:

Khu công nghiệp

CNN:

Cụm công nghiệp


2


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGƠ THỊ THU THẢO

DANH MỤC HÌNH
Hình1. Rác thải, thuốc BVTV đổ thải bừa bãi xuống kênh mương – đồng ruộng
Hình 2. Hiện trạng phát thải rác thải xuống ao, hồ, sơng và bãi đất trống
Hình 3. Hiện trạng phát thải bừa bãi
Hình 4. Bãi rác Tam Xuân
Hình 5. Địa điểm thực hiện khảo sát trên địa bàn huyện Núi Thành
Hình 6. Rác thải được phân loại tại nhà và chỗ thu gom
Hình 7. Kết quả khảo sát tỷ lệ các thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Núi Thành
Hình 8. Biểu đồ thể hiện sự phát thải CTRSH hàng ngày ở các hộ gia đình tại ba khu vực khảo sát
(lưu ý rằng ngày thể hiện trên sơ đồ là ngày theo lịch âm)
Hình 9. Biểu đồ so sánh lượng rác thải hữu cơ phát thải theo ngày giữa các khu vực khảo sát
Hình 10. Biểu đồ so sánh lượng phát thải rác thải vơ cơ giữa các tại khu vực khảo sát
Hình 11. Biểu đồ so sánh lượng phát thải rác thải tái chế giữa các tại khu vực khảo sát
Hình 12. Vứt rác bừa bãi ở chợ
Hình 13. Rác thải thơng thường và rác y tế được phân loại trước khi xử lý
Hình 14. Thùng rác được đặt xung quanh trường học
Hình 15. CTR từ hoạt động xây dựng, phá hủy đổ thải dọc đường
Hình 16. Phân bón và thuốc BVTV vứt lại trên đồng ruộng
Hình 17. Sơ đồ hệ thống quản lý CTR tại huyện Núi Thành
Hình 18. Qúa trình thu gom rác thải
Hình 19. Hiện trạng rác thải vứt bừa bãi dọc theo đường giao thông tại ngã ba đường 618
Hình 20. Hiện trạng thu gom cũng như phát thải bừa bãi ven đường tại xã Tam Nghĩa
Hình 21. Thùng rác và xe thu gom rác loại 600 lit

Hình 22. Rác thải chất thành đống gây bốc mùi hôi thối tại huyện Núi Thành
Hình 23. Thu gom CTR y tế tại cơ sở bệnh viện và các trạm y tế
Hình 24. Các phế thải từ cơng trình xây dựng
Hình 25. Bao bì, vỏ chai thuốc BVTC vứt ngổn ngang ngồi đồng
Hình 26. Sơ đồ cách xử lý CTR tại các cơ sở y tế tại huyện Núi Thành
Hình 27. Lò đốt rác tải nguy hại tại xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành
Hình 28. Hình ảnh cơ sở thu mua phế liệu
Hình 29. Qúa trình chơn lấp rác
Hình 30. Bãi rác Tam Xuân II và Tam Nghĩa tại huyện Núi Thành
3


Hình 31. Biểu đồ tổng hợp các tồn tại nguyên nhân và giải pháp

4


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Hiện trạng phân bố dân cư theo địa bàn hành chính
Bảng 2. Hệ số phát thải trung bình tại các khu vực khảo sát
Bảng 3. Tổng lượng rác thải tại huyện Núi Thành năm 2021 và 20 năm tiếp theo
Bảng 4. Bảng thống kê rác thải tại các chợ ở huyện Núi Thành
Bảng 5. Phân loại chất thải và nguồn phát sinh chất thải tại bệnh viện
Bảng 6. Khối lượng phát sinh CTR từ hoạt động y tế tại huyện Núi Thành
Bảng 7. Các loại CTR điển hình từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất của các nhà máy

Bảng 8. Tổng lượng thải phát sinh
Bảng 9. Phí thu gom rác thải các loại trên địa bàn huyện Núi Thành
Bảng 10. Tổng khối lượng thu gom

5


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................2
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................4
MỤC LỤC.................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................8
I. Hiện trạng quản lý chất thải rắn (CTR) ở VN.........................................................8
II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa bàn huyện Núi Thành............................10
III. Sự cần thiết phải tiến hành, mục đích, nội dung và kết quả mong đợi của đồ
án................................................................................................................................. 11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................13
I. Khảo sát thực tế....................................................................................................13
a. Khảo sát hiện trạng phát thải CTRSH...............................................................13
b. Vị trí khảo sát...................................................................................................13
c. Thời gian khảo sát.............................................................................................15
d. Phương pháp khảo sát.......................................................................................15
II. Thu thập dữ liệu....................................................................................................16
III. Xử lý số liệu........................................................................................................16
IV. Đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng.................16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.............................................................................................17
3.1 Chất thải rắn sinh hoạt:...................................................................................17
3.1.1. Thành phần rác thải:................................................................................17

3.1.2. Đặc điểm phát thải CTR sinh hoạt theo các ngày trong ngày, tuần..........18
3.1.3. Tổng lượng phát thải CTR sinh hoạt:.......................................................18
a) Lượng rác Hữu Cơ:.......................................................................................18
b) Lượng rác vô cơ............................................................................................19
c) Lượng rác Tái Chế.........................................................................................20

6


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

3.2. CTR phát sinh từ chợ, trung tâm thương mại, trung tâm giải trí và đường
nội đơ.................................................................................................................... 22
3.3. CTR phát sinh từ các cơ sở y tế và bệnh viện................................................23
3.3.1. Hiện trạng CTR phát sinh từ trụ sở, cơ quan, trường học........................25
3.3.2. CTR phát sinh từ cơng trình xây dựng, phá hủy......................................25
3.3.3. CTR phát sinh từ hoạt động công nghiệp.................................................26
3.3.4. CTR phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp..........................................27
3.3.5. Tổng hợp lượng rác phát sinh trên toàn huyện Núi Thành.......................27
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ SAU THU GOM CÁC BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ ĐANG ÁP DỤNG TẠI KHU VỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÒN
TỒN TẠI..................................................................................................................... 28
I. Hiện trạng hệ thống quản lý CTR tại huyện Núi Thành....................................28
II. Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTR ở huyện Núi Thành...........................28
II.1. Hiện trạng thu gom CTRSH......................................................................30
II.2. Hiện trạng thu gom CTR phát sinh từ chợ, trung tâm thương mại.............33
III. Phương pháp đốt.............................................................................................38
III.1. Phương pháp thu hồi, tái chế - tái sử dụng................................................38

III.2. Phương pháp chôn lấp..............................................................................39
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN...................................................41
I. Nguyên nhân của những tồn tại.........................................................................41
II. Mô tả chi tiết các biện pháp đề xuất.................................................................43
II.1. Thực hiện các chương trình giáo dục, nâng cao trình độ nhân sự...............43
II.2. Bổ sung thêm chính sách phân loại rác tại nguồn.......................................43
II.3. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân......................................43
II.4. Đầu tư công nghệp xử lý rác hiện đại.........................................................44
II.5. Bổ sung nhân sự, thu gom vận chuyển và xử lý theo lượng rác..................44
II.6. Bổ sung thiết bị cịn thiếu...........................................................................44
II.7. Thay đổi cách tính phí thu gom và xử lý: phí thu gom + xử lý được thu
gom 1 lần, dựa trên lượng rác phát thải................................................................44
II.8 Bổ sung các chế tài xử lý các vi phạm.........................................................45
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHI..................................................................46
7


I. Kết luận............................................................................................................. 46
II. Kiến nghị.........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................47
PHỤ LỤC............................................................................................................. 48

8


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

I. Hiện trạng quản lý chất thải rắn (CTR) ở VN
Trong thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề sản xuất trên phạm
vi cả nước đã đem lại sự thay đổi lớn lao cho bộ mặt đất nước. Kinh tế phát triển
làm nâng cao chất lượng sống cũng như làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người
dân. Bên cạnh các lợi ích khơng thể phủ nhận của việc phát triển kinh tế, nhu cầu sử
dụng các loại hàng hóa, nguyên vật liệu ngày càng tăng đồng hành cùng với sự gia
tăng dân số và sự thay đổi hành vi tiêu dùng đã dẫn đến lượng chất thải rắn phát
sinh tăng nhanh chóng về cả số lượng và sự phức tạp về thành phần. Điều này đã và
đang gây gây áp lực rất lớn lên mơi trường cũng như tạo thêm nhiều khó khăn cho
cơng tác quản lý và xử lý.
Tại Việt Nam 10 năm trở lại đây, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh và lan rộng đã
tác động sâu sắc đến khu vực nông thôn. Năm 2020, tổng dân số khu vực này là
35,95 triệu người, tương đương với 65,6% dân số của cả nước (1). Theo Tổng cục
Thống kê, tỷ lệ phát thải trung bình chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) năm 2018 tại
khu vực nông thôn là 0,45 kg/người/ngày, đồng nghĩa với 28.394 tấn/ngày hay
10.363.810 tấn/năm.
Ở khu vực này, CTRSH phần lớn là rác hữu cơ, dễ phân hủy được chủ yếu tận dụng
tại chỗ làm phân bón hoặc đổ thải lộ thiên, một lượng nhỏ hơn được thu gom chôn
lấp, nhưng hầu hết không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Công tác thu gom CTRSH tại nông thôn cũng đã được chú trọng hơn trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, hoạt động này chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng.
Còn ở khu vực miền núi, do tập quán sinh hoạt nên phần lớn rác thải vẫn được các
hộ dân tự thu gom và xử lý tại nhà (đổ ra vườn). Theo thống kê, có khoảng 60% số
thơn hoặc xã trên cả nước có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% thơn, xã đã hình
thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực
nơng thơn vẫn cịn rất thấp, mới đạt khoảng 45 - 50% (1). Đối với CTR nguy hại
như bao bì, vỏ chai nhựa từ thuốc BVTV… việc thu gom còn rất hạn chế, thông
thường sẽ được người dân tiện tay vứt xuống ruộng, ao hồ, kênh mương hoặc vứt
bên dọc đường đi. Trên thực tế, ở những khu vực nông thôn dân cư thưa thớt, không
thuận tiện cho việc lưu thơng thì việc thu gom CTRSH ở đây chủ yếu dựa vào ý

thức của người dân là chính chứ chưa có sự quản lý của chính quyền địa phương
hay từ các cơ quan quản lý nào. Điều này đã, đang và sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho
môi trường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người dân (Hình 1).
9


Hình1. Rác thải, thuốc BVTV đổ thải bừa bãi xuống kênh mương – đồng ruộng

Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng
nhanh do cả hai yếu tố là tỷ lệ phát thải tăng và gia tăng dân số. Theo Báo cáo môi

trường quốc gia năm 2019, lượng CTRSH phát sinh ở khu vực đô thị trên cả nước là
35.624 tấn/ngày hay 13.002.760 tấn / năm, chiếm đến 55,65% tổng lượng CTRSH
phát sinh trên cả nước trong khi dân số tại khu vực này vào năm 2019 là 33.114.850
người (chiếm 34.4% tổng dân số quốc gia). Tỷ lệ phát thải CTRSH trung bình ở khu
vực đơ thị là 1,076 kg/người/ngày (1) với mức gia tăng trung bình 12% mỗi năm
(1). Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển
mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),… Các
đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và
với tỷ lệ tăng ít hơn (~5,0%).
Lượng cịn lại từ các cơng sở, đường phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể
năm 2019 cho thấy, khối lượng CTR tăng đáng kể ở địa phương có tốc độ đơ thị
hóa, cơng nghiệp hóa cao và du lịch như Thành Phố HCM (9.400 tấn/ngày), thủ đô
Hà Nội (6.500 tấn/ngày)(2). Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt do Công ty mơi trường đơ thị hoặc Cơng ty cơng trình đô thị thực hiện.
Mặc dù tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt vẫn tăng qua hàng năm, nhưng do lượng CTR
phát sinh lớn, năng lực thu gom còn hạn chế, cùng với ý thức cộng đồng chưa cao
nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo công bố chính thức từ trang web của
Chính phủ năm 2018, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và

một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành
trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia
đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Cũng theo trang web này thì năm
2019, tỷ lệ thu gom CTRSH trung bình tại khu vực đơ thị là 92%, tuy nhiên độ
10


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGƠ THỊ THU THẢO

chính xác của con số này cũng là điều cần phải cân nhắc. Có thể thấy được, ngồi
lượng rác thải đã được quản lý, thu gom thì lượng rác cịn lại do ý thức người dân
cịn kém vứt xuống các ao, hồ, sơng suối, vùng đất trống,… là khá lớn. Điều này là
mối đe dọa rất lớn đến chất lượng sống của người dân như ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm cũng như ơ nhiễm mơi trường khơng khí (Hình 2).
Hình 2. Hiện trạng phát thải rác thải xuống ao, hồ, sông và bãi đất trống

CTRSH nói riêng và CTR nói chung ở Việt Nam sau khi thu gom được xử lý chủ
yếu bằng phương pháp chôn lấp. Theo

thống kê của Tổng cục Môi trường 2020 (Bộ Tài nguyên và Môi trường – TN&MT)
(3), tại Việt Nam có hơn 900 bãi chơn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến
20% bãi chơn lấp hợp vệ sinh (chưa đến 180 bãi là chôn lấp hợp vệ sinh), cịn lại là
các bãi chơn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã (cịn 1 số
bãi rác hiện đã đóng cửa). Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác
tạm, lộ thiên, khơng có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác. Đây là nguyên nhân
gây nên rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường, đặc biệt là mơi trường khơng
khí, mơi trường đất và nước ngầm. Các tác nhân gây ô nhiễm như chất hữu cơ, kim
loại nặng, vi sinh vật gây bệnh,…hủy hoại cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư

cũng như các hệ sinh thái khu vực. Rác thải vứt bừa bãi cũng làm giảm mỹ quan đô
thị.
II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa bàn huyện Núi Thành
Núi Thành là huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, là trung tâm phát triển
công nghiệp nhanh và mạnh nhất khu vực. Khu kinh tế Mở Chu Lai được đánh giá
là khu kinh tế thành công nhất Việt Nam. Núi Thành đóng góp hơn 60% tổng thu
ngân sách của tỉnh. Kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
11


Nhiều năm trở lại huyện Núi Thành đã từng bước đổi mới. Các khu công nghiệp –
đô thị mọc lên đã phần nào giúp cho đời sống của người dân được cải thiện rất
nhiều. Tuy nhiên, đời sống người dân nâng cao đi cùng với nhu cầu sử dụng hàng
hóa tăng nhanh nhưng ý thức người dân không theo kịp sự phát triển này đã dẫn đến
rất nhiều hệ lụy. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng rất nhanh, đồng thời với ý thức bảo vệ
môi trường rất kém dẫn đến sự phát thải bừa bãi rác thải sinh hoạt khắp nơi (Hình
3). Chất thải rắn khơng được thu gom hết và xử lý không triệt để đã làm ô nhiễm
nghiêm trọng mơi trường khơng khí, nước mặt và nước ngầm nơi đây, làm cho Núi
Thành cũng là một điểm nóng về mơi trường. Sự phản đối của nguời dân về bãi rác
Tam Xuân và Tam Nghĩa là một ví dụ điển hình của thực trạng này. Nếu khơng có
những biện pháp xử lý kịp thời và cấp bách, CTR và nước thải sẽ kìm hãm sự phát
triển, hủy hoại môi trường sống của cộng đồng dân cư đông đúc và các hệ sinh thái

nơi đây đến mức khó có thể phục hồi.
Hình 3. Hiện trạng phát thải bừa bãi

III. Sự cần thiết phải tiến hành, mục đích, nội dung và kết quả mong đợi của
đồ án
Tất cả những điều trên cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đánh giá lại hiện trạng

phát thải, thu gom, xử lý cũng như quản lý CTR trên địa bàn huyện Núi Thành, chỉ
ra những tồn tại trong công tác này và đề ra biện pháp xử lý để cải thiện hiện trạng.
Và đây chính là lí do để em thực hiện đề tài này.
Mục đích của đề tài này là đánh giá hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý và quản lý
chất thải rắn trên địa bàn huyện Núi Thành và đề xuất giải pháp để cải thiện hiện
trạng nhằm nâng cao chất lượng sống cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
12


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

- Đánh giá hiện trạng phát thải CTR tại huyện Núi Thành
- Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý CTR tại địa bàn
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý trên địa bàn, chỉ ra những điểm đạt được,
cũng như các nguyên nhân của các tồn tại trong công tác này
- Đề xuất biện pháp cải thiện hiện trạng
Các kết quả đạt được của đề tài sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý tại địa phương điều
chỉnh, bổ sung các chính sách trong cơng tác quản lý CTR, góp phần cải tạo mơi
trường huyện, hướng đến sự phát triển bền vững khu vực.
Hình 4. Bãi rác Tam Xuân II

13


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Khảo sát thực tế
a. Khảo sát hiện trạng phát thải CTRSH

Để có thể đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom CTR trên địa bàn huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam em tiến hành điều tra và khảo sát thực tế CTR tại các hộ
dân cư. Khảo sát về lượng rác phát sinh, thành phần rác thải, các phương pháp thu
gom, hình thức vận chuyển CTRSH, ý thức và thái độ của người dân trong vấn đề
thu gom CTR. Từ đó có thể đánh giá chính xác về hiện trạng của khu vực, tạo tiền
đề cho những đề xuất biện pháp cải tiến.
b. Vị trí khảo sát
Để đánh giá chính xác hiện trạng phát thải tại địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam, em khảo sát thực tế tại các khu dân cư. Theo niên giám thống kê, dân số
huyện Núi Thành năm 2020 là 156.48 người, phân bố trên địa bàn 16 xã và 1 thị
trấn như được thể hiện trên Bảng 1 (4).
Bảng 1. Hiện trạng phân bố dân cư theo địa bàn hành chính
STT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17

Thị trấn Núi Thành
Xã Tam Xuân I
Xã Tam Xuân II
Xã Tam Tiến
Xã Tam Sơn
Xã Tam Thạnh
Xã Tam Anh Bắc
Xã Tam Anh Nam
Xã Tam Hòa
Xã Tam Hiệp
Xã Tam Hải
Xã Tam Giang
Xã Tam Quang
Xã Tam Nghĩa
Xã Tam Mỹ Đông
Xã Tam Mỹ Tây
Xã Tam Trà

457,48
1.727,25
2.359,28
2.091,43
5.402,46
5.395,80

2.100
2.191
2.260,81
3.758,36
1.560,71
1.283,52
1.137,97
5.167,75
1.727
5.104
9.712,62

Dân số (người)

Mật độ dân
(người/km2)

số

11.314
2.473 người/km²
13.961
808 ngời/km2
13.452
570 người/km²
12.863
615 người/km²
5.276
97.66 người/km²
4.588

85,03 người/km²
7.250
345,24 người/km²
10.539
481,01 người/km²
9.687
428,47 người/km²
11.558
307,53 người/km²
8.965
574,42 người/km²
6.782
43839 người/km²
14.736
1.295 người/km²
13.365
258,62 người/km
2.240
129,7 người/km²
6.639
130,1 người/km²
3.265
33,6 người/km²
(theo Niên giám thống kê 2020)

14


Đồ án tốt nghiệp


SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

Như được thể hiện cụ thể ở Bảng 1, khu vực có mật độ dân cư cao nhất huyện là thị
trấn Núi Thành (2.473 người/ km²), khu vực có mật độ dân số trung bình tại xã Tam
Quang (1.295 người/ km²) và khu vực có dân cư thấp nhất tại xã Tam Trà (33,6
người/km²). Theo các nghiên cứu thực tế trước đây, những khu vực có mức sống
cao hơn thì lượng rác phát thải ra môi trường cũng sẽ nhiều hơn những khu vực có
mức sống thấp. Đây cũng là điều mà cá nhân em quan sát bằng mắt thường thấy.
Vậy để phản ánh một cách thực tế và khách quan, khu vực tiến hành thực hiện khảo
sát bao gồm những địa điểm có có mật độ dân cư khác nhau. Trên địa bàn huyện
Núi Thành, thị trấn là nơi tập trung dân cư cao nhất, đây cũng là trung tâm của
huyện và có mức sống trung bình cao nhất (theo quan sát bằng mắt thường). Với lý
do này, ba khu vực có mật độ dân cư cao, trung bình và thấp được lựa chọn để khảo
sát là thị trấn Núi Thành, xã Tam Quang và xã Tam Trà.
Hình 5. Địa điểm thực hiện khảo sát trên địa bàn huyện Núi Thành

15


Như đã thể hiện ở trên, thị trấn Núi Thành và hai xã Tam Trà và Tam Quang là ba
khu vực được lựa chọn để khảo sát. Tại thị trấn Núi Thành, em chọn 5 hộ gia đình
ở khu vực có mức thu nhập kinh tế cao và 5 hộ gia đình nằm trong khu vực chủ yếu
là người dân lao động (buôn bán nhỏ lẻ) được lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên.
Tương tự, tại mỗi xã Tam Quang và Tam Trà, 10 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu
nhiên để khảo sát. Các hộ khảo sát có số lượng nhân khẩu / hộ đa dạng, điều này
nhằm khảo sát xem liệu số khẩu của mỗi gia đình có ảnh hưởng đến tỷ lệ phát thải
hay không?
b. Thời gian khảo sát
Do tùy thuộc vào hình thức thu gom trên khu vực và tuyến đường từ đó lượng rác
được dồn lại đổ thải là khác nhau nên em đã tìm hiểu về thời gian đổ rác để thực

hiện khảo sát.
Về nguyên tắc, để thể hiện rõ hiện trạng phát thải sinh hoạt trong khu vực, mức độ
phát thải CTRSH cần được khảo sát trong khoảng thời gian ít nhất là 1 tháng để
kiểm tra sự khác biệt giữa các ngày trong tuần, giữa các ngày trong tháng. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thời gian làm đồ án của em bị rút ngắn lại
nên em khơng có đủ thời gian để khảo sát như vậy. Các hộ được lựa chọn trên mỗi
khu vực là đối tượng được khảo sát liên tục trong 7 ngày (từ ngày 12/3 đến 18/3
dương lịch nhằm ngày 29/1 đến 6/2 âm lịch). Điều này nhằm mục đích kiểm tra
xem có sự khác biệt nào trong tỷ lệ phát thải giữa các ngày này trong tuần, trong
tháng và ngày lễ hay khơng? Đây chính là cơ sở cho việc lập kế hoạch thu gom
CTRSH sau này.
d. Phương pháp khảo sát
Trên cơ sở đặc điểm thành phần của rác thải sinh hoạt, nhằm thể hiện rõ sự khác
biệt về thành phần rác thải phát sinh ra môi trường, tạo cơ sở cho các đề xuất xử lý
CTR sau này, rác thải sinh hoạt tại các hộ này được khảo sát, có phân loại ngay tại
nguồn thành 3 loại là hữu cơ, rác thải tái chế được và khơng tái chế được. Trong q
trình khảo sát rác thải của từng hộ gia đình được phân loại tại nguồn và được cân
một cách chính xác từng loại.

16


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGƠ THỊ THU THẢO

Hình 6. Rác thải được phân loại tại nhà và chỗ thu gom

II. Thu thập dữ liệu
Bên cạnh việc tiến hành khảo sát hiện trạng phát thải thực tế tại hai xã và một thị

trấn đã lựa chọn và quan sát tổng thể trên toàn bộ vùng nghiên cứu, hiện trạng phát
thải, thu gom xử lý và quy trình quản lý chất thải rắn trên địa bàn cịn được đánh giá
thơng qua các tài liệu thu thập từ các cá nhân trực tiếp thực hiện việc thu gom, xử lý
và từ trên các phương tiện truyền thơng chính thống, mạng xã hội, báo chí…
III. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được đưa vào file exel để xử lý, nhằm thể hiện được mức độ
phát thải cũng như mối liên hệ giữa tỷ lệ phát thải với các yếu tố khác như số khẩu
trong mỗi hộ và thời điểm phát thải trong tháng (ngày bình thường, ngày rằm, ngày
mùng 1), thành phần và tính chất rác thải của từng hộ gia đình.
IV. Đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng
Trên cơ sở quan sát thực tế và các số liệu thu thập được, các quy định về bảo vệ môi
trường, quy chuẩn về chất lượng môi trường của nhà nước và so sánh các số liệu thu
thập được trong quá trình khảo sát với số liệu từ các cơ quan quản lý cung cấp em
rút ra nhận xét về hiện trạng quản lý chất thải rắn của khu vực. Dựa vào kết quả về
hiện trạng này, kết hợp với phân tích năng lực thực tế của địa phương, em đề xuất
các biện pháp cải thiện những tồn tại trong công tác quản lý CTR này.

17


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
3.1.1. Thành phần rác thải

%

Kết quả khảo sát cho thấy thành phần rác thải cho thấy khơng có sự chênh nhau q
lớn giữa ba khu vực khảo sát. CTR chủ yếu là hữu cơ, với tỷ lệ dao động xung
quanh 72 - 78%, CTR vơ cơ là 15 – 18% cịn tái chế chiếm khoảng 9 - 15%. Riêng
đối với rác thải vơ cơ thì thành phần khối lượng của nylon lại chiếm tỷ lệ cao, chủ

yếu do việc đổ thải theo thói quen của người dân là dùng bao nylon để bọc bên
ngoài khi đổ rác. Thành phần CTR tại ba khu vực khảo sát được thể hiện qua biểu
đồ trong Hình 7.

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Thị Trấn

Tam Quang
Hữu Cơ

Vơ Cơ

Tam Trà

Tái Chế

Hình 7. Kết quả khảo sát tỷ lệ các thành phần rác thải sinh hoạt tại các khu vực trên địa bàn huyện
Núi Thành

3.1.2. Đặc điểm phát thải CTR sinh hoạt theo các ngày trong tuần, tháng

Hình 8. Biểu đồ thể hiện sự phát thải CTRSH hàng ngày ở các hộ gia đình tại ba khu vực khảo sát
(lưu ý rằng ngày thể hiện trên sơ đồ là ngày theo lịch âm)

18


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

Xã Tam Trà

Kg/người/ngày

1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0

29,Thứ 7 1, Chủ Nhật 2, Thứ 2

3, Thứ 3

4 , Thứ 4

5, Thứ 5


6, Thứ 6

4 , Thứ 4

5, Thứ 5

6, Thứ 6

Ngày - Thứ
Xã Tam Quang
1.4
Kg/người/ngày

1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0

29,Thứ 7 1, Chủ Nhật 2, Thứ 2

3, Thứ 3

Ngày - Thứ

Kết quả khảo sát đặc điểm phát thải CTRSH tại các khu vực theo các ngày trong
tuần và trong tháng được thể hiện qua Hình 8. Qua đó ta thấy tỷ lệ phát thải CTR
trung bình của mỗi người ở các khu vực khảo sát có sự khác biệt rõ ràng theo các

ngày trong tuần, trong tháng. Cụ thể, CTRSH phát thải cao nhất vào ngày Chủ nhật,
cũng là ngày đầu tháng âm lịch; thấp nhất là ngày thứ hai và thứ ba, chứng tỏ lượng
rác ở ngày đầu tuần thường thấp hơn so với những ngày còn lại. Sự khác biệt này
khá tương đồng tại các khu vực.
3.1.3. Tổng lượng phát thải CTR sinh hoạt
a. Lượng rác hữu cơ
Kết quả so sánh lượng rác hữu cơ tại các khu vực theo các ngày trong tuần được thể
hiện qua Hình 9. Qua đó, ta thấy CTR hữu cơ dao động không đồng đều qua các
ngày thực hiện nghiên cứu, thấp nhất vào ngày 2 và ngày 3 âm lịch, là những ngày
đầu tuần và cao nhất vào ngày chủ nhật là ngày mùng 1 và cũng ngày cuối tuần.

19


Kg/người/ngày

0.2
0.18
0.16
0.14
0.12
0.1
0.08
0.06
0.04
0.02
0
29,Thứ 7 1, Chủ Nhật

2, Thứ 2


3, Thứ 3

4 , Thứ 4

5, Thứ 5

6, Thứ 6

Ngày - Thứ
Thị Trấn

Tam Quang

Tam Trà

Kg/người/ngày

Hình 9. Biểu đồ so sánh lượng rác thải hữu cơ phát thải theo ngày giữa các khu vực khảo sát
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
29,Thứ 7 1, Chủ Nhật


2, Thứ 2

3, Thứ 3

4 , Thứ 4

5, Thứ 5

6, Thứ 6

Ngày - Thứ
Thị Trấn

Tam Quang

Tam Trà

Hình10. Biểu đồ so sánh lượng phát thải rác thải vô cơ giữa các tại khu vực khảo sát

b. Lượng rác vô cơ
Kết quả so sánh lượng rác vô cơ tại các khu vực theo các ngày trong tuần được thể
hiện qua Hình 10. Qua đó ta thấy lượng rác thải vô cơ tại cả ba khu vực đều dao
động tương đối đồng đều. Nhìn chung lượng rác vơ cơ tăng tương đối cao vào hai
ngày là ngày 29 ngày 1, các ngày cịn lại thì thấp hơn.

20


Đồ án tốt nghiệp


SVTH: NGƠ THỊ THU THẢO

Hình11. Biểu đồ so sánh lượng phát thải rác thải tái chế giữa các tại khu vực khảo sát

c. Lượng rác tái chế
Kết quả so sánh lượng rác tái chế tại các khu vực theo các ngày trong tuần được thể

hiện qua Hình 11. Nhìn chung CTR tái chế của 3 nơi khá thấp, dao động trong
khoảng 0.06 – 0.105 kg/người/ngày, tỷ lệ này khá đồng đều giữa các khu vực. Khu
vực có tỷ lệ phát thải rác tái chế cao nhất tại xã Tam Quang và thấp nhất tại xã Tam
Trà.
d. Tổng lượng rác thải
Tỷ lệ phát thải CTR sinh hoạt trung bình đầu người tại khu vực khảo sát được thể
hiện qua Bảng 2. Qua đó cho thấy tỷ lệ này cao nhất là tại thị trấn Núi Thành, với
0,86 kg/người/ngày và thấp nhất là tại xã Tam Trà với 0,72 kg/người/ngày. Con số
này tại xã Tam Quang là 0.82 kg/người/ngày. Tính trung bình, tỷ lệ phát thải trên
địa bàn huyện vào thời điểm khảo sát là 0.806 kg/người/ ngày.
Bảng 2: Hệ số phát thải trung bình tại các khu vực khảo sát
STT
1
2
3
Trung bình tồn huyện

Địa điểm
Thị Trấn Núi Thành
Xã Tam Quang
Xã Tam Trà


Hệ số phát thải (kg/người/ngày)
0.86
0.82
0.72
0.806

Theo niên giám thống kê của huyện Núi Thành, dân số toàn huyện năm 2020 là
156.480 người và tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 1,033%. Với tỷ lệ phát thải 0.806 kg/
người/ ngày và tỷ lệ gia tăng phát thải 2.5% người/ năm (theo nghiên cứu của Tổ
chức Ngân hàng thế giới) ta có tổng lượng phát thải tồn huyện trong 20 năm tới
như được thể hiện qua Bảng 3 sau:
21


Bảng 3.
Tổng
lượng
rác thải
tại
huyện
Núi
Thành
năm
2021 và
20 năm
tiếp
theo:X
Năm
2020
2021

2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034
2035
2036
2037
2038
2039
2040
2041

Dân số

156.480
158.096
159.730
161.380
163.047
164.731
166.433

168.152
169.889
171.644
173.417
175.208
177.018
178.847
180.694
182.561
184.447
186.352
188.277
190.222
192.187
194.172

Hệ số phát Tổng lượng phát Tổng lượng Tổng lượng phát
thải(kg/
thải/ngày (kg)
phát
thải/ thải/ năm (tấn)
người/
tháng (tấn)
ngày)

0.806
0.826
0.847
0.868
0.890

0.912
0.935
0.958
0.982
1.007
1.032
1.058
1.084
1.111
1.139
1.167
1.197
1.226
1.257
1.289
1.321

127.426
131.961
136.657
141.520
146.557
151.772
157.174
162.767
168.560
174.559
180.771
187.204
193.866

200.766
207.911
215.310
222.972
230.908
239.125
247.635
256.448

3,823
3,959
4,100
4,246
4,397
4,553
4,715
4,883
5,057
5,237
5,423
5,616
5,816
6,023
6,237
6,459
6,689
6,927
7,174
7,429
7,693


45,873
47,506
49,196
50,947
52,760
54,638
56,583
58,596
60,682
62,841
65,077
67,393
69,792
72,276
74,848
77,512
80,270
83,127
86,085
89,149
92,321

X

3.2. CTR phát sinh từ chợ, trung tâm thương mại, trung tâm giải trí và đường
nội đơ
Hiện nay, theo thống kê thì trên địa bàn quận có 13 chợ lớn nhỏ, trong đó hai chợ
lớn nhất là chợ TT Núi Thành và chợ Tam Quang. Qua quá trình thu thập, tổng
22



Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO

lượng CTR phát sinh từ chợ được thể hiện qua Bảng 4. Thành phần CTR tại các chợ
này chủ yếu là rau củ quả hư, xác động vật, xác cá, tôm, … và rác thải vơ cơ (phần
lớn là các túi, bao bì nylon. Tại các chợ này, CTR thường được vứt bừa bãi trên nền,
như được thể hiện qua Hình 12.
Hình 12. Vứt rác bừa bãi ở chợ
Bảng 4. Bảng thống kê rác thải tại các chợ ở huyện Núi Thành
Tên chợ

Khu vực
TT Núi Thành

Lượng rác/ngày( tấn)
3

Chợ TT Núi
Thành
Chợ An Tân
TT Núi Thành

1

Chợ Trạm

Tam Hiệp


2.3

Chợ Chu Lai

Tam Nghĩa

2

Chợ Tam Quang

Tam Quang

2.2

Chợ Chùa

Tam Quang

1

Chợ Tam Anh

Tam Anh

2

Chợ Bà Bầu

Tam Xuân 2


1.5

Chợ Kỳ Trung

Tam Tiến

1.2

Chợ Tân
Trung

Tam Tiến

1.5

Chợ Tam Giang

Tam Giang

1.5

Chợ Mới

Tam Mỹ Đông

0.7

Chợ Cà đó


Tam Mỹ Tây

1.5

Tổng

Bình

21.4

3.3. CTR phát sinh từ các cơ sở y tế và bệnh viện
Trên cả địa bàn huyện Núi Thành, đơn vị y tế thuộc nhà nước hiện có 1 bệnh viện
đa khoa, 17 trung tâm và trạm y tế thuộc các xã và một số cơ sở khám chữa bệnh tư
nhân. Trong đó bệnh viện Đa Khoa Trung ương Quảng Nam có quy mơ khoảng 200
giường bệnh và các trung tâm y tế tại các xã là 12 giường bệnh.
Nguồn phát sinh chất thải và thành phần chất thải tại bệnh viện đa khoa trung ương
Quảng Nam rất đa dạng nhưng chủ yếu là lượng phát sinh từ các hoạt động khám
chữa bệnh, sinh hoạt của bệnh nhân, người thăm bệnh và các cán bộ, nhân viên tại
bệnh viện nên được phân loại rất cụ thể (Hình 13).
23


Hình 13. Rác thải thơng thường và rác y tế được phân loại trước khi xử lý

Bảng 5. Phân loại chất thải và nguồn phát sinh chất thải tại bệnh viện
Loại chất thải

Nguồn phát sinh

Chất thải sinh hoạt


Nhà bếp, người bệnh mang đồ ăn thức uống vào, khu vực phát cơm tình
thương, căn tin, văn phịng làm việc của cán bộ y tế, các phòng bệnh, lá
cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...

Chất thải y tế nguy hại

Thuốc, hóa chất, dược phẩm quá hạn, chất tẩy trùng;

24


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: NGÔ THỊ THU THẢO
Chụp phim, các dụng cụ dính thuốc gây độc, nhiệt kế vỡ,…
Các ống bơm, kim tiêm, truyền dịch, từ các phòng bệnh, dao mổ,..
Cưa, đinh vít chỉnh hình tại các phịng mổ, các ống, mảnh thủy tinh vỡ
từ các chai lọ thuốc, ống thí nghiệm đựng hóa chất,...
Từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các phịng bệnh: bơng băng, gạc,
vải thấm,...
Từ các phòng phẩu thuật, phòng sinh: các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ, các
mô, vải thấm máu, nhau thai, bông thấm máu,....

Chất thải y tế tại đây có thành phần thuộc 2 nhóm chính là chất thải sinh hoạt và
chất thải y tế nguy hại, như được thể hiện qua Bảng 5.
Khối lượng phát sinh CTR từ các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Núi Thành theo Báo
cáo hoạt động trung tâm y tế huyện Núi Thành năm 2019, số liệu điều tra hoạt động
bàn giao xử lý rác thải với Công ty Môi trường tỉnh Quảng Nam và số liệu thu gom
rác theo khu vực tại huyện được thể hiện thông qua Bảng 6.


Bảng 6. Khối lượng phát sinh CTR từ hoạt động y tế tại huyện Núi Thành

Từ bảng trên ta thấy lượng CTR từ bệnh viện đa khoa Quảng Nam chiếm đa số
trong lượng rác thải y tế trên địa bàn huyện và tổng khối lượng CTR phát sinh mỗi
ngày khoảng 182.7 kg/ngày. Trong đó chất thải y tế phát sinh khoảng 21.605
kg/ngày .
3.3.1. Hiện trạng CTR phát sinh từ trụ sở, cơ quan, trường học
Theo thống kê thì tại huyện Núi Thành có 45 trường học ở cả 3 bậc học, 3 Trường
Trung học phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp dạy
25


×