Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA sản PHẨM BÓNG đèn của CÔNG TY cổ PHẦN BÓNG đèn PHÍCH nước RẠNG ĐÔNG tại CHI NHÁNH đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.95 KB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BĨNG ĐÈN CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐƠNG TẠI
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

GVHD :

Ths.TRẦN THANH HẢI

SVTH : NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
LỚP

: K23 QTH5

MSSV : 2320251718

Đà nẵng, tháng 5 năm 2021


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Duy Tân đến nay, được


sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình, giúp đỡ của các thầy cơ, đặc biệt là các thầy cô
Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và
thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại công ty
cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đơng Chi nhánh Đà Nẵng em đã có cơ hội áp
dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời em cũng học
hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty. Cùng với nổ lực của bản thân, em
đã hồn thành bài chun đề tốt nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô trường Đại Học Duy Tân, đã truyền đạt cho em những kiến thức
bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt là thầy Trần Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn
em hồn thành tốt bài chun đề tốt nghiệp này.
Cơng ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Chi nhánh Đà Nẵng đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là: Nguyễn Thị Diễm Hương
Học lớp: K23QTH5
Khoa: Quản trị kinh doanh
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
đến quyết mua sản phẩm bóng đèn của cơng ty phần bóng đèn phích nước Rạng
Đơng Chi nhánh Đà Nẵng.” Là do bản thân thực hiện có sự hỗ trợ của giáo viên
hướng dẫn và các số liệu được nghiên cứu trong bài khơng có sao chép từ cơng

trình nghiên cứu của người khác. Tất cả những số liệu trong chuyên đề là trung
thực, chính xác và các thơng tin trích dẫn trong chun đề được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu thơng tin có gì sai sự thực tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2021
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Diễm Hương

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải
DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải
LỜI MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, kinh tế thị trường ngày càng hiện đại thì việc bán hàng cũng trở nên
khó khăn hơn do khả năng cung ứng các sản phẩm ra thị trường ngày càng đa dạng,

đòi hỏi chất lượng thỏa mãn ngày càng cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cạnh
tranh để giành lấy khách hàng ngày càng quyết liệt. Mọi doanh nghiệp trên thị
trường đều phải đối mặt với quy luận cạnh tranh gay gắt và sự đào thỉa nếu họ
khơng xác định được cho mình một chiến lược kinh doanh thích hợp trong từng giai
đoạn. Sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp khơng có nghĩa là người tiêu dùng
phảu mua ngay mà họ phải biết được những thông tin như: thông tin về doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm va dịch vụ, những lý do mà họ phải mua sản phẩm của
doanh nghiệp này chớ không phải của doanh nghiệp khác những sản phẩm và dịch
vụ tương tự. Để người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình, các doanh
nghiệp phải hiểu được những yếu tố nào tác động đến người têu dùng, từ đó có
được chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Khi hiểu được
khách hàng, các doanh nghiệp sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với hàng, tăng doanh
thu cũng như lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
Song song với việc kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các sản phẩm
liên quan đến ngành cơng nghiệp điện cũng phát triển theo, một trong số đó được kể
đến là bóng đèn điện. Từ xa xưa con người biết sử dụng lửa để tạo ra nguồn sáng.
Từ thế kỷ 19 phương pháp dùng đèn khí trở nên phổ biến và sau đó là bóng đèn dây
tóc nhưng những dịng bóng đèn này có nhiều nhược điểm nên được cải tiến và thay
thế đến hiện nay phổ biến là bóng đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang compact và
đèn LED. Những công nghệ này giúp nhiều người được tiếp cận với ánh sáng hơn,
trong khi đó có thể tiết kiệm năng lượng hơn so với trước đây. Hiểu rõ được tầm
quan trọng của thiết bị chiếu sáng này chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt. Trong hồn cảnh đó
doanh nghiệp nào hiểu đúng khách hàng để hợp tác thì doanh nghiệp đó thành cơng.
Cơng ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng là một đơn vị chuyên cung cấp,
sản xuất kinh doanh các sản phẩm bóng đèn chiếu sáng, vật tư thiết bị điện, dụng cụ
chiếu sáng, sản phẩm thủy tinh và các loại phích nước với kinh nghiệm nhiều năm

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương


Trang 5


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

trên thị trường Rạng Đơng cũng khẳng định được vị thế của mình. Nhưng ở thời
buổi cạnh tranh gay gắt như hiện tại, để giữ vững được phong độ cũng như ngày
càng phát triển thì doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, hoạt động bán hàng
hiệu quả, thu hút khách hàng hơn. Muốn vậy, trước hết công ty phải hiểu được yếu
tố nào ảnh hưởng đến khách hàng để họ mua sản phẩm của công ty. Đề tài “Nghiên
cứu những yếu tố quyết định đến việc mua sản phẩm bóng đèn điện của khách hàng
tại cơng ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chi nhánh Đà Nẵng” sẽ một
phần giải quyết được vấn đề này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.1.1.Mục tiêu chung

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bóng đèn điện
của khách hàng tại cơng ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đơng chi nhánh tại Đà
Nẵng. Tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Đưa ra
một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bóng đèn của công ty trong thời gian
tới.
1.1.2.Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Bóng đèn điện của
-

khách hàng tại cơng ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng.
Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của


-

khách hàng.
Kiểm định về quyết định mua hàng của khách hàng.
Đưa ra giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm bóng đèn điện của cơng ty

Rạng Đông tại chi nhánh Đà Nẵng.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
1.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khách hàng tại khu vực Đà Nẵng đã từng mua hoặc
đang sử dụng sản phẩm bóng đèn của cơng ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đơng
tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1.1.2.Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trong khu vực thành phố Đà Nẵng trong thời gian 2
tháng, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 6


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Các phương pháp được thực hiện bao gồm: đánh giá, so sánh, tổng hợp, quan
sát thực tế, thu thập, xử lí số liệu, phân tích, thống kê, bảng biểu, tổng hợp.
1.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu sơ cấp có từ phỏng vấn trực tiếp: Lấy ý kiến các chuyên gia.
- Dữ liệu thứ cấp có từ:
• Nguồn tài liệu nội bộ công ty: Các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả hoạt

động kinh doanh…
• Nguồn tài liệu bên ngoài: Sách, báo, các trang wed điện thử, thư viện số….
1.1.2.Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát khách
hàng bằng bảng câu hỏi chi tiết. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần
mềm SPSS 25. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA. Sau đó, tiến hành kiểm định mơ hình lý thuyết bằng phương
pháp hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc. Sau đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm bóng
đèn của cơng ty.
1.5. Ý nghĩa thực hiện đề tài

Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về người tiêu dùng, hành
vi người tiêu dùng, tiến trình ra quyết định mua và mơ hình lý thuyết hành vi người
tiêu dùng.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản
phẩm bóng đèn điện của khách hàng tại cơng ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đơng chi nhánh Đà Nẵng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng doanh thu,
lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
1.6. Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm 4 chương
Chương I. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương II. Thực trạng kinh doanh của công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đơng tại chi nhánh Đà Nẵng
Chương III. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản

phẩm bóng đèn điện của khách hàng tại cơng ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đơng tại chi nhánh Đà Nẵng
Chương IV. Kết luận và đưa ra giải pháp
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 7


Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Trang 8


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng
1.1.1.Khái niệm người tiêu dùng

Theo từ điển Kinh tế học: Người tiêu dùng là bất cứ đơn vị kinh tế nào có nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng…, thơng thường, người tiêu dùng
được coi là một cá nhân nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thể là cơ quan, các
cá nhân và nhóm cá nhân. Trong trường hợp cuối cùng, điều đáng lưu ý là, để có

quyết định, đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình chứ khơng phải cá nhân.
Theo từ điển Black’s Law Dictionary: Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là
một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc
dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhìu
văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất
đa dạng. Người tiêu dùng có người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm
dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân
hoặc hộ gia đình.
(Nguồn – Wed Wikipedia)
1.1.2.Khái niệm hành vi mua của người tiêu dùng

Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi người tiêu dùng. Sau đây có 2
định nghĩa tương đối phổ biến: Một tiêu biểu cho quan điểm truyền thống và một
tiêu biểu cho quan điểm hiện đại:
- Quan điểm truyền thống: Hành vi người tiêu dùng là hành động của những ai
tham gia trực tiếp vào việc sử dụng và hưởng lợi sản phẩm hoặc dịch vụ kinh tế
trong các tiến trình quyết định thực hiện những hành động đó. Định nghĩa này có
tính truyền thống của lĩnh vực ngành.
- Quan điểm hiện đại: Hành vi người tiêu dùng là tương tác năng động giữa 3
nhân tố: Cảm nhận và nhận thức, hành vi và môi trường (hồn cảnh xung quanh),
qua đó con người xúc tiến các dạng trao đổi trong sinh hoạt với nhau.
1.1.3.Ý nghĩa việc nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 9


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Theo Kotler và Keller (2012), nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng
là một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình ra quyết định về
chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Trước đây, những người làm tiếp thị có thể
hiểu được người tiêu dùng thơng qua những kinh nghiệm tiếp xúc, giao dịch và bán
hàng của họ hàng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển về quy mô và thị trường của các
doanh nghiệp đã làm cho nhiều nhà quản trị tiếp thị khơng cịn điều kiện tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng nữa và thông tin từ bộ phận bán hàng cịn mang nhiều tính
chủ quan. Do đó, ngày càng nhiều nhà quản trị đã phải đưa việc nghiên cứu 8 hành
vi của người tiêu dùng thuộc lãnh vực của mình giúp cơng ty có được quyết định
phù hợp, chính xác và có thể xây dựng được một kế hoạch marketing hiệu quả
nhằm thu hút, tạo ra khách hàng. Trong hoạt động thực tiễn, để xây dựng các chiến
lược marketing kích thích việc mua hàng hiệu quả đối với sản phẩm đang bán, cũng
như các sản phẩm mới đang triển khai thì doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng, ứng dụng nguyên lý hành vi người tiêu dùng trong thiết kế chiến
lược marketing. Từ những kiến thức và sự hiểu biết về người tiêu dùng này giúp
doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing ảnh hưởng, tác động trở lại người
tiêu dùng. Hơn nữa, việc tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và quá trình mua của
họ là một vấn đề quan trọng để công ty thiết lập các chiến lược marketing hữu hiệu.
Bằng cách tìm hiểu người mua thơng qua các giai đoạn như thế nào, người tiếp thị
có thể khám phá ra mình phải làm thế nào để đáp ứng người tiêu dùng. Từ đó,
doanh nghiệp có thể hoạch định các chương trình tiếp thị hữu hiệu cho các thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp.
(Nguồn - Kotler và Keller, 2012)

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 10



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng

VĂN HĨA

-

XÃ HỘI

Văn hóa
Nhánh văn hóaVăn hóa cộng
đồng.

Giai tầng xã
hội

-

Nhóm tham

-

khảo
Gia đình
Địa vị


CÁ NHÂN
Tuổi
Nghề nghiệp
Nhân cách
Lối sống
Cá tính và
nhận thức.

TÂM LÝ
-

Động cơ
Nhận thức
Hiểu biết
Niềm tin và

NGƯỜI
TIÊU
DÙNG

thái độ.

Hình 1.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
(Nguồn - Kotler và Keller, 2012)
1.1.5.1. Nhóm yếu tố văn hóa
-

Nền văn hóa: Đây là yếu tố cần xem xét đầu tiên khi doanh nghiệp muốn thâm nhập
vào thị trường chưa được xác định từ trước đó. Vì đây là nét đặc trưng của quốc gia và
cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định đến hành vi mua hàng của người

tiêu dùng. Doanh nghiệp hãy lưu ý và thật cẩn trọng để chọn chiến lược marketing phù

-

hợp với thị trường đó, bởi mỗi nơi đều có những nền văn hóa khác nhau.
Nhánh văn hóa: Nguồn gốc dân tộc, chủng sắc dân tộc, tín ngưỡng, mơi trường tự
nhiên, cách kiếm sống của con người gắn bó với nhánh văn hóa, một bộ phận nhỏ của
văn hóa ln có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị của
hàng hóa và sở thích. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa của những

-

người thuộc nhánh hàng hóa khác nhau là khác nhau.
Văn hóa cộng đồng: Là nhóm văn hóa cùng tồn tại trên một quốc gia. Thơng thường
nhóm văn hóa được hình thành và phát triển từ những người có chung tơn giáo, chủng
tộc hay chung vùng địa lý. Các nhóm người này chiếm vị trí quan trọng trong phân

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 11


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

khúc thị trường. Các marketer cũng cần lưu ý để đưa ra chiến dịch marketing phù hợp
với những nhóm văn hóa khác nhau.
1.1.4.2. Nhóm yếu tố xã hội
-


Giai tầng xã hội: Động thái tiêu thụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng mạnh
bởi giai tầng mà họ là thành viên hay giai tầng mà họ trọng vọng.
Sự tồn tại những giai tầng xã hội là vấn đề tất yếu trong mọi xã hội, trong một
xã hội có thể chia thành ba giai tầng: giàu, trung bình, nghèo.
Điều quan trọng nhất mà các nhà Maketing cần quan tâm là những người
cùng chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc
lựa chọn những hàng hóa dịch vụ mà họ cần mua để thỏa mãn nhu cầu, vì thế các

-

nhà Maketing cũng xem giai tầng xã hội là một tiêu thức để phân khúc thị trường.
Nhóm tham khảo: nhóm tham chiếu được hình thành từ tập hợp một số người có
ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Mỗi nhóm sẽ phát triển những giá trị riêng về động
thái mà sẽ được coi như những hướng dẫn, tham chiếu cho cá nhân các thành viên
trong nhóm. Sự ảnh hưởng của nhóm tham chiếu cịn được tăng cường trong những
quyết định mua sắm sản phẩm cũng như lựa chọn nhãn hiệu cụ thể.
Vai trị của nhóm tham chiếu đối với động thái tiêu thụ được coi như một
thách thức đối với nhà Maketing. Đối với một thị trường nào đó, trước hết họ cần
phải xác định xem nhóm tham chiếu có ảnh hưởng đến nhãn hiệu hay sản phẩm hay
không. Nếu có, nhóm tham chiếu cần phải được nhận dạng. Cuối cùng các chương

-

trình quảng cáo sẽ nhắm vào việc sử dụng các nhóm tham chiếu.
Gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng nhất định đến hành
vi mua sắm của người tiêu dùng.
Sự gắn liền của nhu cầu hàng hóa ln gắn liền với sự hình thành và biến động
của gia đình.
Những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu ảnh hưởng của các


-

cá nhân khác trong gia đình.
Địa vị: Mỗi người đều chọn sản phẩm thể hiện địa vị của mình trong các vai trị khác
nhau. Mỗi vai trị có một địa vị nhất định phản ánh sự kính trọng mà xã hội đánh giá
về họ. Mỗi cá nhân trong đời sống xã hội thường giành sự ưu tiên khi mua sắm những
hàng hóa, dịch vụ phản ánh vai trị địa vị của họ trong xã hội. Do đó, các nhà làm
Maketing cần phải cố gắng biến sản phẩm, thương hiệu của họ thành những biểu
tượng thể hiện địa vị mà người tiêu dùng mong đợi.
1.1.4.3. Nhóm yếu tố cá nhân

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 12


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

-

Tuổi: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu, thị hiếu về các loại hàng hóa,

-

dịch vụ gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình của họ.
Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng.
Khách hàng có nghề nghiệp khác nhau sẽ có hành vi mua hàng khác nhau. Do đó

nhà Maketing cần tìm hiểu hành vi tiêu dùng và tách những nhóm khách hàng theo
nghề nghiệp mà họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình: Tri thức, công chức,

-

công nhân, nông dân, giới nghệ sĩ,…
Nhân cách: Nhân cách hay cá tính là những đặc điểm tâm lý nổi bật của mỗi người
tạo nên các hành vi úng xử mang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung
quanh. Nhân cách thường thể hiện các đặc tính như: tính thận trọng, tính tự tin, tính

-

hiếu thắng….
Lối sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổi hay chung nền
văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách sống khác nhau dẫn đến

-

nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.
Cá tính và nhận thức: Mỗi người đều có tính cách sở hữu khác nhau, và nhận thức
khác nhau cũng là yếu tố tác động đến hành vi người tiêu dùng. Hiểu được cá tính và
nhận thức của người tiêu dùng có thể giúp các nhà Maketing tạo ra thiện cảm trong
việc truyền thông, chào bán và thuyết phục mua. Cá tính và nhận thức cũng là một căn
cứ để doanh nghiệp định vị sản phẩm trên thị trường.
1.1.4.4. Nhóm yếu tố tâm lý

-

Động cơ: Là động lực để mọi người có thể tìm kiếm sự thỏa mãn trong cuộc sống.
Quyết định mua hàng của con người thường bị tác động bởi những động cơ mà chính

người mua cũng không thể nào hiểu được, chỉ là nhận thức để đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống.

-

Nhận thức: là một quá trình thơng qua đó con người tuyển chọn, tổ chức và giải thích
các thơng tin nhận được để đưa ra các quyết định lựa chọn. Nhận thức thông thường
gồm 3 q trình khác nhau là:



Chú ý có chọn lọc: Mọi người thường có xu hướng chỉ chú ý đến những thứ họ đang
cần.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 13


Khố luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Giải mã có chọn lọc: Mọi người có xu hướng giải nghĩa những thơng tin mà hỗ trợ
cho những gì họ tin trước đó nhưng thường qn đi những gì họ đã học.



Ghi nhớ có chọn lọc: Mọi người có xu hướng nhớ những thứ tốt về sản phẩm của họ

dùng còn những điều tốt của những sản phẩm khác họ sẽ không để tâm.

-

Hiểu biết: Những thay đổi mà một cá nhân đúc kết từ kinh nghiệm trong cuộc sống
từ đó đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn hơn.

-

Niềm tin và thái độ: Niềm tin là cách nghĩ của một người về một điều gì đó, thơng
thường niềm tin được dựa trên kiến thức, sự tin tưởng nhưng không kèm theo cảm xúc

trong đó. Thái độ cho ta thấy sự đánh giá của một người.
1.1.5.Mơ hình lý thuyết hành vi mua của người tiêu dùng
Nghiên cứu mơ hình hành vi người tiêu dùng. Mơ hình hành vi người tiêu
dùng được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích; "hộp đen ý
thức" và những phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng.
Các nhân tố kích thích →
Marketing
Mơi trường

"Hộp đen ý thức" của Phản ứng đáp lại
người tiêu dùng →
Các đặc tính Quá

Sản phẩm Kinh tế
trình Lựa chọn hàng hóa
Giá cả
KHKT
Lựa chọn nhãn hiệu

của người tiêu quyết định
Phân phối Văn hóa
Lựa chọn nhà cung ứng
Xúc tiến
Chính trị/Luật dùng
mua
Lựa chọn thời gian mua
Lựa chọn khối lượng mua
pháp
Cạnh tranh

(Nguồn - Koler và Keller, 2012)
Hình 1.2. Mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng
- Các kích thích: Là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngồi người tiêu dùng
có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Chúng được chia thành hai
nhóm chính.
+ Nhóm 1: Các tác nhân kích thích của marketing: sản phẩm, giá bán, cách
thức phân phối và các hoạt động xúc tiến. Các tác nhân này nằm trong khả năng
kiểm soát của các doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 14


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

+ Nhóm 2: Các tác nhân kích thích khơng thuộc quyền kiểm sốt tuyệt đối của

các doanh nghiệp, bao gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã
hội,...
- "Hộp đen" ý thức của người tiêu dùng: Là cách gọi bộ não của con người
và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lí các kích thích và đề xuất các
giải pháp đáp ứng trở lại các kích thích. "Hộp đen" ý thức được chia thành hai
phần.
+ Phần thứ nhất - đặc tính của người tiêu dùng. Nó ảnh hưởng cơ bản đến việc
người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích thích và phản ứng đáp lại các tác nhân đó như
thế nào?
+ Phần thứ hai - quá trình quyết định mua của người tiêu dùng, là tồn bộ lộ
trình người tiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước
muốn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi
tiêu dùng sản phẩm.
Kết quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào các bước
của lộ trình này có được thực hiện trơi chảy hay không.
- Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: Là những phản ứng người
tiêu dùng bộc lộ trong q trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Chẳng hạn,
hành vi tìm kiếm thơng tin về hàng hóa, dịch vụ; lựa chọn hàng hóa, nhãn hiệu, nhà
cung ứng; lựa chọn thời gian, địa điểm, khối lượng mua sắm...
1.1.6.Tiến trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Nhà Marketer nổi tiếng Phillip Kotler, quá trình quyết định mua hàng của
người tiêu dùng thường sẽ trải qua 5 giai đoạn:
Nhận

Tìm kiếm

Đánh giá

Quyết


Phản

biết nhu

thơng tin

các lựa

định mua

ứng sau

chọn

cầu

khi mua

Hình 1.3: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng
(Nguồn – Churchil và Peter)
Năm giai đoạn trên được sử dụng để mơ tả q trình quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Nhưng trong những tình huống cụ thể người mua hàng không nhất
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 15


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

thiết phải bao hàm đầy đủ các bước trên. Khách hàng có thể bỏ qua hoặc đảo lộn
một vài bước của tiến trình này.
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhận biết nhu cầu
Quá trình mua hàng bắt nguồn từ khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu
cầu. Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong
muốn. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại hay bên ngồi.
Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ một tác nhân kích thích bên ngồi. Người làm
Maketing cần phát hiện ra những hoàn cảnh gợi lên một nhu cầu cụ thể. Bằng cách
thu thập thông tin từ một số người tiêu dùng, người làm Maketing có thể xác định
được những nhân tố kích thích thường gặp nhất đã làm nảy sinh quan tâm đến một
loại sản phẩm nào đó. Sau đó người làm Maketing có thể hoạch định những chiến
lược Maketing nhằm gợi lên sự quan tâm của những người tiêu dùng.
Giai đoạn 2: Tìm kiếm thơng tin
Người tiêu dùng có nhu cầu sẽ bắt đầu tìm kiếm thơng tin. Ta có thể phân ra
làm hai mức độ. Trạng thái tìm kiếm tương đối vừa phải, được gọi là trạng thái chú
ý nhiều hơn. Thơng thường, số lượng hoạt động tìm kiếm người tiêu dùng sẽ tăng
lên khi họ chuyển từ tình huống giải quyết vấn đề có mức độ sang tình huống giải
quyết vấn đề triệt để. Mối quan tâm then chốt của người làm Maketing là những
nguồn thông tin chủ yếu mà người tiêu dùng tìm đến và ảnh hưởng tương đối của
từng nguồn đó đến quyết định mua sắm tiếp sau. Các nguồn thông tin của người
tiêu dùng được chia làm 4 nhóm.
+ Nguồn thơng tin cá nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen,…
+ Nguồn thơng tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao
bì, triển lãm,…
+ Nguồn thơng tin cơng cộng: Các phương tiện thông tin công cộng, các
phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức nghiên cứu người tiêu dùng,..
+ Nguồn thông tin thực nghiệm: Nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.
Số lượng tương đối và ảnh hưởng của những nguồn thông tin này thay đổi tùy

theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua. Nói chung, người tiêu dùng nhận
được nhiều nguồn thông tin nhất về sản phẩm từ những nguồn thông tin thương
mại, những nguồn thông tin mà người làm Maketing khống chế. Mặt khác, những

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 16


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

nguồn thơng tin cá nhân lại là những nguồn có hiệu quả nhất. Mỗi nguồn thông tin
thực hiện một chức năng khác nhau trong một mức độ nào đó về tác động đến quyết
định mua hàng. Nguồn thông tin thương mại thường thực hiện chức năng thơng báo,
cịn nguồn thơng tin cá nhân thì thực hiện chức năng khẳng định hay đánh giá.
Giai đoạn 3: Đánh giá các phương án
Giai đoạn tiếp theo của quá trình quyết định mua, người tiêu dùng sẽ xử lý các
thông tin để đánh giá các thương hiệu có khả năng thay thế nhau nhằm tìm kiếm
được thương hiệu theo họ là hấp dẫn nhất.
Vấn đề quan trọng nhất những người làm Maketing cần cố gắng kiểm soát
được trong giai đoạn này là những cách thức người tiêu dùng sẽ sử dụng trong đánh
giá các thương hiệu có khả năng cạnh tranh với nhau. Những khuynh hướng cơ bản
sẽ giúp dự đoán được quan điểm của người tiêu dùng.
+ Người tiêu dùng thường coi sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính, phản
ánh lợi ích của sản phẩm mà họ mong đợi. Đó là các đặc tính về kỹ thuật, đặc tính
về tâm lý, về giá cả, về các dịch vụ khách hàng.
+ Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng niềm tin của mình gắn với các
thương hiệu.

+ Người tiêu dùng có khuynh hướng gán cho mỗi thuộc tính của sản phẩm
một chức năng hữu ích, các nhà kinh tế học gọi là “độ hữu dụng” hay “giá trị sử
dụng”
Khi kinh doanh ở thị trường thực tế, các khuynh hướng trên cần được xác định
cụ thể bằng những nghiên cứu Maketing.
Giai đoạn 4: Quyết định mua
Kết thúc giai đoạn đánh giá các phương án, người tiêu dùng có một bộ nhãn
hiệu lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự trong ý định mua. Những sản phẩm, thương
hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng nhất chắc chắn có cơ hội tiêu thụ lớn nhất.
Song ý định mua chưa chắc phải là chỉ báo đáng tin cậy cho quyết định mua cuối
cùng. Người tiêu dùng còn chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố kìm hãm. Tháo gỡ
các yếu tố kìm hãm quyết định mua của người tiêu dùng là nhiệm vụ trọng tâm của
người làm Maketing trong giai đoạn này. Muốn làm được điều đó, phải nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 17


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

thị trường một cách nghiêm túc, đồng thời triển khai các hoạt động xúc tiến (quảng
cáo, khuyến mãi, PR,…) và phân phối một cách hiệu quả.
Giai đoạn 5: Phản ứng sau khi mua
Sau khi mua khách hàng có thể thỏa mãn hoặc có thể không thỏa mãn. Sau khi
mua, nếu khách hàng hài lịng thì rất có thể họ sẽ mua sản phẩm đó trong lần tới.
Ngược lại, khi khách hàng bấtt mãn, thì họ cũng sẽ có những thái độ khác nhau, họ
có thể sẽ khơng làm gì cả, nhưng cũng có thể kiện nhà sản xuất.

Điều quyết định việc người mua hài lịng hay khơng hài lịng với sản phẩm đã
mua nằm ở mối quan hệ giữa những mong đợi của ngườn mua với công năng nhận
được (perceived performance). Nếu sản phẩm đáp ứng được các mong đợi khách
hàng sẽ thỏa mãm, ngược lai, nếu chưa tớı, khách hàng sẽ không hài lòng, Người
tiêu thụ cũng đặt những mong đợi của họ trên những quing cáo mà họ nhận được từ
nhà sản xuất, người bán, bạn bè vv…
1.2. Tổng quan sản phẩm bóng đèn tại Việt Nam và thị trường Đà nẵng
1.1.1.Thuộc tính chung của sản phẩm bóng đèn điện

Hầu hết các sản phẩm bóng đèn điện đều có kết cấu gọn nhẹ, lâu bền song dễ
vỡ. Bóng đèn điện được sử dụng với, mục đích chiếu sáng thuần túy và trang trí.
Với loại sản phẩm bóng đèn sử dụng với mục đích chiếu sáng thuần túy thùi thường
có giá trị đơn vị nhỏ, cầu ít co giãn và nó phụ thuộc vào hỗn hợp lâu bền, sử dụng
thường xuyên và chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng. Đối với
bóng đèn nhằm mục đích trang trí thường có giá trị đơn vị khá lớn và mức độ co
giãn cầu trước biến động của giá tùy thuộc rất lớn vào thu nhập của người tiêu
dùng.
Bóng đèn điện là loại hàng hóa khơng dễ bị thay thế bởi các dạng chiếu sáng
khác do sự phổ biến, tính tiện dụng và cường độ phát sáng cao của nó.

1.1.2.Hiện trạng thị trường bóng đèn điện tại thị trường Việt Nam

Hiện tại, ở Việt Nam có 4 đơn vị sản xuất bóng đèn điên lớn là cơng ty CP
Bóng đèn phích nước Rạng Đông; công ty Philips Việt Nam; công ty PG Lighting
Hải Phịng; cơng ty Bóng đèn Điện Quang. Ngồi ra, cịn có rất nhiều sản phẩm
bóng đèn điện có xuất xứ từ Tring Quốc được bày bán trên thị trường. Với nhiều

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 18



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

loại sản phẩm, bóng đèn điện đáp ứng mọi nhu cầu về chiếu sáng và trang trí dùng
trong các cơng ty, nhà máy, đường xá, …..Bóng đèn điện đã đem lại nhiều lợi ích
cho người sử dụng.
Hiện nay, nhu cầu cả nước hơn 95 triệu sản phẩm chiếu sáng/năm, trong đó
đèn huỳnh quang là 40 triệu, đèn tròn 30 triệu, đèn compact và các sản phẩm chiếu
sáng khác là 25 triệu. Theo dự báo nhu cầu sử dụng bóng đèn điện ngày càng tăng
và các sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện cũng ngày được cải tiến.
1.1.3.Nhu cầu sử dụng sản phẩm bóng đèn điện tại thị trường Việt Nam

Trong những năm vừa qua, diễn biến thời tiết diễn ra không thuận lợi, hạn hán
xảy ra trên diện rộng và kéo dài, lưu lương nước đổ về các hồ thủy điện cũng không
đồng đều. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư về nguồn điện thực hiện không đạt tiến
độ, lưới điện có nơi thiếu đồng bộ, việc cung ứng đơi khi không cung đáp ứng đủ
nhu cầu sản xuất điện. Giải pháp được chính phủ đưa ra là thực hiện tiết kiệm trong
sử dụng điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hành chính sách sử dụng
năng lượng hiệu quả, dành năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu.
Do ảnh hưởng từ dịch COVIC-19, hệ tải hệ thống điện quốc gia giảm đáng kể
so với kế hoạch đã được phê duyệt từ đầu năm. Cụ thể, tăng trưởng phụ tải điện 5
tháng đầu năm 2020 chỉ ước tính đạtmức 1,8% so với cùng kỳ năm 2019, riêng
tháng 4 tăng trưởng âm. Tuy nhiên vẫn có thời điểm ghi nhận mức cao kỷ lục vào
những ngày nắng nóng. Sang năm 2021 nên kinh tế dang dần khôi phục thì nhu cầu
sử dụng điện cũng tăng. Nên nguồn năng lượng điện phải được xử dụng hợp lý và
tiết kiệm. Vì vậy, tiết kiệm điện là giải pháp vừa ích nước, vừa lợi nhà. Với dân số
trên 95 triệu dân, đây có thể nói là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản

xuất và cung ứng các sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện.

1.2.4. Nhu cầu sử dụng sản phẩm bóng đèn điện tại thị trường Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng thuộc Nam Trung Bộ của Việt Nam và nằm ở vị trí trung
độ của nước ta, là đầu mối quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và
đường hàng khơng. Hiện cơ quan hành chính của Đà Nẵng bao gồm 8 quận huyện:
quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu, quân Ngũ Hành

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 19


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Sơn, quận Sơn Trà, huyện Hịa Vang, huyện Hồng Sa. Những năm gần đây Đà
Nẵng phát triển nhanh và những dự án cao ốc, nhà ở, đường xá mọc lên rất nhiều.
Cũng chính vì vậy mà nhu cầu về chiếu sáng ngày càng tăng và nhu cầu mua các
sản phẩm bóng đèn ở Đà Nẵng là rất lớn. Nhu cầu con người tăng thì nguồn cung
cũng tăng theo do đó tại Đà Nẵng cũng có nhiều địa điểm bán đầy đủ các loại sản
phẩm bóng đèn để cung cấp cho khách hàng.
1.3. Mơ hình nghiên cứu
1.1.1.Mơ hình nghiên cứu trong nước

(1) Nghiên cứu của Tôn Nguyễn Trọng Hiền & Giảng Ngọc Ý Nhi: “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tại chuỗi của hàng tiện lợi
Circlek”.
Tóm tắt: đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi. Nghiên cứu sử dụng các
phương pháp kiểm định hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
kiểm định Anova, v.v. Kết quả cho thấy, chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K thì chịu tác
động bởi các yếu tố với mức độ quan trọng theo thứ tự như sau: Chất lượng mật độ,
ảnh hưởng xã hội, giá cả cảm nhận.. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circlek gồm: (1) Sự tín
nhiệm thương hiệu, (2) Chất lượng cảm nhận, (3) Giá cả cảm nhận, (4) Mật độ phân
phối, (5) Rủi ro cảm nhận, (6) Ý thức về súc khỏe, (7) Ảnh hưởng xã hội

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 20


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Sự tín nhiệm thương hiệu
Chất lượng cảm nhận
Giá cả cảm nhận
Quyết định mua

Mật độ phân phối

hàng

Rủi ro cảm nhận

Ý thức về sức khỏe


Ảnh hưởng xã hội

Hình 1.3. Mơ hình quyết định mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circlek.
(Nguồn - Tôn Nguyễn Trọng Hiền & Giảng Ngọc Ý Nhi, 2018)
(2) Ths. Đào Hoài Nam, 2013, Đại học Kinh tế TP.HCM: “Nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng” kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định mua chịu ảnh hưởng bởi
nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được
và có những yếu tố nằm ngồi sự kiểm sốt của doanh nghiệp. Nhưng xét cho cùng
thì quyết dinh mua hàng đều chịu bởi các yếu tố trong mơ hình sau:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 21


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Thương hiệu

Nơi mua hàng

Nhân viên bán hàng

Sản phẩm

Quyết định mua sản
phẩm của khách hàng


Giá cả

Dịch vụ hỗ trợ khách
hàng
Dịch vụ tiêu dùng

Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của ThS. Đào Hoài Nam
(Nguồn – ThS. Đào Hải Nam, 2013)
(3) Hồ Minh Trí, 2015: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
của khách hàng đối với sản phẩm của công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Nước
Việt” gồm 5 yếu tố: Chất lượng, Giá cả, Khả năng đáp ứng, Thương hiệu, Khuyến
mãi.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 22


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Chất lượng
Giá cả
Khả năng đáp ứng

Quyết định mua

Thương hiệu

Khuyến mãi
Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của
khách hàng đối với sản phẩm của công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Nước Việt
(Nguồn – Hồ Minh Trí, 2015)
1.3.2. Mơ hình nghiên cứu nước ngồi

Nghiên cứu của Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014): “Factors that influence
consumer purchasing decisions of Private Label Food Products”. Nghiên cứu này
khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhãn hàng riêng tại tỉnh
Västerås, Thụy Điển. Để hoàn thành các mục tiêu của nghiên cứu, một mẫu 226
người tiêu dùng đã được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên
đơn giản. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
nhãn hàng riêng thực phẩm gồm (1) Thương hiệu, (2) Giá cả sản phẩm, (3) Chất
lượng sản phẩm, (4) Giá trị cảm nhận, (5) Thái độ của người tiêu dùng.

Thương hiệu
Giá cả sản phẩm
Chất lượng sản phẩm

Quyết định mua nhãn hàng riêng.

Giá trị cảm nhận
Thái độ của người tiêu dùng
Hình 1.6. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhãn hàng riêng
tại Thụy Điển.
(Nguồn - Nguyen Thu Ha và Gizaw, 2014)
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 23



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CP BĨNG ĐÈN PHÍCH
NƯỚC RẠNG ĐÔNG TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát sơ lược về cơng ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đơng tại chi

nhánh Đà Nẵng
2.1.1.Thông tin chung về công ty

Quyết định thành lập: Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại
Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số121/TCHDSX-RĐ ngày 20/09/2000 ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích
nước Rạng Đơng.
- Tên cơng ty: Cơng ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đơng- Chi nhánh
Đà Nẵng
- Tên giao dịch: Cơng ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông- Chi
nhánh Đà Nẵng
- Địa chỉ: 169 đường Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê,
TP. Đà Nẵng.
- Ngân hàng: NN&PTNT quận Thanh Khê - Đà Nẵng
- Số tài khoản: 2003311010018
- Điện thoại:
- Fax: 02363 649 758
- Wep: www.rangdongvn.com
- Email:
- Mã số thuế: 0101526991-0022

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty tại chi nhánh Đà Nẵng

Năm 1954 - chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp. Hòa bình lập lại trên miền Bắc. Củng cố và phát triển lại nền
kinh tế ở miền Bắc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Đảng. Chính phủ và Bác Hồ đã
đích thân lựa chọn xây dựng 13 nhà máy đầu tiên, đặt nền móng cho nền cơng
nghiệp nhẹ Việt Nam. Nhà máy Bóng đèn, phích nước Rạng Đơng vinh dự là một
trong số 13 nhà máy đó.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 24


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thanh Hải

Năm 1958 nhà máy được khởi cơng xây dựng tại Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà
Nội. Sau ba năm, ngày 24/02/1961 - nhà máy chính thức được khánh thành và đi
vào hoạt động, trở thành Cơ sở đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà cả Đơng Dương
sản xuất bóng đèn và phích nước. Ngay từ khi thành lập, trong điều kiện chiến tranh
ác liệt, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư,
đã ý thức sâu sắc trách nhiệm phải nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất của các
sản phẩm chủ yếu như: phích nước, bóng đèn trịn, đèn huỳnh quang, đèn pha ô - tô
để phục vụ kháng chiến.
Giai đoạn 1973-1979 đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Công ty trong
việc làm chủ Công nghệ sản xuất mới: thiết kế và xây dựng lị bể thủy tinh thổi và
bóng đèn đốt hơi than đầu tiên tại Việt Nam (1978), thiết kế và xây dựng lị bể thủy
tinh thổi bình phích đốt dầu ma dút đầu tiên (1979). Đặc biệt Nhà máy đã tự chế tạo

dây chuyền đèn thường tăng sản lượng lên 4 triệu bóng/năm. Với quyết tâm học hỏi
và nỗ lực liên tục Cơng ty đã đưa cái bóng đèn, chiếc phích nước Rạng Đơng thành
vật dụng khơng thể thiếu trong mỗi gia đình người dân miền Bắc và cả nước. Rạng
Đông ngay từ thời này đã là một thương hiệu thân quen được người tiêu dùng tin
yêu. Cũng từ thời đó, bóng đèn và phích nước Rạng Đơng đã đi vào đời sống của
người dân miền Bắc như là một biểu tượng bình dị và thân thương của cuộc sống
hịa bình. Ngày cưới của đơi vợ chồng trẻ, món q khơng thể thiếu là chiếc phích
nước Rạng Đơng. Mừng vào nhà mới, người ta cũng tặng nhau cái phích nước,
chiếc bóng đèn, hy vọng Rạng Đơng đưa lại ánh sáng và giữ ấm tình thân cho căn
nhà nhỏ. Để rồi, tối tối, dưới ánh điện cả nhà quân quần bên nhau. Hạnh phúc nhiều
khi chỉ giản dị và bình n như vậy thơi. Sự kiện trọng đại nhất trong thuở ban đầu
đó là lần Bác Hồ về thăm Công ty vào 28/4/1964. Ngày này, giờ đây đã trở thành
một ngày thiêng liêng trong truyền thống của người Rạng Đông. 55 năm qua, người
Rạng Đông học tập và làm theo lời Bác dặn trong mọi công việc, thường xuyên,
hằng ngày. Hằng năm người Rạng Đông động viên nhau phấn đấu để đến dịp 28
tháng 4 báo công với Bác, để xứng danh Rạng Đơng anh hùng có Bác Hồ. Người
Rạng Đơng hơm nay ln tự hào là mình đã góp phần thắp lên ánh bình minh thuở
ban đầu của ngành công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam, đem ánh sáng đi muôn

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hương

Trang 25


×