Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM STEVIA GREEN PLUS ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA TRỒNG VỤ ĐÔNG 2012 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.39 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM STEVIA GREEN PLUS
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA
TRỒNG VỤ ĐÔNG 2012 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI”
Người hướng dẫn : PGS. TS. VŨ QUANG SÁNG
Bộ môn : SINH LÝ THỰC VẬT
Người thực hiện : NGUYỄN VĂN CHINH
Lớp : KHCTC - K54
HÀ NỘI - 2012
I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đi liền với cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu về lương thực, thực
phẩm ngày càng được đề cao trong vấn đề đảm bảo sức khỏe cho con người.
Đặc biệt là các sản phẩm rau quả tươi. Một trong những loại rau quả tươi đó là
cà chua được dùng nhiều trong ăn tươi và chế biến các bữa ăn hàng ngày. Ngoài
ra, cà chua còn là nguyên liệu trong công nghiệp chế biến.
Cà chua (Lycopersium esculentum Mill) được trồng hầu như khắp trên thế
giới, có giá trị dinh dưỡng cao. Cà chua chứa nhiều gluxit, axit hữu cơ, các
vitami và khoáng chất.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay với các loại rau quả tươi nói chung,
trong đó có sản phẩm tươi và sản phẩm cà chua chế biến nói riêng là chất lượng
sản phẩm. Đặc biệt nhấn mạnh sự an toàn và tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy
cần hướng tới sản xuất bền vững, khuyến khích sử dụng hữu cơ và an toàn.
Phương pháp nông nghiệp Stevia là một trong những hướng đi đó. Đây là
phương pháp canh tác từ cây cỏ ngọt chiết xuất ra những chất có lợi, cấy thêm vi
sinh vật để sản xuất ra sản phẩm an toàn thân thiện với môi trường, dùng bón
lót, bón lá giúp cải tạo đất, kích thích rễ phát triển, thúc đẩy sinh trưởng, tăng độ


ngọt, tăng khả năng bảo quản, sản xuất ra những nông sản chất lượng cao coi
trọng sức khỏe người tiêu dùng.
Chế phẩm Stevia green plus thuộc chủng loại phân bón lá vi sinh vật. Số
đăng ký trên cục nông nghiệp nông thôn: 07-hữu cơ-3-020. Được sử dụng pha
với nước tỉ lệ 500~1000 lần rồi phun lên lá (phun càng nhiều lần hiệu quả càng
cao). Hiệu quả: cải tạo đất bằng vi sinh vật có lợi; cây cứng chắc nhờ bộ rễ phát
triển khỏe; chống chịu sâu bệnh, chịu lạnh; giảm tác hại của luân canh, tăng
năng suất; tăng chất dinh dưỡng, vị ngọt, vị ngon tự nhiên; nâng cao khả năng
bảo quản lâu dài. Sử dụng stevia green plus có thể hạn chế việc sử dụng các chất
hóa học, nâng cao khả năng bảo vệ môi trường. Từ những lợi ích trên tôi tiến
hành đề tài
“Nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm Stevia green plus đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất cà chua trồng vụ đông 2012 tại Gia Lâm - Hà Nội”
2. Mục đích yêu cầu
2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm Stevia green plus đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất cà chua trồng vụ đông 2012 tại Gia Lâm - Hà
Nội nhằm tìm ra mức sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá hiệu lực của Stevia green plus thông qua khả năng sinh trưởng,
phát triển và chống chịu của cà chua.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm Stevia green plus.
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
- Gống cà chua: P375
- Chế phẩm Stevia green plus
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Tháng 6/2012 - Tháng 1/2013.
- Địa điểm: Khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm Stevia green plus đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cà chua trồng vụ đông 2012 tại Gia Lâm - Hà Nội
CT1: Phun 1000ml nước
CT2: Phun Stevia green plus 1/1000ml nước
CT3: Phun Stevia green plus 1.5/1000ml nước
CT4: Phun Stevia green plus 2/1000ml nước
- Tất cả các công thức được bón trên nền thí nghiệm 120N + 90P
2
O
5
+
150K
2
O.
- Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCD), 3 lần nhắc lại.
Diện tích mỗi ô là 15m
2
(5×3m), diện tích trồng là 180m
2
.
- Phun Stevia green plus 10 ngày/lần.
4. Quy trình kỹ thuật và chăm sóc
4.1. Chuẩn bị đất:
- Làm đất, lên luống 1 - 1,2m, cao 20 - 30cm.
- Bón lót: 10 - 15 tấn phân chuồng, toàn bộ phân lân
4.2. Thời vụ trồng
- Ngày gieo: 05/08/2012
Trồng ra ruộng sản xuất ngày : 05/09/2011

4.3. Khoảng cách mật độ
3,5 vạn cây/ha
Trồng: cây – cây: 40cm
Hàng – hàng: 70cm.
4.4. Chăm sóc
- Tưới nước dựa vào độ ẩm của đất, giữ đất luôn ẩm.
- Làm cỏ kết hợp vun xới, bón phân.
- Tỉa bỏ lá sâu bệnh, phòng trừ sau bệnh.
- Làm giàn, tỉa cành.
4.5. Bón phân
- Bón lót: (3 - 5 ngày trước khi trồng) 10 - 15 tấn phân chuồng + toàn bộ
phân lân.
- Bón thúc:
Lần 1 (Khi cây đã hồi xanh): 20% N + 5% K
2
O.
Lần 2 (Khi cây ra nụ): 30% N + 30% K
2
O.
Lần 3 (Khi cây ra quả rộ) 30% N + 40% K
2
O.
Lần 4 ( Kết thúc thu quả đợt 1): 20% N + 25% K
2
O.
5. Chỉ tiêu theo dõi
5.1. Các giai đoạn phát triển trên đồng ruộng
- Thời gian từ trồng đến ra hoa ( ngày): 50 – 70 % số cây ra hoa.
- Thời gian từ trồng đến đậu quả (ngày): 50 – 70% số cây có quả đậu.
- Thời gian từ trồng đến quả chín ( ngày ): Khi 50% số cây trên ô thí

nghiệm có quả chín.
5.2. Một số đặc điểm về cấu trúc, hình thái cây
(Đo đếm đánh giá trên 5 cây trên 1 ô thí nghiệm)
- Động thái tăng trưởng cây về chiều cao và số lá trên thân chính:
+ Chiều cao cây ( đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng) (cm).
+ Số lá trên cây (đếm trên thân chính) (lá/cây).
5.3. Một số chỉ tiêu sinh lý
- Màu sắc lá: Xanh đậm, xanh bình thường, xanh sáng.
- Xác định hàm lượng diệp lục trong lá.
- Khả năng tích lũy chất khô: Lấy mẫu ở 3 thời kỳ (trước ra hoa, ra hoa rộ,
thu quả rộ).
5.4. Đặc điểm nở hoa
- Đặc điểm nở hoa: Nở tập trung, nở rộ, nở rải rác
5.5. Tỷ lệ đậu quả
- Tỷ lệ đậu quả ( % ) : Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 6 cây, mỗi cây theo dõi 5
chùm hoa (từ dưới lên ) và 5 chùm quả tương ứng với các chùm hoa đó.
+ Số hoa trên từng chùm
+ Số quả đậu trên từng chùm.
+ Tỷ lệ đậu quả ( % ) của từng chùm, tính trung bình của 5 chùm hoa.
5.6. Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại trên đồng ruộng
- Bệnh virus: Đánh giá thường kỳ (7 ngày/1 lần), đếm số cây có triệu trứng
bệnh, tính tỉ lệ % cây bệnh ở giai đoạn: Từ trồng đến thu hoạch.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn: đếm số cây có triệu trứng bệnh, tính tỉ lệ % cây
bệnh ở giai đoạn: Từ trồng đến thu hoạch.
- Sâu đục quả: Đếm số quả bị hại trên tổng số quả theo dõi, tính tỉ lệ %.
5.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số chùm quả trên cây (5 cây/ô thí nghiệm)
- Số quả TB/cây = Tổng số quả thu được/tổng số cây cho thu hoạch.
- Khối lượng trung bình quả/cây = Tổng khối lượng quả các đợt thu/tổng số
quả thu.

- Năng suất cá thể = khối lượng trung bình quả/cây×số quả/cây
- NSLT = KLTB quả × số quả TB/cây × Mật độ trồng (tấn/ha).
- NSTT = Khối lượng quả thực thu trên ô thí nghiệm, sau đó quy ra tấn/ha.
6. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm EXCEL và IRRISTAT.
III. KẾ HOẠCH THỰC TẬP
- Từ tháng 6, 7, 8 tham khảo tài liệu viết phần I, phần II
- Tháng 9, 10, 11, đến hết tháng 12:
+ Triển khai thí nghiệm.
+ Theo dõi thí nghiệm, thu thập số liệu và xử lý thống kê.
+ Kết hợp viết báo cáo.
+ Hoàn thành báo cáo ngày 15/01/2013.
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2012
Giảng viên hướng dẫn Người viết
PGS. TS. Vũ Quang Sáng Nguyễn Văn Chinh

×