Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mang thai tháng thứ 6: Hệ thống tiêu hóa của bé phát triển mạnh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.77 KB, 4 trang )

Mang thai tháng thứ 6: Hệ thống
tiêu hóa của bé phát triển mạnh



Bạn đã bước sang tháng thứ 6, đây là thời điểm hệ thống tiêu hóa
của thai nhi phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước
ối. Môi, mi mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn, mắt đã hình thành,
nhưng những mống mắt (phần màu sắc của mắt) vẫn thiếu các sắc
tố .Cơ thể thai nhi bé bắt đầu lớn dần, nhưng da của bé vẫn có
những nếp nhăn.


Tuần thứ 21
Bạn đã bước sang tuần thai đầu tiên của tháng thứ 6, lúc này trọng lượng
của bé đã được 280 – 300g, chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 15 –
18 cm. Lông mày và mi mắt đang hình thành. Nếu thai nhi mang giới
tính nữ thì âm đạo cũng đã bắt đầu hoàn thiện.
Hệ thống tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, giúp bào thai có khả
năng nuốt nước ối. Sau khi nuốt nước ối, bào thai hấp thụ phần lớn nước
ối trong đó và tống đẩy các chất không hấp thụ được xuống ruột già.
Tuần thứ 22
Ở tuần thai thứ 22, chiều dài của bé tính từ đầu đến mông đã đạt khoảng
18 – 19 cm và nặng khoảng 320 – 350g. Bé bắt đầu có hình dạng của trẻ
sơ sinh. Môi, mi mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn, thậm chí những
mầm răng nhỏ cũng đang phát triển dưới lợi.
Mắt đã hình thành, nhưng những mống mắt (phần màu sắc của mắt) vẫn
thiếu các sắc tố. Nếu có thể nhìn vào bên trong tử cung thì bạn đã có thể
nhìn thấy những lớp lông tơ bao phủ quanh người bé và những nếp nhăn
sâu trên da. Những nếp nhăn này sẽ hết khi thai nhi có thêm chất béo để
lấp đầy. Trong bụng bé, tuyến tuỵ (phần thiết yếu để tạo nên một vài hóc


môn quan trọng) đang phát triển một cách cố định.
Tuần thứ 23
Tính từ đầu đến mông, lúc này bé có chiều dài khoảng 18 – 20 cm và
nặng khoảng 400 – 450 g, kích thước này tương đương với một con búp
bê nhỏ.
Cơ thể thai nhi bé bắt đầu lớn dần, nhưng da của bé vẫn có những nếp
nhăn. Vào giai đoạn này, các lông tơ trên cơ thể bé thỉnh thoảng đậm
màu hơn; mặt và cơ thể của thai nhi đã bắt đầu trông giống hình dạng
của một trẻ sơ sinh sắp chào đời.
Lúc này, tụy của thai nhi vẫn đang phát triển. Cơ quan này có vai trò rất
quan trọng trong việc sản xuất ra hoóc môn, đặc biệt là insulin – nó rất
cần thiết cho cơ thể, giúp phân giải và hấp thụ đường. Khi lượng đường
trong máu thai nhi vượt mức, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách tăng
lượng insulin trong máu. Insulin được tìm thấy trong tụy của bào thai ở
tuần thứ 9, đến đầu tuần thứ 12 nó được phát hiện có trong máu của thai
nhi. Ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường, lượng insulin trong máu
thường cao và đó cũng chính là lý do vì sao bác sỹ thường rất chú ý đến
bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
Ở tuần thứ 23, những mạch máu trong phổi của bé đang phát triển để
chuẩn bị cho việc hô hấp; bây giờ bé đã nghe được nhiều âm thanh hơn,
vì thế những âm thanh lớn như: tiếng chó sủa hay tiếng kêu của máy hút
bụi đã trở nên quen thuộc với bé và sau này được sinh ra, những âm
thanh này không làm bé giật mình. Có một điều thú vị nếu bạn muốn
cảm nhận sự uốn éo, văn mình của bé thì bạn hãy bật nhạc và lắc lư theo
điều nhạc nhé.
Tuần thứ 24
Vào tuần thứ 24 này, bé có cân nặng khoảng 520 – 540 g và chiều dài
tính từ đầu đến mông khoảng 20 – 21 cm. Kích thước của bé lúc này to
bằng một bắp ngô.
Thời điểm này, cơ thể bé trở nên cân đối và bắt đầu mập mạp hơn; não

đang tăng trưởng rất nhanh và những mầm giác quan cũng tiếp tục phát
triển; phổi đang phát triển các nhánh của cơ quan hô hấp và các tế bào
sản xuất ra chất hoạt tính bề mặt, một chất giúp làm căng phồng túi khí
khi bé chào đời. Da của bé vẫn còn mỏng và trong suốt, nhưng nó cũng
sẽ sớm có những thay đổi.

×