Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phụ nữ mang thai nên và không nên ăn gì docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.59 KB, 9 trang )

Phụ nữ mang thai nên và
không nên ăn gì



Phụ nữ mang thai nên và không nên ăn gì – Ăn uống trong thời gian
mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Khi mang bầu bạn cần phải xem xét lại thói quen ăn uống của mình,
không nên muốn gì ăn nấy một cách vô tội vạ như trước đó nữa. Bạn cần
phải xem xét món nào ăn sẽ tốt và món nào sẽ không tốt cho chính bản
thân mình và bé yêu trong bụng.
1. Cá
Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà mẹ và
thai nhi. Tuy nhiên trong một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn cá thế nào?
- Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần.
- Nên ăn cá đã nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa kỹ như gỏi cá,
rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.
- Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị
nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.
- Nếu không dám chắc cá mà bạn sử dụng có an toàn không nên sử
dụng dầu cá để thay thế.
- Sử dụng viên dầu cá trong quá trình mang thai, sẽ sinh ra những đứa
con có đôi mắt sáng hơn so với những trẻ khác. Về liều lượng sử dụng
viên dầu cá bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Những lưu ý khi bà bầu ăn cá
Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong
đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm
salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để
đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho


việc sử dụng.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai,
chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá
mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân
rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Cá là một thực phẩm không nên bỏ qua nhưng phải thận trọng
2. Trứng
Trứng rất bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, chả thế mà các chị em rất tích
cực tìm mua trứng ngỗng, trứng gà sạch về ăn hàng ngày để thai nhi
khỏe mạnh, trắng trẻo… Tuy nhiên ăn trứng sao cho đủ và hợp lý lại là
vấn đề khác đấy nhé.
Nhiều mẹ có thói quen ăn trứng chần, trứng sống hoặc trứng lòng đào
chưa chín kỹ. Sẽ không có ảnh hưởng gì nếu bạn chưa mang thai nhưng
khi bé yêu trong bụng của bạn đang lớn lên từng ngày thì đây lại là một
thói quen có hại cho cả mẹ và bé. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn
đã không được khỏe mạnh như bình thường vì thế càng dễ bị vi khuẩn
tấn công và tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ càng thêm tồi tệ. Ngộ độc
salmonella không gây hại cho thai nhi nhưng tốt nhất nên tránh vì nó
ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
Món trứng an toàn cho mẹ bầu:
- Đun sôi một quả trứng gà ít nhất trong 7 phút.
- Nếu rán thì cần phải lật cả 2 mặt.
- Kho trứng cho đến khi lòng trắng hoàn toàn đặc sệt và mất thêm
khoảng 5 phút nữa để lòng đỏ bên trong chín hẳn.
Vỏ trứng cũng có thể mang vi khuẩn gây hại vì thế nên để trứng ở ngăn
riêng, không lẫn với các thực phẩm khác và luôn rửa tay sau khi tiếp xúc
với trứng.

Mẹ bầu nên ăn trứng chín kỹ

3. Cafe, nước uống có chứa cafein
Cà phê và những thức uống có cafein là những đồ uống “ruột” của nhiều
người. Tuy nhiên khi bạn đang mang thai những thức uống có chứa hàm
lượng cafein cao có nguy cơ gây ra sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy
thai.
Tuy nhiên, một tin vui cho các bà bầu, những nguyên tắc hướng dẫn về
dinh dưỡng mới đã khẳng định rằng, phụ nữ mang bầu có thể uống 1 tới
3 ly cà phê hòa tan, 4 tách trà hoặc 4 lon nước côca mỗi ngày. Tất nhiên,
mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.
Tốt nhất các bà bầu nên uống loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp.
Tương tự, với trà, các bà bầu uống trà thật loãng 1 giờ sau bữa ăn, không
uống khi bụng đói, có thể chọn loại trà tự nhiên, ít gia công.

Nên uống cafe có chứa nồng độ cafein thấp
4. Các loại trà thảo dược
Khi bầu bí bạn cũng nên thận trọng và xem lại thói quen uống trà thảo
dược của mình. Sẽ có những loại trà gây ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúng có thể vô tình gây kích thích tử
cung, gây ra sảy thai hoặc các cơn co thắt dạ con. Tốt nhất chị em nên
chú ý và hạn chế uống các loại trà thảo dược sau:
- Trà hoa cúc
- Trà cây ma hoàng
- Trà rễ cây cam thảo
- Trà lá mâm xôi
- Trà hoa hồi
- Trà cây ngải đắng
- Trà cây hương thảo
- Trà cây dâm bụt
- Trà cây sả
- Trà cây de vàng

- Trà cây tầm ma
- Trà cây thìa là
Dùng trà an toàn
Có rất nhiều loại trà dành cho phụ nữ trước khi sinh và có nhiều loại trà
rất an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Hãy lưu ý dùng các loại trà có
nguồn gốc đáng tin tưởng và thảo dược phải có thành phần hữu cơ và
sao khô. Nếu bạn muốn bạn có thể tự làm một tác trà, hoặc có thể mua
trà có chất lượng cao để dùng. Một số loại trà được cho là tốt trong thời
kỳ mang thai:
- Trà gừng
- Trà chanh
- Trà húng
- Trà lúa mạch
- Trà bạc hà
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại trà dùng khi mang thai.
Các nhà sản xuất của các loại trà này giới thiệu sản phẩm của họ như là
một sự trợ giúp cho những người đang mang thai.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, mặc dù các loại trà này không nhất
thiết phải được chứng minh lâm sàng là an toàn cho thai nhi khi được
tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng chị em khi mua trà cũng nên chú ý các
thành phần được liệt kê trên vỏ hộp hoặc bao bì.

Chị em nên chú ý lựa chọn loại trà phù hợp khi bầu bí
5. Rượu
Phụ nữ Việt Nam ít có thói quen uống rượu, song ở một vài nơi có thói
quen cho phụ nữ có thai ăn rượu nếp. Họ cho rằng, nó có tác dụng cho
sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, thành phần rượu nếp có chứa chất
cồn, vì thế ăn rượu nếp cũng giống như uống rượu cho dù trong rượu
nếp lượng cồn có thấp hơn trong rượu bình thường. Còn trong rượu sẽ
vào cơ thể mẹ và thông qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho

thai nhi. Nó có thể khiến em bé phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận
dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, lùn. Thậm chí, tứ chi và tim
cũng dị dạng, có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ
mắc bệnh.
Thế nhưng, mới đây các nhà nghiên cứu Anh lại kết luận, phụ nữ mang
thai vẫn có thể uống rượu vang mà không gây hại gì đến sự phát triển
của đứa trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, các thai phụ chỉ nên thưởng thức 1-2 ly rượu/
tuần. Nếu các bà bầu thực hiện đúng theo chỉ dẫn, điều này không những
không có hại gì mà còn tác động tốt đến hành vi sau này của đứa trẻ hơn
là việc kiêng rượu.

Bà bầu có thể nhâm nhi 1-2 ly rượu vang mỗi tuần
Theo đó, các bà bầu hoàn toàn có thể được uống 1 ly rượu vang thể tích
175ml, 1 ly các loại rượu khác thể tích 50ml, hay dưới nửa lít bia một
tuần mà không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển trí tuệ cũng như
hành vi cư xử của trẻ.

×