Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

30 phạm thùy trang bài luận giữa kỳ môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.09 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGƯ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Phạm Thùy Trang
Lớp
: POL 1001 4 (Thứ 2)
Khóa
: QH.2019
Mã số sinh viên: 19041060

Hà Nội – 2021


1.1.

Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ những ngày thơ ấu, em đã được cha mẹ kể cho nghe những câu chuyện lịch
sử đầy hào hùng. Em không ngừng biết ơn và ngưỡng mộ những người đã cống
hiến, hy sinh vì nền độc lập dân tộc, và đặc biệt nhất chính là Chủ tịch Hồ Chí
Minh - vị cha già đầy lịng u thương đất nước, dân tộc. Bây giờ, bản thân em
đã trở thành một sinh viên và cũng là một công dân nước Việt Nam, em cảm
thấy thật may mắn khi được trao cơ hội học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đây khơng phải là một mơn học chỉ chú trọng lý thuyết sách vở, ngược
lại, người học được trang bị rất nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như tư tưởng cần
thiết để trở thành một cơng dân có ích cho xã hội. Không chỉ vậy, nhờ những
bài giảng rất hay và dễ hiểu của cô cùng với những buổi bàn luận, semina của
lớp, em càng hiểu thêm và dễ dàng tiếp nhận được những kiến thức mới.
Đến với môn học, em được nâng cao năng lực tư duy, lý luận thơng qua việc


nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó, em hiểu và biết cách vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào những vấn đề thực tiễn được đặt ra trong cuộc
sống. Em tin rằng, hiểu biết đúng mới có thể dẫn đến được những hành động
đúng. Vậy nên, việc được học về tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp những người trẻ
có những suy nghĩ, quyết định, hành động sáng suốt, trở thành những cơng dân
có ích, góp phần xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Không chỉ vậy, mơn học cịn giúp định hướng người học thực hành đạo đức
cách mạng và củng cố niềm tin yêu với cách mạng, đất nước. Đối với những
người con Việt Nam may mắn được sinh ra trong thời bình, việc có những hiểu
biết sâu sắc về con người, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một điều hết sức cần thiết. Người đã hết lòng hy sinh, phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, luôn kiên cường đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hịa bình hữu nghị.
Học tập Người để có những thực hành đạo đức cách mạng đúng đắn; hết sức
chống lại chủ nghĩa cá nhân, các thế lực thù địch. Học tập Người để có thể cống


hiến cho đất nước; phục vụ Tổ quốc; rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, trí tuệ của
bản thân để có thể đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Cuối cùng, việc học và tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh cịn giúp em xây
dựng và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, góp phần hình thành và hoàn thiện
nhân cách tốt. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách sống và
làm việc. Noi gương Bác, chúng ta không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản thân
để có thể trở thành một cơng dân tốt, có ích cho xã hội. Như lời Bác trong bản
Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp thế giới”1, muốn vậy, nhân dân ta phải học tập Bác, biết tu
dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tốt để có thể góp phần phát triển đất nước.
Chính vì những lý do trên, em tin rằng việc học Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
mơn học rất bổ ích và cần thiết với mọi sinh viên nói riêng và người dân Việt

Nam nói chung. Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trị quan trọng trong việc
bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng, giúp người học trở thành một cơng dân có ích cho
xã hội, đất nước.

1.2.

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất?
Vì sao?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho báu quý giá của dân tộc, mọi tư tưởng trong
đó đều là những tinh hoa được Bác hệ thống hóa, mang ý nghĩa và giá trị lớn
lao. Có lẽ, câu nói mà em ấn tượng nhất của Người chính là “Tơi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”2. Chính vì vậy,

1

Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011). t.15, tr.614. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

2

Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011). t.4, tr.161. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.


bản thân em khi có cơ hội được học và tìm hiểu về tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, em đã đặc biệt tâm đắc với tư tưởng về con người của Bác.
Trong hệ thống tư tưởng của Bác, con người được đặt lên vị trí đặc biệt quan
trọng, là chủ thể, là mục tiêu thiêng liêng và cao cả của sự nghiệp cách mạng, là
nội dung xuyên suốt trong toàn bộ nội dung Tư tưởng của Người. Bác nhìn nhận
con người trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và cộng đồng, dân tộc,

giai cấp, nhân loại, không tách rời. Bác luôn coi con người là mục tiêu và động
lực của cách mạng. Thật vậy, Người cho rằng: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc,
chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thốt nạn bần
cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một cuộc
đời hạnh phúc”3. Ta thấy được rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thương u vơ
hạn với đồng bào; sự tin tưởng, ưu tiên hàng đầu của mọi quyết định, hành động
đều nhắm đến đích đến chính là con người. Những nhà Nho xưa có câu “ái quốc
là ái dân”; Bác Hồ cũng vậy, nhưng tư tưởng của Bác không chỉ dừng lại ở ý
thức, mà tư tưởng này đã trở thành ý chí quyết tâm giải phóng con người. Tình
u thương của bác với con người là bao la, vô hạn. Trong bản di chúc trước lúc
Người ra đi, Bác vẫn luôn không ngừng ưu tiên đề cập đến vấn đề con người:
“Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hồn tồn thắng
lợi, cơng việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau
chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến
tranh xâm lược dã man (…) Đầu tiên là công việc đối với con người”.4
Liên hệ với thời điểm này, khi thế giới đang phải đối mặt với một đại dịch mang
tên Covid-19, Đảng và nhà nước vẫn luôn đề cao ưu tiên con người lên hàng

3

Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011). t.10, tr.17. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

4

Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011). t.15, tr. 616 – 617 Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.


đầu. Tạm gác những lợi ích kinh tế, chúng ta tập trung nguồn lực, nhân lực vào
đội ngũ chống dịch, ra sức đảm bảo an toàn sức khỏe và vẫn đồng thời đảm bảo
đời sống tinh thần, văn hóa cho nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn

nhấn mạnh: “Không ai bị bỏ lại phía sau”. Đảng và nhà nước đã không ngừng
hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân, kêu gọi tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp đỡ, sẻ
chia, thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, đoàn kết dân tộc với mục tiêu
quan trọng nhất là đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

1.3.

Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng
bài học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm
gì?

Trong q trình học mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, em đã rút ra được rất
nhiều bài học quý báu cho bản thân và có thể áp dụng được cho cuộc sống. Tuy
nhiên, có một bài học đặc biệt thích mà em muốn chia sẻ, ấy chính là bài học về
tình thương u giữa người với người. Bác Hồ đã cống hiến cuộc đời cho mục
tiêu cao cả: độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tình u của bác bao la
khơng ngơn từ nào có thể miêu tả đủ. Tuy em khơng được sống trong những
ngày tháng ấy để có thể hiểu rõ và sâu nhất, nhưng qua lời kể của ông bà, cha
mẹ cùng với những câu thơ lời văn, em hiểu rằng nhân dân ta cũng mãi mãi hết
lòng thành kính, thương yêu Bác. Từ lời bài hát của các em thiếu niên nhi đồng:
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…” (Nhạc sĩ Phong Nhã), đến
những câu thơ thể hiện sự đau buồn, thương tiếc ngày Bác ra đi:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!”
(Bác ơi! - Tố Hữu)
Và từ đó, nhân dân Việt Nam ta càng trau dồi tình thương yêu con người. Bản
thân em là một người con sinh vào những năm đầu thế kỷ 21, em cũng đã có cơ



hội em đã được học từ những ngày đầu tiên về những câu ca dao, tục ngữ,
những câu thơ, lời hát nói về tình u thương con người. Càng lớn lên, với
những trải nghiệm và cơ hội được học môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, em
càng hiểu sâu sắc them về tình thương yêu con người. Yêu thương ấy khơng chỉ
dành cho những người mình quen biết. Tình u thương ấy có thể hiểu nghĩa
hẹp là gia đình, bạn bè, nghĩa rộng hơn là đồng bào, thế giới.
Việc thể hiện tình thương u cũng khơng cần thiết phải là những thứ nặng về
vật chất. Chúng ta có thể thể hiện tình thương yêu ấy bằng nhiều cách khác
nhau. Với gia đình, em đã mở lịng hơn, bỏ đi sự ngại ngùng từng có mà thể
hiện tình cảm của mình từ tận đáy lòng. Mỗi sáng ngủ dậy, việc chào và hỏi
thăm bố mẹ về giấc ngủ đêm qua không chỉ thể hiện tình cảm của mình với bố
mẹ, mà cịn giúp em nắm được tình hình sức khỏe nữa. Cả nhà cùng vui vẻ
trong bữa cơm tối mà em cùng mẹ nấu, tráng miệng với chiếc bánh em nướng,
em tin rằng, đó là niềm hạnh phúc đơn giản nhưng cũng chứa chan đầy tình u
thương của gia đình. Có thể giới trẻ đang q lún sâu với vịng xốy tiền bạc, sự
nghiệp mà đã bỏ quên gia đình, vậy nên, ta có thể từng bước thay đổi: mỗi ngày
quan tâm và dành nhiều thời gian với gia đình hơn. Với xã hội, chúng ta cống
hiến những gì chúng ta có thể làm được. Ví dụ như trong đợt đại dịch Covid-19
vừa rồi, gia đình em mỗi người đã dành ra một khoản để đóng góp vào quỹ vắcxin, với mong muốn ai cũng có thể được sống an tồn trong đại dịch này.
Ngồi ra, tình u thương cịn có thể thể hiện qua những điều nhỏ bé khác. Mỉm
cười, chào hỏi và hỏi thăm với những người chúng ta tiếp xúc như những người
bán hang, bác tài xế, cô lao cơng,… mọi người đều có thể sẻ chia sự yêu thương
và niềm hạnh phúc, và ngược lại, mọi người đều xứng đáng nhận được những
tình cảm ấy.


Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

2. Lê Xuân Ðức (2020). Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người. Truy
cập lúc 19h34 ngày 24/10/2021 tại: />3. Vũ Thị Kim Dung. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tạp chí Khoa
học chính trị. Số 2 (1998).
4. Nguyễn Minh Trí (2019). Vấn đề con người trong Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Truy cập lúc 21h03 ngày 24/10/2021 tại:
/>


×