Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

52 nguyễn thị minh ngọc bài luận giữa kỳ môn tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.62 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGƯ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Lớp
: POL 1001 4 (Thứ 2)
Khóa
: QH.2019
Mã số sinh viên: 19041450

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
1. Chủ đề thảo luận
1.1.

Nêu cảm nhận về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào
nhất? Vì sao?

1.3.

Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học
Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu
vận dụng bài học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì


anh/ chị sẽ làm gì?

2. Tài liệu tham khảo

1


BÀI LUẬN GIỮA KỲ
1. Chủ đề bài luận
Nêu cảm nhận của anh/chị về mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao? Trong những
bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị
thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào học tập và cuộc sống của
bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
1.1.

Nêu cảm nhận về mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhờ khoảng thời gian được học tập mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh mà em
nhận ra tư tưởng của Bác Hồ không phải là những lý lẽ khô khan, giáo điều,
trừu tượng, chỉ áp dụng ở tầm vĩ mơ, mà chính là một hệ thống tư tưởng, quan
điểm giáo lý thiết thực, vô cùng quan trọng và ý nghĩa, có thể áp dụng trên
mọi vấn đề, lĩnh vực của mọi mặt đời sống. Đặc biệt thông qua những câu
chuyện rất đời thường, mộc mạc mà sâu sắc về Bác, chúng em được thu nạp
thêm những bài học rất đỗi bình dị mà sâu sắc về nhân sinh, cuộc sống, xã hội,
đặc biệt là những đức tính tốt đẹp của Người để thành đức, đạt tài.
Việc học tập mơn học và tìm hiểu tường tận hơn tư tưởng của Người cũng là
một cơ hội giúp người học chúng em được tiếp cận, hiểu rõ hơn về con người
vĩ đại Hồ Chí Minh. Mơn học giúp em khám phá và hiểu rõ hơn những phẩm
chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó tìm ra cho mình một tấm

gương sáng để noi theo và những bài học bổ ích để vận dụng trong cuộc sống.
Đối với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách – lối sống là
luôn thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho chúng
em cái nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh vực, mà
mặt khác khiến em cảm nhận được chân thật nhất phẩm chất, đạo đức cao đẹp
của Người. Hồ Chí Minh là con người “bằng xương bằng thịt” nhưng Người
làm được những việc phi thường, to lớn không phải bất cứ một ai cũng làm
2


được. Hồ Chí Minh cùng thành quả của Người chính là tấm gương sáng “người
thực việc thực” cho những ai am hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người
có thể học tập, làm theo.

1.2.

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào
nhất? Vì sao?

Giữ gìn trọn vẹn bản sắc văn hố dân tộc vẫn ln là một trong những nhiệm
vụ ưu tiên hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập thế giới,
giúp cho văn hố của đất nước mình “hồ nhập nhưng khơng hồ tan” khi
bước ra những sân chơi lớn mang tầm cỡ quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố và xây dựng văn hố vì thế đã có ấn tượng
sâu sắc nhất tới em trong quá trình học tập và tìm hiểu mơn học.
Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần trụ cột của xã hội, là mục tiêu, động
lực phát triển bền vững của đất nước. Văn hố được hình thành, xây dựng và
vun đắp lên theo suốt dọc chiều dài lịch sử của dân tộc, gây dựng nên nền tảng
tinh thần vững chắc của một xã hội. Tư tưởng ấy, ngay từ những năm trước
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.
Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”(1). Đồng thời, Người cũng đã khẳng
định vai trò quan trọng của văn hóa, nghệ thuật đối với sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc. Người tin tưởng, mong muốn cơng tác giáo dục, bồi dưỡng,
xây dựng đội ngũ họa sĩ tiên phong, sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật;
xứng đáng là những người chiến sĩ cách mạng thực thụ trên mặt trận văn hóa
nghệ thuật.

Chú thích: (1) Hồ Chí Minh: Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa đăng trên Báo
Cứu quốc, số ra ngày 05/01/1952

3


Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm rất rõ ràng về quan hệ giữa
văn hoá với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội. Người cho rằng,
bốn vấn đề trên cần phải được coi trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại
lẫn nhau. Thời kỳ Việt Nam vẫn còn là một nước thuộc địa, chúng ta phải tiến
hành sự giải phóng về chính trị để mở đường cho văn hố phát triển. Tuy
nhiên, văn hố khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong chính trị, phục vụ nhiệm
vụ chính trị.
Nắm vững tinh thần văn hoá được thể hiện trong Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng
như tầm quan trọng đặc biệt của văn hố trong việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã đề xuất Dự thảo Chiến lược Phát
triển văn hóa đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh rằng, văn hóa là quyền lực
mềm, là sức mạnh to lớn góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp và sức cạnh
tranh quốc gia. Tuyệt đối khơng đặt nặng, chạy đua phát triển văn hóa theo lối
phong trào mà phải đi vào thực chất, nói đi đôi với làm và làm, triển khai một
cách sáng tạo, hiệu quả.


1.3.

Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận
dụng bài học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/
chị sẽ làm gì?

Bác Hồ đã để lại cho những thế hệ mai sau rất nhiều những bài học thiết thực,
có giá trị đi cùng thời đại trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong số đó chính
là bài học về chính con đường tự học của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính
là một tấm gương sáng về việc “lấy tự học làm cốt, học không bao giờ cùng”.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng: Tự học là q trình mỗi người tự giác tìm
tịi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống
cũng như cơng việc, dựa vào chính khả năng của mình, do vậy, đây là một

4


trong những phẩm chất, năng lực cốt lõi, cần có của một người dân trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn
bao giờ hết.
Tri thức mới ngày càng nhiều và lượng kiến thức chúng ta được tiếp thu tại
các cơ sở giáo dục trong những năm học Phổ thông, Đại học – Cao đẳng, v.v…
chỉ là hữu hạn. Bởi vậy để không ngừng phát triển bản thân và nâng cao năng
lực cạnh tranh thích nghi với kỷ ngun số hố bùng nổ, chúng ta phải tự giác,
tự chủ động trong việc học tập, thu nạp tri thức mới một cách chọn lọc, thông
minh. Quan trọng hơn hết, chúng ta phải xác định được rằng tích luỹ tri thức,
tu dưỡng đạo đức mới là mục đích cao cả nhất của việc tự học. Phải dùng một
cái tâm sáng và một tinh thần tập trung, chủ động tuyệt đối để thu nhận tri thức
và chắt lọc thơng tin mình tiếp nhận được.

Để vận dụng những bài học trên vào cuộc sống, bản thân em đã lên kế hoạch
và có những dự định như sau:
+ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khố
ngồi giờ học để tiếp xúc, giao tiếp với nhiều con người mới, thu lượm những
trải nghiệm mới, từ đó học được những bài học đáng giá mà bản thân khơng
thể có cơ hội tiếp nhận ở trường học.
+ Tích cực đọc thật nhiều tài liệu, sách và các tác phẩm uy tín, nổi tiếng để
tiếp thu thêm những tri thức sâu sắc khác, nâng cao năng lực chuyên môn,
chuyên ngành của bản thân.
+ Không ngừng suy nghĩ, sáng tạo trong các hoạt động học tập, liên tục tư duy
phản biện và tư duy sáng tạo để thực sự làm chủ tri thức mình đã tiếp nhận.
+ Khiêm tốn học hỏi và dùng tâm trong sáng để tự học, không vụ lợi.
+ Chủ động học thêm những ngơn ngữ mới để có thể khám phá tri thức phong
phú ở cả các thứ tiếng khác và phát triển cách nhìn nhận, quan điểm của bản
thân mình.

5


2. Tài liệu tham khảo
1) Đại Dương (2020). Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố và xây dựng
văn hố, Bảo tàng Hồ Chí Minh. />2) Minh Triết (2021). “Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bài học và liên hệ bản thân” />
6



×