Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nhóm 6 khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu tiếng nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.4 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
---------------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI
KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE, HIỂU
TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
KHÓA QH2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Họ tên SV:
Nguyễn Thu Uyên – 20041344
Vũ Nguyễn Phương Ngân – 20041624
Đỗ Thị Phương – 17041213
Đỗ Hà Anh – 20041115

Môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Giang

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.1. Về mặt lý luận: .............................................................................................. 1
1.2. Về mặt thực tiễn: .......................................................................................... 1
1.3. Về mặt cá nhân ............................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3


4.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................. 4
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................. 4
9. Dự kiến cấu trúc ................................................................................................. 5
10. Đóng góp của nghiên cứu................................................................................. 5
10.1 Về mặt khoa học .......................................................................................... 5
10.2 Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 5
Chương I: Cơ sở lý luận của khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu.............. 6
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6
1.2. Khái niệm công cụ............................................................................................ 7
1.2.1. Thế nào là nghe, hiểu? ............................................................................... 7
1.2.2. Thế nào là kỹ năng nghe, hiểu? ................................................................. 8
Chương II: Khó khăn trong học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm
nhất ở ĐHNN, ĐHQGHN ...................................................................................... 9
2.1. Tình hình học nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất ở ĐHNN,
ĐHQGHN ................................................................................................................. 9
2.1.1. Nội dung khảo sát thực tế ......................................................................... 9
2.1.2 Tình hình học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất ở
ĐHNN ................................................................................................................... 9


2.2 Khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm
nhất ở ĐHNN, ĐHQGHN ....................................................................................... 13
2.2.1. Khơng bắt kịp tốc độ của người nói ......................................................... 13
2.2.2 Hạn chế về vốn từ vựng, ngữ pháp .......................................................... 15
2.2.3. Kỹ năng nghe, hiểu chưa tốt .................................................................... 15

2.2.4.Việc nghe tiếng Nhật chưa thường xuyên ................................................ 17
2.2.5. Không thể tập trung khi nghe .................................................................. 18
2.2.6. Khơng có nguồn nghe, tài liệu nghe chất lượng ...................................... 18
Chương III: Giải pháp khắc phục những khó khăn trong học tập kỹ năng nghe,
hiểu của sinh viên năm nhất ở ĐHNN, ĐHQGHN................................................ 20
4.1. Một số giải pháp ở trường ĐHNN, ĐHQGHN ............................................... 20
4.1.1. Thay đổi phương pháp giảng dạy ............................................................ 20
4.1.2. Tăng tính thời sự cho tư liệu .................................................................... 20
4.1.3. Cải thiện kỹ năng công nghệ thông tin của giảng viên ............................ 21
4.2. Một số giải pháp dành cho người học .......................................................... 21
4.2.1 Tăng thời gian tự học nghe, hiểu.............................................................. 21
4.2.2. Luyện tập kĩ năng nghe, hiểu ................................................................... 21
4.2.3. Áp dụng các phương pháp, phần mềm ................................................... 25
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 28
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 30
PHỤ LỤC (BẢNG HỎI) ........................................................................................ 31


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ/Cụm từ

Viết tắt

Đại học Ngoại Ngữ

ĐHNN

Đại học Quốc gia Hà Nội


ĐHQGHN

Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản

Khoa NN&VH Nhật Bản

Chương trình Đào tạo Chất lượng cao

CTĐT CLC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

Japanese Language Proficiency Test

JLPT


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Khó khăn trong học tập kỹ năng
nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường Đại học Ngoại
Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội” với các lí do sau:
1.1. Về mặt lý luận:
Nghe là một hoạt động tự nhiên của con người. Đồng thời, nghe cũng là một
“nghệ thuật” để hiểu được những gì mà người khác muốn truyền đạt thơng qua lời
nói. Hầu như các hoạt động của con người đều gắn liền với hoạt động nghe. Chính
vì vậy, rất nhiều các nghiên cứu về hoạt động nghe đã được tiến hành trên khắp thế
giới trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù vậy, cho đến nay, các nghiên cứu về hoạt động

nghe trong lĩnh vực ngoại ngữ lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm, cũng như là
chưa được tìm hiểu chuyên sâu.
1.2. Về mặt thực tiễn:
Ngày nay, nhu cầu tất yếu trong thời đại kinh tế thị trường là giao tiếp. Để giao
tiếp bất kì một ngơn ngữ nào đều cần phải có rất nhiều những kỹ năng khác nhau.
Trong đó, một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần phải được nhắc tới đó là
kỹ năng nghe, hiểu.
Trong thời điểm hiện tại, hội nhập quốc tế là xu thế phát triển của hầu hết các
quốc gia. Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), nước ta cũng
cần xây dựng chiến lược, chính sách và các biện pháp cụ thể trong quá trình hội nhập
để phát triển. Việt Nam đã và đang hội nhập với nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó đang thúc đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản. Mối quan hệ hợp
tác đặc biệt này, bên cạnh việc mang lợi ích cho các quốc gia song phương, cũng
đồng thời yêu cầu một nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực Tiếng Nhật
chất lượng cao. Chính vì vậy, Tiếng Nhật dần trở thành một trong những ngôn ngữ
được học sinh và sinh viên hướng niềm đam mê học tập và nghiên cứu.
Tuy vậy, kể từ cuối năm 2019, đại dịch COVID - 19 bùng nổ và lan rộng đã khiến
nhiều trường học các cấp phải thay đổi hình thức học tập sang trực tuyến để vừa
đảm bảo an toàn dịch bệnh và vừa đảm bảo giãn cách xã hội. Vì vậy, đối với những
bạn sinh viên hiện đang theo học ngôn ngữ Nhật, đặc biệt là các bạn sinh viên năm
nhất khóa QH 2021 cịn đang gặp nhiều những khó khăn trong khoảng thời gian đầu

1


làm quen với mơn nghe, hiểu Tiếng Nhật, việc tìm ra giải pháp để có thể vượt qua
những trở ngại đó là vơ cùng quan trọng và cần thiết.
1.3. Về mặt cá nhân
Bản thân chúng tôi cũng từng là những sinh viên năm nhất, cũng từng trải qua
khoảng thời gian khó khăn làm quen với mơn Tiếng Nhật, đặc biệt là kỹ năng nghe,

hiểu. Bởi vậy chúng tôi rất hiểu và chia sẻ với những khó khăn mà các bạn sinh viên
năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN đang gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe,
hiểu Tiếng Nhật.
Thực tế cho thấy rằng chúng ta sẽ không thể giao tiếp được nếu không nghe
được, bởi vậy kỹ năng nghe là một trong bốn kỹ năng rất quan trọng mà bất kỳ người
học Tiếng Nhật nào cũng phải thành thạo. Để một cuộc đối thoại diễn ra tự nhiên,
hiệu quả, ta phải nghe, hiểu được những gì mà người khác đang nói. Tuy nhiên, đối
với người học ngôn ngữ, kỹ năng nghe lại thường là kỹ năng “đáng sợ” nhất trong
bốn kỹ năng. Đặc biệt là với các sinh viên năm nhất đang bắt đầu theo học ngơn ngữ
Nhật, việc cịn chưa quen với những dạng bài nghe, hiểu Tiếng Nhật sẽ khiến cho
các sinh viên càng gặp nhiều khó khăn hơn. Cộng thêm tình hình dịch bệnh COVID 19 đang xảy ra với diễn biến vô cùng phức tạp cũng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến
việc học kỹ năng nghe, hiểu của sinh viên. Hiểu được những khó khăn đó, chúng tơi
lựa chọn đề tài: “Khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh
viên năm nhất khóa QH2021 trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực tế việc học tập Tiếng Nhật và kỹ năng nghe, hiểu của sinh viên,
từ đó nắm bắt và chỉ ra được những điểm đáng chú ý trong quá trình học tập Tiếng
Nhật theo hình thức trực tuyến.
Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN
khi học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật.
Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc học kỹ năng nghe, hiểu
Tiếng Nhật.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đâu là những khó khăn mà sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường ĐHNN,
ĐHQGHN gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật?

2



Những giải pháp có thể hỗ trợ các bạn sinh viên năm nhất khóa QH2021
trường ĐHNN, ĐHQGHN trong q trình học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật là gì?
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất
khóa QH2021 trường ĐHNN, ĐHQGHN.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường ĐHNN, ĐHQGHN.
5. Giả thuyết khoa học
Đối nhiều bạn sinh viên năm nhất lần đầu tiên tiếp xúc với Tiếng Nhật, việc
còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn là khó có thể tránh khỏi, đặc biệt trong kỹ năng
nghe, hiểu. Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể
kể tới các nguyên nhân như: thiếu kỹ năng làm bài, thiếu nguồn tài liệu học tập chất
lượng, môi trường nghe không đảm bảo… Hơn nữa, đặt trong bối cảnh dịch bệnh
COVID - 19 đang diễn ra, việc học nghe, hiểu của sinh viên nói chung cũng dường
như trở nên khó khăn hơn trước kia rất nhiều. Nếu đề xuất được các giải pháp cải
thiện việc học phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên năm
nhất, đồng thời cũng đảm bảo được kiến thức nền tảng cho sinh viên có thể chuẩn
bị thật tốt cho những kỳ học sắp tới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
6.2. Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân sinh viên năm nhất gặp khó khăn trong
việc học nghe, hiểu Tiếng Nhật.
6.3. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ việc học nghe, hiểu Tiếng Nhật cho sinh viên
năm nhất trường ĐHNN,ĐHQGHN.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Đề tài chỉ tập trung khảo sát những khó khăn mà sinh viên năm nhất khóa
QH2021 ĐHNN, ĐHQGHN gặp phải trong việc học nghe, hiểu Tiếng Nhật để từ đó
đưa ra các phương pháp học phù hợp.
7.2. Giới hạn khách thể: đề tài chỉ khảo sát trên khách thể là 153 sinh viên năm nhất

khóa QH2021 trường ĐHNN, ĐHQGHN.
7.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu: 26/10/2021 - 23/11/2021

3


8. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu
sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này dùng để nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau
về chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt thông qua đọc
sách báo, tài liệu nhằm tìm chọn những khái niệm cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề
tài “Khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất
khóa QH2021 trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội”, hình thành
giả thuyết khoa học, dự đốn về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây
dựng những mơ hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dùng để nghiên cứu trực tiếp đối tượng
sinh viên năm nhất khóa QH2021 ĐHNN, ĐHQGHN để làm bộc lộ bản chất và quy
luật vận động của đối tượng đó, giúp chúng tôi nghiên cứu thu thập thông tin về
những khó khăn các bạn sinh viên năm nhất gặp phải khi học nghe, hiểu Tiếng Nhật ,
làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cải thiện khả năng
nghe, hiểu Tiếng Nhật và niềm đam mê kỹ năng này.
8.2.1. Phương pháp khảo sát
Phương pháp này dùng để khảo sát tình hình học kỹ năng nghe, hiểu của 153
sinh viên năm nhất đang học Tiếng Nhật trường ĐHNN, ĐHQGHN theo hình thức
học tập trực tuyến, đặc biệt là khảo sát về tình hình học kỹ năng nghe, hiểu ở trình
độ Sơ cấp. Qua khảo sát, chúng tơi sẽ có được một cái nhìn khái qt về tình hình
học kỹ năng nghe, hiểu của sinh viên năm nhất và từ đó có thể tìm ra ngun nhân,

giải pháp để giúp sinh viên năm nhất cải thiện kỹ năng nghe, hiểu của mình tốt hơn.
8.2.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này dùng để thống kê dữ liệu từ khảo sát, tần suất, thời gian
sinh viên năm nhất dành cho mơn nghe, hiểu Tiếng Nhật. Từ đó phân loại theo từng
tiêu chí riêng biệt, thấy được mối tương quan giữa thời gian học, phương pháp học
và kết quả. Phương pháp này giúp miêu tả, phân tích những dữ liệu từ khảo sát ở
chương tiếp theo.
8.2.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phân tích các dữ liệu từ khảo sát của sinh viên năm nhất trường ĐHNN,
ĐHQGHN đang theo học Tiếng Nhật, qua đó cố gắng khái quát được tình hình chung
4


trong việc học kỹ năng nghe, hiểu; vai trò của kỹ năng nghe, hiểu trong việc học Tiếng
Nhật; những khó khăn, bất cập trong quá trình học kỹ năng nghe, hiểu và một số đề
xuất để học kỹ năng nghe, hiểu tốt hơn.
9. Dự kiến cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Bảng hỏi, nghiên cứu được kết cấu
từ 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận của khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu.
Chương II: Khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm
nhất ở ĐHNN, ĐHQGHN.
Chương III: Giải pháp khắc phục những khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu.
10. Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu này chúng tôi mong muốn cống hiến cho:
10.1 Về mặt khoa học
Góp phần làm hồn thiện hơn các cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ, học
thuật, đào sâu thêm vào phương thức, cách thức học và giảng dạy kỹ năng nghe,
hiểu môn Tiếng Nhật ở trường ĐHNN, ĐHQGHN.
10.2 Về mặt thực tiễn

Thơng qua khảo sát để tìm hiểu những khó khăn, bất cập của sinh viên năm
nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN khi học kỹ năng nghe, hiểu môn Tiếng Nhật, chúng tôi
đề ra một số phương pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập, giúp các bạn học sinh,
sinh viên khi học có thêm hứng thú và động lực để theo đuổi niềm mê với một trong
những ngôn ngữ được đánh giá là khó học nhất thế giới – Tiếng Nhật.
Giúp người học có cách tiếp cận tốt hơn và có thể nâng cao khả năng giao tiếp
của bản thân khi nói chuyện bằng Tiếng Nhật.

5


Chương I: Cơ sở lý luận của khó khăn trong học tập kỹ
năng nghe, hiểu
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghe, hiểu Tiếng Nhật là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong q trình
học tiếng Nhật nói riêng và tất cả các ngơn ngữ khác nói chung. Mục đích của ngơn
ngữ là giúp chúng ta có thể giao tiếp và sử dụng nó trong cuộc sống, bởi thế mà
ngồi việc luyện nói, chúng ta cũng cần phải luyện nghe để có thể hiểu được đối
phương nói gì, từ đó mới có thể phản xạ được. Theo Mendelsohn (1994), nghe
chiếm từ 40% - 50% các hoạt động giao tiếp hàng ngày; trong khi nói chiếm từ 25 30%; đọc là từ 11 - 16%; và viết chỉ khoảng 9%. Vì thế, khi khơng thường xun trau
dồi kỹ năng nghe, hiểu, người học sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình giao tiếp.
Có nhiều nghiên cứu về hoạt động học Tiếng Nhật đã được tiến hành trong
nhiều thập kỷ qua. Vì thế, nghiên cứu về hoạt động này đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, một số những công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
“The Effect of Motivation, Concentration and Vocabulary Mastery on
Students’ Listening Skill in Japanese Classroom” do Basri, M., Rafli, Z. and Murtadho,
F. (2019) tiến hành nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của động lực, sự tập trung và
thông thạo từ vựng đối với kỹ năng nghe, hiểu của học sinh trong lớp học tiếng Nhật.
Trong nghiên cứu khoa học “The Relation of Vocabulary Mastery towards the
Japanese Language Listening Skills of Riau University Students.” của nhóm tác giả

Merri Silvia Basri; Zainal Rafli; Fathiaty Murtadho (2020) đã nghiên cứu về mối quan
hệ của việc nắm vững từ vựng đối với kỹ năng nghe tiếng Nhật của sinh viên đại học
Riau.
Ngoài ra, nghiên cứu khoa học “The Relation of Concentration towards the
Japanese Language Listening Skill on Students of Riau University” của các tác giả
Merri Silvia Basri, Zainal Rafli, Fathiaty Murtadho vào năm 2020 đã nghiên cứu về
mối liên quan về sự tập trung đối với kỹ năng nghe, hiểu của sinh viên đại học Riau.
Chúng tôi cho rằng việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Khó khăn trong học tập kỹ
năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường Đại học
Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội” sẽ góp thêm một ý kiến nhằm đáp ứng phần
nào đó về nhu cầu tìm hiểu những khó khăn khi học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật
của các bạn sinh viên năm nhất khóa QH2021 trong bối cảnh học tập trực tuyến,

6


đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên năm nhất cải thiện
kỹ năng này.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Thế nào là nghe, hiểu?
Viết “Từ điển Tiếng Việt” (1977), Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm đã đưa ra cụ
thể định nghĩa về nghe, hiểu như sau: “Nghe là một q trình trong đó thính giác
tiếp nhận những âm thanh bên ngồi và chuyển nó đến hệ thống thần kinh trung
ương. Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành những tín hiệu
và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của con người đối
với những âm thanh đó.”
Anderson & Lynch (1988) đưa ra định nghĩa về nghe, hiểu như sau: “Nghe,
hiểu nghĩa là hiểu những gì mà người nói đã nói. Người nghe có vai trị đặc biệt quan
trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng của mình phân
tích những gì anh ta nghe được để có thể hiểu phát ngơn của người nói”.

Cịn theo Field thì “Nghe là một q trình trí tuệ khơng nhìn thấy được, do đó
rất khó mơ tả. Người nghe phải phân biệt được các âm, hiểu được từ vựng và cấu
trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và ý định của người nói, có thể nhớ lại và hiểu
được nó trong ngữ cảnh văn hóa - xã hội của phát ngôn.”
Hai tác giả Field (2008) và Plonsky (2011) cũng có cùng quan điểm rằng nghe
được coi là kỹ năng khó dạy và học nhất. Các cơng trình nghiên cứu khoa học khác
cũng đưa đưa ra các giải pháp cần cải thiện khả năng nghe, hiểu của học sinh và
nâng cao hiệu quả, động lực và sự tự tin của việc tự học. Gần đây, (Renukadevi,
2014) tin rằng lắng nghe là trọng tâm của giao tiếp vì điều quan trọng là phải đưa ra
phản hồi có ý nghĩa. Đặc biệt khi học một ngơn ngữ nhằm mục đích giao tiếp thì việc
rèn luyện kỹ năng nghe, hiểu càng đóng một vai trị quan trọng, bởi vì nó có thể giúp
người học ngôn ngữ vừa phát âm được, vừa hiểu được cú pháp cũng như các thông
tin đang được truyền tải. Nếu khơng có sự hiểu biết đầu vào chính xác, việc học chỉ
là sự phát triển mà khơng có bất kỳ sự cải thiện nào. Ngồi ra, nếu khơng có kỹ năng
nghe thì khơng thể giao tiếp được.
Khái niệm nghe, hiểu được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác nhau.
Song, từ những định nghĩa trên, nghe, hiểu là một kỹ năng giải quyết vấn đề
(Problem - solving) phức tạp. Nhiệm vụ của nghe, hiểu không chỉ là tiếp nhận âm
thanh mà nó cịn địi hỏi sự phân tích và xác định được thơng điệp của lời nói.

7


1.2.2. Thế nào là kỹ năng nghe, hiểu?
Kỹ năng nghe, hiểu là một kỹ năng quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Rost
(1994), chỉ ra rằng nghe, hiểu đóng một vai trị thiết yếu trong lớp học ngơn ngữ bởi
kỹ năng này là mấu chốt cho việc học tập ứng dụng từ các nguồn khác vào cuộc sống.
Chưa hết, kỹ năng nghe, hiểu đóng vai trị nền tảng cho kỹ năng nói. Căn bản của
con người là bắt chước và học tập lại những gì người khác làm. Trong quá trình học
ngoại ngữ, nếu khơng có cơ hội được nghe người bản xứ nói, người học cũng có thể

tiếp thu và ghi nhận dần cách người bản xứ sử dụng ngôn ngữ của họ, diễn đạt ý
tưởng hay cảm xúc thơng qua các bài luyện, hay mất ít cơng sức hơn là nghe từ phim
ảnh hoặc âm nhạc thường ngày.
Học ngơn ngữ thực chất chỉ là một q trình bắt chước, và ai bắt chước giống
người bản xứ hơn thì sẽ thành công. Bộ não con người được cấu tạo thu hút bởi âm
thanh và hình ảnh nhiều hơn, vì thế ngôn ngữ ứng dụng trong cuộc sống thực tế sẽ
hiệu quả hơn so với việc tập trung học quá nhiều vào từ vựng và ngữ pháp khi mới
bắt đầu học.
Thông qua nhận định của các học giả, cũng như thực tế về các hoạt động giao
tiếp, kỹ năng này đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống hằng ngày kể cả trong việc
học ngôn ngữ. Việc học ngôn ngữ, qua cách nghe, sinh viên có thể quen dần với
những âm trong Tiếng Nhật, từ đó phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn.

8


Chương II: Khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu
Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất ở ĐHNN, ĐHQGHN.
2.1. Tình hình học nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất ở ĐHNN,
ĐHQGHN
2.1.1. Nội dung khảo sát thực tế
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế một bản khảo sát với
mục tiêu tìm hiểu những vấn đề xung quanh việc học nghe, hiểu của các sinh viên
năm nhất ĐHNN, ĐHQGHN với những tiêu chí như sau:
-

Thời gian sinh viên, người học được học kỹ năng nghe, hiểu trên lớp.

-


Thời gian sinh viên, người học dành để học và ôn tập kỹ năng nghe, hiểu tại
nhà.

-

Tự đánh giá kỹ năng Nghe, hiểu của bản thân sinh viên, người học tham gia
khảo sát.

-

Các nguồn tài liệu mà sinh viên, người học sử dụng cho việc học kỹ năng nghe,
hiểu.

-

Những khó khăn mà sinh viên, người học gặp phải khi học kỹ năng nghe, hiểu.

-

Những điều mà sinh viên, người học muốn được cải thiện trong việc học và

giảng dạy.
2.1.2. Tình hình học kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất ở
ĐHNN, ĐHQGHN.
2.1.2.1. Khái quát chung.
Theo VIETJO - ベトジョーベトナムニュース, kết quả khảo sát cho thấy, số
lượng người Việt Nam theo học Tiếng Nhật năm 2014 là 26.409 người (chiếm 15,1%
trên tổng số), đứng sau Trung Quốc với 63.520 người (chiếm 36,4%). Tiếp theo là
Nepal: 9.681 người và Hàn Quốc: 9.597 người (cùng chiếm 5,5%) và Đài Loan: 5.839
người (chiếm 3,3%). Số lượng người Việt Nam từ 18.633 người (năm 2013) đã tăng

thêm 7.776 người trong năm 2014, đưa Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia
có số người học Tiếng Nhật tăng nhanh tại Nhật Bản. Trong số đó có 2.980 người
theo học Tiếng Nhật tại các trường đại học và 23.429 người tại các cơ sở và tổ chức
giáo dục.

9


Qua đây, việc thơng thạo ngoại ngữ nói chung và thơng thạo Tiếng Nhật nói
riêng đang ngày càng được chú trọng. Để có thể thơng thạo được một ngoại ngữ,
ngồi việc học các phần mang tính lý thuyết nhiều như từ vựng và ngữ pháp thì vai
trị quan trọng của kỹ năng nói và nghe, hiểu là vơ cùng quan trọng và cần thiết. Đặc
biệt là kỹ năng nghe, hiểu – một trong những phần được đánh giá là khó nhất trong
q trình học Tiếng Nhật.
Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản trường ĐHNN, ĐHQGHN tiền thân là Bộ
mơn Tiếng Nhật, được chính thức đưa vào giảng dạy vào năm 1992. Trong vịng gần
30 năm, từ một bộ mơn chỉ có 2 giảng viên, nay Khoa đã trở thành một đơn vị đào
tạo Nhật ngữ hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ giảng viên lớn mạnh lên tới hơn 40
người. Khoa NN&VH Nhật Bản tự hào về những cán bộ của Khoa, đó là những con
người được đào tạo chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, sáng về đạo đức, u nghề,
u sinh viên, đồn kết và ln coi Khoa là ngơi nhà thứ hai của mình.
Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản (Faculty of Japanese Linguistics and
Culture) là một trong những Khoa đào tạo uy tín và thu hút đông sinh viên theo học
nhất hiện nay của Trường ĐHNN, ĐHQGHN.
Trong bối cảnh Châu Á đang trở thành điểm đến thu hút sự chú ý bởi tiềm
năng phát triển, Tiếng Nhật ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích và theo học. Với
thế mạnh về đội ngũ giảng viên trình độ chun mơn cao, nhiều cơ hội du học, các
sự kiện ngoại khóa sơi nổi, chính sách hỗ trợ học bổng, quan hệ hợp tác chặt chẽ với
các cơ quan giáo dục Nhật và doanh nghiệp…, Khoa NN&VH Nhật Bản đã trở thành
đơn vị đào tạo Tiếng Nhật uy tín trong và ngồi nước.

Năm 2017, để đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường đã tiến hành xây dựng
Chương trình Đào tạo Chất lượng cao (CTĐT CLC) ngành Tiếng Nhật theo hướng dẫn
Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT. Chương trình này được xây dựng theo định hướng
phiên dịch – kinh tế và cũng được thiết kế có tính định hướng khác biệt, đưa ra
những tiêu chí, tiêu chuẩn và yêu cầu về chuẩn đầu ra cao hơn các chương trình hiện
có, nhằm đáp ứng những địi hỏi về nhu cầu nguồn nhân lực CLC của xã hội và được
thu phí theo chất lượng đào tạo.
Chương trình này bắt đầu được tổ chức tuyển sinh và đào tạo từ năm học
2018-2019 và cũng giành được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh.
Những nhóm năng lực đạt được khi tốt nghiệp:
Kiến thức, năng lực Tiếng Nhật: Có kiến thức tốt về Tiếng Nhật và sử dụng
thành thạo Tiếng Nhật ở bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam
10


(tương đương cấp độ N1 theo Chuẩn đánh giá năng lực Tiếng Nhật), đặc biệt là sử
dụng Tiếng Nhật trong giao tiếp về kinh tế, thương mại.
Năng lực giao tiếp Tiếng Anh: Sử dụng tốt Tiếng Anh giao tiếp ở bậc 5 theo
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ C1 theo
Khung tham chiếu chung Châu Âu).
Kiến thức, năng lực chuyên ngành Biên - Phiên dịch: Hiểu biết thành thạo về
lý thuyết và kỹ năng biên phiên dịch, có khả năng biên phiên dịch Nhật-Việt, ViệtNhật, đặc biệt là trong lĩnh vực trong lĩnh vực kinh tế, thương mại; bước đầu có khả
năng phiên dịch Nhật – Anh, Anh – Nhật.
Kiến thức, năng lực về Kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản: Hiểu biết cơ bản và
thực tế về kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản. Có khả năng vận dụng sáng tạo những
hiểu biết này vào trong công việc và phát triển năng lực bản thân.
Kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ: Có những kỹ năng cần thiết để đáp
ứng tốt yêu cầu công việc và phát triển bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm
việc hợp tác, kỹ năng tư duy phản biện, năng lực xác định và giải quyết vấn đề, khả
năng linh hoạt, thích ứng cao trong mơi trường sống và làm việc cạnh tranh đa văn

hóa.
Kiến thức, năng lực về Văn hóa - Xã hội: Hiểu biết về ngơn ngữ Nhật, về đất
nước, văn hóa, con người, xã hội Việt Nam và Nhật Bản. Có những hiểu biết nhất
định về văn hóa các nước Asean và các nước Châu Á. Có khả năng vận dụng sáng tạo
những kiến thức này vào trong công việc và cuộc sống, trong giao tiếp liên văn hóa.
2.1.2.2. Tình hình học kỹ năng Nghe, hiểu của sinh viên năm nhất thu được qua khảo
sát.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy, ĐHNN, ĐHQGHN rất chú trọng
trong công tác đào tạo Tiếng Nhật. Hiện nay, hệ thống đào tạo Tiếng Nhật CLC được
xây dựng theo Thơng tư 23; ngồi ra Tiếng Nhật còn được đào tạo như là ngoại ngữ
thứ hai đối với các sinh viên của các khoa ngôn ngữ khác.
Trong năm học 2021 - 2022, phân khoa Tiếng Nhật, khoa Ngơn ngữ và Văn
hóa Nhật Bản của trường ĐHNN, SSHQGHN có hơn 220 sinh viên năm nhất.
Số giờ học của hệ đào tạo CLC TT23 là 14 giờ/tuần. Trong đó số tiết giảng
dạy mơn nghe, hiểu 2 tiết/tuần (khoảng 1,5 giờ) đối với hệ đào tạo CLC Thông tư
23.
Tại trường ĐHNN, ĐHQGHN, chúng tôi đã thực hiện khảo sát với hơn 153
đối tượng sinh viên năm nhất đang theo học bộ môn Tiếng Nhật. Bên cạnh thời
11


gian học trên lớp chúng tôi cũng đã khảo sát lượng thời gian mà người học dành
cho việc học kỹ năng nghe, hiểu ở nhà.

Qua việc khảo sát 153 sinh viên năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN, số lượng
sinh viên đang theo học bộ môn Tiếng Nhật là khá đông tuy nhiên thời gian dành
cho kỹ năng nghe, hiểu môn Tiếng Nhật của các bạn cịn rất hạn chế, có những
trường hợp gần như không đầu tư thời gian vào kỹ năng này.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng mức điểm từ 8 - 10 chiếm tỉ lệ cao nhất là

39.2%, tiếp đến mức điểm cao thứ hai các bạn sinh viên đạt được từ 5 - <8 chiếm
31.4%. Mức điểm từ 3 - <5 và 0 - <3 cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ, lần lượt chiếm 20.9%
và 8.5%. Trên đây là ngưỡng điểm phần nghe, hiểu của sinh viên năm nhất trường
12


ĐHNN, ĐHQGHN đã tham gia khảo sát. Bên cạnh việc nghe, hiểu là một phần khó
trong q trình học Tiếng Nhật, việc chưa đầu tư thời gian một cách hiệu quả và
chưa biết cách học phần nào cũng khiến cho người học cảm thấy nản chí và khơng
chú trọng vào phần này. Do vậy, ở những chương tiếp theo chúng tơi sẽ đưa ra
những khó khăn thường gặp và một số biện pháp khắc phục để giúp các bạn sinh
viên năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN có thêm niềm u thích và động lực dành
cho phần nghe, hiểu.
2.2 Khó khăn trong học nghe, hiểu Tiếng Nhật của sinh viên năm nhất ở ĐHNN,
ĐHQGHN
2.2.1. Khơng bắt kịp tốc độ của người nói
Đây là vấn đề mà người học gặp phải nhiều nhất trong q trình học kỹ năng
nghe, hiểu. Có đến 118/153 sinh viên tham gia khảo sát gặp phải khó khăn ở vấn đề
này. Vậy tại sao khi nghe, sinh viên lại không thể bắt kịp được với tốc độ của người
nói? Tình trạng này có thể được giải thích bằng một số lý do sau đây:
- Sinh viên chưa đủ năng lực về Tiếng để theo kịp với tốc độ của người nói.
- Sinh viên thường có xu hướng vừa nghe vừa phân tích câu nói trong đầu. Vì
vậy khi gặp phải một từ mới sinh viên sẽ mất nhiều thời gian hơn vào việc tìm ý nghĩa
của từ đó và bỏ lỡ những phần tiếp theo, từ đó khiến não bộ không thể bắt kịp theo
tốc độ của người nói.
- Sinh viên chưa khái qt được thơng tin tốt vì vậy ln phải cố gắng ghi nhớ
nhiều thơng tin trong cùng một câu. Việc ghi nhớ nhiều thông tin cùng một lúc như
vậy sẽ dẫn đến quá tải khiến não bộ không thể đáp ứng và ghi nhớ được những
thơng tin của câu tiếp theo.
Ngồi các yếu tố chủ quan xuất phát từ năng lực của bản thân người học,

nguyên nhân khách quan dẫn tới khó khăn trong việc học kỹ năng nghe, hiểu cịn là
do đặc trưng nói nhanh của người Nhật.
Nghiên cứu mang tên “Quan sát tỉ lệ thơng tin trên tốc độ nói của các ngơn
ngữ khác nhau” (Across-Language Perspective on Speech Information Rate) của các
học giả F. Pellegrino, C.Coupé và E.Marsico đã tiến hành nghiên cứu và so sánh đặc
điểm của tám ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Họ sử dụng một đoạn văn cố định
và dịch sang tám thứ Tiếng này, sau đó so sánh tốc độ phát âm của từng ngôn ngữ
(số âm tiết trên 1 giây) và lượng thông tin trung bình có trong một âm tiết đó là bao
nhiêu.
13


Mật độ thơng

Số âm tiết trung bình/

Tỉ lệ thơng tin/ âm

tin

giây

tiết

Tiếng Anh

0.91

6.19


1.08

Tiếng Pháp

0.74

7.18

0.99

Tiếng Đức

0.79

5.97

0.90

Tiếng Ý

0.72

6.99

0.96

Tiếng Nhật

0.49


7.84

0.74

0.94

5.18

0.94

0.63

7.82

0.98

1.00

5.22

1.00

Ngôn ngữ

Tiếng Quan
Thoại
Tiếng Tây Ban
Nha
Tiếng Việt


Bảng so sánh đa ngôn ngữ về mật độ thông tin, tỷ lệ âm tiết và tỷ lệ thông tin
(giá trị trung bình và khoảng tin cậy 95%)
Tiếng Việt (tỉ lệ 1/1) được sử dụng như một ngôn ngữ tham chiếu "bên ngồi" để
lấy làm mốc cho các ngơn ngữ cịn lại so sánh.
Từ bảng số liệu trên có thể thấy Tiếng Nhật có số âm tiết trung bình/giây
vào khoảng 7,84/giây. Trong khi đó, chỉ số này ở Tiếng Việt chỉ là 5,22 âm/giây.
Ngôn ngữ phổ thông nhất thế giới - Tiếng Anh là 6,19 âm/giây. Còn Tiếng Tây
Ban Nha, một ngơn ngữ có tốc độ phát âm nhanh khác, là 7.82 âm/giây. Như
vậy, mặc dù có tỉ lệ thơng tin trong một âm tiết tương đối thấp (0.94), song Tiếng
Nhật lại là ngơn ngữ có tốc độ phát âm nhanh nhất trong số các ngôn ngữ được
nhắc đến trong bảng so sánh.
Với đặc trưng ngữ pháp có các động từ và tính từ dài và thường được cấu
thành từ khoảng 3 âm tiết trở lên (ví dụ như thể ~ます với các động từ như
「みます」(xem) ,「たべます」(ăn),「あそびます」(chơi),「はたらきま
す」(làm việc)...), người Nhật sẽ buộc phải nói nhanh hơn để vừa diễn đạt đủ
thông tin vừa tiết kiệm được thời gian. Bên cạnh đó, giống như bất kỳ người bản
14


ngữ nào khác, người Nhật nói Tiếng Nhật nhanh cũng bởi với họ đây chỉ là ngôn
ngữ quen thuộc từ nhỏ. Tốc độ nói có thể chưa thực sự phù hợp với người nước
ngoài, tuy nhiên, với những người bản ngữ, đó chỉ là tốc độ nói bình thường
trong giao tiếp hàng ngày.
2.2.2 Hạn chế về vốn từ vựng, ngữ pháp
Từ vựng và ngữ pháp đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nghe,
hiểu Tiếng Nhật. Tùy vào vốn từ vựng và ngữ pháp sẵn có, sinh viên có thể tìm
ra các từ khóa quan trọng khi nghe, từ đó nhanh chóng nắm bắt được nội dung
chính của hội thoại. Tuy nhiên, nếu chưa đủ vốn từ vựng và ngữ pháp, việc nghe
được nhưng không hiểu được sẽ dễ làm cho sinh viên trở nên hoang mang và
chán nản.

a, Từ vựng
Bảng chữ cái Tiếng Nhật
Đầu tiên, để có thể nghe, hiểu được một ngơn ngữ, bảng chữ cái chính là
một trong những phần mà người học phải nắm vững bởi đó cũng là thành phần
cơ bản tạo nên các từ, các câu của ngơn ngữ đó.
So với Tiếng Việt chỉ sử dụng một bảng chữ cái Latinh, thì Tiếng Nhật có
đến 3 bảng chữ tượng hình: Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng) và Kanji
(Hán tự). Ngoài ra, để tiện lợi cho người học là người nước ngồi, Tiếng Nhật
cịn có bảng chữ Romaji là bảng chữ phiên âm Tiếng Nhật sang ký tự Latinh.
Đối với người học nghe, hiểu Tiếng Nhật sơ cấp, thì Hiragana và Katakana
là 2 bảng chữ bắt buộc phải thuộc. Thông thường, thời gian để có thể nhớ được
một cách cơ bản hai bảng chữ cái này sẽ rơi vào khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, chỉ
trong vòng 15 ngày đầu tiên của kỳ học, sinh viên năm nhất của trường ĐHNN,
ĐHQGHN sẽ phải nắm chắc hai bảng chữ cái này để có thể bắt đầu chuyển sang
các bài học tiếp theo.
Đồng thời, mặc dù chưa phải học chuyên sâu ngay từ đầu, các sinh viên
cũng sẽ phải bắt đầu làm quen với Hán tự - một trong những thách thức với
không chỉ người mới học Tiếng Nhật mà cả những người đã am hiểu Tiếng Nhật
lâu năm. Họ sẽ phải học thuộc khoảng 500 chữ Hán tự cơ bản - một số lượng
khá lớn cho những người đang ở giai đoạn sơ cấp. Với việc phải học cùng một
lúc nhiều bảng chữ cái trong một thời gian ngắn như vậy, các sinh viên năm nhất
sẽ dễ bị ngợp và khó ghi nhớ được lâu tất cả các bảng chữ cái này.

15


Giáo trình みんなの日本語
Sau khi đã làm quen với các bảng chữ cái, sinh viên năm nhất của trường
ĐHNN, ĐHQGHN sẽ được học theo giáo trình みんなの日本語 I - Sơ cấp I. Giáo
trình bao gồm 25 bài học chứa gần 1000 từ vựng cơ bản nhất trong Tiếng Nhật.

Trong 1 tuần (4 ngày học), sinh viên sẽ cần phải học thuộc 2 bài từ vựng, tương
ứng khoảng 50 - 60 từ. Và cũng giống như việc học các bảng chữ cái, khoảng thời
gian để cho các sinh viên ghi nhớ được các từ vựng khơng đủ để các bạn có thể
vừa luyện tập sử dụng vừa chuẩn bị các từ vựng ở các bài tiếp theo cho kịp
chương trình học. Đây sẽ thực sự là một trở ngại lớn trong việc thực hành kỹ
năng nghe, hiểu nếu như sinh viên không có vốn từ vựng đủ để đáp ứng các yêu
cầu của kỹ năng.
b, Ngữ pháp
Về cấu trúc câu
Khi mới bắt đầu, người học sẽ nhận ra ngay một điều đó là ngữ pháp
Tiếng Nhật có sự khác biệt rất lớn so với các ngôn ngữ khác. Nếu trong Tiếng
Anh và Tiếng Việt, câu có cấu trúc thơng thường là “Chủ ngữ – động từ – tân
ngữ” thì Tiếng Nhật lại có cấu trúc là “Chủ ngữ – tân ngữ – trợ từ – động từ”.
Ví dụ:
Tiếng Việt: “Đây là quyển sách của tôi.”
Dịch sang tiếng Nhật: 「これは

私の

本です。」

(Nghĩa từng từ trong tiếng Việt: “Đây là – tôi – của – quyển sách”)
Ví dụ trên mới chỉ là mẫu ngữ pháp hết sức cơ bản trong tiếng Nhật, rất
dễ nhớ và dễ áp dụng. Tuy nhiên, khi càng học lên cao, các mẫu ngữ pháp cũng
càng nhiều và phức tạp hơn, nếu không thường xuyên ôn tập lại, sinh viên sẽ dễ
bị quên và nhầm lẫn giữa các mẫu ngữ pháp, dẫn đến việc không nghe, hiểu
được bài tốt.
Về trợ từ
Trợ từ là từ để nối danh từ với động từ hay tính từ, để chỉ ra được mối
quan hệ ngữ nghĩa. Trợ từ còn làm rõ ý nghĩa của danh từ, tính từ, động từ, và

thể hiện được mối quan hệ giữa các từ với nhau.

16


Trợ từ đóng một vai trị hết sức quan trọng trong Tiếng Nhật. Các loại trợ từ
khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau, tùy theo dụng ý của người nói. Ngồi
ra, cách sử dụng và cách sắp xếp vị trí của trợ từ cũng rất nhiều nên sẽ gây ra
khơng ít khó khăn với người học.
Về các thể động từ
Khác với những ngôn ngữ khác, động từ trong Tiếng Nhật được chia làm rất
nhiều thể (13 thể) , và cũng có rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Người học, đặc
biệt là các sinh viên năm nhất, sẽ khó có thể ghi nhớ được hết 100% tất cả các thể
và phân biệt được ngay lập tức các thể đó khi làm bài nghe.
2.2.3. Kỹ năng nghe, hiểu chưa tốt
Chưa quen các dạng đề nghe, hiểu
Khác với Tiếng Anh - ngôn ngữ mà phần lớn các sinh viên đã được tiếp xúc
trong 12 năm học phổ thông, đến với Tiếng Nhật, sinh viên sẽ được giới thiệu về
một hệ thống chữ cái, cách phát âm, các dạng bài tập,.. hoàn tồn khác biệt. Khi đó,
các bạn sinh viên năm nhất sẽ cần một khoảng thời gian ban đầu để không chỉ làm
quen với ngơn ngữ mà cịn làm quen với các dạng bài tập, các dạng đề thường xuất
hiện. Có thể nói, kỹ năng nghe, hiểu của sinh viên lúc này vẫn cịn khá yếu và nếu
khơng luyện tập nhiều thì sẽ rất khó để cải thiện.
Khơng có kỹ năng nắm bắt thông tin
Theo nghiên cứu mang tên “Quan sát tỉ lệ thơng tin trên tốc độ nói của các
ngơn ngữ khác nhau” (Across-Language Perspective on Speech Information Rate)
của các học giả F. Pellegrino, C.Coupé và E.Marsicom, mật độ và tỷ lệ thông tin/âm
tiết của Tiếng Anh là 0.91 và 1.08, cao hơn nhiều so với Tiếng Nhật là 0.49 và 0.74.
Dựa vào số liệu này, có thể kết luận rằng, trong giao tiếp, mật độ và tỉ lệ thông tin
của Tiếng Anh cao hơn rất nhiều so với ở Tiếng Nhật. Điều này tưởng chừng là một

lợi thế cho những sinh viên bắt đầu theo học Tiếng Nhật, tuy nhiên, do sự phức tạp
của các cấu trúc ngữ pháp, sinh viên sẽ khó có thể nắm bắt được ngay các ý chính
hay những từ khóa quan trọng khi làm các dạng bài nghe, hiểu nói riêng cũng như
là các dạng bài tập Tiếng Nhật nói chung.
2.2.4.Việc nghe tiếng Nhật chưa thường xuyên
Không nhận ra các âm Tiếng Nhật khi nghe: Lý do chủ yếu xuất phát từ việc
sinh viên cịn phát âm Tiếng Nhật chưa chính xác. Sinh viên sẽ khó có thể nghe
đúng khi chưa phát âm được đúng. Ngồi ra, việc người Nhật thường nói nối các

17


âm với nhau hoặc đơi khi nói nuốt âm cũng gây ra khơng ít khó khăn cho các sinh
viên mới bắt đầu học Tiếng Nhật.
Các bài luyện tập nghe, hiểu chưa rộng: Mặc dù các bài luyện nghe, hiểu
trên lớp thường xoay quanh nhiều chủ đề rất gần gũi với sinh viên như văn hóa,
cách giao tiếp, lối sống thường nhật,.. Tuy nhiên những chủ đề đó vẫn bị giới hạn
nội dung nhất định trong giáo trình, cịn nhiều khía cạnh khác chưa được khai thác.
Như vậy, các sinh viên sẽ chưa thể làm quen được ngay với giọng điệu, các cách
phát âm của người Nhật trong nhiều kiểu bài nghe khác nhau.
2.2.5.Khơng thể tập trung khi nghe
Chương trình giảng dạy kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật cho sinh viên năm
nhất của trường ĐHNN, ĐHQGHN gồm 2 tiết/ tuần, mỗi tiết gồm 50 phút. Theo
khảo sát được thực hiện, nhiều sinh viên cho rằng không thể tập trung nghe trong
một khoảng thời gian quá dài. Do đó việc sinh viên bỏ lỡ từ khóa cũng như các lưu
ý quan trọng khi nghe là điều không thể tránh khỏi.
Khi khả năng nghe, hiểu còn chưa cao, việc tập trung nghe sẽ càng trở nên
khó khăn hơn. Và một khi khơng thể hiểu nội dung của bài nghe, người học sẽ
nhanh cảm thấy nhàm chán và càng khó tập trung trở lại với bài nghe của mình.
Chưa hết, với tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, sinh viên

năm nhất khóa QH2021 cũng khơng có cơ hội đến trường và buộc phải học theo
hình thức trực tuyến cịn nhiều bất cập. Trước hết, kết nối Internet không ổn định
sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nghe của sinh viên, khiến sinh viên
không thể nghe một cách rõ ràng, từ đó dẫn đến tình trạng hiểu chưa đầy đủ nội
dung bài nghe và đưa ra câu trả lời sai. Việc tự học ở nhà còn đòi hỏi mỗi sinh viên
phải tự chủ động trong việc chuẩn bị thiết bị nghe của mình, tuy nhiên, hiện nay
vẫn cịn rất nhiều sinh viên không thể trang bị đầy đủ tai nghe, loa.. chất lượng,
khiến cho quá trình học nghe càng trở nên vất vả. Bên cạnh đó, mơi trường học
của sinh viên cũng không được đảm bảo khi phải tự học ở nhà. Bởi khơng riêng gì
với sinh viên năm nhất, việc chuyển đổi qua phương thức học trực tuyến cũng
đồng nghĩa với việc tất cả các sinh viên có thể phải học trong một môi trường ô
nhiễm tiếng ồn đến từ loa phường, công trường,… Những âm thanh này không chỉ
ảnh hưởng tới chất lượng học của sinh viên mà về lâu dài còn khiến người nghe bị
đau đầu, căng thẳng.

18


Trên hết, việc học trực tuyến có thể mang lại sự thoải mái, tiện lợi bởi chỉ
với một thiết bị có kết nối Internet, sinh viên năm nhất có thể học ở mọi lúc, mọi
nơi. Tuy nhiên, đi cùng với sự tiện lợi đó chính là những “mặt trái “ còn tồn tại của
việc học trực tuyến. Rất nhiều sinh viên lợi dụng việc không phải bật microphone,
bật loa để làm việc riêng trong giờ học nghe, hiểu. Thậm chí ngay cả khi không làm
việc riêng, âm thanh thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội như Facebook,
Instagram… ở xung quanh cũng khiến người học dễ dàng xao nhãng, khơng tập
trung vào bài. Nếu khơng có tính tự chủ cao, sinh viên sẽ dễ dàng bị phân tâm và
mất tinh thần học, từ đó làm chậm đi việc cải thiện kỹ năng nghe, hiểu của bản
thân.
2.2.6. Khơng có nguồn nghe, tài liệu nghe chất lượng
Qua việc khảo sát, sinh viên năm nhất thường tìm đến các nguồn tài liệu sau

để tự học nghe, hiểu tiếng Nhật:

Trong quá trình tự học nghe, hiểu, ngoài các tài liệu nghe trên lớp, sinh viên
còn tham khảo thêm lượng lớn các tài liệu bên ngoài nhờ vào sự phát triển của
Internet. Theo khảo sát, bên cạnh việc sử dụng tài liệu nghe trên lớp (97,49%), sinh
viên năm nhất của trường ĐHNN, ĐHQGHN còn tự học, tự trau dồi kỹ năng nghe,
hiểu qua phim anime (24,71%), nhạc (38,7%), tài liệu nghe từ các giáo trình khác
(25,66%), podcast (5,71%).

19


Có thể thấy, phần lớn các nguồn tài liệu trên đều sẽ mang lại những hiệu quả
nhất định trong việc học nghe, hiểu của sinh viên. Tuy nhiên với sự tràn lan của nhiều
nguồn tài liệu thiếu uy tín trên mạng Internet, chưa kể người học là sinh viên năm
nhất chưa có nhiều kiến thức sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng “bội thực”, thừa “lượng’’,
song thiếu “chất”. Đặc biệt với các sinh viên năm nhất đang học tập trực tuyến, việc
khơng có giảng viên hướng dẫn trực tiếp sẽ càng khiến các sinh viên dễ mất phương
hướng và bị chìm trong khối lượng tài liệu khổng lồ. Kỹ năng nghe là nền tảng cho
kỹ năng nói, trong q trình tự học nghe, sinh viên sẽ bắt chước lối nói và lối diễn
đạt của nhân vật trong các đoạn hội thoại. Vì vậy nếu sử dụng những tài liệu trên
mạng Internet có chất lượng thấp và thiếu uy tín, sinh viên sẽ khơng được giải thích
kỹ càng các ngữ cảnh sử dụng câu từ đó, dẫn đến những nhầm lẫn tai hại sau này.
Chưa hết, hiện nay cũng có nhiều tài liệu nghe cung cấp đáp án, các câu thoại thiếu
chính xác. Sinh viên học theo các tài liệu nghe này sẽ khơng chỉ học sai mà cịn hiểu
sai nội dung bài, khiến cho việc luyện nghe trở nên lãng phí thời gian và kém hiệu
quả.

Chương III: Giải pháp khắc phục những khó khăn trong
học tập kỹ năng nghe, hiểu.

4.1. Một số giải pháp ở trường ĐHNN
4.1.1. Thay đổi phương pháp giảng dạy
Chương trình giảng dạy mơn nghe, hiểu cho sinh viên năm nhất của trường
ĐHNN, ĐHQGHN đều do giáo viên người Việt phụ trách đứng lớp. Các giáo viên
cũng có thể tổ chức đan xen các hoạt động ngoại khóa có sự tham gia của các thầy
cơ người Nhật để sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp với giọng điệu của người bản
xứ. Điều này sẽ góp phần cải thiện nhiều về kỹ năng nghe, hiểu của sinh viên.
Ngoài ra trong gần 90 phút học nghe, hiểu, mặc dù kiến thức trong giáo
trình 「みんなの日本語 - 聴解タスク 25」gồm những chủ đề đã được thiết kế
rất phù hợp với trình độ Tiếng Nhật hiện tại của sinh viên nhưng giảng viên cũng có
thể cung cấp thêm những tư liệu tương tự khác thơng qua phim ảnh, những bản
tin, chương trình truyền hình,... để sinh viên vừa có thể tiếp xúc gần hơn với nền
văn hóa Nhật Bản, vừa có thể nâng cao khả năng nghe, hiểu về nhiều vấn đề hơn.

20


4.1.2. Tăng tính thời sự cho tư liệu
Hiện nay, với những vấn đề mang tính thời sự như dịch bệnh, cách mạng
khoa học - công nghệ 4.0,... rất nhiều những từ ngữ mới đã được sáng tạo ra và
đưa vào sử dụng. Giáo trình 「みんなの日本語 - 聴解タスク 25」sử dụng trong
chương trình giảng dạy cho sinh viên năm nhất của trường ĐHNN, ĐHQGHN được
tái bản vào năm 2018. Vì vậy, để sinh viên có thể cập nhật với những tin tức mới
nhất và tư liệu nghe khơng bị giới hạn, ngồi những kiến thức sẵn có trong giáo
trình, giảng viên cũng cần tạo lập những tư liệu mới mang tính thời sự, cập nhật
nhưng vẫn phù hợp với trình độ học tập của sinh viên.
4.1.3. Cải thiện kỹ năng công nghệ thông tin của giảng viên
Trong bối cảnh dịch COVID - 19, để có thể vừa đảm bảo an tồn dịch bệnh,
vừa thực hiện giãn cách xã hội, mang đến một mơi trường học an tồn cho sinh
viên, hầu hết các trường học hiện nay đều đã chuyển đổi sang hình thức học trực

tuyến. Điều này dẫn đến những thay đổi khơng chỉ trong phương pháp giảng dạy
mà cịn trong cả việc chuẩn bị tư liệu dạy học. Trước đây, mọi hoạt động dạy học
sẽ được thực hiện trên lớp, giảng viên sẽ truyền tải kiến thức bằng việc in tài liệu,
sử dụng bảng viết và máy chiếu hỗ trợ. Nhưng khi chuyển sang hình thức học tập
trực tuyến, mọi hoạt động dạy học sẽ được trình chiếu ngay trên máy tính cùng với
sự hỗ trợ của các trang web như: Nearpod, Padlet, Quizlet,.. Ngay cả các hình thức
kiểm tra, thi cử cũng được chuyển sang trực tuyến để có thể vừa giảng dạy vừa
đồng thời đánh giá được chất lượng học của sinh viên từ xa. Chính vì vậy, nhằm
đem đến những buổi học tốt nhất cho sinh viên, Khoa NN&VH Nhật Bản nói riêng
cũng như trường ĐHNN, ĐHQGHN nói chung cần tổ chức nhiều hơn những buổi
tập huấn, hướng dẫn sử dụng thành thạo những công cụ trên cho các giảng viên
đang tham gia giảng dạy tại trường.
4.2. Một số giải pháp dành cho người học
4.2.1 Tăng thời gian tự học nghe, hiểu
Quá trình “nghe” và “hiểu” được thực hiện khi người nghe chọn lọc và giải
thích được những thơng tin thu nhận nhờ cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu
trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được thơng điệp của người nói
(Hasan A. S., 2000). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng nghe, hiểu là kỹ năng
ngôn ngữ quan trọng nhất trong quá trình học ngoại ngữ đồng thời là kỹ năng
ngơn ngữ được sử dụng nhiều nhất, cần nhận được sự chú ý đặc biệt. Rubin và
Thompson đã nhấn mạnh: “Con người dành khoảng 60% thời gian của mình để
21


×