Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.3 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG MỘC LAN

Hà Nội – 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO NHÓM CỦA SINH
VIÊN TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ ..........................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng và kỹ năng học tập theo nhóm…........6
1.1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................................9
1.2. Lý luận về hoạt động học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ ......................12
1.2.1. Học tập theo nhóm của sinh viên .................................................................12
1.2.2. Đào tạo tín chỉ theo tín chỉ và học tập theo nhóm của sinh viên trong đào
tạo tín chỉ………………………………………….......................................20
1.3. Lý luận về kỹ năng và kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ…...23
1.3.1. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng………………………………………….23
1.3.2. Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên…………..25


1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành kỹ năng học tập theo nhóm của
sinh viên trong đào tạo tín chỉ……………………………………………….29
1.4.1. Yếu tố chủ quan……………………………………………………………29
1.4.2. Yếu tố khách quan…………………………………………………………31
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................35
2.1. Nghiên cứu lý luận ................................................................................................35
2.1.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….……...35
2.1.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………35
2.1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu……………………………………….….35


2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ......................................................................... 36
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO
NHÓM TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI…………………………………………………..…………………………….…44
3.1. Nhận thức của sinh viên về đặc điểm, tầm quan trọng của học tập theo nhóm và
sự cần thiết của kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ ...............................44
3.1.1. Nhận thức của sinh viên về đặc điểm của học tập theo nhóm trong đào
tạo tín chỉ………………………………………………………………….…..44
3.1.2. Nhận thức của sinh vien về tầm quan trọng của hoạt động học tập theo
nhóm trong đào tạo tín chỉ……………………………………………………47
3.1.3. Nhận thức về mức độ cần thiết để hình thành kỹ năng học tập theo
nhóm của sinh viên trong đào tạo tín chỉ……………………………………..50
3.2. Thực trạng kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
trong đào tạo tín chỉ…………………………………….............................................56
3.2.1. Kỹ năng lắng nghe tích cực………………………................................58
3.2.2. Kỹ năng trình bày mạch lạc kiến thức………........................................64
3.2.3. Kỹ năng điều khiển điều chỉnh hành vi và cảm xúc...............................71
3.2.4. Tƣơng quan giữa các kỹ năng thành phần của kỹ năng học tập theo



nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên .......................................................79
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng học tập theo nhóm
trong đào tạo tín chỉ……………………….. ..............................................................81
3.3.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................82
3.3.2. Yếu tố khách quan…………………………………….....................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức đào tạo theo phƣơng thức tín chỉ ở các trƣờng đại học là một chủ trƣơng
lớn của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đây là sự chuyển hƣớng mạnh mẽ theo hƣớng đáp
ứng nhu cầu ngƣời học với triết lý “Tôn trọng ngƣời học, lấy ngƣời học là trung tâm”,
đồng thới góp phần tăng tín tự chủ trong học tập của sinh viên. Đào tạo theo phƣơng
thức tín chỉ cũng là xu hƣớng của các trƣờng đại học trên thế giới. Việc đào tạo theo
phƣơng thức tín chỉ yêu cầu quản lý khoa học chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo, đòi hỏi
cả ngƣời dạy và ngƣời học phải thay đổi tƣ duy, đổi mới phƣơng pháp dạy và học tự bị
động sang chủ động một cách nghiêm túc. Đào tạo theo phƣơng thức tín chỉ, chỉ có thể
thành công, đi vào thế ổn định và phát triển, khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn
vị trong trƣờng, đội ngũ giảng viên nhận thức đƣợc trách nhiệm và tham gia vào quá
trình đào tạo một cách nghiêm túc, đội ngũ sinh viên tích cực tự giác học tập. Nghị
quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của chính phủ về đổi mới cơ bản, toàn diện
giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu rõ: “Triển khai đổi mới
phƣơng pháp đào tạo theo tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính tích cực chủ động
của sinh viên”. Việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ trƣớc hết tạo một cơ chế mềm
dẻo hƣớng về sinh viên để tăng cƣờng tính chủ động và khả năng cơ động của sinh

viên, để đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong học tập và tạo ra những sản phẩm có tính
thích ứng cao với thị trƣờng lao động. Từ năm 2008 đào tạo theo tín chỉ đƣợc áp dụng
hầu hết ở các trƣờng đại học trong nƣớc. Hình thức đào tạo này làm thay đổi căn bản
trong hoạt động đào tạo: từ chỗ là đối tƣợng bị quản lý, sinh viên đƣợc quyền chủ động
trong học tập. Đặc biệt sinh viên phải thực hiện các hoạt động học tập theo nhóm nhƣ
thảo luận trên lớp, chuẩn bị bài tập nhóm ở nhà, thuyết trình trƣớc lớp, làm tiểu luận
theo nhóm… Hoc tập theo nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp thu kiến
thức, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau lẫn nhau, hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ học

1


tập… Tuy nhiên, học tập theo nhóm vẫn chƣa đƣợc sinh viên thực hiện một cách hiệu
quả, vẫn có tƣ tƣởng ỷ lại sinh viên khác, chƣa biết liên kết, hợp tác với bạn, cảm xúc
tiêu cực khi có ý kiến không đồng nhất với mình… Nhiếu nghiên cứu đã cho thấy sinh
viên chƣa có kỹ năng học tập theo nhóm dẫn đến hiệu quả các giờ thảo luận, làm bài
tập nhóm đạt kết quả thấp. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài“Kỹ năng học tập theo
nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội” nhằm góp phần
chỉ ra thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất kiến nghị nâng cao kỹ năng học tập
theo nhóm của sinh viên, giúp sinh viên hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ học tập, có
thể hoà nhập với mô hình đào tạo theo tín chỉ của các trƣờng đại học trong nƣớc và
quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đại học nƣớc ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên Đại học Quốc
gia Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới thƣ̣c tra ̣ng đó . Trên cơ sở kế t quả thu đƣơ ̣c ,
đề xuất một số cách thức rèn luyện, nâng cao kỹ năng học tập theo nhóm cho sinh viên.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1.

Khách thể nghiên cứu


- Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 600 sinh viên, trong đó có: 150 sinh viên
trƣờng Đại học khoa học Tự nhiên, 150 sinh viên trƣờng Đại học khoa học xã hội nhân
văn, 150 sinh viên trƣờng Đại học Ngoại ngữ, và 150 sinh viên trƣờng Đại học Công
nghệ của các khoa và các khóa học khác nhau.
- Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu 30 giảng viên và 4 cán bộ phụ trách đào
tạo của 04 trƣờng trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu

2


Biểu hiện và mức độ kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà
Nội và các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thực hiện kỹ năng này.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1.

Về nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện và mức độ thực hiện 03 thành tố
của kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên là kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình
bày mạch lạc tri thức và kỹ năng tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình khi
học tập theo nhóm.
+ Xem xét mô ̣t số yế u tố chủ quan và yế u tố khách quan ảnh hƣởng đến kỹ năng học tập
theo nhóm của sinh viên trong đào tạo tín chỉ.
4.2.

Về địa bàn nghiên cứu


Nghiên cƣ́u t ại các trƣờng trong Đại học Quốc gia Hà Nội: Đại học Khoa học xã
hội nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Công nghệ.
4.3.

Về khách thể nghiên cứu

Sinh viên và giảng viên trong các trƣờng đại học thuộc diện nghiên cứu của Đại học
Quốc gia Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Ở đa số sinh viên kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ mới chỉ đƣợc
hình thành ở mức độ trung bình. Mức độ biểu hiện giữa các kỹ năng bộ phận (kỹ năng
lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày mạch lạc kiến thức và kỹ năng tự điều khiển, điều
chỉnh hành vi cảm xúc của mình) của sinh viên có sự khác biệt và không đồng đều,
trong đó yếu nhất là kỹ năng trình bày mạch lạc kiến thức. Động cơ học tập và tổ chức

3


đào ta ̣o là hai y ếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự hình thành kỹ năng học tập theo
nhóm của sinh viên.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dƣ̣ng cơ sở lý luâ ̣n nghiên c ứu về kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên,
xác định những khái niệm cơ b ản của vấ n đề nghiên cƣ́u nhƣ : kỹ năng; nhóm, kỹ năng
học tập theo nhóm của sinh viên, hoạt động học tập, đào tạo tín chỉ.
- Xác định thực trạng biểu hiện và mức độ kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên
trong đào tạo tín chỉ, các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hƣởng đến kỹ năng này.
- Đề xuấ t ki ến nghị rèn luyện , nâng cao mức độ kỹ năng học tập theo nhóm của
sinh viên trong đào tạo tín chỉ.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

7.1.

Phương pháp luận

- Quan điể m tiế p cận hoạt động:
Quan điể m hoa ̣t đô ̣ng cho thấ y tâm lý là sản phẩ m của hoa ̣t đô ̣ng . Nhƣ vâ ̣y, nghiên cƣ́u
kỹ năng học tập theo nhóm theo đào tạo tín chỉ của sinh viên đƣợc gắn với hoạt động
học tập của ho .̣ Kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên đƣơ ̣c hình thành và thể hiê ̣n
trong hoa ̣t đô ̣ng học tập.
- Quan điể m tiế p cận hê ̣ thố ng:
Nghiên cứu kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên trong đào tạo tín chỉ đƣợc đặt
trong mối quan hệ với môi trƣờng đại học, với sinh viên, giảng viên. Trong từng thời
điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới kỹ năng học tập theo
nhóm của sinh viên trong đào tạo tín chỉ, đặc biệt là yếu tố cá nhân nhƣ nhâ ̣n thƣ́c và
động cơ học tập, hành động thực hiện các k ỹ năng này trong trƣ ờng đại học đang tiến
hành đào tạo theo tín chỉ. Kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên trong đào tạo tín
chỉ đƣợc chúng tôi nhìn nhận trong một thể thống nhất bao gồm đặc điểm tâm lý sinh
viên, đặc điểm môi trƣờng học tập, đặc điểm đào tạo đại học theo tín chỉ, trong đó hoạt
4


động học tập của sinh viên trong trƣờng đại học đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa
nhất ảnh hƣởng đế n viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n thành tha ̣o kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên
trong đào tạo tín chỉ.
7.2.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

-


Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

-

Phƣơng pháp chuyên gia

-

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

-

Phƣơng pháp phỏng vấn

-

Phƣơng pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
1.1.

Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng và kỹ năng học tập theo nhóm

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Kỹ năng nói chung đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.

Ngƣời đầu tiên có thể nói tới là Aritstotx, trong cuốn sách Bàn về Tâm hồn đã đặc biệt
quan tâm tới phẩm hạnh con ngƣời. Theo ông nội dung của phẩm hạnh là: biết định
hƣớng, biết làm việc, biết tìm tòi có nghĩa là con ngƣời có phẩm hạnh, là con ngƣời có
kĩ năng làm việc.
Đầu thế kỷ XX, ở Mỹ tâm lý học hành vi ra đời, đại diện là J.Watson, E.C
Tolman, K.Hull, B.F Skinner,…. mặc dù xuất phát từ quan niệm máy móc về con
ngƣời, nhƣng nghiên cứu về kỹ năng trong lý luận dạy học do B.F Skinner khởi xƣớng
là một thành tựu lớn. Sau đó Tolman khi nghiên cứu quá trình luyện tập của động vật
đã đi đến kết luận là quá trình luyện tập theo cơ chế lấy hành vi làm tác nhân kích thích
sẽ hình thành trong não động vật bản đồ nhận thức, nhờ đó động vật sẽ thực hiện đƣợc
hai hành vi: bản năng và học tập. Từ đây ông đã xây dựng lý luận dạy học chƣơng trình
hóa nổi tiếng. Vấn đề không chỉ là rèn luyện kỹ năng hành động mà cần phải hình
thành hình thành kỹ năng tổ chức hành động nhằm tìm ra đƣợc cách làm có hiệu quả,
có chƣơng trình thao tác, biết hình thành biểu tƣợng về kết quả cần đạt tới và giữ biểu
tƣợng đó làm cái để so sánh với kết quả của quá trình hành động.
A.Bandura (1961) – nhà tâm lý học ngƣời Mỹ đã đƣa ra lý thuyết học tập xã hội.
Ông cho rằng, học tập bao giờ cũng diễn ra trong mối quan hệ với những ngƣời khác,
trong xã hội. Khái niệm học tập xã hội nhấn mạnh đến mẫu hành vi chỉ dẫn hành vi của

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phan Dũng (1997), Phương pháp luận sang tạo khoa học kỹ thuật, NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội
3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Hướng dẫn sử dụng phương pháp dạy học phù
hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.
4. Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo

tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Thị Minh Đức (2012), Cố vấn học tập trong các trường Đại học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
6. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học (tập 1, tập 2), NXB Hà Nội
7. Phạm Minh Hạc (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB Giáo dục
8. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1989), Tâm lý
học đại cương (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Lê Nam Hải (2009), Kỹ năng tự học của sinh viên đại học đào tạo theo hình
thức từ xa, Luận án Tiến sĩ tâm lý học
10. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011), Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
11. Phạm Thị Thu Hoa (2009), Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học
12. Khoa Tâm lý học (2012), Đào tạo – Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Đào Thị Oanh (2003), Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, NXB Trẻ

7


16. Nguyễn Văn Phƣơng (2009), Kỹ năng học tập các môn lý luận chính trị của học
viên cao cấp lý luận chính trị hệ tạp trung tại Học viện chính trị khu vực II,
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học
17. Phạm Văn Quyết (2011), Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại
học Quốc gia Hà Nội, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
18. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB
Giáo dục
19. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, NXB Thống kê
20. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008),
Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lƣợng đào tạo đại học
21. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2010), Sự thích ứng với hoạt động học tập theo
phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, Đề tài
nghiên cứu khoa học mã số LH-09-02/ĐHL-HN
22. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2000), Tâm lý học đại
cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
23. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý học, NXB văn hóa thông tin
24. />25. />TÀI LIỆU TIẾNG ANH
26. Ellis, D. (1994), Becoming a master student, Rapid City, USA
27. Bandura, A. (1986), Social foundations of thought and action: A social
cognitive theory, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
28. Bergan and Tombali (1976). The importance of interpersonal skill in consultee.
New York

8


29. Butler, D. L., & Winne, P. H. (1995), Feedback and self-regulated learning: A
theoretical synthesis, Review of Educational Research
30. David W. Johnson, Roger T. Johnson, Edythe J. Holubec (1994), Cooperative
Learning in the Classroom.
31. Jane Burdett (2003), Making Group work: University Students’ Perceptions,
International Education Journal Vol 4, No 3.

9




×