Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.89 KB, 2 trang )
3 lý do bạn nên trì hoãn việc cho trẻ ăn đặc sớm
Nếu ăn thức ăn đặc sớm quá, bé sẽ không được hưởng đầy đủ những lợi ích của
việc bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là không tốt cho đường
ruột của bé, có thể khiến trẻ cáu kỉnh vì không tiêu. Dưới đây là 3 lý do cơ bản để
bạn nên trì hoãn việc cho trẻ ăn đặc khi bé chưa đến 6 tháng tuổi.
Ăn thức ăn đặc quá sớm không tốt cho đường ruột của bé, có thể khiến trẻ cáu kỉnh vì
không tiêu.
1. Do sự phát triển thể chất của bé
Đến 6 tháng tuổi, trẻ em mới phát triển đầy đủ về thể chất để sẵn sàng ăn thức ăn đặc.
Lúc này, bé có thể ngồi dậy và đã mọc răng, đây là hai dấu hiệu rõ ràng nhất để một
đứa trẻ có thể ăn thức ăn đặc. Trẻ sơ sinh thường có phản xạ đẩy lưỡi để phản đối bất
kỳ vật nào được đưa vào miệng chúng. Phản xạ này giúp trẻ không bị nghẹt thở nhưng
cũng gây khó khăn rất nhiều cho việc ăn dặm. Một khi cơ thể trẻ em đã đủ phát triển
về mặt thể chất, việc chuyển sang ăn thức ăn đặc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời
cũng làm giảm bực bội cho cả người chăm sóc lẫn chính các bé.
2. Do sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột và các enzyme tiêu
hóa
Các vi khuẩn có ích sống trong hệ tiêu hóa cần một thời gian nhất định để phát triển
và những enzyme tiêu hóa phức tạp chỉ được sản xuất khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Cả
vi khuẩn và enzyme đều là yếu tố cần thiết giúp chuyển hóa tinh bột, carbohydrates và
chất béo để có thể hấp thụ vào máu nuôi cơ thể một cách đúng đắn nhất. Khi không
thể xử lý thực phẩm, bé sẽ dễ cáu kỉnh, hay “xì hơi” và bị táo bón. Việc cho trẻ ăn
dặm quá sớm có thể liên quan đến bệnh loét dạ dày, tiểu đường và eczema.
3. Ăn thức ăn đặc quá sớm làm giảm khả năng hấp thụ sắt và các
dinh dưỡng khác
Nghiên cứu cho thấy trẻ được ăn ngũ cốc có bổ sung sắt cùng các vitamin và khoáng
chất khác thường không hấp thụ được nhiều sắt ở những thực phẩm này. Trong khi
đó, bú sữa mẹ, trẻ có thể duy trì đươc một lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và sắt ồn
định trong cơ thể. Điều đó có nghĩa trẻ dễ dàng hấp thụ sắt trong sữa mẹ hơn là trong