Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

tiểu luận phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh toán của CTCP Bibica ( 8.5 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 29 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI MƠN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: 06
Tiêu đề tiểu luận: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình
hình tài trợ và khả năng thanh toán của CTCP Bibica giai đoạn 2018 – 2019
Thời gian làm bài thi: 03 ngày

Họ và tên: Lê Thị Thanh Tâm

Mã sinh viên: 1973402011805

Khóa/Lớp tín chỉ: CQ57/18.1-LT2

Lớp niên chế: CQ57/18.02

STT: 28

ID: 581- 058- 0072

Ngày thi: 28/09/2022

Giờ thi: 15h45

Hà Nội – 9.2022


MỤC LỤC



Phụ Lục: Danh mục viết tắt
Phần I: Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình tài trợ và khả
năng thanh tốn ................................................................................................................ 1
1. Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh ................................................. 1
2. Lý luận về phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh toán ............................... 4
Phần II: Giới thiệu về Công ty cổ phần Bibica ................................................................ 7
Phần III: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình hình tài trợ và khả
năng thanh tốn của Công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2018-2019................................. 9
3.1 Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Cơng ty cổ phần Bibica giai đoạn
2018-2019: ...................................................................................................................... 9
3.2. Phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh tốn của cơng ty giai đoạn 20182019:. ............................................................................................................................ 13
a. Bảng phân tích tình hình tài trợ của cơng ty ............................................................ 13
b. Bảng phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty ..................................................... 15
3.3. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nêu ra đề xuất đối với công ty cổ phần
Bibica ........................................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 20
Đính kèm Báo cáo tài chính đã kiểm tốn (B01-DN và B02-DN) của CTCP Bibica năm
2018-2019......................................................................................................................... 21


Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTS

Tổng tài sản

VC/VCSH Vốn chủ sở hữu

ROS


Hệ số sinh lời ròng hoạt động

BEP

Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản

LCT

Tổng luân chuyển thuần

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

LNST

Lợi nhuận sau thuế

EPS

Thu nhập 1 cổ phần thường

NNH

Nợ ngắn hạn

Slđ

Tài sản ngắn hạn bình quân


TSDH

Tài sản dài hạn



Hệ số đầu tư ngắn hạn

NVDH

Nguồn vốn dài hạn

CPQLDN
TSCĐ

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài sản cố định

SVld

Số vòng quay vốn lưu động

DTTBH

Doanh thu thuần bán hàng

Ht

Hệ số tự tài trợ


Htx

Hệ số tài trợ thường xuyên

DTTC

Doanh thu tài chính

TCP

Tổng chi phí

TNK

Thu nhập khác

Hcp

Hệ số chi phí

LNTT

Lợi nhuận kế tốn trước thuế

Tv

Tổng dịng tiền vào

LNST


Lợi nhuận sau thuế

Tr

Tổng dịng tiền ra

TSNH

Tài sản ngắn hạn

Htt

Hệ số tạo tiền

NVNH

Nguồn vốn ngắn hạn

LCTT/NC
GVHB
HCBH

Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng

Lưu chuyển tiền thuần/ Dòng tiền
thuần

SXKD


Sản xuất kinh doanh


Phần I: Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình tài trợ và
khả năng thanh tốn
1. Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh
1.1. Mục đích phân tích:
Thứ nhất, đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng lĩnh
vực dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể hoạt động trong các lĩnh vực kinh
doanh như bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, các hoạt động khác.
Thông thường, các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đẩy
mạnh các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tuy nhiên cũng có những thời kỳ
doanh nghiệp sẽ ưu tiên đẩy mạnh hoạt động tài chính dựa trên sự biến động của thị
trường chứng khốn. Trong khi đó, các hoạt động khác tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và
thường khơng có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh nhưng doanh nghiệp cũng
cần xem xét và có các biện pháp quản trị phù hợp đối với những khoản thu nhập và chi
phí khác này. Thơng qua việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu trên báo các kết quả kinh
doanh, có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế của doanh nghiệp đối với từng
mảng kinh doanh.
Thứ hai, thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm xác định được các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến kết
quả trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Từ đó xác định được nguồn gốc của
vấn đề phát sinh và có thể phát hiện, khai thác được nguồn lực tiềm tàng của doanh
nghiệp.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó
khăn gặp phải và tìm ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên khai thác các
điểm mạnh và tận dụng thời cơ để giúp gia tăng được kết quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.

1.2. Chỉ tiêu phân tích:
* Các hệ số chi phí:
(1) Hệ số chi phí ( Hcp )

𝐻𝑐𝑝 =

𝛴 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí
LCT

 Hệ số cho biết để thu về 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu
đồng chi phí. Hcp càng nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao
[1]


và đó chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì
doanh nghiệp mới đảm bảo sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động. Quy mơ
và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh trong mỗi thời kỳ, lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
(2) Hệ số giá vốn hàng bán

𝐻ệ 𝑠ố 𝐺𝑉𝐻𝐵 =

𝐺𝑉𝐻𝐵
DTT

 Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và
ngược lại.
(3) Hệ số chi phí bán hàng


𝐻ệ 𝑠ố 𝐶𝑃𝐵𝐻 =

𝐶𝑃𝐵𝐻
DTT

 Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.
(4) Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

𝐻ệ 𝑠ố 𝐶𝑃𝑄𝐿𝐷𝑁 =

𝐶𝑃𝑄𝐿𝐷𝑁
DTT

 Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi
bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu
thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
=> Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp
so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu hệ số giữa
kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Đánh giá kết quả,
hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như toàn lĩnh vực hoạt động để kịp
thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quy
trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi
nhuận của doanh nghiệp.
* Các hệ số sinh lời
(1) Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)
[2]



𝑅𝑂𝑆 =

𝐿𝑁𝑆𝑇
LCT

 Hệ số cho biết trong mỗi 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế → phản ánh khả năng sinh lời từ tất cả các hoạt động.
(2) Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế (BEP)

𝐵𝐸𝑃 =

𝐿𝑁𝑇𝑇
LCT

 Hệ số cho biết trong mỗi 1 đồng luân chuyển thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế → Phản ánh khả năng sinh lời từ tất cả các hoạt động nhưng chưa tính đến
việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
(3) Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh

𝐻ệ 𝑠ố 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ờ𝑖 𝐻Đ𝐾𝐷 =

𝐿𝑁𝑇 𝑡ừ 𝐻Đ𝐾𝐷
DTT+DTTC

 Hệ số cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính của doanh
nghiệp (hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính) có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(4) Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng


𝐻ệ 𝑠ố 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ờ𝑖 𝐻Đ𝐵𝐻 =

𝐿𝑁 𝑡ừ 𝐻Đ𝐵𝐻
DTT

Trong đó: LN từ HĐBH = LNG - CPBH - CPQLDN
 Hệ số cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động bán hàng có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
=> Các chỉ tiêu trên có điểm chung: Đều so sánh tốc độ tăng của các loại lợi nhuận với
tốc độ tăng của doanh thu tương ứng với nó.
=> Chỉ tiêu càng lớn và có xu hướng tăng → thể hiện sự gia tăng về KNSL, chứng tỏ
trong kỳ LN tăng nhiều hơn doanh thu → chi phí được quản lý hiệu quả
1.3. Phương pháp phân tích:
So sánh tồn bộ các chỉ tiêu trên B02 giữa kỳ này với kỳ gốc, xác định chênh
lệch tuyệt đối và tương đối ở cả mức độ và tốc độ biến dạng.
So sánh các hệ số chi phí và hệ số sinh lời để xác định mức độ biến động
Căn cứ vào nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, tình hình thực tế của doanh nghiệp
để có những đánh giá cụ thể, phù hợp về kết quả kinh doanh.
* Phân tích khái qt

-

Chỉ ra những thơng tin cơ bản và dễ thấy nhất nhằm mục đích định hướng cho
người đọc.
[3]


-

Đánh giá quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như vốn, doanh

thu thu nhập và LNST, tốc độ tăng để từ đó đánh giá được kết quả cuối cùng tạo
ra trong kỳ.

-

So sánh với chỉ tiêu LNST bình qn ngành (có thể lựa chọn các doanh nghiệp
cùng quy mô về vốn, so sánh về tốc độ tăng)

→ Đánh giá được tiềm lực tài chính và vị thế của doanh nghiệp rồi đưa ra các dự báo.
* Phân tích chi tiết (Chỉ tiêu trên B02)

-

Hoạt động bán hàng: doanh thu, DTT, GVHB, LNG, CPBH, chi phí quản lý →
đánh giá cả về sự biến động và tốc độ thay đổi về tương đối, tuyệt đối.

-

Hoạt động tài chính: DTTC, CPTC (chi tiết chi phí lãi vay), lợi nhuận từ HĐTC

-

Hoạt động khác

* Kết luận

-

Chỉ ra được đâu là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận nhất → đó chính là thế
mạnh của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố chủ quan, khách quan.


-

Dự báo về các chính sách vĩ mô, triển vọng của doanh nghiệp.

-

Tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả HĐKD, rút ra nhận xét và đưa
ra giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận: tập trung vào hoạt động nào, khai thác
thế mạnh, tận dụng cơ hội,... → tạo ra nhiều kết quả nhất, gia tăng tiềm lực tài
chính.

2. Lý luận về phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh tốn
1.1. Mục đích phân tích:
Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp trên 3 phương diện: thời gian, giá trị và
hiệu quả. Đồng thời phân tích các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng  Từ đó đề xuất
giải pháp kiến nghị phù hợp
Đánh giá khả năng chuyển đổi của tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán
các khoản nợ theo thời hạn phù hợp. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng từ đó đề
xuất giải pháp kiến nghị thích hợp.
1.2. Chỉ tiêu phân tích:
a. Nhóm chỉ tiêu tài trợ:
(1) Vốn luân chuyển (VLC)
VLC = TSNH – NVNH = NVDH – TSDH
Để đánh giá được độ an toàn cũng như hiệu quả chi phí sử dụng vốn của các doanh
[4]


nghiệp có thể dựa vào độ lớn của chỉ tiêu VLC
* VLC dương (VLC > 0): Đây là chính sách tài trợ có nguồn tài trợ đem lại sự ổn

định và an toàn cho những nhà quản trị sợ rủi ro nhưng nó khơng đem lại hiệu quả vì làm
tăng chi phí
Giải pháp:
+ Cơ cấu lại tài sản, rà sốt lại những danh mục tài sản nào đang bị chiếm dụng,
ngun vật liệu có tíc h trữ nhiều khơng,…
+ Cơ cấu lại nguồn vốn: đảo nợ
* VLC âm (VLC < 0): Doanh nghiệp khơng có VLC, chưa đảm bảo ngun tắc cân
bằng tài chính, có tính chất nguy hiểm, khơng an tồn. Doanh nghiệp có khả năng mất
thanh tốn, lúc này đòi hỏi doanh nghiệp phải cơ cấu lại tài sản.
Giải pháp:
+ Rà soát lại danh mục TSDH đặc biệt đối với những TSCĐ, máy móc, thiết bị, thanh
lý, thu hồi, trả bớt nợ ngắn hạn.
+ Nếu VLC vẫn âm thì phải cơ cấu lại nợ bằng cách tăng cường huy động nguồi dài
như phát hành cổ phiếu,… làm cho VLC bằng không hoặc dương.
* VLC = 0
+ Đảm bảo khả năng thanh tốn , tối thiểu hóa chi phí.
+ Đây là trạng thái lý tưởng mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới nhưng cũng dễ bị
phá vỡ nhất.
(2) Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)

𝐻𝑡𝑥 =

𝑁𝑉𝐷𝐻
TSDH

Chỉ tiêu cho biết:

-

Toàn bộ NVDH có đủ tài trợ cho TSDH hay khơng.


-

Chỉ tiêu ≥ 1: Doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế rủi ro.

-

Chỉ tiêu < 1: Doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn.

Khi đó doanh nghiệp đã dùng một phần NVDH để tài trợ cho TSDH.
 Doanh nghiệp phải cơ cấu lại cấu trúc tài sản để đảm bảo 𝑯𝒕𝒙 ≥ 1
=> Tóm lại, khi phân tích chính sách tài trợ có 2 chỉ tiêu:

-

Hệ số tài trợ thường xun (cấu trúc tài chính)

-

Vốn lưu chuyển

* Nhóm chỉ tiêu thanh toán
[5]


(1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 =

𝛴 𝑇à𝑖 𝑆ả𝑛
𝛴 𝑁𝑃𝑇


 Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng có
đủ để trang trải các khoản nợ hay không. Độ lớn của chỉ tiêu này phải ≥ 1. Chỉ tiêu
càng lớn thì khả năng thanh tốn càng cao nhưng khơng cần q lớn (khuyến khích
doanh nghiệp cân đối huy động nợ tạo ra BEP > lãi suất đi vay)
(2) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =

𝑇𝑆𝑁𝐻
𝑁𝑁𝐻

 Chỉ tiêu này cho biết TSNH khi chuyển đổi thành tiền có đủ để trả nợ ngắn hạn hay
không. Độ lớn của chỉ tiêu này phải ≥ 0 để đảm bảo doanh nghiệp không sử dụng
NNH để tài trợ cho TSDH. Tuy nhiên cũng không cần quá lớn.
(3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =

𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁𝑁𝐻

 Chỉ tiêu này cho biết sự đảm bảo cho khả năng thanh tốn NNH bằng tiền và tương
đương tiền thì có đảm bảo cho NNH hay khơng. Là nhóm tài sản có tính thanh khoản
cao nhất có đảm bảo thanh tốn NNH hay không. Chỉ tiêu này lớn giúp doanh nghiệp
đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên doanh nghiệp dự trữ nhiều tiền mặt
làm hạn chế khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
(4) Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 =

𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ đế𝑛 ℎạ𝑛 𝑣à 𝑞𝑢á ℎạ𝑛


 Chỉ tiêu này cho biết nhóm tiền và tương đương tiền có đủ để trả cho các khoản nợ
đến hạn và quá hạn hay không. Chỉ tiêu này bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo
khả năng thanh toán nợ đến hạn và quá hạn. Chỉ tiêu thể hiện trên hợp đồng, khế ước
nhận nợ. Hệ số này không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp vì
các thơng tin này dự triwx trên CIC mà tất cả các ngân hàng đều nắm bắt được.
(5) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 =

𝐸𝐵𝐼𝑇
𝐿ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

 Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước thuế và lãi vay có thể trả được bao nhiêu lần
[6]


các khoản lãi vay phải trả.
(6) Hệ số khả năng chi trả bằng tiền:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 =

𝐿ư𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝑁𝑁𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

 Chỉ tiêu này cho biết lượng tiền thuần tạo ra trong kỳ của tất cả các hoạt động có đủ
để trả các khoản nợ ngắn hạn bình quân hay trong kỳ hay khơng. Chỉ tiêu này càng cao
cho thấy chính sách tiền mặt đang nhằm gia tăng chính sách tiền thuần.
1.3. Phương pháp phân tích:
* Nhóm chỉ tiêu tài trợ: So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định
chênh lệch tuyệt đối và tương đối, sử dụng phương pháp cân đối, phương pháp thay
thế liên hoàn hoặc phương pháp chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân

tố. Phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu VLC, SNDTT; chi
phí sử dụng vốn bình qn.
* Nhóm chỉ tiêu thanh toán: Phương pháp so sánh cụ thể các chỉ tiêu giữa kỳ phân
tích và kỳ gốc để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Căn cứ độ lớn chỉ tiêu,
kết quả so sánh và đối chiếu chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá khả năng thanh tốn
của doanh nghiệp.
Phần II: Giới thiệu về Cơng ty cổ phần Bibica
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bibica :
Công ty Cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh
kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng. Đơn
vị được người tiêu dùng bình chọn là doanh nghiệp nằm trong danh sách năm Công ty
hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam với 13 năm liên tiếp đạt được danh hiệu “
Hàng Việt Nam chất lượng cao” (từ 1997 – 2007). Mỗi năm cơng ty có thể cung cấp
cho thị trường hơn 20.000 tấn bánh kẹo các loại như: bánh tết, bánh hura, socola, kẹo
mềm,… là nhũng mặt hàng khá mạnh trên thị trường.
a. Thông tin khái quát: Tên công ty: Cơng ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hịa
Viết tắt: BIBICA. Mã cổ phiếu:BBC. Mã số thuế: 3600363970. Địa chỉ:
443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
Logo:

[7]


b. Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1990 - 1993: Phân xưởng bánh được thành lập và mở rộng dần đến năng suất 5
tấn/ngày.
Năm 1996: Phân xưởng được đầu tư mở rộng nâng năng suất lên 21 tấn/ngày.
Năm 1998: Thủ tướng chính phủ kí quyết định 234/1998/QD-TTG, phê
duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển phân xưởng bánh kẹo của cơng ty

Đường Biên Hịa từ một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty
CP Bánh Kẹo Biên Hòa. Vốn điều lệ vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng.
Năm 2000: Nhận được giấy chứng nhận là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt
tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI Anh Quốc. Kêu gọi thêm vốn cổ
đông, nâng vốn điều lệ lên 56 tỉ đồng. Đồng thời công ty đã đầu tư dây
chuyền sản xuất bánh snack công suất 2 tấn/ngày
Năm 2001: Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm yết
trên thị trường chứng khốn và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch
chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001. Cuối năm 2001,
Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan cao cấp với công suất
1,500 tấn/năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng.
Năm 2002: Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II được thành lập tại Sài Đồng, Gia
Lâm, Hà Nội. Tháng 10, Cơng ty chính thức vận hành dây chuyền chocolate
với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm này nhanh chóng trở nên
thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu sang các thị
trường như Nhật Bản, Singapore,…
Năm 2004: BBC đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể doanh
nghiệp ERP. Đồng thời, BBC đã ký hợp đồng với viện dinh dưỡng Việt Nam
để phối hợp nghiên cứu sản xuất.
Năm 2005: Công ty với sự tư vấn của Viện dinh dưỡng Việt Nam đã cho ra
đời dòng sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thau và cho con bú, bột
dinh dưỡng dành cho trẻ em ở thời kì ăn dặm, dòng sản phẩm Light dành cho
[8]


người ăn kiêng và bị bệnh tiểu đường.
Năm 2006: Công ty xây dựng hệ thống nhà máy mới tjai khu cơng nghiệp
Mỹ Phước, Bình Dương để sản xuất các sản phẩm chủ lực mà công suất hiện
tại chưa đáp ứng được. Đồng thời, BBC cũng tập trung đầu tư xây dựng phân
xưởng bánh kẹo cao cấp đạt tiêu chuẩn HACCP để đáp ứng nhu cầu tiêu thị

trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Năm 2007: Chính thức đổi tên thành Cơng ty Cổ Phần Bibica
c. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:
- Hoạt động kinh doanh chính của cơng ty là: Sản xuất công nghiệp và kinh doanh
các mặt hàng thực phẩm và xuất nhập khẩu; Kinh doanh bất động sản mua bán
nhà đất:

- Sản xuất và mua bán các sản phẩm đường, bánh (Pie, Sponge, Biscuits, Hura,
Socola, Trung thu,…), kẹo (cứng, mềm, sữa), nha, rượu (thức uống có cồn), bột
dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành, nước giải khát, bột giải
khát.

- Kinh doanh bất động sản – chỉ thực hiện theo khoản 1 Điều 10 Luật kinh doanh
bất động sản.
Phần III: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình
hình tài trợ và khả năng thanh tốn của Cơng ty cổ phần Bibica giai
đoạn 2018-2019
3.1 Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Cơng ty cổ phần Bibica giai đoạn
2018-2019:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Đvt: triệu đồng

[9]


So sánh
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. GVHB
5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí QLDN
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kết tốn trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN

Chỉ tiêu
1. LCT = DTT + DTTC + TNK
2. Tổng chi phí = LCT - LNST
3. LN bán hàng = LNG-CPBH-CPQLDN
4. Hệ số chi phí
5. Hệ số GVHB
6. Hệ số CPBH
7. Hệ số CPQLDN
8. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)
9. Hệ số sinh lời HĐKD
10. Hệ số sinh lời HĐBH
11. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế

Năm 2019
1.319.057

10.213
1.308.844
930.916
377.928
58.943
1.770
260.014
54.660
120.427
10.999
58
10.941
131.367
18.406
113.020

Năm 2019
1.378.786
1.265.766
63.254
0.9180
0.7113
0.1987
0.0418
0.0820
0.0880
0.0483
0.0953

Năm 2018


Tuyêt đối Tỉ lệ (%)

1.445.417
12.212
1.433.205
1.059.929
373.276
56.253
1.322
255.778
62.117
110.312
7.418
822
6.596
116.908
17.341
99.750

Năm 2018
1.496.876
1.397.126
55.381
0.9334
0.7396
0.1785
0.0433
0.0666
0.0741

0.0386
0.0781

-126.360
-1.999
-124.361
-129.013
4.652
2.690
448
4.236
-7.457
10.115
3.581
-764
4.345
14.459
1.065
13.270

-8.74
-16.37
-8.68
-12.17
1.25
4.78
33.89
1.66
-12.00
9.17

48.27
-92.94
65.87
12.37
6.14
13.30

So sánh
Tuyêt đối Tỉ lệ (%)
-118.090
-131.360
7.873
-0.015
-0.028
0.020
-0.002
0.015
0.014
0.010
0.017

-7.89
-9.40
14.22
-1.64
-3.83
11.32
-3.64
23.01
18.88

25.07
21.99

Khái quát: Nhìn chung, năm 2019 và năm 2018, hệ số sinh lời hoạt động lớn hơn 0 và
hệ số chi phí nhỏ hơn 1, lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng cho thấy hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp hiệu quả và đang có lãi, đây là tín hiệu tốt cho công ty. Tuy
nhiên, chỉ số luân chuyển thuần và doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của cơng ty
lại giảm. Để có được sự phân tích chính xác về kết quả kinh doanh của công ty, ta cần
đi sâu vào phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết:
* Đối với hoạt động kinh doanh:
Công ty cổ phần Bibica chủ yếu thu lợi nhuận từ việc bán hàng hóa, công ty chuyên
kinh doanh và sản xuất các sản phẩm bánh kẹo ở cả thị trường nội địa và quốc tế.
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp năm 2019 đã tăng từ 56.253 triệu
đồng lên 58.942 triệu đồng, với tốc độ tăng 4,78%. Chỉ tiêu này tăng là do lãi tiền gửi
[10]


và tiền cho vay của doanh nghiệp đã có sự tăng nhẹ, đây cũng là nguồn thu duy nhất
của doanh thu hoạt động tài chính. Cơng ty chỉ tập trung đầu tư tài chính chứ khơng
sản xuất kinh doanh nhiều, cũng vì lí do này mà doanh thu từ hoạt động bán hàng của
công ty giảm sút. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu trong tổng
lợi nhuận trước thuế. Năm 2019 so với năm 2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh tăng 10.115 triệu đồng, tương ứng với 9,17%. Đồng thời hệ số sinh lời hoạt
động kinh doanh cũng tăng 0.014 lần tương ứng 18.88%. Điều này chứng tỏ quy mô
lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của công ty đang tăng. Nguyên
nhân là do tốc độ tăng chi phí hoạt động kinh doanh chậm hơn tốc độ tăng của doanh
thu kinh doanh.
* Đối với hoạt động bán hàng:
Doanh thu thuần bán hàng năm 2019 so với năm 2018 giảm 124.361 triệu đồng

tương ứng 8.68%. Hệ số sinh lời từ HĐBH năm 2019 tăng 0.01 lần tương ứng 25.07%.
Doanh thu thuần giảm nhưng hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng lại tăng cho thấy
năm 2018 và năm 2019 đã xuất hiện một số rắc rối chuyện hạch toán và nhiều khoản
chi phí tăng làm sụt lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tiêu dùng chỉ tăng nhẹ
so với năm 2018, cho thấy doanh nghiệp chưa có sự thay đổi nhiều về mẫu mã, chất
lượng sản phẩm, chưa thực sự thu hút được khách hàng để tăng thị phần; đồng thời
chính sách bán hàng, quảng cáo, truyền thơng về sản phẩm bánh kẹo của công ty chưa
phát huy được hết hiệu quả nên mới gây sụt giảm doanh thu - đó là về mặt chủ quan.
Cịn về mặt khách quan, có thể do thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng bất
lợi cho công ty – bởi xã hội ngày càng hiện đại, yêu cầu và sở thích của khách hàng về
các loại bánh kẹo cũng như chất lượng của nó ngày càng cao. Do đó, cơng ty cần tích
cực cải thiện và phát triển thêm nhiều mẫu, hình dáng cũng như tăng chất lượng của
bánh kẹo lên để làm hài lòng khách hàng, đối tác.
Giá vốn hàng bán là mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của doanh
nghiệp. Giá vốn hàng bán năm 2019 giảm 129.013 triệu đồng so với năm 2018 tương
ứng 12.17%. Chỉ tiêu này giảm là do chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sử
dụng để tạo ra hàng hóa giảm sút – đây là điều dễ hiểu bởi khi công ty không bán được
sản phẩm thì chi phí kèm theo đương nhiên sẽ giảm. Do đó, hệ số giá vốn hàng bán
của doanh nghiệp giảm 0,0283 lần với tốc độ giảm 3,83%. Nghĩa là trong năm 2019,
để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải bỏ
[11]


ra nhiều hơn 0,0283 đồng so với năm 2018. Sự tăng của doanh thu thuần đã làm tăng
lên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, chỉ tiêu này tăng 4.652 triệu đồng vào năm 2019
với tỷ lệ tăng 1,25%.
Ngồi chi phí về giá vốn, ta cũng cần xem xét công tác quản lý các chi phí khác
của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Chi phí bán
hàng của doanh nghiệp đã tăng 4.235 triệu đồng với tốc độ tăng là 1,66%. Điều này
làm cho hệ số chi phí bán hàng tăng từ 0,1785 vào năm 2018 lên 0,1987 vào năm

2019, tương đương với tốc độ tăng là 11,32%. Đây là một mức tăng cao và bất hợp lý,
bởi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhưng chi phí bán hàng lại tăng lên
nhiều. Điều này chứng tỏ chính sách bán hàng của cơng ty đang cịn nhiều bất cập và
cần cải thiện ngay lập tức để tình trạng này khơng bị kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng lớn
đến công ty. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 giảm 7.456 triệu
đồng so với năm 2018, tương ứng với tốc độ giảm là 12%. Do tốc độ giảm của chi phí
quản lý doanh nghiệp cao hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần về bán hàng nên
hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ 0.0015 lần với tốc độ giảm
là 3,46%.
* Hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp năm 2019 đã
tăng 2.689 triệu đồng, với tốc độ tăng 4,78%. Chỉ tiêu này tăng là do lãi tiền gửi và
tiền cho vay của doanh nghiệp đã có sự tăng nhẹ, đây cũng là nguồn thu duy nhất của
doanh thu hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, chi phí tài chính năm 2019 cũng có xu
hướng tăng, tăng 448 triệu đồng, tương ứng với 33,91% và chi phí lãi vay cũng chiếm
tỷ trọng 100% trong khoản mục này. Điều đó chứng tỏ, doanh nghiệp chỉ tập trung đầu
tư tài chính chứ khơng sản xuất kinh doanh nhiều, cũng vì lí do này mà doanh thu từ
hoạt động bán hàng của cơng ty giảm sút.
* Hoạt động khác: Ngồi thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tài chính, doanh
nghiệp cịn có nguồn thu từ các hoạt động khác, nhưng con số này không nhiều. Thu
nhập khác trong năm 2019 là 10.998 triệu đồng, năm 2018 là 7.418 triệu đồng, tăng
3.580 triệu đồng với tỉ lệ 48.26%. Bên cạnh đó, chi phí khác cũng giảm 764 triệu đồng
vào năm 2019, tương ứng 92,94%. Điều đó đã dẫn tới hệ quả là lợi nhuận khác của
doanh nghiệp tăng 4.345 triệu đồng so với năm 2018. Nguồn thu này có thể là do trong
năm 2018 doanh nghiệp đã thanh lý, nhượng bán bớt những TSCĐ cũ hỏng, không sử
dụng được.
[12]


Kết luận: Qua những phân tích trên ta có thể thấy kết quả kinh doanh năm 2019
của CTCP Bibica đã có sự tăng lên so với năm 2018 nhưng số lượng vẫn nhỏ. Nguyên

nhân là do năm 2019 công ty xảy ra mâu thuẫn nội bộ đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động kinh doanh, đầu tư và dẫn đến dấu hiệu hụt hơi của Bibica trong cuộc cạnh tranh
với các thương hiệu bánh kẹo trong nước và nước ngoài khác, khi các đối thủ đẩy
mạnh đầu tư. Kết quả là doanh thu của Bibica giai đoạn 2018 - 2019 chỉ tăng trưởng
bình quân 6,1%, thấp hơn mức tăng bình quân của thị trường chung. Bên cạnh đó, hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ, doanh thu bán hàng
và lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ so với năm 2018. Ngoài ra, việc hệ số chi phí của
doanh nghiệp quá lớn (Hcp = 0,918) thể hiện rằng doanh nghiệp mới chỉ đảm bảo
được sự cân đối cần thiết trong kỳ hoạt động chứ chưa thực sự đạt được hiệu quả hoạt
động cao, công ty chưa thể phát triển 1 cách bền vững.
3.2. Phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh tốn của cơng ty.
a. Bảng phân tích tình hình tài trợ của công ty

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu
I. VLC (1) - (2)
1. NVDH
a. Nợ dài hạn
b. VCSH
2. TSDH
II. Htx (1)/(2)

Chỉ tiêu
III. Nguồn tài trợ
Nguồn vốn tăng
Tài sản giảm
IV. Sử dụng vốn
Tài sản tăng
Nguồn vốn giảm


31/12/2019 31/12/2018
261.943
1.009.793
18.008
991.785
747.850
1.3503

444.521 -182.578
906.077 103.716
18.193
-185
887.884 103.901
461.556 286.294
1.9631
-1

Năm 2019 Năm 2018
696.633
483.359
213.274
696.633
638.135
58.498

So sánh
Tuyêt đối Tỉ lệ (%)
-41.07
11.45

-1.02
11.70
62.03
-31.22

So sánh
Tuyêt đối Tỉ lệ (%)

407.425 289.208
167.219 316.140
240.206 -26.932
407.425 289.208
226.767 411.368
180.658 -122.160

70.98
189.06
-11.21
70.98
181.41
-67.62

Khái quát: Nhìn bảng phân tích trên, cho thấy tình hình tài trợ năm 2019 đã có thay
đổi về cơ bản so với năm 2018 trên tất cả các phương diện: quy mô, tỷ lệ và cơ cấu.
Tài trợ đầu năm và cuối năm nhìn chung đều ổn định (Htx > 1 và VLC > 0), nguồn tài
trợ và sử dụng vốn đều tăng. Cho thấy chính sách tài trợ của doanh nghiệp đang đảm
[13]


bảo ngun tắc cân bằng tài chính. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi

cơ bản trong hoạt động tài trợ của doanh nghiệp qua phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm và đầu năm 2019 lần lượt là 1.3503 lần và
1.9631 lần, giảm 1 lần tương ứng 31.22%. Hệ số ở cả 2 thời điểm đều > 1 cho thấy
công ty đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSDH. Tình hình cho thấy chính sách tài
trợ của cơng ty là an tồn, đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính, an tồn, rủi ro thấp,
tăng cơ hội đầu tư sinh lời.
+ Vốn lưu chuyển tại thời điểm cuối năm 2019 là 261.943 triệu đồng giảm 182.578
lần với tốc độ giảm 41.07% so với đầu năm là 444.521 triệu đồng, cho thấy chính sách
tài trợ của doanh nghiệp đang bị điều chỉnh theo hướng mất an toàn. Số vốn lưu
chuyển ở đầu năm và cuối năm khá hợp lý đối với ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp, chứng tỏ công ty đã huy động được một lượng vừa phải nguồn VDH để tài trợ
cho TSNH, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên các nhà quản trị cần cân
nhắc về tính hiệu quả trong chính sách quản lý vốn vì tỷ lệ giảm của VLC là khá lớ,
cần xem xét lại chính sách để đảm bảo đủ nguồn tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn
của mình. Phân tích nhân tố ảnh hưởng:
+ Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2019 là 1.009.793 triệu đồng tăng 103.716 triệu đồng
so với đầu năm 2019 là 906.077 triệu đồng tương ứng 11.45%. Điều này cho thấy
doanh nghiệp tăng huy động vốn dài hạn nhưng làm tăng chi phí sử dụng vốn. Nhìn
chung khả năng tự chủ tài chính của cơng ty tương đối ổn định.
+ Tài sản dài hạn cuối năm 2019 là 747.850 triệu đồng tăng 286.294 triệu đồng so với
đầu năm 2019 là 461.556 triệu đồng tương ứng 62.03%. TSDH tăng hay giảm phụ
thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan do chính sách đầu tư của doanh nghiệp. TSDH tăng
có thể do cơng ty mở rộng đầu tư vào TSCĐ hay đầu tư tài chính dài hạn. Nhìn chung
việc đầu tư vào TSDH sẽ nâng cao được nâng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản
phẩm cho cơng ty.
+ Tình hình huy động tài trợ: Năm 2019 tổng nguồn tài trợ là 696.633 triệu đồng tăng
289.208 triệu đồng so với năm 2018 là 407.425 triệu đồng tương ứng 70.98%. Nguồn
tài trợ năm 2019 tăng là do nguồn vốn tăng nhanh. Nguồn vốn tăng là do công ty tăng
việc huy động vốn ở cả VCSH và NPT. Chỉ tiêu tài sản giảm nhưng tỷ lệ giảm ít hơn

nhiều so với tỷ lệ tăng của nguồn vốn. Trong cơ cấu nguồn tài trợ, tỷ trọng giữa 2 chỉ
[14]


tiêu nguồn vốn tăng và tài sản giảm chênh lệch khá lớn khi nguồn vốn tăng chiếm
189.06% còn chỉ tiêu tài sản giảm chiếm 11.21%. Qua bảng xác định tình hình huy
động nguồn tài trợ năm 2018 và 2019 thấy được những thay đổi đáng kề về tỷ trọng
của các chỉ tiêu trong cơ cấu nguồn tài trợ điển hình là hàng tồn kho và các khoản phải
thu ngắn hạn.
+ Tình hình sử dụng nguồn tài trợ: Năm 2019 sử dụng nguồn tài trợ là 696.633 triệu
đồng tăng 289.208 triệu đồng so với năm 2018 là 407.425 triệu đồng tương ứng
70.98%. Sử dụng nguồn tài trợ năm 2019 tăng là do chỉ tiêu tài sản tăng của công ty
tăng 411.368 tương ứng 181.41%. Chỉ tiêu tài sản trong cơ cấu sử dụng nguồn vốn chủ
yếu là đầu tư tài chính dài hạn. Đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng là do doanh
nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển hướng sang
hoạt động đầu tư. Chỉ tiêu nguồn vốn giảm có xu hướng giảm 122.160 triệu đồng
tương ứng 67.62% là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Việc doanh
nghiệp gia tăng hoạt động đầu tư nhanh cũng đem lại nhiều rủi ro đặc biệt trong tình
hình kinh tế khó khăn, nhiều biến động như hiện nay. Vì thế doanh nghiệp cần cân
nhắc trong việc tăng giảm tỷ trọng các chỉ tiêu trong cơ cấu sử dụng vốn cho phù hợp,
đảm bảo an tồn đem lại lợi ích kinh tế cao.
 Kết luận: Tình hình tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2019 là phù hợp, đảm bảo
tính ổn định, an toàn và đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính khi huy động NDH để
tài trợ NNH. Tuy nhiên mặt trái của nó là làm giảm hiệu quả trong dài hạn vì chi phí
sử dụng vốn cao, địn bảy có tính 2 mặt tác động đến khả năng sinh lời vốn cổ phần.
Cho nên, doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sử dụng vốn, sử dụng nguồn tài trợ
đúng mục đích, tiết kiệm để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Bảng phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty

Đvt: triệu đồng


[15]


Chỉ tiêu

31/12/2019 31/12/2018

1. Hệ số KNTT tổng quát
2.4082
3.2039
Tổng TS
1.696.062
1.290.746
Tổng NPT
704.278
402.862
2. Hệ số KNTT ngắn hạn
1.3817
2.1556
TSNH
948.212
829.190
Nợ ngắn hạn
686.269
384.669
3. Hệ số KNTT nhanh
0.5876
0.7790
Tiền và các khoản tương đương tiền

403.270
299.675
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2018
4. Hệ số KN chi trả nợ NH
0.5439
-0.0315
Lưu chuyển tiền thuần HĐKD
291.259
-11.316
NNH bình quân
535.469
359.333

So sánh
Tuyêt đối Tỉ lệ (%)
-0.796
-24.84
405.316
31.40
301.416
74.82
-0.774
-35.90
119.022
14.35
301.600
78.41
-0.191
-24.57

103.595
34.57
Tuyêt đối Tỉ lệ (%)
0.5754
-1827
302.575
-2674
176.136
49.02

Khái quát: Dựa vào bảng phân tích trên qua số liệu trong bảng, ta thấy được khả năng
thanh tốn của doanh nghiệp. Nhìn chung cơng ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán,
tuy nhiên xu hướng biến động xấu đi khi nhóm hệ số khả năng thanh tốn cuối năm
2019 hầu hết đều có xu hướng giảm đi so với đầu năm 2018, chỉ riêng hệ số KNTT chi
trả NNH tăng 0.5754 lần. Nguyên nhân hệ số KNTT chi trả NNH tăng là do cả lưu
chuyển tiền thuần HĐKD và NNH bình qn đều tăng. Tóm lại, hoạt động sản xuất
kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp không được hiệu quả, công ty bị
phụ thuộc từ bên ngoài nhiều nên dẫn đến các hệ số thanh tốn cuối năm đều có xu
hướng giảm. Trong đó cần xem xét trọng điểm là khả năng thanh toán tổng quát và khả
năng thanh toán ngắn hạn giảm mạnh so với đầu năm.
Phân tích chi tiết:
+ Hệ số KNTT tổng quát cuối năm 2019 là 2.4082 cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động từ NPT thì được đảm bảo bằng 2.4082 đồng tổng tài sản, so
với đầu năm 2019 là 3.2039 thì hệ số có xu hướng giảm 0.796 lần, tương ứng 24,84%.
Nguyên nhân là do cả tài sản và nợ phải trả của công ty đều tăng mạnh, tốc độ tăng của
tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của NPT. Hệ số KNTT tổng quát ở cả 2 thời điểm đều
lớn hơn 2 tức là công ty huy động vốn thiên về huy động vốn chủ. Điều này làm cho
mức độ độc lập tự chủ về tài chính tăng cao nhưng phải chia sẻ quyền kiểm soát, rủi ro
thanh toán giảm. Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến những tác động liên quan đến
hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính.

+ Hệ số KNTT ngắn hạn cuối năm 2019 là 1.3817 so với đầu năm 2019 là 2.1556 đã
[16]


giảm 0.774 lần, tương ứng 35,9%. Cả 2 thời điểm trên hệ số KNTT ngắn hạn đều lớn
hơn 1 nên đều đảm bảo KNTT được toàn bộ số NNH bằng TSNH tránh được tình
trạng mạo hiểm và giảm rủi ro làm tăng uy tín cơng ty  chính sách tài trợ của doanh
nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng. Mặc dù tốc độ tăng của NNH nhanh hơn TSNH
nhưng chưa có khoản nợ nào bị đánh giá là nợ xấu nên KNTT nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp bằng TSNH vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, xu hướng giảm làm giảm mức độ
chi trả của các khoản nợ. Mặt khác, trong TSNH thì các khoản phải thu ngắn hạn, hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, đây là những tài sản có tính thanh khoản thấp thế nên dù
hệ số KNTT ngắn hạn đảm bảo nhưng thực tế chưa chắc doanh nghiệp đã đảm bảo chi
trả được các khoản NNH.
+ Hệ số KNTT nhanh cuối năm 2019 là 0.5876 so với đầu năm 2019 là 0.7790 đã
giảm 0.191 lần, tương ứng 24,57%. Đây là hệ số được phản ánh chính xác nhất KNTT
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, vì nó xét đến nguồn tài trợ là tiền và các khoản tương
đương tiền, mục có tính thanh khoản cao nhất trong TSNH. Cả đầu năm và cuối năm,
hệ số KNTT nhanh đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm, cho thấy khả năng thanh tốn
nhanh của cơng ty khơng khả quan, đang gặp khó khăn. Lượng tiền và các khoản
tương đương tiền chưa đủ để trang trải các khoản nợ. Tuy nhiên, thực tế các khoản nợ
này chưa đến hạn thanh toán thì khả năng thanh tốn nhanh của doanh nghiệp vẫn
được xem là khả quan. Tiền và các khoản tương đương tiền ít nguyên nhân là do
doanh nghiệp chưa thể thu được tiền bán hàng từ khách hàng, từ đối tác. Cơng ty nên
rà sốt lại các khoản phải thu để lập kế hoạch thu kịp thời để tránh gây ảnh hưởng xấu
tới uy tín cơng ty.
+ Hệ số KN chi trả nợ ngắn hạn năm 2019 là 0.5439 so với năm 2018 là -0.0315 đã
tăng 0.5754 lần, tương ứng 1827%. Hệ số này phản ánh cứ 1 đồng nợ ngắn hạn mà
doanh nghiệp huy động được đảm bảo bởi 0.5754 đồng lưu chuyển tiền thuần trong
kỳ. Hệ số ở cả 2 năm đều < 1 cho thấy công ty không đảm bảo khả năng chi trả NNH

bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tạo áp lực cân đối dòng tiền từ các hoạt động
khác. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh xem xét chính sách thu chi tiền mặt, quản trị dòng
tiền hợp lý trong kỳ tới để đảm bảo sự cân đối dòng tiền, thực hiện khả năng chi trả
một cách tích cực hơn.
 Kết luận: Qua phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các chỉ số của các
chỉ tiêu KNTT đều có xu hướng giảm. Chỉ số các chỉ tiêu KNTT tổng quát, ngắn hạn,
[17]


nhanh đều giảm nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh
toán. Các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu là NNH và khơng có nợ xấu nhưng
doanh nghiệp vẫn phải cố gắng cân đối dòng tiền vì doanh nghiệp đang khơng đảm
bảo được khả năng thanh toán nhanh và chi trả nợ ngắn hạn từ luân chuyển tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh mà các khoản nợ của doanh nghiệp đều là NNH nên sang
năm sau áp lực trả nợ của doanh nghiệp sẽ rất lớn nếu khơng cân đối đủ dịng tiền.
3.3. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nêu ra đề xuất đối với cơng ty cổ
phần Bibica
a.

Ưu điểm:
Qua phân tích khái qt tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình

hình tài trợ và khả năng thanh tốn của Cơng ty cổ phần Bibica giai đoạn
2018-2019 ta thấy được công ty có những ưu thế sau:
Nói chung, Cơng ty cổ phần Bibica là doanh nghiệp có quy mơ lớn. Trong
năm 2019 doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng lên giúp quy
mô lợi nhuận và khả năng sinh lời mở rộng hơn. Kết quả cuối cùng của hoạt
động kinh doanh chưa tính đến sự tác động của chi phí lãi vay và thuế thì vẫn
dương, cho thấy cơng ty hoạt động có hiệu quả và EBIT ngày càng tăng cho
thấy hiệu quả quản trị chi phí nói chung của cơng ty ngày càng có hiệu quả.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 giảm so với năm 2016,
cho thấy chính sách bán hàng của cơng ty còn nhiều bất cập, cần cải thiện.
Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy khả năng của mình, có chính sách bán
hàng hợp lí để thúc đẩy doanh thu, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách tài trợ của công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính,
an tồn và ít rủi ro hơn. Việc doanh nghiệp quản trị chi phí ổn định, hiệu quả
hơn. Chỉ số khả năng thanh toán tổng quát, ngắn hạn, nhanh đều giảm nhưng
vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán. Các khoản nợ của doanh nghiệp
khơng có nợ xấu. Trong giai đoạn này mức sinh lời của doanh nghiệp có xu
hướng tăng lên, nguyên nhânchủ yếu là các chỉ tiêu lợi nhuận trước lãi vay và
thuế (EBIT), lợi nhuận sau thuế tăng lên và tỷ lệ tăng của EBIT, LNST lớn
hơn tỷ lệ tăng của tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân.
b. Hạn chế:
[18]


-

Hệ số chi phí gần bằng 1, cơng ty làm ăn có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận thấp.

-

Năm 2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của cơng ty giảm có thể do
nhu cầu hàng hóa trên thị trường giảm, cung lớn hơn cầu dẫn đến việc tiêu thụ
sản phẩm gặp khó khăn.

-

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ chính trên thị trường Bánh kẹo đã ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiều dự án công

ty phải từ bỏ vì hiệu suất kinh doanh khơng đạt được mục tiêu đề ra.

c. Đề xuất giải pháp:

-

Nâng cao việc quản trị dòng tiền và quản lý vốn của doanh nghiệp. Cơng ty vần
chú trọng kiểm sốt dịng tiền thuần, sử dụng địn bảy tài chính ở mức an tồn
và hợp lý.

-

Để tăng doanh thu bán hàng công ty cần nghiên cứu sự thay đổi trong nhu cầu
thị hiếu của khách hàng để kịp thời điều chỉnh khâu cung ứng từ đó đem đến
những sản phẩm, dịch vụ tốt và chất lượng nhất. Cơng ty có thể tăng cường tiếp
thị, quảng bá sản phẩm và xem xét các chính sách ưu đãi với khách hàng.

-

Doanh nghiệp cần theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả, dữ trự lượng tiền nhất
định để thanh tốn các khoản nợ khi đến hạn. Ngồi ra, công ty cần phải tăng
cường công tác quản lý, thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi công nợ khách
hàng.

-

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách
hàng


[19]


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2015 (Dùng
cho chun ngành: Kế tốn, kiểm tốn, tài chính doanh nghiệp). Chủ biên:
GS.TS.NGND. Ngơ Thế Chi và PGS.TS.NSƯT. Nguyễn Trọng Cơ.


Đính kèm Báo cáo tài chính đã kiểm tốn (B01-DN và B02-DN) của CTCP
Bibica năm 2018-2019
B01-DN năm 2018



×