Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

thuyết trình biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 34 tuổi thi giáo viên giỏi cấp thị xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

CHÀO MỪNG QUÝ CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI THI

GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THỊ XÃ
NĂM HỌC 2020-2021
Người thực hiện: Tống Thị Thi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phú Sơn


Biện pháp giáo dục lễ giáo
thông qua các hoạt động hàng
ngày cho trẻ 3-4 tuổi
ở trường mầm non


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ
mầm non. Đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân
cách con người biết yêu thương, quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người; biết
u thích và giữ gìn cái đẹp, thơng minh, ham hiểu biết, thích tìm tịi khám phá
thế giới xung quanh. Từ đó, hình thành một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng,
khéo léo, biết xin lỗi, cám ơn….
Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay
chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây chắc
hẳn cũng là vấn đề mà những người làm giáo dục và các bậc phụ huynh luôn
quan tâm. Đặc biệt là đối với trẻ mầm non rất dễ nhớ, nhanh quên và tính hay bắt
chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần sớm được thực hiện và thường xuyên.



Bên cạnh đó, vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít
đi, trẻ ngày càng được nng chiều, trẻ muốn gì được nấy, chưa biết kính trọng,
thưa gửi lễ phép cịn trả lời trống không với người lớn tuổi, bạn bè và cô giáo;
chưa biết đưa nhận bằng hai tay với người hơn tuổi, vứt rác bừa bãi...
Nhận thức được điều đó là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc, giáo
dục trẻ, tôi nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm
rất cần thiết, có vai trị to lớn trong q trình phát triển tồn diện cho trẻ mẫu giáo.
Chính vì thế, tơi đã tìm tịi, nghiên cứu “Biện pháp giáo dục lễ giáo thông qua các
hoạt động hàng ngày cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”.


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
Ở lớp tôi chủ nhiệm, thời gian đầu trẻ đến lớp chưa có nề nếp vì nhiều cháu lần
đầu tiên ra lớp chưa qua lớp nhà trẻ.
- Trong giờ học nhiều trẻ tự do đi lại, trả lời câu hỏi cịn trống khơng, trẻ chưa
biết xưng hô, thưa gửi, chào hỏi lễ phép với cô giáo và người lớn tuổi. Trẻ cũng
chưa biết giữ gìn, cất, xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định…
- Trong khi chơi nhiều trẻ còn tranh giành đồ chơi với bạn, trêu ghẹo bạn; Khi
tham gia hoạt động ngồi trời trẻ xơ đẩy nhau, đi lại tự do.
- Trong giờ ăn trẻ chưa có thói quen rửa tay, mời cơ mời bạn trước khi ăn,
nhiều trẻ cịn chưa tự giác lên lấy cơm; một số trẻ tranh giành, xô đẩy nhau khi
xếp hàng lấy cơm.


- Một số trẻ chưa biết đưa nhận bằng hai tay với người lớn tuổi, chưa biết nói cảm
ơn, xin lỗi đúng lúc và nhiều trẻ còn vứt rác bừa bãi ra trường, lớp.
- Một số phụ huynh ít có thời gian quan tâm tới trẻ; một số gia đình thì q nng
chiều con nên việc giáo dục lễ giáo cho con mình cịn chưa được thực hiện đúng mức.

Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra "Biện pháp giáo dục lễ giáo
thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non".


2. Biện pháp thực hiện
2.1. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học
Ở trường mầm non khơng có giờ đạo đức riêng mà thơng qua sử dụng hình
thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy để hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm,
hành vi lễ giáo. Qua các tiết học hàng ngày trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động
như: hát – múa, đọc thơ, kể chuyện, khám phá khoa học, làm quen với biểu tượng
tốn . . . Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động học
có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi lễ phép. Do đó,
thơng qua các hoạt động học, tùy vào từng đề tài, tơi tìm hiểu các hình thức cũng
như nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ sao cho hợp lý.


Ví dụ:
+ Qua hoạt động khám phá khoa học: Trong chủ đề Trường mầm non, đề tài
“Trò chuyện về trường Mầm non" nội dung tôi muốn giáo dục trẻ biết quan tâm,
yêu quý, giúp đỡ các bạn; đoàn kết, nhường nhịn nhau, u thích khi đến
trường; Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trường, lớp; biết lấy và cất đồ dùng đồ
chơi đúng nơi quy định. Ngồi ra tơi cịn giáo dục trẻ biết ơn các cô giáo –
người đã hết lịng chăm sóc, giáo dục mình. Hình thức tơi sử dụng đó là trị
chuyện, đàm thoại với trẻ. Các câu hỏi đàm thoại tôi đưa ra ngắn gọn, dễ hiểu
và khi trẻ trả lời tôi giáo dục trẻ trả lời trọn câu "Con thưa cô…", không trả lời
trống không. Qua đó tơi giáo dục trẻ cách nói năng lễ phép với người lớn tuổi.
Như khi tôi và bé Thảo Chi đàm thoại về lớp học:
Tôi hỏi: “Thảo Chi, con học lớp nào?”.
Thảo Chi nói: “lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1”
Qua đây tôi đã giáo dục trẻ không trả lời trống không mà trả lời trọn câu:

“Con thưa cô, con học lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 ạ”


Hay trong chủ đề gia đình, đề
tài “Trị chuyện về các thành viên
trong gia đình bé”. Tơi đàm thoại
với trẻ về các thành viên trong gia
đình: ơng, bà, bố, mẹ, anh, chị,
em…và nghề nghiệp của từng
người. Đồng thời kết hợp với một
số hình ảnh gia đình trên giáo án
Powerpoint để giúp trẻ phân biệt
rõ hơn gia đình ít con, gia đình
đơng con, gia đình nhiều thế hệ.
Từ đó, tơi giáo dục trẻ biết yêu
thương, nghe lời ông bà, bố mẹ;
giáo dục trẻ chào hỏi lễ phép mọi
người trong gia đình và những
người xung quanh

Hình 1: Tơi và trẻ đang trị chuyện về các
thành viên trong gia đình bé


+ Hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học:
Trong chủ đề gia đình, đề tài thơ
"Lấy tăm cho bà" nội dung tôi muốn
giáo dục là trẻ biết giúp đỡ ông bà
và mọi người trong gia đình dù chỉ

là những việc nhỏ. Từ đó, các con
biết thể hiện tình u thương, kính
trọng của mình với mọi người. Đồng
thời, tơi cũng giáo dục trẻ biết đưa
nhận bằng hai tay với người lớn tuổi.
Khi đàm thoại về nội dung và hướng
dẫn trẻ đọc bài thơ tơi đã sử dụng
hình thức cho trẻ xem một đoạn
video minh họa về bài thơ để trẻ
thấy rõ hơn hành vi lễ phép của bạn
nhỏ trong bài thơ.

Hình 2: Trẻ đang xem video minh họa
về bài thơ


Sau khi được học bài thơ “Lấy tăm cho bà”, nhiều phụ huynh chia sẻ với tôi các
con về nhà đã biết lấy tăm, mời ông bà, bố mẹ uống nước; Trẻ biết đưa nhận bằng
hai tay với người lớn . Một số trẻ còn giúp mẹ quét nhà, nhặt rau…
Hay trong chủ đề thế giới động vật, khi
kể cho trẻ nghe câu chuyện "Cái hồ nhỏ", tôi
đã sử dụng mơ hình kết hợp với tranh minh
họa để kể cho trẻ nghe và đàm thoại về nội
dung câu chuyện: Bạn Thỏ đã nhận ra lỗi
của mình và xin lỗi các bạn Tơm, Cua, Ếch.
Và bạn cịn tự mình vớt hết rác trong hồ lên
để cho nước trong, sạch. Qua câu chuyện
đó, tơi lồng ghép giáo dục trẻ không vứt rác
bừa bãi mà phải bỏ vào đúng nơi quy định,
đồng thời giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh

cho mơi trường trong sạch. Và khi làm điều
gì sai phải biết xin lỗi bạn bè và biết sửa lỗi.

Hình 3: Trẻ đang quan sát, đàm
thoại về mơ hình câu chuyện


Như vậy, thơng qua các bài thơ, câu chuyện ngồi việc giúp trẻ hiểu được nội
dung bài thơ, câu chuyện, thuộc bài thơ nhằm phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc,
cịn giúp trẻ hình thành một số thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống hằng
ngày như chào hỏi lễ phép với người lớn, trẻ biết yêu thương, quý trọng mọi người,
biết xin lỗi khi làm sai, biết giữ gìn vệ sinh mơi trường…
+ Hoạt động phát triển thể
chất:
Tôi thường xuyên giáo dục trẻ
thường xuyên tập thể dục để có
cơ thể khỏe mạnh. Trong lúc tập
tơi giáo dục trẻ khơng chen lấn,
xơ đẩy nhau.

Hình 4: Trẻ đang tham gia hoạt động thể chất


+ Hoạt động làm quen với toán: Trong chủ đề bản thân, đề tài “ Nhận biết tay
phải tay trái”. Ngồi mục đích giúp trẻ xác định được tay phải tay trái của bản thân
so với các vị trí khác nhau, tơi cịn giáo dục trẻ biết giữ gìn đơi tay sạch sẽ trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Bên cạnh đó, tơi cịn giáo dục trẻ không đưa
tay lên mắt mũi miệng, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, biết dùng đôi
tay để giúp đỡ mọi người…
Sau khi lồng ghép giáo dục lễ giáo trong các môn học tôi nhận thấy trẻ lớp tơi đã

mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia các hoạt động học và tập trung hơn. Cháu
Ngọc Tú, Thanh Hà, Duy Anh, Thùy Linh, Khánh Linh trước đây rất nhút nhát
nhưng nay đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động. Hầu hết trẻ lớp tôi đã biết nói trọn
câu “Con thưa cơ…”. Trẻ biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Khơng cịn
trẻ vứt rác bừa bãi ra lớp, trường. Khi trẻ có những hành vi chưa đúng, trẻ đã biết
xin lỗi cô, xin lỗi bạn; trẻ biết đưa nhận bằng hai tay, biết chào hỏi lễ phép với người
lớn…


2.2. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi, hoạt động
ngoài trời
Đối với trẻ ở lứa tuổi này hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ “Học
bằng chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy giờ chơi của trẻ chiếm thời gian rất nhiều
trong các hoạt động ở trường. Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm
nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống người lớn. Qua đó trẻ được đối thoại
những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, biết
nhường nhịn, ứng xử phù hợp… Vì thế, tơi tiến hành lồng ghép giáo dục lễ giáo
vào hoạt động vui chơi của trẻ để giúp trẻ hình thành thói quen, hành vi văn minh
trong giao tiếp.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi cụ thể như trẻ đóng vai
bác sĩ - bệnh nhân, vai bán hàng - mua hàng, nấu ăn, mẹ con…Tôi luôn theo dõi,
hướng dẫn trẻ cách giao tiếp. Qua đó giáo dục trẻ biết chào hỏi, xưng hơ, ứng xử
phù hợp với mọi người xung quanh. Tôi luôn quan sát khi trẻ chơi để kịp thời uốn
nắn, sửa sai cho trẻ khi có biểu hiện chưa đúng.


Ví dụ: Trẻ chơi phân vai bác sĩ bệnh nhân. Tơi hướng dẫn trẻ biết
đóng vai bác sĩ, biết thăm hỏi bệnh
nhân ân cần, biết hỏi bệnh nhân đau
chỗ nào, biết phát thuốc dặn bệnh

nhân uống thuốc ngày mấy lần. Trẻ
đóng vai bệnh nhân nhận thuốc,
nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói
lời cảm ơn đối với bác sĩ.

Hình 5: Trẻ chơi phân vai bác sĩ - bệnh nhân


Hay qua trị chơi bán hàng tơi
hướng dẫn trẻ đóng vai người
bán hàng và người mua hàng
phải nói nhẹ nhàng, đủ câu. Tơi
giáo dục trẻ biết nói lời cảm ơn,
đưa và nhận bằng hai tay, lễ phép
với người lớn tuổi. Sau khi chơi
xong tôi nhắc nhở trẻ thu dọn đồ
chơi cất lên giá gọn gàng, ngay
ngắn

Hình 6: Trẻ biết đưa nhận bằng 2 tay
khi đóng vai bán hàng


Trong q trình trẻ chơi tơi ln chú ý quan sát và tận dụng những tình huống
xảy ra để giáo dục trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
Ví dụ: Trong chủ đề trường mầm non, ở góc xây dựng, Yến Nhi đang loay hoay
lắp ghép cổng trường, Nhi đã rất cố gắng nhưng không thể lắp rắp được, tôi gợi ý
để Nhi rủ Khang cùng chơi và khuyến khích Khang giúp đỡ bạn.

Hình 7: Trẻ chơi góc xây dựng


Hình 8: Trẻ chơi ở góc học tập


Trong giờ hoạt động vui chơi có vơ vàn những tình huống xảy ra. Điều quan
trọng là tìm ra những biện pháp kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho
trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm,
lâu dần trở thành thói quen và hành vi lễ giáo của trẻ.
Trong q trình trẻ chơi tơi ln giáo dục trẻ biết đồn kết với bạn, khơng tranh
giành đồ chơi. Nếu trẻ làm gì sai tơi nhắc trẻ biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, khi mượn
đồ chơi của bạn phải biết nói cảm ơn. Sau khi chơi xong tơi nhắc nhở trẻ thu dọn
đồ chơi và cất gọn gàng, ngay ngắn.


Ngồi ra, tơi cũng tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi dân gian nhằm giáo dục cho
trẻ tính đồn kết, hợp tác cùng nhau.
Ví dụ: Trị chơi: “Kéo co”, trẻ
phải biết dùng sức mạnh của bản
thân và của tập thể kéo dây về
bên mình để giành chiến thắng,
nếu khơng đồn kết, hợp tác
cùng nhau thì đội mình sẽ bị
thua.

Hình 9: Trẻ đang chơi kéo co


Qua hoạt động vui chơi trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử, chào
hỏi đối với mọi người xung quanh. Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trống khơng. Trẻ
biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực đối với cô và bạn, trẻ chơi

đồn kết với bạn, khơng tranh giành đồ chơi. Khi trẻ làm sai trẻ đã biết xin lỗi cô,
xin lỗi bạn, ai cho cái gì thì nhận bằng hai tay và nói cảm ơn. 
+ Hoạt động ngồi trời:
Thơng qua hoạt động ngồi trời
như đi thăm quan vườn cổ tích, tơi
giáo dục u thiên nhiên. Bên cạnh
đó, tơi giáo dục trẻ biết lợi ích của
cây xanh đối với sức khỏe con
người, biết chăm sóc cây, nhổ cỏ,
tưới nước để cây xanh tốt, khơng
ngắt lá, bẻ cành…
Hình 10: Trẻ đang nhổ cỏ cho cây


Khi tổ chức cho trẻ đi quan sát
cây ăn quả trong vườn cổ tích, tơi
cịn giáo dục trẻ biết kính trọng,
u quý những người lao động,
trước khi ăn quả phải rửa sạch và
gọt vỏ, không vứt vỏ và hạt bừa
bãi mà phải để vỏ vào nơi quy
định. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh
mơi trường.

Hình 11: Trẻ quan sát cây vú sữa


Để hình thành ở trẻ thói quen
khơng vứt rác bừa bãi và biết giữ
gìn vệ sinh cho mơi trường trong

sạch tơi cịn tổ chức cho trẻ đi
nhặt rác ở sân trường và vườn cổ
tích bỏ vào thùng rác, trẻ lớp tơi
rất hào hứng tham gia.

Hình 12: Trẻ nhặt rác trong vườn cổ tích


Trong q trình tổ chức cho trẻ
chơi tự do, tơi cùng chơi với trẻ và
ln nhắc nhở trẻ chơi đồn kết
với bạn, biết nhường nhịn, giúp đỡ
bạn…

Hình 13: Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời


2.3. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua giờ đón trẻ hoặc trả trẻ 
Ở lứa tuổi của trẻ rất thích được cơ gần gũi, u thương. Vì thế, lời nói, hành vi
của cơ rất được trẻ chú ý. Hiểu được điều này, khi đón trả trẻ tơi ln ân cần, dịu
dàng với trẻ; khiêm tốn, chuẩn mực trong giao tiếp với bố mẹ trẻ.
Đối với trẻ chưa có thói quen
chào hỏi, tơi ln chủ động chào
trẻ trước, sau đó gợi ý để trẻ
chào cô và chào tạm biệt bố mẹ
để vào lớp học.

Hình 14: Bé Gia Bảo chào tạm biệt mẹ để vào lớp



Ngồi ra, đầu năm học trẻ chưa quen cơ quen lớp nên nhiều trẻ còn mang sữa,
bánh kẹo đến lớp. Vì thế, tơi giáo dục trẻ uống sữa ăn bánh kẹo xong biết bỏ vỏ vào
thùng rác. Khi ra về tôi nhắc trẻ không vội vàng, xô đẩy nhau chào bố mẹ và xin
phép cô ra về. Trước khi về tôi dặn trẻ về nhà ngoan; biết giúp đỡ, nghe lời ông bà,
bố mẹ.

2.4. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua giờ ăn 
Trước giờ ăn tôi tổ chức cho trẻ đi rửa tay để hình thành thói quen rửa tay trước
khi ăn cho trẻ. Sau đó, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn ăn, hướng dẫn trẻ xếp hàng
lên lấy cơm. Khi lấy cơm trẻ biết khoanh tay nói “Con xin cô” và lấy cơm bằng hai
tay. Trước khi ăn tôi mời trẻ và gợi ý để trẻ mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm. Đồng
thời giáo dục trẻ về nhà trước khi ăn cơm phải mời mọi người. Khi ăn tôi nhắc nhở
trẻ ăn gọn gàng, chậm rãi, không để cơm rơi vãi, khi ăn khơng nói chuyện, khi ho
phải che miệng, biết nhặt cơm và thức ăn rơi vào đĩa


×