1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHỐI
HỢP CÙNG GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC NHỮNG HỌC SINH
CHẬM TIẾN”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/10/2019.
4- Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi thấy có một số thực trạng sau:
Ưu điểm:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu, công đoàn trường và
đoàn đội.
- Đội ngũ Ban cán sự lớp có năng lực, có ý thức, nhiệt tình trong các hoạt
động.
- Học sinh trong lớp có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Nhược điểm:
Trong nhiều năm công tác là giáo viên chủ nhiệm, năm học 2019- 2020 tôi
đã được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5/3. Từ khi nhận lớp tôi đã bắt gặp
một số trường hợp những học sinh ý thức trong học tập chưa cao, các em còn
ham chơi hơn là học … Với những hành vi đó của học sinh đã làm ảnh hưởng
đến chất lượng học tập của các em và phong trào thi đua của lớp .
Và thực tế hiện nay ở vùng nông thôn như trường Tiểu học Võ Thị Sáu của
chúng tôi vẫn còn một số gia đình lo bon chen với cuộc sống, tất bật với công
việc, quên đi cái thiên chức giáo dục của gia đình dẫn đến hậu quả một số học
2
sinh thiếu tình thương gia đình, thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của gia đình, lười
học, một số em còn gây gỗ đánh nhau ... Những hành vi xấu đó của các em nếu
không ngăn chặn kịp thời nó có thể gây hậu quả đáng tiếc và cũng có thể lây lan
rộng trong trường học.
Là giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm và trong nhiều năm
ấy cũng đã nhiều lần trực tiếp giải quyết các vấn đề vi phạm đạo đức, lười học
của học sinh tôi đã rút ra được một kinh nghiệm rằng: Quá trình giáo dục muốn
đạt được kết quả tối ưu thì giáo dục phải kết hợp, tổ chức phối hợp đồng bộ giữa
lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường, cũng như yếu tố khách quan và
chủ quan đặc biệt là mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Đó là lí do tôi chọn đề tài: ” Một số biện pháp giáo viên chủ nhiệm phối
hợp cùng gia đình học sinh giáo dục những học sinh chậm tiến.”
4.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
Thấy được thực trạng, tình hình đạo đức và học tập của một số em trong
lớp mình. Từ đó tôi tìm ra một số giải pháp để giúp học sinh chậm tiến rèn luyện
đạo đức và nâng cao kết quả học tập. Giúp các em thích ứng với môi trường học
tập, bỏ các tật xấu của mình, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực
bằng nhiều biện pháp như:
- Bằng phương pháp điều tra, quan sát tôi phát hiện nắm chắc đặc điểm,
hoàn cảnh của từng em để giáo dục.
- Thông qua trao đổi, trò chuyện cùng học sinh, nói chuyện về những tấm
gương chăm ngoan, học giỏi.
- Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu hoàn cảnh riêng của từng em, tôi trực tiếp
đến nhà các em thăm hỏi để nắm bắt tình hình. Sau khi nắm được điều kiện hoàn
cảnh của các em tôi mới phân ra làm các nhóm.
+ Nhóm học sinh chậm tiến do thiếu điều kiện quan tâm chăm sóc của gia đình.
+ Nhóm học sinh học yếu do bẩm sinh bị khuyết tật.
3
+ Nhóm học sinh ngoan hiền, chăm học nhưng do khả năng tiếp thu của các em
còn chậm.
4.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Các tài liệu để hổ trợ công tác giảng dạy như:
- Tài liệu liên quan đến giáo dục học sinh tiểu học.
- Kế hoạch chủ nhiệm lớp.
- Giấy mời họp phụ huynh.
Đối tượng áp dụng: Học sinh chậm tiến ở lớp 5/3 năm học 2019-2020.
4.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Phối hợp cùng Phụ huynh học sinh trong quá trình giảng dạy là việc làm
cần thiết và nó sẽ mang lại hiệu quả cao. Nó giúp GV nắm bắt được đặc điểm và
tính cách của từng em để đưa ra nhưng biện pháp cũng như phương pháp dạy
học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học.
Giáo dục là quá trình kết hợp giữa vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức
của giáo viên và sự tích cực tự giác rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý
thức, tình cảm và chủ yếu là hình thành thói quen chuẩn mực đạo đức phù hợp
với quy định của xã hội, từ đó hình thành nên nhân cách của học sinh.
Vì vậy hoạt động giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động phức tạp, nó bao
gồm sự tác động của nhiều nhân tố trong đó yếu tố gia đình cũng chiếm một
phần quan trọng. Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc cầu nối hình thành, nuôi
dưỡng nhân tài cho đất nước.Sau khi nắm bắt tình hình, điều kiện hoàn cảnh của
các em tôi tiến hành các biện pháp sau tiếp theo:
a) Kết hợp cùng với cuộc họp phụ huynh của trường tôi tổ chức một cuộc
họp phụ huynh học sinh đầu năm một cách nghiêm túc.
- Hội nghị cha mẹ học sinh là một hình thức tổ chức phối hợp tích cực của
nhà trường với gia đình nhằm đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp cơ bản
về chương trình hành động chung của nhà trường và gia đình .
- Để Hội nghị đem lại kết quả tốt giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn thật kỹ
nội dung cần báo cáo trong cuộc họp.
4
- Báo cáo về tình hình lớp học.
- Báo cáo hoạt động của lớp trong năm qua, so sánh đối chiếu với kế
hoạch đầu năm đề ra, phân tích những thành tựu và những tồn tại của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm nêu đặc điểm của lớp nhất là những học sinh cá
biệt.
- Bàn kế hoạch cùng phụ huynh phối hợp phương pháp giáo dục những
học sinh chậm tiến.
Thông qua Hội nghị phụ huynh đầu năm các bậc cha mẹ nắm được những
mặt mạnh và những mặt tồn tại của con em để động viên khuyến khích và có
biện pháp theo dõi, uốn nắn ngay từ đầu năm học.
b) Gửi giấy mời họp phụ huynh những học sinh chậm tiến.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cuộc họp phụ huynh vào sáng thứ bảy trong
tuần khi cần thiết.
- Để cho cuộc họp đem lại kết quả tôi lần lượt mời vài phụ huynh trong
một cuộc họp.
- Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị trước nội dung và hướng cần trao đổi.
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Tam Đàn, ngày 14 tháng 10 năm 2019
GIẤY MỜI
Kính mời PH em:…………………………………………Học lớp: 5/3
Đúng vào lúc: 8giờ 00 ngày 16 tháng 10 năm 2019
Về tại: Phòng 1 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Để: Gặp GVCN trao đổi về tình hình học tập của con em mình.
Rất mong sự có mặt của quý phụ huynh để cuộc họp đạt kết quả tốt đẹp.
GVCN
Mai Thị Thùy Dương
5
Phụ huynh tham gia dự Hội nghị phụ huynh học sinh
c. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng Hội đồng tự quản:
- Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho những học sinh học tốt, những em
trong Hội đồng tự quản của lớp nếu ở gần các bạn chậm tiến biết được gì thì cần
báo cho giáo viên.
- Đến nhà thông báo kịp thời kết quả học tập của các em hay những hành
vi đạo đức xấu của các em cho gia đình biết và nhờ gia đình liên hệ với giáo
viên chủ nhiệm để giáo dục kịp thời .
- Nhờ qua gia đình của các em biết được những hành vi của các em ở nhà
báo cho giáo viên chủ nhiệm biết sớm để ngăn chặn kịp thời.
Ví dụ: Em Nguyễn Bùi Trung Hiếu ở nhà thường hay chơi game, về đến
nhà là em ngồi bên bàn vi tính để chơi trò chơi điện tử, cha mẹ em biết nhưng
bất lực. Các em trong lớp biết được báo cho giáo viên chủ nhiệm để giáo viên
chủ nhiệm phối hợp cùng gia đình quán triệt tình trạng này sớm hơn.
Có được sự theo dõi của các bạn trong lớp làm cho các em cũng hạn chế
được trường hợp lười học và quên đem sách, vở.
6
d. Trao đổi điện thoại, Facebook, Zalo với cha mẹ học sinh cũng là một
hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo
đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, đặc biệt là khi
có những biến động đột xuất. Và quan trọng hơn hết là trong thời gian học sinh
nghỉ học dài ngày vì dịch bệnh do Covid 19 thì sự phối hợp giữa giáo viên và
phụ huynh học sinh qua hình thức này càng có vai trò to lớn hơn. Hằng ngày
giáo viên và cha mẹ học sinh luôn trao đổi với nhau về việc học tại nhà của các
em. Nó có tác dụng thông tin nhanh để xử lí kịp thời những sự việc cần giải
quyết nhanh và đặc biệt có tác dụng đối với việc giáo dục học sinh cá biệt, bởi
có một số phụ huynh không muốn giáo viên nói về con mình trước nhiều người
nên tôi nghĩ hình thức trao đổi qua điện thoại, Facebook, Zalo với cha mẹ học
sinh trong trường hợp này là vô cùng thuận lợi.
* Đối với những học sinh chậm tiến do thiếu điều kiện quan tâm của gia
đình:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu những hành vi của học sinh cho gia đình biết
và mong gia đình quản lý chặt chẽ các em hơn, nhắc nhở, khuyên bảo và dành
tình thương cho các em nhiều hơn. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ
nhiệm vào ngày thứ 6 hoặc thông qua Zalo của lớp để biết được những vấn đề
nhà trường cần trao đổi. Có thể điện thoại cho giáo viên chủ nhiệm trong những
lúc rảnh để nắm bắt tình hình học tập cũng như đạo đức của con em mình .
Có trường hợp học sinh học tập sút kém chủ yếu là do gia đình quá chú ý
đến lợi ích kinh tế trước mắt nên xem nhẹ nhu cầu học tập của con em mình.
Trường hợp này tôi thường gặp phụ huynh phân tích cho họ hiểu về sự cần thiết
phải học tập hoặc nhờ Ban phân hội phụ huynh phối hợp thực hiện để thay đổi
những nếp nghĩ và việc làm chưa đúng của gia đình .
Ví dụ : Em Nguyễn Duy Tuấn là học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng
của việc học và về nhà không được bố mẹ nhắc nhở học tập nên em hay không
7
thuộc bài trước khi đến lớp. Hiểu được nguyên nhân cụ thể tôi đến gặp mẹ em
Nguyễn Duy Tuấn yêu cầu gia đình nên dành thời gian quan tâm đến em nhiều
hơn, thường xuyên nhắc nhở em học bài.
Gia đình quản lý chặt chẽ các em hơn, muốn đi dâu phải xin phép, có thời
khoá biểu học tập ở nhà, buổi tối không cho đi ra khỏi nhà, hạn chế việc cho tiền
tuỳ tiện. Thỉnh thoảng phụ huynh nên tạo điều kiện cho các em đi tham quan để
các em tìm hiểu thêm về lịch sử truyền thống của dân tộc từ đó giáo dục ý thức
rèn luyện đạo đức cho các em .
* Đối với học sinh bị khuyết tật bẩm sinh dẫn đến học tập chậm tiến .
- Đây là vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức của giáo viên chủ nhiệm và
phụ huynh. Thật sự yêu thương tôn trọng các em, giáo viên chủ nhiệm kết hợp
cùng gia đình trước hết là động viên nhắc nhở các em cố gắng học tập. Giáo viên
chủ nhiệm cùng gia đình thống nhất một số phương pháp và nhiệm vụ như :
+ Tăng cường việc đôn đốc học bài và làm bài tập ở nhà.
- Tìm và phát hiện những tiến bộ của các em để động viên khuyến khích
kịp thời.
- Có thể phân công các em học sinh gần nhà học tốt đến giúp đỡ các em
học tại nhà.
Ví dụ: Em Nguyễn Cao Thành Nghĩa bị khuyết tật thần kinh, trí tuệ. Em
không hòa nhập cùng các bạn trong lớp và đứng bên ngoài lớp học không thích
vào bàn ngồi.
Trường hợp này tôi đã kịp thời phối hợp cùng phụ huynh để nắm bắt nhu
cầu của em. Qua những gì trao đổi cùng mẹ Nghĩa thì tôi biết Nghĩa thích được
cô gần gũi, tâm sự, khen ngợi và nhờ vậy mà em đã chịu vào lớp ngồi cùng bạn
bè.
8
Em Nguyễn Cao Thành Nghĩa vào bàn ngồi cùng bạn bè.
* Đối với học sinh ngoan hiền nhưng do khả năng học tập của các em bị
mất căn bản ngay từ đầu dẫn đến kết quả học tập chậm tiến .
- Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh quan tâm chăm sóc các em
nhiều hơn, tạo điều kiện để các em học tập nhiều nhất.
- Yêu cầu ở góc học tập của các em phải có thời khoá biểu học tập ở lớp ở
nhà để phụ huynh theo dõi đôn đốc các em học tập, nhắc nhở em chuẩn bị bài
trước khi đến lớp.
Ví dụ: Em Bùi Thị Kim Huệ, em Đoàn Nguyễn Văn Thành, Huỳnh Thị
Mỹ Duyên rất ham học nhưng em lại học trước quên sau, qua tìm hiểu thì được
biết do lúc nhỏ em Huệ bị điện giật nên trí nhớ bị giảm sút. Trường hợp này tôi
đã lên kế hoạch phụ đạo em vào giờ ra chơi và xếp em ngồi cùng bàn với học
sinh học tốt để giúp đỡ em trong học tập. Về phía phụ huynh tôi cũng vận động
phụ huynh về nhà có thời gian nên kèm em học và cuối tuần tôi thường ra bài
cho em về nhà học để khắc sâu kiến thức.
* Ngoài ra còn có học sinh có hành vi đạo đức như hay gây gỗ, lớn tiếng
với các bạn là do ảnh hưởng của gia đình, ảnh hưởng của người lớn thiếu
gương mẫu. Muốn cảm hóa những em như thế trước hết là phải làm cho gia
đình và những người có chuyển biến tốt. Đây là một công việc phức tạp đòi
9
hỏi phải tế nhị. Khi tiến hành trường hợp này tôi thường đề xuất những hướng
giải quyết là nhờ ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ví dụ : Em Trần Quốc Thiên thường hay gây gỗ, lớn tiếng với bạn bè là
do bị ảnh hưởng từ những người khi em tiếp xúc tại nhà. Hiểu được tình hình
đó tôi mạnh dạn đề nghị phụ huynh đến gặp gỡ, trao đổi với mẹ Trần Quốc
Thiên và như thế mẹ Trần Quốc Thiên đã để ý khi em tiếp xúc với những
người đó.
4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau một thời gian áp dụng các giải pháp nói trên trong việc phối hợp với
phụ huynh học sinh để giúp đỡ những học sinh chậm tiến của lớp đạt kết quả như
sau:
Từ các giải pháp trình bày ở trên giúp giáo viên và phụ huynh gần gũi
nhau hơn cùng nhau giúp học sinh phát huy được khả năng của mình trong học
tập, hạn chế được những tiêu cực. Từ những giải pháp, biện pháp đó tôi nhận
thấy học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn trong giờ học, góp phần nâng cao chất
lượng học tập. Điều đó chứng tỏ việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là
việc làm vô cùng thiết thực cho học sinh cả lớp .
- Em Nguyễn Cao Thành Nghĩa từ một bạn học sinh khuyết tật, tự kỉ chỉ
thích đứng ở ngoài lớp học mà nhờ phối hợp cùng phụ huynh mà giáo viên biết
được tính cách của em là thích được cô giáo âu yếm, khen ngợi nên em đã có
chiều hướng phát triển tốt. Bây giờ, em đã chịu vào bàn ngồi học cùng bạn bè.
- Em Nguyễn Bùi Trung Hiếu, Hồ Nhật Nguyên về nhà rất chịu khó học
bài, không còn tình trạng nghiện game nữa. Trong thời gian nghỉ học do Covid
19 Hiếu chăm chỉ học online và làm các bài tập cô giáo giao. Phụ huynh em
Hiếu phối hợp rất tốt cùng cô trong thời gian nghỉ do dịch Covid 19 này.
- Em Trần Quốc Thiên thì có chuyển biến rõ rệt, nhờ sự phối hợp và răn đe
mà em đã cũng dần dần thay đổi tính cách đó .Em trở nên chăm chỉ trong học
tập, nói chuyện có lễ phép với thầy cô giáo.
10
- Em Phạm Duy Tuấn, Bùi Thị Kim Huệ, Đoàn Nguyễn Văn Thành tuy
còn chậm nhưng các em cũng đã có nhiều tiến bộ.
- Cô và trò ngày càng hiểu nhau hơn nên lớp học trở nên gần gũi và thân
thiện với các em.
Cô và tập thể lớp 5/3
Thời gian
Hoàn thành
Chưa HT
SL
%
SL
Lớp Sĩ số KSCLĐN
25
71,4
10
5/3
35
Cuối HK
29
82,6
6
- Qua kết quả thu được sau học kì I thật sự chưa cao nhưng
%
28,6
17,4
cũng đã có
những chuyển biến tốt so với đầu năm học. Tôi hi vọng học kì II này sẽ có nhiều
chuyển biến tích cực hơn.
5- Những thông tin cần được bảo mật: không có.
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tôi:
Trên cơ sở các giải pháp đã đưa ra trong sáng kiến, áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy, theo tôi có rất nhiều lợi ích quan trọng như:
- Đối với giáo viên: Cô giáo có thêm hiểu biết về học sinh, nhất là những
em có hoàn cảnh khó khăn, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, toàn diện và
11
có định hướng đúng để được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đối với từng em trong
từng hoàn cảnh khác nhau.
- Đối với phụ huynh: Cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học
tập, rèn luyện ở trường, ở lớp của con, trên cơ sở đó hỗ trợ phát huy các điểm tốt
và kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế trong học tập và
rèn luyện.
- Đối với học sinh: Được giáo viên theo dõi, hướng dẫn tận tình, phát huy
tốt những khả năng mình có được, hạn chế được những mặt tiêu cực.
7 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so trường hợp không áp dụng giải pháp đó;
hoặc so với giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi):
Trong quá trình áp dụng sáng kiến:“ Một số biện pháp giáo viên chủ
nhiệm phối hợp cùng gia đình học sinh giáo dục những học sinh chậm tiến.” học
sinh có nhiều tiến bộ trong học tập và kĩ năng sống của các em được nâng cao.
Phụ huynh nắm rõ được tình hình của con em mình; giữa gia đình và nhà trường
giữ được mối liên hệ chặt chẽ.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tam Đàn, ngày 22 tháng 4 năm 2020
Xác nhận đề nghị của
Cơ quan, đơn vị tác giả công tác