Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI-SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIÁO DỤC VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG LỊCH SỬ NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.76 KB, 39 trang )

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIÁO DỤC VÀ NHÀ TRƯỜNG
TRONG LỊCH SỬ NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI
1.1. Giáo dục và nhà trường trong nền văn minh nông nghiệp
1.1.1. Giáo dục dưới chế độ chiếm hữu nô lệ
- Đặc điểm chung chung của GD:
Giáo dục ở đây được coi là công cụ để bảo vệ quyền thống trị của giai cấp chủ
nô. Chúng đã tạo ra một nền giáo dục mang tính giai cấp với những đặc điểm sau đây:
+ Giáo dục chỉ là đặc quyền riêng của tầng lớp chủ nô, chủ nô dựng ra "nhà
trường"-là nơi dành cho con cái chủ nơ đến để được chăm sóc giáo dục. Trường học
chuyên biệt ra đời từ đây.
+ Chủ nô ủy quyền cho một lớp người chuyên môn làm nhiệm vụ chăm sóc và
giáo dục cho con cái họ-lớp người này gọi là thầy giáo. Như vậy, thầy giáo là người có
nghề ra đời từ đây.
+ Nội dung giáo dục khơng cịn như trước đây là những kinh nghiệm cần thiết
cho mọi người để tồn tại và phát triển trong công xã nguyên thủy mà nay chỉ là những
gì cần thiết và có lợi cho chủ nơ. Chẳng hạn: Nhà trường phải rèn luyện thể chất cho
trẻ em để trẻ có sức khỏe tốt, biết sử dụng các vũ khí thơng thường cũng như kĩ thuật
tác chiến thời cổ đại để bảo vệ chủ nô và đàn áp người nô lệ, để gây chiến tranh cướp
đất làm giàu cho chủ nô.
+ Học luôn đi với thực hành để rèn luyện kĩ năng cần thiết của lính chiến. Học
sinh phải có được ý thức người cơng dân đó là quan niệm sống của chủ nô, quan niệm
về đạo đức thế nào là đúng, sai, tốt, xấu (đây chính là trật tự của xã hội chủ nô) để tạo
ra lớp công dân trung thành với chủ nô và bắt nô lệ phải phục tùng.
+ Học các mơn học như: Số học, hình học, tiếng Latinh, ngữ pháp, âm nhạc, hội
họa, kinh thánh... để hiểu Chúa và sẵn sàng xả thân vì Chúa.
+ Giáo dục nhằm tạo ra 2 lớp người trong xã hội: Tầng lớp lao động trí óc thuộc
về giới chủ nơ; tầng lớp lao động chân tay thuộc về người nô lệ và dân tự do. GD chỉ
dành cho con cái chủ nơ, cịn người phụ nữ và nơ lệ khơng được nhận sự GD trong
trường học của chủ nô. Đặc điểm chung này chứng minh tính quy luật của GD là “GD
mang tính lịch sử và tính giai cấp (khi XH phân thành giai cấp)”.
- Nền giáo dục tiêu biểu:


+ Giáo dục ở Ai Cập cổ đại (Nền văn minh tiêu biểu ở Phương Đông):
Nhà trường được thành lập từ khi nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời. Đây là nơi
dành riêng cho con em q tộc, chủ nơ và tăng lữ. Chủ nô ủy quyền cho một lớp người
chuyên đảm nhận việc chăm sóc dạy dỗ con em của họ và từ đó nghề thầy giáo bắt đầu
ra đời.
Chữ viết được người Ai cập tạo ra gọi là chữ tượng hình, tượng trưng cho loại
chữ viết đầu tiên của loài người. Đây là thành tựu lớn nhất của Ai Cập cổ đại đóng góp
trong kho tàng văn hóa Cổ Đại. Vật liệu viết là đá, gỗ, da và thông dụng nhất là giấy

1


papirút (papyrus), chưa có bút mà dùng bằng sáp hoặc công cụ bằng đất sét nung viết
trên giấy này rồi cuộn lại.
Nội dung giảng dạy gồm những tri thức của các thành tựu khoa học như:
a. Thiên văn học hình thành do nhu cầu trị thủy, theo dõi thời tiết, do phải đo
đạc lại ruộng vườn sau mỗi mùa nước của sông Nil lên xuống đã làm cho các nhà khoa
học Ai Cập sớm phát triển về số học, hình học và nhất là thiên văn học: Chòm sao Bắc
đẩu gồm 5 sao: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; biết làm năm âm lịch và một năm có 365
ngày, cứ 4 năm một lần nhuận và tìm ra đồng hồ 24 giờ/ngày.
b. Trình độ tốn học khá cao, mơn hình học ra đời sớm: họ biết tính diện tích,
thể tích khối chóp, biết tính tốn bằng hệ thập phân và tìm ra số Pi (ℼ ) là 3,14…
c. Trình độ y học khá cao trong thuật giải phẫu và ướp xác. Dùng chất liệu đặc
biệt mà xác ướp tồn tại được tới 5 đến 6 nghìn năm.
d. Tác phẩm văn học và nghệ thuật bằng việc ghi giữ qua văn tự và lưu truyền
trong dân gian dưới dạng văn học dân gian đủ thể loại như câu truyện "Người thất
vọng với linh hồn của mình". Tác phẩm phản ánh triết học vô thần của những người cổ
Ai Cập. Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ đại Ai Cập là kim tự tháp
và các tác phẩm điêu khắc bằng đá. Điển hình nhất là tượng Xphanh cao 20m tạc từ
một khối đá nguyên đầu người mình sư tử để nói lên sự uy quyền của nhà vua và

tượng nữ hồng Nêpheetiti – vợ Pharng Iknatơn.
e. Tơn giáo được đưa vào nội dung giảng dạy ở nhà trường để củng cố quyền
uy, vương quyền bất diệt của nhà vua.
f. Phương pháp giáo dục chủ yếu bằng roi vọt, bắt trẻ em phải học thuộc những
gì thầy dạy. Trong dân gian Ai Cập còn lưu truyền tục ngữ cho rằng "lỗ tai của trẻ em
ở sau lưng nó, nó nghe rõ khi nào nó bị địn". Tuy bị địn, nhưng trẻ vẫn chịu khó học
để được vào hàng ngũ tầng lớp chủ nô điều hành xã hội.
+ Giáo dục ở Hy Lạp cổ đại
a. Giáo dục nhà nước Sparte (Xpáctơ): Để bảo vệ quyền lợi của mình quý tộc chủ nô, người Dorian dùng giáo dục để tạo nên lớp người trung thành và có đủ sức để
đàn áp người Ilotes và dẹp những cuộc bạo loạn của người nô lệ. Giáo dục ở Xpactơ
rất đặc biệt: Trẻ em sinh ra trong vịng 7 ngày phải đến bơ lão trong cơng xã xem có
khỏe mạnh khơng, nếu yếu ớt sẽ bị bỏ chết để chỉ còn giữ lại những đứa trẻ khỏe
mạnh, nhằm tạo ra lớp cơng dân, người lính chiến cường tráng mai sau. Những trẻ em
được thừa nhận là người cơng dân sau này thì mới được đặt tên từ ngày thứ bảy trở đi.
Trước bảy tuổi, trẻ em được giáo dục ở gia đình - Từ 1 đến 18 tuổi trẻ em trai được tập
trung vào trường học gọi là trường thể thao Gymnase). Tuy gọi là trường nhưng thực
chất đây chỉ là trại lính để rèn rũa những lính chiến mai sau từ tuổi ấu thơ. Ở đây, trẻ
phải luyện tập để chịu đựng gian khổ, ăn đói, mặc rét, sống một cuộc sống khắc khổ;
tập luyện thể thao, quân sự là chủ yếu. Trẻ phải phục tùng thầy giáo vô điều kiện, thầy
giáo là người chỉ huy của mình. Trong khi học, trẻ thường xuyên phải thực hành chém
giết nơ lệ bằng vũ khí, thực hành các bài học đã được học ở Gymnase và cho nô lệ
uống rượu say rồi đâm chém nhau, qua đó để bơi nhọ nhân cách và miệt thị người nô

2


lệ. Thỉnh thoảng, các nhà lãnh đạo của Xpactơ có đến thăm trường và đặt ra nhiều câu
hỏi nhằm giáo dục ý thức công dân cho trẻ em, chẳng hạn những câu như:
Thế nào là người công dân tốt?
Thế nào là người cơng dân xấu?

Ngồi ra, trẻ cịn được học tiếng Latinh, học âm nhạc và múa hát để ca ngợi
chiến công và sùng bái tôn giáo. Bằng cách rèn luyện như vậy, trường thể thao (coi
như trại lính của trẻ đến 18 tuổi) đã tạo ra một lớp võ sĩ khỏe mạnh, có ý chí của chủ
nơ và có kĩ thuật, chiến thuật tác chiến để đàn áp nô lệ, bảo vệ nhà nước chủ nô
Xpactơ. Người phụ nữ thuộc giới quý tộc cũng được đi học (chủ yếu tập thể dục và
quân sự, có những hiểu biết cần thiết để trở thành người công dân Xpactơ và sinh ra
lớp trẻ em khỏe mạnh; đồng thời khi chiến tranh xảy ra, đàn ông ra trận thị đàn bà ở lại
giữ nhà, giữ thành. Toàn bộ hệ thống giáo dục trên đây chỉ dành cho chủ nơ, cịn con
cái nơ lệ hoàn toàn bị tước bỏ quyền được hưởng giáo dục. Qua đó cho thấy rằng, giáo
dục rõ ràng mang tính lịch sử và giai cấp (khi xã hội phân thành giai cấp). Khi xã hội
phân thành giai cấp thì giáo dục luôn là của riêng của giai cấp thống trị xã hội, giáo
dục như là công cụ để bảo vệ giai cấp thống trị. Cịn người nơ lệ hồn tồn bị loại khỏi
quyền được hưởng giáo dục. Tuy cịn hạn chế nhiều về mặt giai cấp nhưng nền giáo
dục trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã thể hiện những đặc điểm sau:
Giáo dục có vị trí to lớn nhằm tái sản xuất sức lao động xã hội.
Giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước và của tồn xã hội.
Muốn thành con người phải có giáo dục.
Con người cần được giáo dục nhiều mặt. Ở đây, để tạo ra lớp vũ sĩ cần phải
phát triển cả về trí tuệ, thể chất, đạo đức và kĩ năng thực hành.
b. Giáo dục ở Aten với mục đích nhằm tạo ra con người phát triển hài hòa kết
hợp được các mặt đạo đức, hướng thiện, trí tuệ, thẩm mĩ, phẩm chất hùng biện, đủ sức
khỏe để xây dựng bảo vệ thành bang.
Trước 7 tuổi trẻ em được giáo dục trong gia đình, người mẹ được coi là nhà
giáo dục đầu tiên của con trẻ, trẻ chủ yếu được chơi thơng qua chơi để giáo dục tồn
diện cho trẻ. Từ 7 đến 12 tuổi trẻ vào trường học gọi là trường học văn và trường học
đàn. Ở đây, trẻ mới bắt đầu học chữ, học nghĩa, học số học, hình học, âm nhạc, hội
họa, đặc biệt học rất kĩ thơ của Home trong hai tập "Liát" và "Ôđixê" với ý đồ giáo
dục lòng tự hào và truyền thống đánh giặc giữ nước, giáo dục chủ nghĩa anh hùng của
người Hi Lạp trong cuộc chiến tranh chống bọn thực dân Ba Tư.
Khi trẻ em đi học có một giáo hội (gia sư) đi theo để theo dõi việc học hành của

con trẻ và phụ tá cho thấy lúc trẻ em học tập ở nhà. Thầy dạy trực tiếp cho trị theo
hình thức dạy học cá nhân, mỗi thầy một trò theo lối dạy học của thầy đồ nho ở Việt
Nam dưới thời phong kiến. Phương pháp roi vọt là chính để đòi hỏi trò phải tiếp nhận
những lời dạy dỗ của thầy giáo.
Từ 13 tuổi trẻ được vào học trong trường thể thao. Ở đây, ngồi việc học các bộ
mơn văn hóa và âm nhạc như trên, ở mức độ cao hơn trẻ cịn được học các mơn thể
thao quốc phịng như chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, đánh vật, đấu kiếm, bơi lội, đi
săn... Đến 18 tuổi, học xong trường thể thao, hầu hết trẻ em con nhà lao động đều phải

3


dừng học tập để trở thành lính chiến, duy chỉ có một số ít thuộc tầng lớp con cái chủ
nơ được tiếp tục theo học ở trường cao đẳng. Vẫn với chương trình trên, song đề cao
hơn và đi sâu hơn vào các môn triết học và quân sự cả về vũ khí và cách tác chiến, tổ
chức chỉ huy tác chiến trên bộ và dưới nước (hải quân). Học sinh cao đẳng phải tuyên
thệ về việc tự nguyện tuân theo pháp luật, phục tùng chính phủ, anh dũng chiến đấu
bảo vệ nhà nước. Sau mỗi năm học đều phải qua kì thi về các mơn văn hóa và cả các
mơn qn sự, chính trị, luật pháp.
Với cách giáo dục cho trẻ em trai như vậy, đến 20 tuổi hầu hết cơng dân thuộc
tầng lớp chủ nơ đều có đủ năng lực để điều hành và bảo vệ nhà nước chủ nơ Aten.
Tính đến thế kỉ IV trước Cơng ngun, hầu hết trẻ em gái ở Aten vẫn chưa được đến
trường như em trai mà chủ yếu là nhận sự giáo dục ở gia đình để biết các cơng việc
của phụ nữ như nấu nướng, khâu vá và chăm sóc con cái, …
Mặc dù còn hạn chế là giáo dục ở Aten chưa bình đẳng, người lao động, người
nơ lệ và phụ nữ chưa được nhà nước Aten dành cho hưởng quyền giáo dục trong
trường học nhưng nền giáo dục ở Aten đương thời đã đánh dấu một bước phát triển
mới, đó là: nhà nước đánh giá rất cao vai trò của giáo dục, muốn nên người nhất thiết
phải được giáo dục và giáo dục phát triển nhiều mặt ở con người. Đây chính là mặt
tích cực phản ánh tầm quan trọng của giáo dục trong sự tồn tại và phát triển của xã hội

loài người.
- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
a. Socrates (Xôcơrát 496 – 399 TCN)

Socrates là đại biểu đại diện cho trường phái duy tâm khách quan ơng ln hồi
nghi trước thế giới ngay cả với chế độ dân chủ chủ nô của Aten đương thời nên ơng bị
chính quyền Aten kết tội là phản quốc, bắt ông đi tù. Socrates đã tự sát chết tại nhà tù.
Câu nói cửa miệng của ơng là "Điều mà tơi biết là tơi khơng biết gì hết". Câu nói rất trí
tuệ này của ơng đã ln thơi thúc ơng và mọi người đi tìm chân lí để giải quyết mâu
thuẫn. Trong khi tranh luận với mọi người, Xôcơrát không bao giờ tự đi đến kết luận
trước mà để người khác tự tìm ra cách giải quyết. Trong lĩnh vực dạy học, ông là
người thực hiện và đề xuất một phương pháp dạy học là bằng cách hỏi - đáp giữa hai
người mà giúp cho người khác đi đến chân lí, tự rút ra chân lí. Cứ thế, bằng nhiều câu
hỏi khác nhau để đưa người học vào tình huống có vấn đề, dưới sự giúp đỡ của thầy
thơng qua các câu hỏi mà làm cho học sinh có được tri thức mới. Phương pháp này
đương thời rất giá trị, được người đời gọi là "Phương pháp Socrate" hay "Phương pháp
đỡ đẻ của Xơcơrát". Đây chính là phương pháp đàm thoại trong dạy học - Di sản giáo

4


dục này của ơng khơng những có giá trị lịch sử mà cịn có giá trị thời đại. Phương
pháp dạy học này (đàm thoại) của Xôcơrát đã đi vào lịch sử như là một trong những
phương pháp dạy học truyền thống.
b. Platon (Pơlatôn 427 - 348 trước CN)

Platon là học trị của Xơcơrát - người đại diện tiêu biểu nhất cho trường phải
duy tâm khách quan của Hi Lạp cổ đại. Theo ơng thì thế giới là sự tồn tại của thượng
đế, của ý tưởng. Platon cho rằng, xã hội hợp lí nhất là có hai hạng người: dân tự do và
dân nơ lệ, trong đó quyền hành xã hội tập trung trong tay dân tự do. Song, để dân tự do

thành người có quyền hành, địi hỏi phải được tiếp nhận một nền giáo dục, có như vậy
mới có thể trở thành người có lí trí, Platon đưa ra một hệ thống giáo dục cho dân tự do
(chủ yếu cho con cái chủ nô) như sau:
- Trước 7 tuổi trẻ em nhận sự giáo dục ở gia đình và giáo dục theo phương thức
người mẹ, vì thế gọi là "giáo dục mẫu giáo".
- Từ 7 tuổi đến 17 tuổi trẻ được học ở trong trường và ngoài trời với nhiều mơn
học như: học đọc, viết, tính tốn, thiên văn, địa lí, thể dục và âm nhạc. Trẻ em nào tỏ
ra đần độn, kém cỏi thì khơng được học tập nữa để đi lao động với giới công thương.
Từ 17 đến 20 tuổi trẻ em tiếp tục học văn hóa và thể dục, quân sự, triết học. Trẻ em
nào không học được triết học thì sẽ đi lính để thành quân nhân. Số còn lại tiếp tục học
tập từ 20 đến 30 tuổi với các môn học đề cao như tốn học, thiên văn, lí luận âm nhạc,
luật pháp và nói chung là học những mơn lí luận cao siêu để chuẩn bị một lớp quan lại
làm việc trong bộ máy chính quyền của nhà nước chủ nơ theo chế độ dân chủ chủ nô.
Những trẻ em nào tỏ ra thực sự thơng minh thì được đào tạo tiếp từ 30 đến 35 tuổi
bằng việc nghiên cứu sâu về triết học để đạt trình độ hiểu biết cao siêu về chân, thiện,
mĩ. Trong số này sẽ chọn ra một số thật xuất sắc để giữ những chức vụ cao cấp nhất,
điều hành nhà nước chủ nô (như các bậc vua chúa) và sau đó chỉ làm việc 15 năm (từ
35 tuổi đến 50 tuổi). Sau 50 tuổi coi như đã già sẽ nghỉ việc quản lí để chuyên việc viết
sách và nghiên cứu lí luận.
Rõ ràng, lí luận về giáo dục nêu trên của Pơlatơn thể hiện sự hồn chỉnh về hệ
thống và nội dung giáo dục của ơng. Ơng đánh giá rất cao vai trị của giáo dục. Theo
ơng, muốn trở thành người (trừ nô lệ) đều phải được giáo dục, qua giáo dục mà tôi
luyện và sàng lọc để tạo nên các lớp người có thứ bậc khác nhau trong xã hội bằng con
đường giáo dục. Ngay cả Vua - tầng lớp cao quý bậc nhất trong xã hội cũng cần phải
được giáo dục và là người phải được nhận sự giáo dục nhiều nhất. Vua phải là người
tài giỏi nhất và bằng sự giáo dục để đạt tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Theo ơng thì
giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội, cái gọi là "xã hội hóa giáo dục" và phải do nhà

5



nước đảm nhận. Theo Pơlatơn thì giáo dục con người là một quá trình dài, phải được
tiến hành từ tuổi thơ, giáo dục hệ thống và theo địa chỉ sau này của mỗi người với các
vị trí thứ bậc khác nhau sau này trong xã hội. Song cũng phải nói rằng tồn bộ lí luận
giáo dục nêu ra của Pơlatơn xuất phát từ lợi ích của giai cấp chủ nơ nên có thể nói rằng
đây là lí luận giáo dục của chủ nơ. Từ đó để lại nhiều hạn chế (nhất là tính chất bất
bình đẳng của giáo dục) - đó là hạn chế tất yếu và mang tính giai cấp trong quan điểm
của Pơlatôn.
c. Aristotle (Arixtốt 384 - 322 trước CN)

Aristotle là người tài cao, học rộng, gốc người Maxedoni. Ơng đã được Philíp
(359 - 336 trước CN) là vua nước Maxêtôni mời vào cung để dạy học cho hồng tử
của mình. Sau đó ơng sang Hi Lạp và cùng hoạt động với các triết gia nổi tiếng ở Hi
Lạp đương thời. Tri thức của ông rất uyên bác như một bộ óc bách khoa, là thủy tổ của
nhiều ngành khoa học sau này toán học, sinh học, văn học, địa lí, thiên văn học, tâm lí
học, giáo dục học, logic học .... Về mặt triết học, Aristotle thừa nhận cả vật chất và
tinh thần là nguồn gốc của thế giới, vì thế ơng được xếp vào loại "Nhị nguyên luận".
Về điều này, F. Ăngghen đã nói rằng, rất tiếc thay Aristotle đi lầm đường để sau này
chế độ tăng lữ ở châu Âu chỉ tiếp nhận cái chết, cịn bóp chết cái sống trong học thuyết
của Aristotle. Về mặt xã hội thì Aristotle thừa nhận sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô
lệ và cho rằng sự tồn tại của hai tầng lớp là chủ nô và nơ lệ là hợp lẽ tự nhiên. Đây
chính là mặt hạn chế trong quan điểm xã hội của ơng Vì là một triết gia nhị nguyên
luận nên trong lí luận của ơng có nhiều mâu thuẫn. Về mặt giáo dục mà xét, Aristotle
để lại cho hậu thế nhiều di sản quý báu:
- Trước hết, ông cho rằng con người là một thực thể của tự nhiên với sự cấu
thành bởi 3 thành tố:
+ Xương thịt
+ Ý chí
+ Lý trí
Muốn giáo dục con người phải hướng tới và làm đồng thời một lúc phát triển cả

3 thành tố trên và tương ứng với mỗi thành tố ấy là một nội dung giáo dục phù hợp. Cụ
thể là sẽ có 3 nội dung giáo dục tương ứng là:
+ Thể dục
+ Đức dục
+ Trí dục

6


Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Arixtốt đã cho rằng muốn GD con người
phải xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và nhu cầu phát triển của trẻ. Nếu không tuân thủ
quy luật tự nhiên này sẽ dẫn đến sự áp đặt giáo dục hoặc bỏ lỡ thời cơ phát triển của
trẻ. Ba nội dụng giáo dục trên đây không phải theo ý muốn khôn khéo của người đời
mà theo nhu cầu đòi hỏi tự nhiên của trẻ em (của đối tương giáo dục) và muốn thành
người phải phát triển nhiều mặt (ít ra là 3 mặt: đức dục, thể dục và trí dục).
- Thứ hai là, cần phải nói Aristotle là người đầu tiên trong lịch sử cho rằng, trẻ
em phát triển qua các thời kì, mỗi thời kì lứa tuổi có những đặc điểm phát triển riêng
về sinh lí và tâm lí nên phải có nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục thích
hợp. Theo ơng thì trẻ em có 3 thời kì phát triển: + Từ 0 - 7 tuổi + Từ 7 - 14 tuổi + Từ
14 đến 21 tuổi. Đặc biệt là ông nhấn mạnh đến tuổi 14 (tuổi dậy thì) với những biến
động lớn lao về sinh lí và tâm lí để nhà giáo dục phải quan tâm tới nó mới có thể thành
cơng trong cơng tác giáo dục, để giúp cho trẻ em vượt qua tuổi khủng hoàng này.
- Thứ ba là, Aristotle đánh giá rất cao vai trò của giáo dục gia đình - gia đình
được ơng coi là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ và người mẹ chính là nhà
giáo dục đầu tiên của con trẻ. Vì thế, muốn trẻ em nên người khơng được coi thường
mơi trường giáo dục này.
Tuy vậy, ơng vẫn cịn thừa nhận xã hội có hai giai tầng là chủ nô và nô lệ, đồng
thời vẫn cần phải giáo dục tôn giáo trong nhà trường.
Phải chăng đây là hạn chế trong lí luận giáo dục của Arixtốt, hạn chế này mang
tính tất yếu lịch sử (hạn chế lịch sử). Dẫu sao thì cái bao trùm nhất trong di sản giáo

dục của Arixtốt vẫn là mặt tiến bộ của nó như đã trình bày ở trên. Di sản giáo dục của
ơng chẳng những có ý nghĩa lịch sử mà vẫn cịn ý nghĩa đến thời đại ngày nay. Tiếng
nói của ơng đã là tiếng nói tiến bộ của thời đại, vì thế không phải ngẫu nhiên mà người
đời gọi ông là ông thầy thời cổ đại.
d. Democrite (Đêmôcơrit 460 - 370 trước CN)

Khác hẳn với các nhà giáo dục nổi tiếng ở Hi Lạp cổ đại (Xốcơrát, Pơlatôn,
Arixtốt), Đêmôcơrit là nhà duy vật kiệt xuất của Hi Lạp cổ đại. Ông cho rằng bản chất
của vũ trụ là vật chất. Theo ông thì vật chất gồm những phần tử nhỏ nhất gọi là nguyên
tử. Nguyên tử luôn chuyển động, khi hợp khi tan và từ đó mà đẻ ra các hiện tượng
khác nhau của vũ trụ, ông đã là người đầu tiên trong lịch sử vượt khỏi ý Chúa để phán
xét thế giới. Trong lĩnh vực giáo dục mà xét, Đêmôcơrit rất coi trọng việc giáo dục lao
động. Ông đã là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra nguyên tắc: “Kết hợp giáo dục với
lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ em". Phải chăng đây là tiền đề của nguyên lí

7


giáo dục xã hội chủ nghĩa mà C. Mác nêu lên sau này "Giáo dục kết hợp với sản xuất
vật chất" (ý nói giáo dục kết hợp với lao động sản xuất). Đêmôcơrit cũng là người đầu
tiên trong lịch sử cơng kích mạnh mẽ vào tơn giáo, muốn loại bỏ tôn giáo ra khỏi giáo
dục, khỏi nhà trường. Như vậy, tư tưởng vô thần của Đêmôcơrit đã thể hiện rõ nét
trong quan điểm giáo dục của ơng.
Tóm lại, các nhà giáo dục lớn ở Hi Lạp cổ đại đã đứng trên các quan điểm triết
học khác nhau, phản ánh lợi ích của các giai cấp khác nhau trong xã hội Hi Lạp cổ đại.
Đây là tiếng nói của các giai tầng khác nhau ở thời kì đấu tranh giai cấp gay gắt đầu
tiên trong lịch sử nhân loại và cũng phản ánh trình độ phát triển cao của lồi người qua
nền văn hóa Hi Lạp cổ đại này. Điều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn cho nhân loại các
giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, C. Mác có nói, nếu khơng có chế độ nơ lệ, chưa chắc
đã có đế quốc La Mã, mà khơng có cơ sở vững vàng của Hi Lạp và đế quốc La Mã thì

khơng có Âu châu hiện đại.
1.1.2. Giáo dục trong xã hội phong kiến
- Đặc điểm chung của giáo dục phong kiến Trung Hoa
Trung Hoa là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại
và cũng là một trong những quốc gia phong kiến điển hình với chiều dài phát triển lịch
sử của mình. Trung Hoa cũng có một nền giáo dục phong kiến rất điển hình với tính
chất giai cấp rất rõ rệt như sau:
+ Các triều đại phong kiến đều dựng ra trường học riêng để giáo dục cho con
cái của tầng lớp quý tộc. Thật thế, đời nhà Hán có trường học gọi là "Thái học"; đời
nhà Đường có trường học gọi là "Chuyên khoa"; đời Tống có trường học gọi là "Thư
viện". Trường học dựng ra chỉ dành riêng cho con cái quý tộc, con trai trưởng của tầng
lớp quý tộc mới được đến trường của nhà nước mở. Lúc bấy giờ Trung Hoa quan niệm
chỉ có 4 dịng họ được coi là quý tộc: họ Phan, Quách, Em, Mã. Nói như vậy có nghĩa
là con em nhân dân lao động, con gái và con trai của các dịng họ khơng phải là dịng
dõi q tộc đều khơng được đến trường học.
+ “Nho giáo" được coi là nội dung giáo dục chủ yếu trong nhà trường phong
kiến. Bởi vì Nho giáo là triết lí của Khổng Tử. Thơng qua Nho giáo để muốn tạo nên
một trật tự phong kiến lấy đức để trị. Thông qua việc học để tầng lớp quý tộc nắm
được đạo Nho để sống làm theo đạo Nho và điều hành nhà nước theo đạo Nho. Đó là cơ
sở tồn tại của xã hội phong kiến. Rõ ràng là nhà trường phong kiến là công cụ để bảo
vệ xã hội phong kiến. Trừ thời Tần Thủy Hồng khơng lấy đạo Nho làm nội dung giáo
dục trong nhà trường bởi vì nhà Tần không lấy "đức trị" mà lấy "pháp trị". Tần Thủy
Hoàng - Vua nhà Tần bấy giờ dùng "Dĩ pháp vị giáo, dĩ lai vi sư" nghĩa là lấy pháp
luật mà dạy, lấy quan lại làm thầy) để thực hiện tham vọng của mình là lịch sử Trung
Hoa bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng.
+ Chế độ khoa cử rất được đề cao. Tại sao nhà nước phong kiến Trung Hoa
quan tâm rất lớn đến giáo dục như vậy? Bởi vì mục đích việc học tập của con cái tầng
lớp quý tộc trong nhà trường phong kiến Trung Hoa là thơng thạo sách thánh hiền để
đỗ đạt qua kì thi và khi đỗ đạt rồi sẽ được phong làm quan. Có thể nói ngắn gọn mục
đích giáo dục của nhà trường phong kiến Trung Hoa theo sơ đồ sau:


8


HỌC

THI

LÀM QUAN

Muốn đỗ đạt thì học sinh phải nói như lễ giáo phong kiến; để đỗ đạt khi thi học
sinh phải nắm chắc đạo Nho, có như vậy sau khi đỗ đạt được nhà nước bổ nhiệm làm
quan sẽ điều hành xã hội phong kiến theo trật tự của lễ giáo đó.
Bằng cái "bả" được làm quan mà tầng lớp sĩ (người học sinh, người có học)
trong xã hội phong kiến suốt đời lận đận chốn trường thi, có người suốt đời đi học mà
không với được cái bả vinh hoa chỉ vì hỏng thi. Cịn đại bộ phận nhân dân lao động thì
đói rách, thất học, khơng biết và không dám chống đối nhà nước phong kiến. Phải
chăng đây là dã tâm để tăng lớp quý tộc cai trị xã hội phong kiến Trung Hoa.
Trên đây là vài nét đặc trưng cho chế độ giáo dục trong nhà trường phong kiến
Trung Hoa. Điển hình của một loại nhà trường và giáo dục mang tính giai cấp trong xã
hội phong kiến không chỉ ở Trung Hoa mà ở hầu khắp các nước khác trong thời kì
Trung cổ.
- Một số nhà giáo dục tiêu biểu phương Đông:
a. Khổng Tử (551 -479 TCN)

Khổng Tử không chỉ là một triết gia lớn mà còn là một nhà lý luận và thực tiễn
giáo dục lớn lao, có ảnh hưởng sâu sắc trong suốt lịch sử trung đại Trung Hoa và các
nước phương Đông. Nhiều tư tưởng tiến bộ của ơng cịn có giá trị đến ngày nay. Đạo
Nho của Khổng Tử được để lại trong tác phẩm có tiêu đề "Luận ngữ" - Đó là những lời
dạy của Khổng Tử được học trò của ông sưu tập lại như một cuốn kinh điển của

Khổng Tử. Sau này "Luận ngữ" trở thành một trong những cuốn sách chính thống của
"Tứ thư" được sử dụng trong các trường học ở Trung Hoa suốt thời kì phong kiến.
- Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử:
Trước hết Khổng Tử đánh giá rất cao vai trò của giáo dục. Ông cho rằng, mỗi
dân tộc muốn tồn tại và phát triển phải có được 3 thành tố, đó là:
+ Thứ (dân tộc ấy phải đông dân)
+ Phú (dân tộc ấy phải giàu có)
+ Giáo (dân tộc ấy phải được giáo dục).
Như vậy, theo ông giáo dục là một thành tố không thể thiếu được của mỗi
người dân, mỗi dân tộc. Dân tộc ngu dốt không thể mạnh được. Khổng Tử cho rằng
"ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo" (nghĩa là viên ngọc không rũa

9


không thành đồ dùng; người không học không thể biết đạo được). Chính vì vậy, ơng
chủ trương là "Hữu giáo vô loại" (mọi người đều được giáo dục), song rất tiếc là đi
vào việc cụ thể thì ơng lại loại trừ hai hạng người không được giáo dục là tiểu nhân và
người phụ nữ. Thật là mâu thuẫn với lí luận chung nêu trên của ông.
Khổng Tử chia xã hội thành 3 hạng người: (1) Thượng trí, (2) Trung lưu và (3)
Hạ ngu. Muốn thành người có đạo phải qua giáo dục, nhưng giáo dục ở đây chỉ dành
cho tầng lớp Thượng trí và Trung lưu, cịn Hạ ngu khơng cần được giáo dục. Đó là sự
mâu thuẫn giữa lí luận chung với đối tượng được nhận sự giáo dục và là hạn chế trong
quan điểm giáo dục của ông.
- Mục đích giáo dục:
Mục đích giáo dục theo ơng là đào tạo nên con người “quân tử”, đó là những
người nhân nghĩa, trung chính, hiểu được cái đạo của người quân tử. Quân tử theo ông
là người cao thượng nhất, là người tin vào mệnh trời, phải nói theo sách thánh hiền,
phải noi theo những bậc đại nhân trong xã hội. Điều mà có nghĩa là người quân tử phải
tuân theo mệnh trời, phải nói theo sách thánh hiền, phải noi gương những bậc đại nhân

trong xã hội - nghĩa là người quân tử phải nói, làm và hành động theo lễ giáo của đạo
Nho. Đó là mục đích giáo dục mà nhà trường và xã hội phong kiến Trung Hoa phải tạo
nên. Người quân tử là mẫu người phải vươn tới để bảo vệ trật tự xã hội, để xã hội yên
ổn, không rối ren, để "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
- Nội dung giáo dục:
Người quân tử được giáo dục theo chữ "Nhân" và "Lễ" của đạo Nho (Nho
giáo) - Đây chính là thế giới quan và nhân sinh quan của Khổng Tử. Theo ơng thì:
Người qn tử phải sống theo chữ "Nhân" - nhân ái và tôn thờ, chữ "Lễ" - giữ kỉ
cương trật tự của luật gia, phép nước.
Chẳng hạn, người quân tử phải sống theo thuyết Tam cương (Quân thân, phụ
tử, phu phụ) và theo thuyết Chính danh (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử) nghĩa
là: Vua ra vua, tôi ra tôi; Cha ra cha, con ra con, phải giữ đúng phận làm tơi, đạo làm
vợ, nghĩa anh em và tình bè bạn. Theo đạo Nho, đạo làm tôi là phải trung với vua,
trung vua nghĩa là phải gắng giúp vua trị nước, có quyền can gián vua nếu thấy vua
làm những điều khơng đúng, nếu vua khơng nghe thì có quyền ở ẩn ở trong hoặc ngồi
nước, song khơng được phép chống vua. Thật thế, đến nước Tề, Khổng Tử được Tề
Cảnh Công mời đến hỏi về phép trị nước, ông đáp: "Vua làm hết đạo vua, bề tôi hết
đạo bề tôi, cha biết đạo cha, con biết đạo con".
Khổng Tử luôn dạy học trò rằng “ý dân là ý trời” – Trời thương dân, dân muốn
gì trời cũng theo. Trời trơng thấy tự ở dân ta trông thấy, trời nghe thấy tự ở dân ta nghe
thấy. Được lòng dân là được nước, mấy lòng dân là mất nước”.
Khổng Tử đề xuất “Nhân chính” hoặc “Vương đạo” – đó là chính sách dùng
đạo đức nhân nghĩa để cai trị và ông luôn coi trọng việc giữ chữ nhân và lễ. “… Đức
hạnh của người quân tử (người trị dân) như gió, mà đức hạch của tiểu nhân (dân) như
cỏ. Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống". Trong "Luận ngữ" Khổng Tử có dạy: "Cái gì mình
muốn dựng lên thì dựng cho người, cái gì mình muốn đạt thì làm cho người đạt" (Kỉ
lục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân) (Luận ngữ).

10



Tóm lại với nội dung giáo dục của Khổng Tử cho người quân tử là xoay quanh
chữ "Nhân" nhằm rèn luyện con người theo đạo Nho để "Tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ". Đó chính là cái đích phải đạt được theo Khổng Tử để đem lại trật tự cho thiên hạ
và bình n cho mn nhà.
- Về phương pháp và ngun tắc giáo dục:
Theo Khổng Tử thì bản tính con người là thiện. Lúc sinh ra mọi người đều như
nhau nhưng bằng cách tập luyện mà khác nhau. Ở đây Khổng Tử đánh giá rất cao vai
trò của cá nhân trong việc tự tu dưỡng theo nguyên tắc "Tu thân" và luôn học thầy,
học bạn, học trong cuộc sống, học mọi điều hay, lẽ phải, tránh điều dở, làm điều tốt,
tránh điều xấu. Khổng Tử ln dạy học trị rằng, ba người đồng hành thế nào cũng có
một người là thầy của ta và Khổng Tử luôn dạy học trị suy nghĩ theo châm ngơn là
"Ta có biết gì khơng? Ta khơng biết"; "Cái gì biết thì cho là biết, cái gì khơng biết thì
nhận là khơng biết, thế mới là biết" (Tri chi vị tri chi, bất tri vi bất tri, thi tri ngā "Luận ngữ").
Ở đây không chỉ thể hiện tính khiêm tốn của Khổng Tử mà cịn đưa ra cách tiếp
cận khoa học của ơng. Ơng dạy người ta ln tìm thấy mâu thuẫn nội tại để lấy nó làm
động lực cho sự phát triển.
+ Nguyên tắc coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của học sinh: Khơng làm thay
cho học trị, mà chỉ gợi mở, giúp cái mấu chốt để học trị tự tìm ra chân lý. Ví dụ: Vật
có 4 góc, chỉ bảo cho biết một góc mà khơng suy ra ba góc kia thì khơng dạy nữa.
+ Ngun tắc sát đối tượng: Trong quá trình dạy học đặt ra yêu cầu và nội
dung giáo dục vừa sức. Vì nho giáo là một học thuyết rất cao siêu, trừu tượng. Tùy
trình độ mơi sinh (học trò) mà Khổng Tử dạy cho mỗi người một cách khác nhau,
khơng đồng loạt. Do vậy, dù ở trình độ nào học trị của ơng cũng có thể tiếp thu được,
Khổng Tử nói với học trị của mình rằng "con cái phải hiếu với cha mẹ già, phải kính
mến nhường nhịn các anh, nói năng phải thận trọng và thành thực, yêu thương mọi
người nhưng phải gần gũi người, có đức nhân. Sau khi đã thực hành đầy đủ những
điều nói trên thì dùng sức lực cịn lại để học văn hóa". Như vậy, Khổng Tử là người
quán triệt rất cao nguyên tắc cá biệt hóa đối tượng trong dạy học và giáo dục.
+ Học phải đi đôi với hành (Học phi thời tập): Khổng Tử luôn luôn dạy học

trị một điều là học gì phải thực hành ngay điều ấy, phải củng cố ngay tri thức đã học
không chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở mà phải bằng việc làm. Theo ơng thì
người qn tử phải biết giữ cho mình cái tâm trung chính, việc làm thành thực để sự
biết và việc làm thống nhất với nhau. Đó là trí mà hành, hành mà trí vậy. Học phải
chun tâm trí, khơng được hời hợt. Học điều thiện là phải được thực hành chứ khơng
chỉ có nói ra miệng mà thơi. Khổng Tử ln địi hỏi học trị phải thực hành cách cư xử
với cha mẹ, anh em, với vua, với bạn và với mọi người theo đúng "Nhân" và "Lễ".
+ Học phải thành tâm và luôn hiếu học: Khổng Tử địi hỏi người học phải có
chí, chí đã lập thì phải kiên, khơng được thấy khó mà sợ, không được thấy lâu mà nản,
phải hăng say đến mức vui mà học "Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích mà
học khơng bằng vui say mà học” (Luận ngữ).

11


Ơng dạy học trị rằng" muốn sự học có vui thú thì phải luyện tập ln. Học mà
cứ buổi buổi tập ln thì trong bụng lại khơng thỏa thích hay sao " (Luận ngữ) và
"Không xấu hổ khi hỏi người kém mình". Những lời khun học trị của ơng thể hiện
rõ ngun tắc học đi đơi với hành và địi hỏi người học phải "tự tu thân", phải hiếu
học, không giấu dốt, phái tìm thầy mà học "tầm sư học đạo", có thế mới nên người.
Trong q trình giáo dục và dạy học, Khổng Tử luôn gán việc học với sinh hoạt
của tự nhiên và xã hội, của cỏ cây hoa lá và con người để qua đó mà cắt nghĩa, triết lí
và giải thích cho học trị hiểu được các phạm trù đạo đức trừu tượng của phái Nho gia.
Chẳng hạn, để nói lên cái cao thượng của người quân tử và cái thấp hèn của người tiểu
nhân, ông ln ví: Đức của qn tử như gió; Đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì tất
cỏ phải rạp xuống.
Tóm lại: Tuy đứng trên quan điểm của tầng lớp q tộc vì lợi ích của giai cấp
thống trị nên trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử còn nhiều hạn chế như: Chia xã
hội thành hai hạng người; giáo dục chỉ dành cho người quân tử; loại bỏ người phụ nữ
và người lao động ra khỏi nền giáo dục; mục đích giáo dục chỉ nhằm phục vụ cho lợi

ích của tầng lớp trên của xã hội phong kiến.
Song, những tư tưởng giáo dục tiến bộ của Khổng Tử còn có giá trị thời đại
ngày nay, đó là:
+ Đánh giá rất cao vai trò của giáo dục;
+ Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách con người. Dó là việc giáo
dục lịng nhân ái và biết sống có trên dưới, trung thực, thủy chung, có kỉ cuơng từ gia
đình đến xã hội, nhằm giữ trọn bổn phận của tôi đối với vua, vợ đối với chồng, con cái
đối với cha mẹ, em đối với anh, trò đối với thầy, bạn bè đối với nhau v.v... có được
như vậy thì gia đình sẽ được yên ấm, xã hội sẽ được bình an…
+ Trau dồi đạo đức của ơng thầy để người thầy ln là tấm gương sáng cho trị
noi theo. Muốn vậy thì thầy phải dạy khơng biết mỏi để trị học khơng biết chán và
tình cảm thầy trị như tình cha con.
+ Đặc biệt là trong lí luận dạy học và giáo dục của Khổng Tử có nhiều nguyên
tắc giáo dục rất giá trị như: Phát huy tính tích cực của người học; Học đi đơi với hành;
Cá biệt hóa đối tượng; ... Phải chăng đó là những tiền đề lí luận cho một tư tưởng giáo
dục tiến bộ là "Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm". Di sản giáo dục
này của Khổng Tử sống mãi đến ngày nay.
b. Mặc Tử (475 – 390 TCN)
Người sáng lập ra học thuyết của phái Mặc gia chính là Mặc Tử.

12


- Về vai trò của giáo dục: Mặc Tử đánh giá rất cao vai trị của giáo dục. Ơng
cho rằng bản tính con người như tấm lụa trắng, sau này tấm lụa ấy thành màu gì là do
người đời và cuộc đời nhuộm ra. Trong chừng mực nào đó, Mặc Tử đã thấy vai trị rất
to lớn của mơi trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Mơi
trường ở đây có cả nhân tố tự nhiên và xã hội, trong xã hội có cả yếu tố tự phát và tự
giác (trong tự giác này chính là yếu tố giáo dục). Với quan niệm đó thì mơi trường có
ảnh hưởng lớn lao có thể làm cho trẻ xấu thành tốt và ngược lại. Điều này đã gặp gỡ

truyền thống giáo dục của dân tộc Việt Nam qua ngạn ngữ nổi tiếng "Gần mực thì đen,
gần đèn thì rạng" hoặc "ở bầu thì trịn, ở ống thì dài"; "Giỏ nhà ai, quai nhà nấy".
Song, chưa nói đến yếu tố cá nhân của trẻ với tư cách là chủ thể của quá trình nhận
thức như thế nào. Nếu khơng thấy được vị trí của đứa trẻ trong việc hình thành nhân
cách của mình thì trẻ em chỉ là sản phẩm thụ động của hồn cảnh và mơi trường. Vậy
ở đâu chúng ta tiếp nhận một khía cạnh tích cực của Mặc Tử trong việc đánh giá vai
trò của mơi trường, của hồn cảnh và đặc biệt là của giáo dục đối với việc hình thành
nhân cách con người.
Vì vai trò của giáo dục to lớn như vậy, nên Mặc Tử chủ trương giáo dục bình
đẳng cho mọi người, bất kể là ai, thuộc tầng lớp xã hội nào. Phải chăng đây là tư tưởng
giáo dục tiến bộ đã phản ánh lợi ích của người lao động và Mặc Tử vì thế đã gia nhập
vào hàng ngũ những người cấp tiến đương thời. Song, rất tiếc là lúc đó tư tưởng này
vẫn không thể thực hiện được do những hạn chế nhất định về mặt lịch sử.
- Về mục đích giáo dục: Đây là vấn đề trung tâm nhất của lí luận giáo dục, điều
này đã được Mặc Tử hết sức quan tâm và xác định rõ ràng. Như trên đã nói, theo Mặc
Tử, xã hội (trong đó có giáo dục) phải tạo nên lớp người "Kiêm ái" - đó là những con
người sống bằng chính sức lao động của mình, là những người lao động và được
quyền tham gia quản lí xã hội. Đó là những người biết làm lợi cho dân, trừ hại cho
dân, là người biết làm cho mọi người "đói có ăn, rét có mặc, lao động vất vả được nghỉ
ngơi". Đi từ luận điểm xã hội của Mặc Tử cho rằng xã hội cần có sự bình qn về tài
sản, vì vậy ơng kêu gọi người khỏe giúp người yếu, người có của gắng chia cho người
khơng có của. Tồn bộ ý tưởng về xã hội này của ông nằm trong phẩm chất về đạo
đức, nhân cách của người "Kiêm ái". Đây chính là mơ hình nhân cách của con người
mà nhà trường và giáo dục xã hội tạo nên - chính là mục đích giáo dục. Rõ ràng Mặc
Tử đã dùng người "Kiêm ái" để thay cho người "quân tử" của Khổng Tử, hai mẫu
người này (Kiêm ái và Quân tử) đối lập nhau vì xuất phát từ những lợi ích và tiếng nói
khác nhau. Phải chăng người "Kiêm ái" trong mẫu người của Mặc Tử đã mang tính
thực tiễn có ý nghĩa xã hội rộng rãi hơn, song đương thời vẫn chỉ dừng ở tư tưởng tiến
bộ và trở thành chủ nghĩa không tưởng của Mặc Tử ở Trung Hoa đầu thời kì Chiến
Quốc.

- Về nội dung giáo dục. Mặc Tử đưa ra nguyên tắc xây dựng nội dung GD là:
+ Học gì phải phù hợp với lợi ích của mn dân trăm họ ("Quốc gia bách tính
nhân dân chi lợi").

13


+ Học gì phải mang tính thực tiễn của mọi người ("Bách tính nhân dân nhĩ mục
chi thực").
+ Học phải đi đôi với hành ("Sĩ tuy hữu học, nhi hành vi bản n") và miệng
nói đi đơi với tay làm ("Khẩu ngôn chi thân tất hành chi").
Từ những nguyên tắc này, Mặc Tử đòi hỏi trẻ em phải học những điều gắn với
thực tế, có lợi cho dân, phải đi từ kinh nghiệm của nhân dân và trở về lao động trong
muôn dân trăm họ. Rõ ràng là nội dung giáo dục cho người "Kiêm ái” của Mặc Tử
khác hẳn nội dung giáo dục cho người "Quân tử" của Khổng Tử. (Quân tử học những
điều cao siêu của đạo Nho, xa rời thực tiễn, những con người chỉ biết lo cái lớn (nhân,
lễ), không biết đến cái cụ thể của đời thường); Người Kiêm ái học để thành người lao
động thực sự cho nên nội dung giáo dục luôn lấy những nguyên tắc trên để chỉ đạo.
Về nội dung giáo dục cho người Kiêm ái được Mặc tử nêu ra trong một khẩu
hiệu ngắn gọn là "Quân huệ, thân trung, phụ từ, tử hiếu, huynh hữu, đệ đễ" (nghĩa là
làm vua thì phải ra ơn, làm tơi thì phải trung, làm cha thì phải thương yêu con cái, làm
con thì phải có hiếu, làm anh thì phải q em, làm em thì phải trọng anh).
Nếu ai cũng tu thân theo yêu cầu này của Mặc Tử chắc là mọi nhà đều hạnh
phúc và thiên hạ sẽ thái bình.
- Về phương pháp giáo dục -ợ tức muốn nói đến các con đường, cách thức để
giáo dục những người "Kiêm ái", điều này được Mặc Tử nêu lên xuất phát từ quan
điểm triết học của mình. Theo ơng, cảm giác là cơ sở của nhận thức và thế giới khách
quan là nguồn gốc của nhận thức. Vì thế ơng đánh giá rất cao vai trị của thực tiễn, ơng
đã nêu ra ngun tắc giáo dục là: Thực tiễn và Tự nhiên.
Theo nguyên tắc này, ơng địi hỏi giáo dục phải xuất phát từ thực tiễn, từ đặc

điểm người học là dựa vào sức, theo khả năng ("Lượng lực sở năng chi"). Phải chăng
đây là nguyên tắc giáo dục đã gặp gỡ tư tưởng của thời đại trong nguyên tắc "cá biệt
hóa đối tượng giáo dục", song lại có hạn chế của Mặc Tử là theo ông trong nguyên tắc
tự nhiên là phải dựa vào ý trời mà làm khuôn phép ("Di thiên vi pháp") - Đây là hạn
chế lịch sử của ông và của mọi triết gia đương thời.
Mặc Tử đánh giá rất cao vai trò của thực tiễn, của hoạt động cá nhân, của việc
sử dụng các giác quan trong việc trị giác thế giới. Trong q trình nhận thức, ơng cho
rằng có 3 nguồn nhận thức đó là:
+ Thân tri (Tự mình nhận biết).
+ Văn tri (Điều mình nghe được).
+ Trí tri (Do suy luận mà ra).
Như vậy, theo ơng thì con người phải đi từ 1 tới 2 để có 3 và sau khi có 3 (có tư
duy) rồi thì mới nhận thức được thế giới. Về góc độ này, rõ ràng Mặc Tử mang trong
mình tư tưởng của yếu tố duy vật. Từ đây, Mặc Tử yêu cầu trẻ em phải hoạt động, phải
tri giác thế giới xung quanh, phải suy nghĩ và thầy giáo phải đàm thoại với học trị để
buộc họ phải suy nghĩ. Đó chính là con đường, là phương pháp giáo dục trong quan
điểm của Mặc Tử. Mặc Tử nói, kẻ sĩ tuy có học mà hành là gốc vậy ("Sĩ tuy hữu học,
nhi hành vi bản yên"). Phải chăng đây chính là những yếu tố tích cực mang tính chất

14


tiến bộ của Mặc Tử trong quan điểm giáo dục của ơng, điều này chẳng những có ý
nghĩa lí luận mà cịn có giá trị thực tiễn ngày nay.
- Hệ thống giáo dục của xã hội phong kiến phương Tây:
Chế độ phong kiến thời trung cổ ở phương Tây (Châu Âu) cũng rất điển hình
khơng kém gì phương Đơng như đã nói ở trên. Chế độ phong kiến với những đặc điểm
nêu trên chung cho cả Châu Âu. Phương Tây thời kì này gồm 3 đẳng cấp chính: (1)
Q tộc, (2) Tăng lữ và đẳng cấp (3) Dân tự do. Hai đẳng cấp 1 và 2 thuộc tầng lớp
thống trị xã hội vua, quan, bộ máy quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương,

chúa đất và giới tu hành, đẳng cấp 3 là tầng lớp bị trị (phần lớn là nông nô). Đất đai là
tài sản quý nhất những tập trung chủ yếu vào tay lãnh chúa và nhà thờ. Nông nô là
người nô lệ cũ chuyển thành hoặc dân tự do khơng có đất buộc phải nhận đất của lãnh
chúa để canh tác và phụ thuộc vào chúng, bị lãnh chúa bóc lột hết sức thậm tệ thông
qua địa tô phong kiến. Giới tu hành (tăng lữ) dùng tôn giáo để khuyên người ta hãy
chấp nhận cái trật tự đã được chúa "sắp đặt", vì thế tăng lữ là lớp người trung thành
với bọn quý tộc, là chỗ dựa cho xã hội phong kiến.
Trong xã hội phong kiến ở phương Tây, hai thế lực (nhà vua và nhà thờ) dựa
vào nhau để thống trị xã hội và đàn áp đẳng cấp 3 (nhất là nông nô) và dùng giáo dục
làm công cụ để bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Ở đây, tăng lữ giữ vai trò quan
trọng trong việc chi phối đời sống tinh thần và độc quyền về văn hóa thời kì Trung cổ.
Về vấn đề này, F. Ăngghen đã nhận xét: "Về sau chế độ tăng lữ ở châu Âu đã bóp chết
chất sống trong học thuyết của Arixtốt và chỉ giữ lại chất chết của nó làm cho giáo dục
vì thế cũng mang nặng tính chất thần học".
Ở Âu châu thời kì này tồn tại song song hai hệ thơng giáo dục là giáo dục của
giáo hội và giáo dục của lãnh chúa phong kiến.
+ Giáo dục của giáo hội:

GD của giáo hội Thời Trung cổ, nhà thờ phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu, Bọn
tăng lữ là lớp người biết chữ và có tri thức nên trong nhà thờ họ dựng ra thư viện và
trường học. Mục đích GD trong trường học của giáo hội là tạo ra lớp tăng lữ để hiểu
chúa, tin chúa và tuyên truyền giáo lí của nhà thờ. Quy mơ trường có thể lớn, bé khác
nhau: trường của nhà thờ, trường của giáo chủ, trường của giáo xứ do thầy tu phụ trách

15


việc dạy dỗ cho trẻ em. Thầy giáo chính là những tăng lữ. Ngôn ngữ được sử dụng chủ
yếu trong trường học của giáo hội là tiếng Latinh (tiếng của Chúa). Hình thức học chủ
yếu là thầy đọc, trị ghi; thầy nói, trị nghe, sau đó, trị phải học thuộc và nhớ lại những

điều thầy dạy và sách nói khơng được phép hồi nghi điều gì ngay cả những điều
khơng hiểu. Thời kì này chưa có kĩ thuật in sách nên chủ yếu là viết sách, sao chép
sách (sao chép lại kinh thánh của Chúa đề truyền giáo). Vì thế, nhà trường rất coi trọng
việc rèn luyện chữ viết để tạo ra lớp người chép sách. Mục đích giáo dục của nhà
trường giáo hội là tuyên truyên giáo lí của Chúa, là nhẫn nhục chịu đựng, là rèn luyện
sự phục tùng vô điều kiện, là dạy người ta chấp nhận cuộc sống trần thế để có được
cuộc sống vinh hằng trên thiên đàng. Muốn đạt tới đích đó, con người phải sẵn sàng
chịu đựng sự khổ đau về thể xác vì họ quan niệm rằng "thể xác là nhà giam của linh
hồn", đôi khi phải trà đạp về thể xác để giữ cho sự trong sạch của linh hồn. Trong
trường học của giáo hội, phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến là thầy nói và
trị nghe, thầy giảng và trị ghi, học vẹt theo lối "từ chương trích cú" dù cho không hiểu
nhưng vẫn phải thuộc sách để nói như sách. Sự trừng phạt bằng roi vọt là phổ biến,
thầy giáo dùng roi vọt để bắt trò phải học.
Ở trường học bậc cao của giáo hội như "Trường của giáo chủ", họ dạy cho trẻ
em 7 môn học chủ yếu là: Ngữ pháp, tu từ học, biện chứng pháp, số học, hình học,
thiên văn học và lí luận âm nhạc. Học trò cần phải:
Học kĩ ngữ pháp tiếng Latinh để hiểu được Kinh thánh.
Học tu từ học với mục đích để học sinh hiểu được sách vở về tôn giáo, viết
được văn bản, đơn từ và cao hơn cả là trở thành những người đi truyền đạo.
Học biện chứng pháp để học sinh trở thành những người có khả năng bảo vệ
các tín điều tơn giáo và ca ngợi Chúa.
Số học, ngồi việc cho trẻ biết tính tốn cịn có mục đích làm cho trẻ em hiểu
được ý nghĩa tơn giáo của các con số. Ví dụ: số 1 nói lên một điều, là thượng đế chỉ có
một đấng; số 2 để nói rằng tính hai mặt của Chúa Giêxu (vừa là Chúa, vừa là người);
số 3 muốn nói là Chúa có 3 ngơi (Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần); số 7 để chỉ
sự quy định của Thượng đế cái gì cũng có 7: 7 ngày trong 1 tuần lễ; bảy hành tinh
trong "hệ thống trái đất"; 3 hồn 7 vía trong linh hồn con người...
Học thiên văn để học sinh có thể tính tốn được những ngày lễ chính có liên
quan đến Chúa trời và Thượng đế như ngày lễ Phục sinh v.v…
Học lí luận âm nhạc để trẻ có hiểu biết về ngơn ngữ âm nhạc và biết biểu đạt

nghệ thuật trong những nghi lễ về tơn giáo...
Như vậy, tồn bộ nội dung dạy học trong trường học của giáo hội nhất là trường
cấp cao (Trường của chủ giáo) đều làm cho trẻ em trở thành lớp tăng lữ: hiểu Chúa và
truyền đạo. Tất cả những nội dung này đều chìm ngập trong triết lí của nhà thờ, của
thần học, làm cho trẻ em chỉ biết tin mù quáng và nói lại giáo điều như trong Kinh
thánh. Kết quả là nền giáo dục phong kiến châu Âu như giáo dục của giáo hội đã bóp
chết nền văn minh nhân loại đã đạt được thời cổ đại (qua văn hóa Hi-La cổ đại). Phải
chăng đây là một bước lùi của lịch sử làm cho nhân loại sống u mê trong suốt "đêm
trường trung cổ".

16


+ Giáo dục của lãnh chúa phong kiến:

Lãnh chúa phương Tây dùng tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần và dùng lớp "Hiệp
sĩ" để bảo vệ chính quyền phong kiến. Lớp hiệp sĩ này được đào tạo trong hệ thống
giáo dục của lãnh chúa phong kiến. Có thể coi mục đích giáo dục của nhà trường lãnh
chúa phương Tây là tạo ra lớp "Hiệp sĩ" hay còn gọi là "Kị sĩ". Thời trung cổ vũ khí
phổ biến sử dụng trong chiến tranh là cung kiếm mà các chàng hiệp sĩ phải tung hồnh
trên lưỡi gươm n ngựa và có ý thức của Chúa để bảo vệ lãnh chúa. Vì thế, giáo dục
của lãnh chúa được diễn ra trong một hệ thống giáo dục hết sức nghiêm ngặt như sau:
Trẻ em con lãnh chúa trước 7 tuổi giáo dục ở gia đình. Từ 7 tuổi trở lên đến 14
tuổi, con trai của lãnh chúa được gửi đến nhà lãnh chúa lớn có uy tín trong vùng làm
"Thị đồng". Trong thời kì này, trẻ hầu hạ vợ chồng lãnh chúa, qua đó mà học tập được
những phong thái cần có của một "xã hội thượng lưu".
Từ 14 tuổi đến 21 tuổi trẻ em tiếp tục theo hầu lãnh chúa với tên gọi là "Tịng
sĩ" để học tập đạo đức phong kiến. Đó là: lòng trung thành với lãnh chúa, triệt để phục
tùng mệnh lệnh, khinh bỉ người lao động. Họ phải học 7 môn: cưỡi ngựa, bơi lội, ném
lao, đánh kiếm, săn thú, đánh cờ, làm thơ với mục đích thực dụng. Chẳng hạn, học

đánh cờ để tập tính kiên nhẫn và làm quen với chiến lược, chiến thuật quân sự; làm thơ
và ngâm thơ để ca tụng những chiến công oanh liệt, tán dương vợ lãnh chúa và ca ngợi
người tình. Các mơn cịn lại nhằm biết cách sử dụng vũ khí và tổ chức chiến tranh thời
trung cổ. Trong suốt cuộc đời cậu học trị "Tịng sĩ" này ln ln theo sát lãnh chúa,
ngay cả trong lúc xảy ra chiến tranh để học tập lãnh chúa và bào vệ lãnh chúa.
Đến 21 tuổi nếu cậu học trò "Tòng sĩ" ấy đã nắm vững đẩy đủ đạo đức phong
kiến, tỏ ra có đầy đủ sự hiểu biết cần thiết về 3 lĩnh vực: tơn giáo, chiến tranh, ái tình
và được lãnh chúa cơng nhận thì sẽ được phong danh hiệu "Kị sĩ" (hay "Hiệp sĩ")
trong một lễ phong long trọng.
Chàng hiệp sĩ này có vẻ oai hùng nhưng thực ra trong thực tế có rất nhiều "Hiệp
sĩ" vơ cùng dốt nát (văn dốt, võ nát), chỉ là những kẻ si tình và có lịng tin mù qng.
Con gái của lãnh chúa cũng được giáo dục trong các nữ tu viện. Ở đây, họ được
học về tôn giáo, về lễ giáo phong kiến, về công việc phụ nữ và học đọc, viết, tính tốn,
âm nhạc, hội họa một cách tối thiểu để trở thành các bậc phu nhân trong giới quý tộc
thượng lưu của xã hội phong kiến. Đó là việc giáo dục cho tầng lớp 1 và 2 (Quý tộc và

17


tăng lữ) trong xã hội phong kiến phương Tây, còn đẳng cấp 3 (người lào động) không
được hưởng nền giáo dục và có muốn cũng khơng đủ điều kiện để theo học trong các
trường học phong kiến. Nông nô phải chấp nhận suốt đời đói, rách, thất học, ngu đốt
để đễ dàng phục tùng xã hội phong kiến.
1.1.3. Giáo dục trong thời kì văn hóa phục hưng

- Đặc diểm thời kì văn hóa Phục Hưng:
Do những hạn chế nhất định của chế độ phong kiến như đã trình bày trên mà
hai thế lực dựa vào nhau để thống trị xã hội đó là nhà vua và nhà thờ (nhất là phương
Tây) làm cho cả xã hội u mê, đời sống người lao động vơ cùng đói rách, trong khi đó
thì bọn quý tộc phong kiến sống phè phỡn trên xương máu của nông nô. Mâu thuẫn

này và thực trạng xã hội phong kiến như vậy nên thường xuyên xảy ra những cuộc
chiến tranh nhất là những cuộc bạo động của nông dân chống chế độ phong kiến (điển
hinh là chiến tranh nơng dân ở Đức năm 1525). Cả lồi người sống tối tăm hàng chục
thế kỉ trong suốt "đêm trường trung cổ". Biết bao tư tưởng tiến bộ mà loài người đạt
được thời cổ đại (qua văn hóa Hi Lạp - La Mã cổ đại) đều bị chôn vùi mà thay vào đó
là một niềm tin tơn giáo mù qng do nhà thờ tuyên truyền và ngụy trang bằng một
thứ triết học ngụy biện thời phong kiến - "Triết học kinh viện" để dung hòa mâu thuẫn
và biện minh cho trật tự của xã hội phong kiến. Song thực tiễn vẫn không thể dấu diếm
nổi sự thật. Khoảng từ thể kỉ XIII, XIV trên cơ sở phát triển của sức sản xuất hàng
hóa, nảy sinh trong lịng xà hội phong kiến làm cho mâu thuẫn trong xã hội phong kiến
không thể dung hịa được, (Sản xuất hàng hóa phát triển tuy mới ở thời kì đầu - "Tích
lũy ngun thủy của chủ nghĩa tư bản") nhưng đã làm cho công thương nghiệp phát
đạt và hệ quả của nó là ra đời các thành thị - nơi tập trung những tư tưởng tiến bộ nhất
đương thời, nhưng cũng là nơi bộc lộ nhiều ung nhọt nhất của xã hội phong kiến. Vì
vậy, thời kì này đã xuất hiện các "trường đại học" trung tâm văn hóa khoa học của các
quốc gia thời trung cổ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Những trường
đại học lớn ở châu Âu đều ra đời vào thời kì này. Chẳng hạn:
Năm 1150 ra đời trường đại học Paris (Pháp);
Năm 1167 ra đời trường đại học Oxford (Anh);

18


Năm 1233 ra đời trường đại học Cambridge (Anh);
Năm 1388 ra đời trường đại học Bolonho (Ý);
Năm 1385 ra đời trường đại học Heidenburg (Đức);
Năm 1636 ra đời trường đại học Harvard (Mĩ).
Sự ra đời các trường đại học cùng với thành thị phát triển là logic tất yếu cho sự
phát triển sức sản xuất mới - Tư bản chủ nghĩa lúc này. Chúng ta tự hào về nền văn
hóa Việt Nam. Quốc tử giám thành lập năm 1076 dưới thời Lí Nhân Tơng - coi đây là

trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập. Ngay từ năm 1075 Lí Nhân
Tơng đã tổ chức kì thi tam trường đầu tiên với 10 người đỗ đạt, trong đó có thủ khoa
Lê Văn Thịnh. Như vậy, trường đại học Việt Nam ra đời từ thể kỉ XI, sớm hơn rất
nhiều so với sự ra đời của các trường đại học Âu, Mĩ như đã nêu trên (hấu hết từ thế kỉ
XII đến XIII, XIV và XVII...). Có thể nói rằng sự ra đời các trường đại học và xuất
hiện thành thị đã cho phép lồi người nhìn nhận thế giới một cách khách quan, khoa
học hơn. Trong bối cảnh này, sự ngụy biện của giai cấp phong kiến (vua và thầy tu)
khơng cịn vững vàng như trước nữa. Xã hội phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của
nền sản xuất hàng hóa và vùi dập tự do của con người, bóp chết trí tuệ của nhân loại.
Vì vậy, từ thế kỉ XIV đến XVI ở phương Tây nổi lên một trào lưu tư tưởng mới, tiến
bộ nhằm:
Lên án xã hội phong kiến với các thói hư tật xấu của nó (tập trung vào nhà vua
và nhà thờ để cơng kích).
Cổ vũ cho tự do của con người và địi giải phóng cho người lao động.
Tư tưởng tiến bộ này chính là cái đã đạt được tới đỉnh cao thời cổ đại nhưng đã
bị xã hội phong kiến tước bỏ. Vì thế, con người nuối tiếc thời đại vàng son đã qua và
địi sống lại với nó. Trào lưu tư tưởng tiến bộ này gọi là Chủ nghĩa nhân văn và thời kì
lịch sử sơi động với tư tưởng ấy gọi là thời kì văn hóa phục hưng (khoảng TK XIV đến
XVI).
- Trong lĩnh vực giáo dục đã xuất hiện hàng loạt các nhà giáo dục phục hưng đó là những nhà giáo dục đã lí giải các vấn đề giáo dục một cách mới theo khuynh
hướng khoa học, không ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến và triết lí nhà thờ. Tư tưởng
của họ đã đặt tiền đề cho thời kì giáo dục mới: giáo dục cận đại. Tiêu biểu cho các nhà
giáo dục phục hưng là:
+ Víttơrinơ (Ý)
+ Eraxmơ (Hà Lan)
+ Môngtenho (Pháp)
+ Rabơle (Pháp)
+ Thomas More (Tơmát More - Anh)
Điển hình cho các nhà giáo dục phục hưng là Thomas More (1478 - 1535). Ông
sinh ra vào thời buổi đang suy tàn của chế độ phong kiến và đang ra đời phương thức

sản xuất hàng hóa trong lịng chế độ phong kiến. Đời sống của nơng nô châu Âu vô
cùng khổ sở bởi ách áp bức của phong kiến chưa qua thì gơng cùm mới của chế độ tư
bản đã đến, nên ông phải thốt lên rằng "chao ơi, cừu ăn thịt người". Ơng sớm tìm ra
nguyên nhân sâu sa của sự bần cùng hóa con người lao động là do tư hữu tư nhân về tư

19


liệu sản xuất. Chính vì thế ơng đã viết vào năm 1516 một tác phẩm nhan đề "Cuốn
sách vàng vừa lí thú vừa bổ ích nói lên chế độ nhà nước tốt đẹp ở hòn đảo Utopie".
Chế độ mới được nặn ra từ bộ óc thơng thái của ơng để xóa bỏ cảnh bần cùng của
người lao động. Ơng khơng thừa nhận xã hội đương thời (Phong kiến) và sợ hãi trước
sự thay thế nó bằng xã hội tư bản mới.
Sự bế tắc này đã dẫn ông tới việc nghĩ ra từ bộ óc thơng thái của mình một chế
độ xã hội mới khơng đâu có gọi là chủ nghĩa xã hội khơng tưởng đầu thế kỉ XVI. (Đây
chính là chủ nghĩa bài phong và bài xích xã hội có giai cấp kế tiếp theo phong kiến là
tư bản chủ nghĩa của Thomas More).
Đương thời, dưới triều Henri 8 (vua Anh), Thomas More đã là một quan chức
lớn trong triều và là bạn thân của nhà vua nhưng trái quan điểm, thậm chí ơng khơng
cơng nhận vua là thủ lĩnh của nhà chung nên Thomas More đã bị nhà vua đem ra hành
hình. Chúng ta có thể tìm thấy tư tưởng giáo dục của ơng trong lí luận về giáo dục ở
hịn đảo Utopie (Khơng đâu có - khơng tưởng):
+ Giáo dục bình đẳng cho mọi người.
+ Lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời
gian cịn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội.
+ Dạy học bằng tiếng mẹ đẻ.
+ Coi trọng khoa học tự nhiên.
+ Đề cao phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong DH và GD.
+ Tôn trọng nhân cách của trẻ em.
+ Giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: về thể chất, đạo đức, trí tuệ và

kĩ năng lao động.
Đây chính là tiếng nói tiến bộ của lồi người về lĩnh vực giáo dục trong thời kì
văn hóa phục hưng. Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa nhân văn mà Thomas More để
xuất lí luận và có ý định thực thi một chế độ giáo dục mới tiến bộ để thay cho trật tự
đương thời của phong kiến về giáo dục.
Tư tưởng tiến bộ này của Thomas More đã làm sống lại những tư tưởng giáo
dục tiến bộ của loài người đã đạt được thời Hi Lạp và La Mã cổ đại, đồng thời được
ông nâng lên tới đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng trong hoàn cảnh lịch sử mới: Chủ
nghĩa tư bản đang nảy mầm trong lòng xã hội phong kiến (thời kì tích lũy ngun thủy
của chủ nghĩa tư bản). Phải chăng nếu gạt bỏ những yếu tố khơng tưởng trong tư tưởng
của Thomas More đi thì còn lại là những ước vọng tiến bộ cho một nền giáo dục tiến
bộ mai sau, điều này đang từng bước thành hiện thực cho xã hội hiện đại và là mục
tiêu đấu tranh cho những trào lưu tư tưởng giáo dục tiến bộ ở mỗi thời kì lịch sử.
1.2. Giáo dục và nhà trường trong nền văn minh công nghiệp
1.2.1. Giáo dục thời kì tích lũy tư bản chủ nghĩa (Thời kì cận đại)
- Đặc điểm chung của giáo dục tư sản (Trước cách mạng tư sản Pháp 1789)
Trong lĩnh vực giáo dục đã để lại nhiều tư tưởng tiến bộ với cách khuynh
hướng dân chủ sau đây:
+ Giáo dục bình đẳng cho mọi trẻ em;
+ Giáo dục xuất phát từ đặc điểm trẻ em;

20


+ Đề cao vai trị của mơi trường;
+ Đánh giá cao vai trị của giáo dục, thậm chí coi giáo dục là vạn năng, dùng
giáo dục để thay đổi cả xã hội;
+ Giáo dục con người phát triển nhiều mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, kĩ năng
lao động;
+ Coi trọng khoa học tự nhiên và các phương pháp dạy học phát huy tính tích

cực như thí nghiệm, thực hành, …
Đây chính là những tiền đề quan trọng cho nền giáo dục tư sản mới, tiến bộ.
Song, rất tiếc là những ý tưởng tiến bộ này chỉ dừng ở tư tưởng, còn trên thực tế vẫn
tồn tại nền giáo dục phong kiến và cuộc đấu tranh còn tiếp diễn cho một nền giáo dục
tư sản tiến bộ.
- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
a) Tư tưởng giáo dục của Jan Amos Komenski (1592-1670)

Komenski người Tiệp Khắc được xem là nhà giáo dục, nhà dân chủ, nhà hoạt
động xã hội xuất sắc của thế kỷ XVIII. Ông đã đặt viên đá đầu tiên, rất căn bản cho
nền giáo dục mới bằng cuốn sách nổi tiếng “Lý luận dạy học vĩ đại" (1633- 1638) và
một loạt sách giáo khoa mới. Ông được xem là người có cơng đưa lý luận giáo dục
thành một ngành lý luận độc lập, tách khỏi triết học và lý luận nói chung về xã hội.
Quyển "Lý luận dạy học vĩ đại" đã chứa đựng nội dung của hầu hết vấn đề mà chuyên
ngành giáo dục ngày nay phải nghiên cứu.
Tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ lý luận giáo dục của ơng là "giáo dục thích
ứng, phù hợp với tự nhiên", một nền giáo dục đúng đắn phải được tổ chức và hoạt
động sao cho thích ứng với thiên nhiên và góp phần xác lập các quan hệ công bằng,
hữu nghị giữa người với người và giữa các dân tộc. Komenski cho rằng thiên nhiên là
cái chuẩn mà nhà giáo dục phải bắt chước, áp dụng để có thể đạt được kết quả mong
muốn. Con người là một bộ phân của thiên nhiên nên con người tồn tại, vận động theo
phương thức của thiên nhiên. Ông cho rằng: "Con chim không sinh nở về mùa thu tàn
lụi, mùa đơng băng giá, mùa hè nóng bức mà về mùa xuân khi ánh sáng sưởi ấm trái
đất, đem lại sức sống cho mn lồi. Vậy giáo dục con người cũng phải bắt đầu từ tuổi
trẻ và giờ học tốt nhất là buổi sáng". Từ quan điểm giáo dục thích ứng với tự nhiên
Komenski cho rằng con người cần phải được giáo dục từ tuổi thơ và đã chủ trương xây
dựng hệ thống giáo dục gồm 4 bậc học theo các đặc điểm thời kì lứa tuổi trẻ em:

21



+ Từ 0 - 6 tuổi: Đặc điểm của thời kì này là phát triển các giác quan nên coi
trọng giáo dục thể chất Trường lòng mẹ (tuổi ấu thơ);
+ Từ 7 đến 12 tuổi: Đặc điểm của thời kì này là phát triển về mặt trí nhớ nên
cần đưa trẻ vào Trường quốc ngữ, học chữ, số, hình học, địa lí, … (thiếu nhi);
+ Từ 13 đến 18 tuổi: Đặc điểm của thời kì này là phát triển về mặt tư duy nên
cần cho trẻ học các môn đề cao về tự nhiên và xã hội, đưa trẻ vào Trường la tinh
(thanh niên);
+ Từ 19 - 24 tuổi: Đặc điểm của thời kì này là phát triển về mặt ý chí. Trẻ được
đưa vào học trong viện hàn lâm. Ở đây học tập để hoàn thiện con người xã hội, đây là
giai đoạn cuối cùng của tuổi học trò, sau đó bắt tay vào lao động cả đời người (người
trưởng thành).
Chưa vội đánh giá xem cách phân kì lứa tuổi của ơng có phù hợp chưa, song cái
cốt lõi quý giá trong di sản của ông là ở chỗ muốn giáo dục trẻ em phải căn cứ vào
trình độ phát triển của trẻ. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và loại hình
trường phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của trẻ em. Đây là tư tưởng giáo dục tiến
bộ, mang tính khoa học và vẫn cịn giá trị trong thời đại ngày nay.
Komenski là người đầu tiên trong lịch sử đã xây dựng lí luận và tổ chức trong thực
tiễn một hình thức tổ chức dạy học mới gọi là hệ lớp – bài.
+ Lớp: Chia trẻ em thành lớp. Một lớp gồm những trẻ em có trình độ tương
đồng về tâm lí, sinh lí và trình độ phát triển về trí tuệ của trẻ em.
+ Bài: Học sinh mỗi lớp học theo một chương trình được qui định cụ thể, mỗi
chương trình gồm nhiều mơn học: mỗi môn được thực hiện một số bài. Bài là đơn vị
tri thức cho các môn học.
Đồng thời ông đề ra một hệ thống các nguyên tắc dạy học, đó là:
+ Phải đảm bảo tính vừa sức;
+ Phải đảm bảo tính trực quan;
+ Phải đảm bảo độ bền vững của tri thức;
+ Phải đảm bảo tính hệ thống và liên tục;
+…

Nội dung giáo dục của Komenski bị chi phối bởi nguyên tắc “dạy mọi điều cho
mọi người" do ông đề xướng. Ông chủ trương cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức
thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, cần thiết đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội. Nguyên tắc này đã tạo ra sự công bằng trong cơ hội giáo dục cho trẻ gái và phụ
nữ, thậm chí cả đối với người khuyết tật lúc bấy giờ cịn khơng được xem là con người
với đầy đủ ý nghĩa. Nguyên tắc giáo dục thích ứng với thiên nhiên cũng chi phối đến
quan niệm của ông về phương pháp giáo dục. Muốn giáo dục trẻ phải căn cứ vào trình
độ phát triển của trẻ. Komenski địi hỏi phương pháp dạy học phải dễ hiểu, có căn cứ
hợp lý và chính xác.
Tóm lại, Komenski có nhiều đóng góp lớn lao cho giáo dục cả trong thực hành
lẫn lý luận. Ông xứng đáng được mệnh danh là "Ông tổ của nền Sư phạm cận đại".

22


b) Tư tưởng giáo dục của John Locke (1632-1704)

Locke là một nhà triết học duy vật, nhà giáo dục Anh rất nổi tiếng. Những tác
phẩm chủ yếu của ông là "Tiểu luận tính cảm giác của lồi người" và "Suy nghĩ về
giáo dục "(1693).
Về mặt triết học Locke là là duy nhất nhị nguyên luận. Theo ông, con người khi
mới sinh ra như tấm bảng trắng (tabula), chưa ghi chép điều gì. Mọi sự hiểu biết của
con người đều xuất phát từ kinh nghiệm của nó. Ơng bảo vệ lý luận về cảm giác trong
nhận thức và coi trọng tâm lí học thực nghiệm. Trên cơ sở triết học đó, Locke xây
dựng hệ thống lý luận giáo dục chủ yếu dành cho con em giai cấp tư sản. Ông đánh giá
rất cao vai trò của giáo dục nhưng mỗi tần lớp xã hơi khác nhau cần có sự giáo dục
khác nhau, nên ông chia giáo dục thành hai hệ thống:
(1) Hệ thống giáo dục cho con quí tộc.
(2) Hệ thống giáo dục cho con thường dân.
Theo ơng thì mục đích giáo dục là giáo dục con em quí tộc thành những người

"nhân sĩ" hay "Phong nhã" (Gentlemen) đó là những người tài năng, hoạt bát, linh lợi,
lịch thiệp, có đức tính của một thương gia tư sản.
Những người "phong nhã" cần được giáo dục theo những nội dung sau: Thể
dục, đức dục, trí dục và giáo dục lao động.
Hệ thống giáo dục cho con nhà nghèo theo một chế độ hết sức nghiêm ngặt như
quân đội, trẻ phải vừa học vừa lao động.
Tóm lại, ơng là con đẻ của cuộc thỏa hiệp giai cấp 1688, là đại biểu trung thành
của giai cấp tư sản và quý tộc mới trên con đuờng phát triển phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Locke đã có nhiều kiến giải về giáo dục. So với giáo dục phong kiến
thời trung cổ thì đây là một bước tiến mới về giáo dục, nhưng vẫn chỉ dừng ở việc tạo
ra 2 lớp người khác nhau cho nhà nước tư bản chủ nghĩa Anh:
+ Điều hành xã hội (chủ xưởng – tầng lớp tư sản, quý tộc mới)
+ Thừa hành xã hội (thợ thủ công - công nhân làm thuê) bằng con đường giáo
dục cho xã hội mới - Xã hội tư bản chủ nghĩa.

23


c) Tư tưởng giáo dục của Jean Jacques Rousseau (J.J. RuXô 1712-1778)

Rousseau thuộc lớp những nhà khai sáng chuẩn bị tư tưởng cho cuộc cách
mạng tư sản Pháp 1789. Ông cũng là nhà tư tưởng, nhà giáo dục xuất sắc nhất của thế
kỷ XVIII. Cũng như John Locke, Rousseau theo triết học nhị nguyên luận. Muốn hình
thành kinh nghiệm cho trẻ, trước hết phải để cho trẻ cảm giác về đối tượng nhận thức.
Ông nghi ngờ cả những biện pháp sử dụng ngôn ngữ hợp lý trong giáo dục như
phương pháp trò chuyện, thảo luận với trẻ của Locke. Rousseau rất coi trọng tính tự
nhiên của đứa trẻ. Hiểu "tự nhiên" như là những nhu cầu về sinh lý, tâm lý, ơng địi hỏi
giáo dục phải thỏa mãn những nhu cầu ấy của trẻ. Vì thế nhà giáo dục đừng bắt trẻ
phải làm điều gì mà nó khơng muốn. Những quan niệm trên đã khiến ông trở thành
người đặt nền tảng cho lý thuyết "giáo dục tự do", đối lập việc thoả mãn nhu cầu,

quyền lợi của trẻ với việc hình thành ở chúng ý thức và thói quen thực hiện những
nhiệm vụ và trách nhiệm của chúng đối với cộng đồng, gia đình và xã hội. Ơng quan
niệm “lao động là nghĩa vụ không thể tránh được của con người trong xã hội" và
"trong mọi việc có thể ni nấng con người thì nghề thủ cơng là một cơng việc cho
phép người ta gần với trạng thái tự nhiên nhất". Do đó Rousseau cho rằng mục đích
giáo dục là đào tạo con người lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ cơng. Ơng đã
phân chia q trình giáo dục trẻ ra bốn thời kỳ: từ sơ sinh đến hai tuổi, từ 3 đến 12
tuổi; từ 13 đến 15 tuổi, từ 16 tuổi trở lên. Mỗi giai đoạn có những nội dung giáo dục
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ (tính tự nhiên) và phù hợp với mục đích
chuẩn bị cho trẻ trở thành người lao động thủ công với những phẩm chất tốt đẹp.
Như vậy, bên cạnh mặt hạn chế của Rousseau như phân kì lứa tuổi một cách
máy móc, biệt lập các giai đoạn phát triển của một đời người; quá đề cao mặt tự do của
trẻ em; hạ thấp vai trò của nhà giáo dục... Song, ông đã để lại cho chúng ta một số di
sản giáo dục tiến bộ như không được áp đặt giáo dục mà giáo dục đúng đắn là phải
tuân theo đòi hỏi tự nhiên của trẻ; phải làm cho trẻ em được tự do phát triển mọi mặt
của nhân cách để trở thành con người làm chủ được bản thân, có quyền tham gia quản
lí xã hội. Phải chăng đây chính là tư tưởng dạy học lấy hoạt động của trẻ em làm trung
tâm - một trong những tư tưởng giáo dục tiên tiến của loài người đã tìm thấy trong di
sản giáo dục của J.J. Rousseau.

24


1.2.2. Giáo dục tư bản chủ nghĩa (1789 đến đầu TK XX)
- Đặc điểm giáo dục chủ nghĩa tư bản (từ 1789 đến 1917):
Tư tưởng tiến bộ xã hội đều hướng vào việc đấu tranh với nhà nước tư sản vì
một nền giáo dục tiến bộ như cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đề ra.
- Giáo dục là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động, nên xu thế chung là
đấu tranh cho một nền giáo dục bình đẳng: giữa nam và nữ; giữa giàu và nghèo.
- Đòi nhà nước phải mở đường cho trẻ em học với một nền giáo dục miễn phí,

bắt buộc và khơng phụ thuộc vào tơn giáo. Vai trị của thầy giáo được đề cao, lí luận
sư phạm được coi trọng, khoa học sư phạm đưoc chính thức đặt ra và địi hỏi phải
được coi trọng. Nội dung giáo dục con người về nhiều mặt: Đức dục, trí dục, thể
dục… Đó là những phẩm chất và năng lực cần có cho người lao động ở thời kỳ sản
xuất công nghiệp phát triển.
- Nhân cách của trẻ em được tôn trọng và trở thành một vấn đề quan tâm lớn
của các nhà sư phạm.
Song, trong thực tiễn, những xu hướng và tư tưởng giáo dục tiến bộ trên đây chỉ
từng bước được thực hiện và nhìn chung đã trở thành mục tiêu đấu tranh của lực lượng
tiến bộ xã hội cho một nền giáo dục tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa, cùng với việc
đấu tranh để giải phóng cho người lao động trong xã hội công nghiệp phát triển thế kỉ
XIX.
- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
Giáo dục tư bản chủ nghĩa ở thời kì này đã phản ánh trong quan điểm của 3 nhà
giáo dục tiêu biểu trong thế kỉ XIX, đó là:
1. Pestalozzi (Johann Heinrich Pestalozzi - Pétxtalôdi 1746 - 1827) - người cha
của mọi trẻ em.
2. Đixtecvec (A.F. Đixtécvéc (1790 1866) - ông thầy của các ông thầy Đức.
3. Ushinski (Konstantin Dmitrievich Ushinski - Usinxki 1824 - 1870) - ông thầy
của các ông thầy Nga.
Ở đây chỉ xin nêu một trong ba nhà giáo dục lớn bên trên:
* Pestalozzi (1746 - 1827)

a) Cuộc đời và hoạt động giáo dục của Pestalozzi
Johann Heinrich Pestalozzi sinh ngày 21 tháng 01 năm 1746 tại Duyrich - Thụy
Sĩ trong một gia đình bác sĩ. Ơng mồ cơi cha từ 5 tuổi và ông lớn lên trong sự chăm

25



×