Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG, TÍNH DỄ BỊ TỔN HẠI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA VỚI ĐỐI VỚI BỆNH TẬT, NHẤT LÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI TUỔI GIÀ, DỊCH BỆNH NHƯ SỐT XUẤT HUYẾT, SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.45 KB, 32 trang )

BỘ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------

DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHĨ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH”

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC
KHỎE CỘNG ĐỒNG, TÍNH DỄ BỊ TỔN HẠI DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA VỚI ĐỐI VỚI BỆNH
TẬT, NHẤT LÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI TUỔI GIÀ, DỊCH
BỆNH NHƯ SỐT XUẤT HUYẾT, SỐT RÉT VÀ CÁC
BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC

(CHUYÊN ĐỀ SỐ 19)

TỈNH HÀ TĨNH

HÀ NỘI, 15 THÁNG 12, 2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC BẢNG..............................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................iii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN HÀ TĨNH............................................................................5
1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.......................................................................................................5
1.2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH..........................................................................................6
1.3.ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU...........................................................................................6


1.4.HỆ THỐNG SƠNG NGỊI......................................................................................7
1.4.1.Sơng ngịi...................................................................................................................7
1.4.2.Biển, bờ biển.............................................................................................................7

CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..........................................................9
1.5.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.......................................................................9
1.5.1.Xu hướng biến đổi khí hậu trên thế giới................................................................9
1.1.1.Xu hướng biến đổi tại Việt Nam...........................................................................10

1.2. BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HÀ TĨNH.................................................................11
CHƯƠNG 3.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG.............................................................................................................................16
1.6.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG....16
1.6.1.Tình hình chung trên thế giới...............................................................................16
1.2.1.Tại Việt Nam...........................................................................................................20

1.7.TÍNH DỄ BỊ TỔN HẠI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN HÀ TĨNH...........................................................................................................23
1.7.1.Tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra với bệnh tật, nhất là đối với
người tuổi già...................................................................................................................23
1.7.2.Tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với dịch bệnh như sốt xuất
huyết, sốt rét....................................................................................................................24
1.7.3.Tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với các bệnh truyền nhiễm
khác..................................................................................................................................25

KẾT LUẬN.....................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................31

i



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết (tính trên 100.000 ở các quốc gia được lựa
chọn 2000 - 2006.............................................................................................................19
Bảng 3.2. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh..................28

ii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam................................................................5
Hình 2.2. Hạn hán kéo dài 2 tháng khiến sơng Ngàn Sâu trơ đáy.................................12
Hình 2.3. Cơn bão số 3 làm tan hoang một cảng cá xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân. .13
Hình 2.4. Đập thủy lợi Khe Mơ, huyện Hương Sơn vỡ, hàng trăm người chìm trong
biển nước.........................................................................................................................14
Hình 3.5. Xu hướng gia tăng dịch bệnh qua các năm....................................................20
Hình 3.6. Sự tương quan giữa nhiệt độ và số mắc SD/SXHD (khơng bao gồm những
năm có dịch bùng phát đặc biệt) theo báo cáo tại Việt Nam (1996-2009)....................21
Hình 3.7. Tình hình bệnh SXH ở tỉnh Kon Tum tính đến 30/9/2010 và năm 2009......22
Hình 3.8. Sau cơn bão số 3 hàng trăm ca sốt xuất huyết đã xuất hiện...........................25

iii


MỞ ĐẦU
Trong suốt vài thế kỉ qua, dấu chân sinh thái của con người đã tăng lên đến mức
ngày nay chúng đang khiến Trái đất thay đổi về cơ bản. Con người đã biến đổi bề mặt
Trái đất và thay đổi chức năng của các hệ sinh thái, gây ra sự giảm sút nhanh chóng
của sự sống trên cạn cũng như dưới nước. Chúng ta cũng đang thay đổi sâu sắc khí hậu
và rõ ràng những biến đổi mà chúng ta đang bắt môi trường phải hứng chịu đang gây

nguy hiểm không chỉ đối với các sinh vật khác mà cịn cho chính sức khỏe con người.
Biến đổi khí hậu toàn cầu đe đọa sức khỏe con người một cách nghiêm trọng và
theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn dân số sẽ phải hứng chịu nhiều đợt nóng hơn,
phơi nhiễm nhiều loại dịch bệnh hơn và phải đối mặt với những thảm họa thiên nhiên
thường xuyên hơn. Đáng chú hơn cả, sự phá vỡ quy luật của khí hậu là nguy cơ tác
động đến những yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe của con người như nguồn lương
thực, nước sạch, khơng khí trong lành và nơi ở an tồn. Khi biến đổi khí hậu phá hủy
những yếu tố then chốt tạo nên một xã hội khỏe mạnh, con người với nguồn tài nguyên
ngày một ít đi sẽ buộc phải di cư hàng loạt đến những vùng đất mà họ có thể khơng
được chào đón. Kết quả rất có thể xảy ra của q trình đó là sự bất ổn định và xung đột
giữa con người. Thậm chí khi khí hậu toàn cầu ổn định, con người vẫn sẽ chuyển đổi
thêm đất, nước và những dịch vụ sinh thái khác cho mục đích sử dụng của họ. Những
biến đổi mơitrường từ những hoạt động này đang kết hợp với nhau trở thành mối hiểm
họa cho sức khỏe toàn cầu và có khi lên đến quy mơ chưa từng thấy trong lịch sử loài
người.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HÀ TĨNH
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đơng. Phía
Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đơng giáp biển Đơng, phía
Tây giáp với nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào.

Hình 1.1. Vị trí Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam
Nguồn:[ />
Hà Tĩnh có Thị xã Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 9 huyện: Nghi Xuân, Đức
Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh

(trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 261 xã, phường, thị trấn (241 xã, 8
phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí
Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đơng - Tây, Hà
Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...
5


Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.289.058 người (năm 2005), có 127
km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam
chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu
Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng
qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Ngồi ra Hà Tĩnh cịn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sơng lớn cùng
với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển
kinh tế xã hội.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Hà Tĩnh nằm phía Đơng dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ
Tây sang Đơng.
Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ,
bị chia cắt bởi các dãy núi, sơng suối, có 4 dạng địa hình sau:
+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một
dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000 m trở lên,
trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m).
+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích
của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp.
+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích
nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m,
bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi,
cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
+ Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình

trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng
về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình
thành bởi phù sa các sơng suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung
bình đến nhẹ.
Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan du lịch có giá trị.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí
hậu miền Bắc có mùa đơng lạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về
bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và
chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng.

6


Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ khơng khí vào mùa đơng
chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình qn mùa đơng thường từ 18-22oC, ở
mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi
theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở
phía Bắc, cịn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm,
cá biệt có nơi trên 3000 mm.
1.4. HỆ THỐNG SƠNG NGỊI
Sơng ngịi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là
sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.
1.4.1. Sơng ngịi
Sơng ngịi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
- Hệ thống sơng Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sơng bé
như sơng Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương

Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sơng Lam chảy ra
Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sơng và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa
Nhượng, Cửa Khẩu.
Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh
Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt,
cơng nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.
1.4.2. Biển, bờ biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa
hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đơng Bắc... nên vùng biển này có đầy
đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 lồi tảo) và lượng phù sa của vùng sông
Hồng, sông Cả, sông.
Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng
cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được
20 - 30%.
Biển Hà Tĩnh có 267 lồi cá thuộc 97 họ trong đó 60 lồi có giá trị kinh tế cao,
có 27 lồi tơm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua,
ốc, nghêu, hàu...
Vùng biển Hà Tĩnh ln có hai dịng hải lưu nóng ấm, mát lạnh chảy ngược,
hồ trộn vào nhau. Một dòng cách ven bờ khoảng 30 - 40km, dịng khác ở ngồi và
7


sâu hơn. Vùng có hai khối nước hỗn hợp pha trộn thường nằm ở độ sâu 20 - 30m,
vùng này cá thường tập trung sinh sống. Nhiệt độ nước bề mặt cũng thay đổi theo
mùa, nhiệt độ cực đại vào tháng 7, tháng 8 có giá trị tuyệt đối khoảng 30 - 31 oC và cực
tiểu vào tháng 12 đến tháng 3 khoảng 18 - 220C, nhiệt độ nước cũng tăng dần lên theo
hướng Nam và Đông Nam.
Độ mặn nước biển (tầng mặt, tầng đáy) dao động từ 5 - 7% tuỳ thuộc vào lượng
mưa, thời tiết các tháng trong năm. Đặc biệt, với khối nước ven bờ thì độ mặn biến

thiên rất lớn về mùa mưa. Hàm lượng muối dinh dưỡng Phốt phát từ 5 - 12 mg/m3 và
Silic từ 90mg/m3, tuy có nghèo hơn phía Bắc vùng vịnh nhưng nhờ nhiệt độ cao hơn
quanh năm và lượng ô-xy hồ tan phong phú nên chu trình chuyển hố của muối dinh
dưỡng hữu cơ sang vô cơ xảy ra trong thời gian ngắn hơn.
Hải đảo: Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hịn Nồm, hịn Lạp; ngồi khơi Cửa
Nhượng có hòn Én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ 2km); ở nam Kỳ Anh cách bờ
biển 4km có hịn Sơn Dương độ cao 123m, xa hơn phía Đơng có hịn Chim nhấp nhô
trên mặt nước.

8


CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.5. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.5.1. Xu hướng biến đổi khí hậu trên thế giới
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thường
của khí hậu tồn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển khơng ngừng
nóng lên làm xáo động mơi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời
sống loài người.
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên
thế giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự
báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong
vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980
đến 2005). Báo cáo cho rằng nếu khơng thực hiện được chương trình hành động giảm
khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề
mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm
5°C.
Hệ quả đồng hành với việc bề mặt Trái đất nóng lên ln ln là sự tan những
khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao. Nhưng có lẽ
chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn như ngày nay.

Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học tận mắt
chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè
2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với 1992, diện tích băng tan đã lên
tới 655.000 m2. Hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang
Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Các sông băng sẽ hầu như biến mất
khỏi dãy Alpes vào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè 2002,
các nhà khoa học ghi nhận một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy
núi Mali trên đỉnh Kavkaz thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng tan ở châu
Âu tăng gấp đôi so với lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990).
Băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được coi như hai
nguyên nhân chính dẫn đến mực nước đại dương cao dần lên, làm tràn ngập các đồng
bằng thấp ven biển. Các số liệu quan trắc mực nước biển thế giới cho thấy mức tăng
trung bình trong vịng 50-100 năm qua là 1,8 mm/năm. Nhưng chỉ trong 12 năm gần
đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất
nhanh, với tốc độ trung bình là 3 mm/năm. Báo cáo của IPCC, do hàng chục nhà khoa
học soạn thảo và hơn 2000 nhà khoa học từ 130 quốc gia tham gia đóng góp ý kiến,
đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến
9


4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Nhiều nhà khoa học còn đưa ra
những dự báo mực nước biển đang dâng nhanh hơn nhiều, nhất là do hiện tượng tan
băng đang xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong thời gian gần đây. Nhà địa lý học
Richard Alley ở Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ nói: Chỉ cần 15% lớp băng ở
Greenland bị tan cũng tạo ra một khối nước mới trong các đại dương đủ để làm ngập
tiểu bang Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải khác trên thế giới.
Các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, biến đổi
khí hậu đã xảy ra trên phạm vi tồn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi
quốc gia và sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, thảm hoạ, đặc biệt
là bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và

quy mô. Khắp các châu lục của thế giới đang phải đối mặt và chống chọi với các hiện
tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khơ hạn, nắng nóng. Có khi một khu vực vừa trải qua
cơn khô hạn kỷ lục đã phải đối mặt với thiên tai ở một thái cực khác – lũ lụt. Trong
những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất
hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, cơng trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng
của hàng ngàn người. Nguy cơ sóng thần ln đang đe doạ nhiều quốc gia trên thế
giới. Động đất, lũ lụt cũng có chiều hướng gia tăng.
1.1.1. Xu hướng biến đổi tại Việt Nam
Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do
Ngân hàng Thế giới - WB - xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia
chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu. Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các
yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau:
+ Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ TBN ở Việt Nam
đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn TBN
của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội,
Đà Nẵng, TP HCM đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là
0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của
thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5oC.
+ Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa TBN trong 9
thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác
nhau: Có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu
thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
+ Mực nước biển: Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc
(UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về Biến đổi Khí
hậu (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc
dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước
10


tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và đến năm 2100 sẽ tăng

thêm 1 mét. Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD
(chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP). Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50
năm qua ở các trạm Cửa Ơng và Hịn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng
lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của tồn cầu.
+ Số đợt khơng khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong
hai thập kỷ gần đây (cuối XX đầu XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt
KKL bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng
mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990,
1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về
khí hậu trong bối cảnh BĐKH tồn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38
ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Bão, vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ
đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều
cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
+ Số ngày mưa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ
còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
1.2. BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HÀ TĨNH
Tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh
kế của các cộng đồng dân cư nghèo. Đây là một trong những địa phương chịu nhiều
thiên tai trên cả nước. Nhiều dấu hiệu môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã
xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của như những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn
gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra.
Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những
thập niên trước, như sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên
dưới 20 ngày….Theo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Mơi trường Hà
Tĩnh, nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 – 2010 so với 10 – 30 năm trước tăng từ 0,3 –
0,6oC, riêng vùng Hương Khê tăng từ 0,7 – 1,4 oC. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
trong khoảng 45-50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh tăng lên 0,7-1 oC, vào loại
cao nhất ở Việt Nam. Trong khi đó, lượng mưa lại có xu hướng giảm hẳn với sự biến
động lớn cả về không gian, thời gian cũng như cường độ. Tuy lượng mưa ít nhưng

cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét ngày một gia tăng. Theo đó, tần suất và quy luật của
các cơn bão cũng thay đổi. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão
có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn
bão có đường đi dị thường hơn. Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh là từ tháng 9
đến tháng 11 và chỉ các cơn bão số 7, 8, 9 mới đổ bộ vào. Thế nhưng, gần đây, xu
11


hướng bão có sự thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xẩy ra bão mở rộng từ
tháng 8 đến tháng 12 và ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ vào Hà Tĩnh.

Hình 2.2. Hạn hán kéo dài 2 tháng khiến sông Ngàn Sâu trơ đáy
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]

Trong thời gian vừa qua người dân Hà Tĩnh đã đối mặt, chống chọi các đợt
thiên tai lớn từ hạn hán, bão, lũ liên tiếp xảy ra. Liên tục trong 3 năm 2005, 2006, 2007
trên địa bàn các huyện Hương Khê, Vũ Quang và Hương Sơn đều xảy ra mưa to, lũ
lớn. Năm 2007, đã có 7 cơn bão và 3 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đơng,
trong đó riêng Hà Tĩnh đã phải hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 2 và bão số 5
gây ra hậu quả nặng nề. Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau cơn bãu số 2 đã gây mưa lớn
trên diện rộng kèm theo lốc, sét. Những tháng đầu năm 2008 đã xuất hiện những biệu
hiện bất thường của thời tiết: áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ngay từ đầu tháng 1, Bão
số 1 xuất hiện vào giữa tháng 4; rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp; từ đầu tháng 4 đã xuất hiện nắng nóng nhiệt độ lên đến 39oC ở
vùng miền núi phía Tây. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu, tình trạng nóng
lên tồn cầu và nước biển dâng do băng tan làm cho diễn biến thiên tai tại Việt Nam
nói chung và tại Hà Tĩnh nói riêng diễn biến ngày càng bất thường và khó lường. Đầu
năm 2008 diễn ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày, cuối tháng 10 xảy ra ngập lụt
nội đồng chưa từng có trong vịng 20 năm qua. Tiếp đó Hà Tĩnh phải chịu ảnh hưởng
trực tiếp của cơn bão số 7 làm 3 người chết và 13 người bị thương. Đầu năm 2009,

trên địa bàn các tỉnh miền Trung bộ đã xảy ra các trận lũ lớn trên mức báo động III.
Nguy hiểm hơn lũ lớn cịn kèm theo lốc xốy và sạt lở đất nhiều nơi nên càng làm cho
diễn biến của trận lũ hết sức khôn lường. Vào tháng tám vừa qua Hà Tĩnh đã đối mặt
với với cơn bão số 3 với cường độ mạnh, diễn biến rất phức tạp. Do ảnh hưởng của
khơng khí lạnh tăng cường, kết hợp với hoạt động của đới gió đơng ở ngồi khơi, kể
từ sáng ngày 14-10 đến nay tại Hà Tĩnh đã có mưa to liên tục trên diện rộng với lượng
12


mưa đo được có nơi lên tới trên 600mm. Mưa lớn cộng với nước từ thượng nguồn đổ
về nhanh chóng làm cho mực nước các sông lên cao gây ra lũ lớn trên khắp địa bàn
12/12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hà Tĩnh, đây là cơn lũ lịch sử chưa từng thấy
kể từ năm 1934 trở lại đây. Tính đến ngày 17-10 mực nước trên sơng Ngàn Sâu dâng
lên tới mức 18m vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1960 trên 4m, trên sông Ngàn Phố là
12,02m vượt ngưỡng lũ kỷ lục năm 2007 là 1,8m, tại sông La là 6,1m vượt ngưỡng
cơn lũ vừa qua là 0,9m. Mưa lũ cịn xuất hiện thêm lốc xốy, lũ qt và sạt lở đất
nhiều nơi. Ngay trong đêm 15, rạng sáng ngày 16-10 lốc xoáy đã làm tốc mái và sập
đổ 31 ngôi nhà dân ở xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh, 29 ngôi nhà dân ở thôn Liên Hương
và Bắc Thành, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên; làm sập toàn bộ hệ thống nhà
xưởng thực hành và bốc 412m2 mái tôn nhà làm việc và của Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ Hà Tĩnh tại phường Thạch Linh TP. Hà Tĩnh...
Tính đến tối ngày 24/8 sau khi cơn bão số 3 đi qua Hà Tĩnh tồn tỉnh đã có 3
người bị chết và 15 người bị thương do cơn bão số 3 gây ra; gần 8.000 ngôi nhà bị tốc
mái (trong số đó có 100 ngơi bị sập hồn tồn); hơn 10.000 ha diện tích lúa và hoa
màu hè thu bị ngập úng; khoảng 110 phòng học bị hư hỏng nặng và nhiều cơ sở hạ
tầng như điện, đường, trạm… cũng bị bão tan phá nặng. Tổng thiệt hại, ước tính do
bão số 3 gây ra khoảng hơn 174 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là huyện Nghi Xuân hơn
54 tỷ đồng, huyện Thạch Hà 24 tỷ đồng, huyện Lộc Hà hơn 16 tỷ đồng…

Hình 2.3. Cơn bão số 3 làm tan hoang một cảng cá xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân

Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]

Ngoài những đợt thiên tai như bão, lũ có tính thường niên, thời gian qua Hà
Tĩnh cịn phải đối mặt với những biến đổi bất thường như nắng nóng gay gắt, rét đậm,
rét hại kéo dài như đợt rét hại kéo dài mùa đông xuân 2008 – 2009 với nhiệt độ xuống
thấp nhất trong vòng 40 năm qua hay là đợt nắng nóng trên dưới 40oC trong suốt 10
ngày liền hồi tháng 7 vừa qua gây nên sự cạn kiệt ở các con sông. Tháng 6/2010, sông
13


La tại Linh Cảm mực nước tụt xuống -143cm, thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước
tới nay. Theo báo cáo của Sở NN&NTNT trong đợt hạn hán này các hồ chứa nước vừa
và nhỏ ở 7 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, thị xã
Hồng Lĩnh, Thạch Hà đều đã cạn kiệt khơng cịn nước chết, trên 80% dân số các xã ở
vùng biển ngang Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh giếng khoan
và giếng đào nước đã cạn kiệt. Đã gần thế kỷ nay chưa bao giờ hạn hán đến mức nước
dưới lòng đất cũng bị cạn kiệt như năm nay. Tình trạng BĐKH đã có tác động lớn tới
nhiều lĩnh vực. Đối với nơng nghiệp, có tác động lớn đến năng suất, thời vụ gieo trồng,
tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Trong thời
gian qua, hiện tượng mất trắng mùa màng xẩy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại
nặng nề đến nền kinh tế.

Hình 2.4. Đập thủy lợi Khe Mơ, huyện Hương Sơn vỡ, hàng trăm người chìm trong biển
nước
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]

Từ đầu tháng 5/2009 đến nay, tại vùng ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã
xảy ra hiện tượng biển xâm thực bất thường, cuốn trôi nhiều tài sản của nhân dân ven
biển. Bình thường triều cường chỉ xảy ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm, nhưng trong
tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2009 nước biển lấn sâu vào đất liền khoảng 20m.

Ba năm nay biển xâm thực rất mạnh, mỗi năm từ 20 đến 30m, cuốn trơi nhiều ha rừng
phi lao phịng hộ.Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời gian tới mực nước biển
dâng cao, mưa bão lớn với triều cường mạnh có thể sẽ gây ngập tới 143,9 km2 diện
tích đất toàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu tồn cầu đã được
cơng bố, chun gia về biến đổi khí hậu đến từ Australia cảnh báo khi mực nước biển
dâng cao 1m vào năm 2010, diện tích các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh sẽ bị mất. Với
diện tích này, Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ tư trong
cả nước sau đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa Thiên
14


Huế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường giao thơng nơng
thơn và các cơng trình giao thông, đê ngăn mặn được xây dựng trước đây sẽ khơng cịn
phù hợp nữa, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn.
Đối với sức khỏe cộng đồng, BĐKH cũng đe dọa nhiều hơn đến tính mạng
người dân và nguy cơ bùng phát bệnh dịch cũng như nhiễm nhiều bệnh tật do ô nhiễm
môi trường sống là điều không thể tránh khỏi. Ngồi ra sự BĐKH cịn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự da dạng sinh học, làm biến mất hoàn toàn một số loài thực vật và
động vật bởi hiện tượng nước biển dâng.

15


CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG
1.6. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
1.6.1. Tình hình chung trên thế giới
Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ
cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ
bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền

nhiễm ở vùng nhiệt đới...). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, con người sống tốt
nhất trong khí hậu có nhiệt độ từ 15-31oC và độ ẩm từ 60-80%, mọi thay đổi về nhiệt
độ, độ ẩm đều gây các rối loạn sinh lý của con người, từ đó gây một số bệnh. Hơn nữa
khi khí hậu thay đổi một số tác nhân gây bệnh bùng phát, thậm chí làm biến đổi cấu
trúc (biến đổi gene) trở nên gây bệnh cho người. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ
khơng khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần
kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông
qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch
như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi khí hậu làm tăng
khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,
làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ
mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt
đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới
(SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh
cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh
thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt
vong một số lồi thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ
yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ
tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.
Ngày 1/4/2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố những bằng chứng
khoa học cho thấy biến đổi khí hậu đã tác động hết sức bất lợi đến sức khỏe con người.
WHO cho biết biến đổi khí hậu là vấn đề tồn cầu và tác động bất lợi của nó sẽ ảnh
hưởng đến toàn nhân loại. Nhiệt độ Trái Đất và mực nước biển tăng cùng các sự kiện
thời tiết tiêu cực làm bùng phát các bệnh tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết…, làm tăng
sức lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Tác động này đặc biệt lớn ở các nước nghèo và
16



thành phần dân cư dễ bị tổn thương nhất do hệ thống y tế kém và thiếu thuốc men và
nhân viên y tế... WHO ước tính hàng năm có tới 150.000 người ở các nước thu nhập
thấp tử vong do tác động của biến đổi khí hậu. Khu vực Đơng Nam Á chiếm 30% số
người nghèo trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng
trên. Trong số 14 triệu người chết hàng năm ở khu vực này có tới 40% chết do các
bệnh lây nhiễm. Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của bệnh lây
nhiễm tại khu vực này. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nền kinh tế
các nước thu nhập thấp phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên nên bị
tác động bất lợi nghiêm trọng. Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết nền kinh tế Thái
Lan và Indonesia có thể bị thiệt hại tới 6,7% tổng thu nhập nội địa (GDP) vào năm
2010. Hầu hết các nước thu nhập thấp đều không đủ nguồn tài lực và hạ tầng cơ sở y tế
cần thiết để đối phó với các bệnh bùng phát do biến đổi khí hậu.
- Theo ước tính chỉ trong năm 2003 các đợt nóng bất thường ở châu Âu đã làm
hơn 70.000 người chết. Đến năm 2100 nhiệt độ mùa hè tại đông bắc Ấn Độ và
Australia sẽ vượt quá 50 độ C. Tại tây nam và nam châu Âu, nhiệt độ sẽ lên tới 40 độ
C. Ước tính, các hậu quả về sức khỏe do sự nóng lên tồn cầu gây ra -bệnh tật hoặc tử
vong- đối với dân châu Phi sẽ khắc nghiệt hơn 500 lần so với dân châu Âu- Các nhà
khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến cho năng lực sản xuất
lương thực giảm tới 17%. Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở
các quốc gia hiện đang phải đối mặt với những vấn đề này. “Ngày nay có một tỷ người
đang thiếu dinh dưỡng. Nếu như xuất hiện bùng nổ dân số ở Trung Quốc hay Ấn Độ
vào cuối thế kỷ này thì một nửa dân số thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu ăn”.
- Những căn bệnh hiện nay đang hoành hành chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới
và cận nhiệt đới như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết.. sẽ lan rộng ra trên phạm
vi toàn cầu. Đến năm 2080 số người mắc bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260-320 triệu
người. Sẽ có 6 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết ( hiện tại con số này là 3,5 triệu
người). Điều này địi hỏi phải có sự tổ chức lại hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong đó
có huấn luyện nhân viên y tế để họ có thể đối phó với những căn bệnh nguy hiểm nói
trên.
- Đến năm 2020 trên 250 triệu dân châu Phi sẽ không được đáp ứng đầy đủ nhu

cầu về nước sạch . Việc thiếu nước làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm và các bệnh về
đường hô hấp. Tổ chức WaterAid từng thông báo rằng bệnh tả do thiếu vệ sinh và
thiếu nước sạch là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ này còn
cao hơn tỷ lệ tử vong do AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Trên thế giới hiện có khoảng
1,5 tỷ người không tiếp cận được với nguồn nước sạch. “Nếu khơng hành động ngay
thì trong vịng từ 50 tới 100 năm nữa con cháu chúng ta sẽ phải trả giá cho hậu quả của
17


thay đổi khí hậu do cách sống phung phí của chúng ta hiện nay. Đây là mối đe dọa cho
sự tồn vong của chính con người.
- Năm 2009, đại dịch cúm AH1N1 bùng nổ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
làm hàng chục triệu người mắc, nhiều người đã tử vong. Tuy mức độ nguy hiểm của
cúm A H1N1 không nguy hiểm như dự báo ban đầu, nhưng dịch cũng gây nhiều
trường hợp tử vong nhất là những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường, người già, những
người mắc các bệnh mãn tính. Một điều đáng lưu ý là loại virus gây cúm A H1N1 đã
nằm im từ năm 1918 (năm 1918 một dịch cúm A H1N1 đã xảy ra ở Tây Ban Nha sau
đó lan khắp Châu Âu) đến nay mới bùng phát gây bệnh, đặc biệt trong cấu trúc của
virus cúm A H1N1 năm 2009 có tổ hợp gene khác với virus A H1N1 năm 1918, nhiều
người cho rằng do biến đổi khí hậu làm cho loại virus này thay đổi cấu trúc gene để
thích nghi.
Cúm A H5N1, đây là cúm gia cầm lây sang người, virus cúm A nằm trong vật
chủ là loại gia cầm, đặc biệt là thủy cầm, trước đây loại virus này chưa thấy gây bệnh
ở người, vài năm gần đây virus cúm A H5N1 từ gia cầm lây cho người. Người bị bệnh
cúm A H5N1 có triệu chứng lâm sàng hết sức nặng nề, suy đa phủ tạng, suy hô hấp
nặng và dễ gây tử vong. Cúm A H5N1 xuất hiện ở Hồng Kơng năm 1998, sau đó
nhanh chóng có mặt ở nhiều nước trên thế giới (người ta thường gọi là cúm gà), ở Việt
Nam cúm A H5N1 có từ năm 2003 và dai dẵng hàng năm đều có người mắc và tỷ lệ tử
vong khá cao. Có nhiều bằng chứng khoa học cho rằng biến đổi khí hậu làm tăng thêm
nguy cơ bùng phát bệnh. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2009, đã có 258 người tử vong

trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.
Điều đáng lo ngại là khả năng virut H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây
từ người sang người sau khi 7 người trong một gia đình ở Indonesia bị nhiễm virut và
6 người trong số đó đã tử vong. Đến năm 2005, dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh và
lan rộng khắp các châu lục.
Bệnh sốt rét, trong những năm 60 của thế kỹ trước dịch sốt rét đã được khống
chế, gần đây bệnh đang có xu hướng bùng phát trở lại có lẽ là do biến đổi khí hậu làm
cho muỗi Anophelles phát triển mạnh nên dịch lại bùng phát trở lại.
Sốt xuất huyết, một loại bệnh gây thành dịch hết sức nguy hiểm. Đây là loại
bệnh lưu hành quanh năm, nhưng thường cao điểm vào các tháng 8 đến thàng 11 hàng
năm. Bệnh có vectơ truyền bệnh là muỗi aedes, trước đây bệnh thường xảy ra ở đồng
bằng nhiều hơn ở miền núi nhưng gần đây bệnh xảy ra ở mọi nơi và chủng virus gây
bệnh (virus dengue) đang có biến đổi phức tạp về cấu trúc làm cho bệnh càng bùng
phát mạnh hơn và triệu chứng lâm sàng cũng nặng nề hơn.

18


Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết (tính trên 100.000 ở các quốc gia được lựa chọn
2000 - 2006

Các bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn: Nước ta nhiều thập kỷ trước đây, đặc biệt ở
Miền Bắc trước 1975, bệnh tả hầu như đã vắng bóng. Ba, bốn năm gần đây, 20042007-2008-2009 phát hiện dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có dương tính với phảy khuẩn
tả ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, kỷ lục là năm 2007 với khoảng gần
2000 ca mắc. 2008: dịch xuất hiện từ tháng 3 và đến 30/11 đã ghi nhận 853 trường hợp
dương tính với phảy khuẩn tả tại 22 tỉnh, thành phố. 2009 và những tháng đầu 2010
các ca tiêu chảy cấp nguy hiểm cũng vẫn xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều tỉnh thành. Đây là
nhóm bệnh lây qua nước, thực phẩm và thói quen mất vệ sinh. Khí hậu nóng lên, thiếu
nước sạch làm mầm bệnh và ruồi nhặng-vật truyền bệnh dễ phát triển, do đó loại dịch
bệnh này ln đi kèm và tăng lên cùng với nghèo đói, thiên tại trong tương lai.

Viêm phổi cấp nguy hiểm có nguyên nhân virus (SARS): Năm 2003 ở Việt
Nam và nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với bệnh dịch nguy hiểm này với tỷ lệ tử
vong rất cao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là 1 nước đã tổ chức chống dịch bệnh này
một cách quyết liệt, nhanh chóng và có hiệu quả cao, là nước đầu tiên trên thế giới
công bố chấm dứt dịch. Đây là loại bệnh mới xuất hiện, chưa thật rõ nguồn gốc, chưa
có biện pháp phịng có hiệu quả, có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Ngồi ra cịn nhiều bệnh khác có xu hướng gia tăng liên quan đến biến đổi khí
hậu như: bệnh hơ hấp (bụi, nóng lạnh thất thường, phấn hoa...), tim mạch (nóng lạnh

19


thất thường, căng thẳng...), bệnh tâm thần (căng thẳng...), bệnh ngồi da, dị ứng... cũng
có xu hướng gia tăng trong thời gian qua.

Hình 3.5. Xu hướng gia tăng dịch bệnh qua các năm
Nguồn:[ ]

1.2.1. Tại Việt Nam
Trong vài chục năm qua, đặc biệt là những năm gần đây khí hậu trên trái đất nói
chung, ở Việt nam nói riêng có sự thay đổi rõ rệt đã và đang gây nhiều ảnh hưởng đến
cuộc sống của con người. Theo dự báo của các nhà khoa học Việt nam là một trong số
ít quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu. Thực tế
cho thấy vài năm gần đây khí hậu của nước ta có sự biến đổi hết sức phức tạp gây
nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Bão, lụt, hạn hán, lở đất…xảy ra với tần suất nhiều hơn, mức độ trầm trọng hơn.
Nhiều bệnh trước đây đã khống chế được nay có xu hướng bùng phát trở lại, một số
bệnh mới xuất hiện gây thành dịch thậm chí thành đại dịch đã và đang đe dọa đời sống
của con người. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các
dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. Một số các tác động chính

lên sức khỏe con người tại Việt Nam:
- Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc,
mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
- Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh
- Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất
v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng
gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật.
20


- BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật
chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.

Hình 3.6. Sự tương quan giữa nhiệt độ và số mắc SD/SXHD (không bao gồm những năm
có dịch bùng phát đặc biệt) theo báo cáo tại Việt Nam (1996-2009).
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]

Theo các số liệu thống kê quan trắc về biến đổi khí hậu qua các năm và các thời
kỳ, các yếu tố khí hậu ở Việt Nam đã có những diễn biến rất phức tạp. Nhiệt độ và độ
ẩm tăng cao cũng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất là người
già và trẻ em, người có sức đề kháng yếu; dẫn tới việc làm tăng bệnh tật, đặc biệt là
những bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm. Theo Tiến sĩ Trần Hậu Khang - Viện trưởng
Viện Da liễu Quốc gia, số người đến khám chữa bệnh vảy nến tại Viện hiện chiếm 20 30% bệnh nhân da liễu. Trong số người mắc bệnh vảy nến, có rất nhiều bệnh nhân bị
tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó là bệnh viêm da cơ địa (chủ yếu ở trẻ em). Việc điều
trị khỏi hẳn bệnh này rất khó và bệnh thường tái phát nhiều lần. Nguyên nhân của tình
trạng này chính là do biến đổi khí hậu cộng với tốc độ cơng nghiệp hóa và cuộc sống
đơ thị ngày một phát triển. Nhiệt độ tăng cao quá mức làm người bị bệnh tim, người
già và trẻ nhỏ tử vong; những hiện tượng cực đoan của khí hậu gây chết người và mùa

màng thất bát, dịch bệnh, suy dinh dưỡng gia tăng làm giảm khả năng kháng bệnh ở
người. Bệnh sốt xuất huyết đang tăng mạnh hiện nay cũng được xem là do tác động
của BĐKH.

21


Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2009 đến nay, cả nước đã ghi
nhận 72.155 người bị sốt xuất huyết, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, 58
trường hợp tử vong. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, sau khi cơn bão số 9 cùng với
lũ lụt đi qua, nhiều tỉnh cũng đang phải đối mặt với việc bùng phát một số dịch bệnh
như sốt xuất huyết, viêm phổi, đau mắt đỏ... Trong đó, bệnh đau mắt đỏ đang lây lan
rất nhanh. Nếu như trước đây, mỗi ngày Khoa mắt của Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
chỉ có từ 50-60 bệnh nhân đến khám, đến thời điểm này tăng lên từ 150-160 bệnh
nhân.
Những năm gần đây, lượng mưa hàng tháng ở nhiều nơi của Việt Nam giảm đi
đáng kể trong những tháng 7-8, nhưng lại tăng vọt vào những tháng cuối năm 9-10-11.
Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa hàng năm trong 50 năm qua (1958-2007) đã
giảm khoảng 2%. Mưa lớn thường xuyên gây lũ lớn hơn và cũng nhiều hơn ở miền
Trung và miền Nam, trong khi nhiều khu vực khác ở miền Bắc lại ở trong tình trạng
khơ hạn và thiếu nước do... thiếu mưa. Đặc biệt đáng lưu ý là hạn hán và mùa khô tăng
lên cả về cường độ lẫn diện tích. Lượng mưa như vậy đã có tác động rõ rệt tới sự hình
thành và phát triển của một số vec tơ truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết...

Hình 3.7. Tình hình bệnh SXH ở tỉnh Kon Tum tính đến 30/9/2010 và năm 2009
Nguồn:[Viện sốt rét ký sinh trùng]

Sự biến đổi khí hậu trong những thập niên gần đây rõ ràng đã ảnh hưởng tới
một số bệnh truyền nhiễm. Trong giai đoạn 1988-2008, diễn biến của một số bệnh
truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền qua vec tơ dao động qua các năm, có những

năm nguy cơ bùng phát các bệnh này là rất cao, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa
(tả, thương hàn, tiêu chảy cấp...). Các nguy cơ cao mắc các bệnh này cũng có liên quan
nhiều tới sự biến động của thời tiết . Bệnh sốt xuất huyết cũng là căn bệnh chịu tác
động rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu. Có hai căn bệnh khác cũng gia tăng, có tác nhân
rõ rệt từ biến đổi khí hậu, đó là bệnh tả và tiêu chảy cấp. Từ năm 2001-2008, chỉ có 3
năm phát hiện dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có dương tính với phảy khuẩn tả, thì các
22


năm này đều rất gần đây: 2004-2007-2008. Trong đó, kỷ lục là năm 2007 với khoảng
gần 2000 ca mắc. Năm 2008, dịch xuất hiện từ tháng 3 và đến 30/11 đã ghi nhận 853
trường hợp dương tính với phảy khuẩn tả tại 22 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, con số này
đã giảm hơn 50% so với năm 2007, dù đây là năm thiên tai diễn ra khốc liệt và bất
thường.
Các nhà khoa học cũng nhận định, trong thời gian tới, sự biến đổi của khí hậu
sẽ làm cho diễn biến bệnh tật rất phức tạp. Bởi vậy, để cảnh báo và khống chế các
dịch bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, mỗi quốc gia và đặc biệt ngành y tế cần
có các giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó kịp thời trước mắt cũng như lâu dài, để hạn
chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra.
1.7. TÍNH DỄ BỊ TỔN HẠI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN HÀ TĨNH
1.7.1. Tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra với bệnh tật, nhất là đối với
người tuổi già
Biến đổi khí hậu và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một q trình
có liên quan với nhau thơng qua nhiều cơ chế. Thông thường, sau thiên tai môi trường
thường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong những
nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hoá và các bệnh khác
lây lan theo nguồn nước, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên,
bệnh từ nơi khác đến.
Thời tiết chuyển mùa gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta. Hơn nữa

dưới tác động của biến đổi khí hậu thì thời tiết càng trở nên phức tạp và khó kiểm
sốt. Đây là một yếu tố tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự giảm
chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến
một số bệnh đặc thù: các bệnh liên quan đến xương khớp, các bệnh về da, cúm, rối
loạn tâm thần và hành vi, bệnh liên quan hệ tiêu hóa….
Sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây tại Hà Tĩnh rõ ràng đã ảnh
hưởng tới sức khỏe người cao tuổi. Trong giai đoạn 1988-2008, diễn biến của một số
bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền qua vec tơ dao động qua các năm, có
những năm nguy cơ bùng phát các bệnh này là rất cao, đặc biệt là các bệnh đường tiêu
hóa (tả, thương hàn, tiêu chảy cấp...). Bệnh sốt xuất huyết cũng là căn bệnh chịu tác
động rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu.. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ khơng khí
tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng
một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị
ứng. Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của
một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả),
23


xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc
đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Trong đại
dịch cúm H1N1 hiện nay đối tượng chủ yếu là người trẻ. Tuy nhiên người cao tuổi vẫn
là nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc và có thể dẫn đến những biến chứng nặng.
1.7.2. Tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với dịch bệnh như sốt
xuất huyết, sốt rét
Sốt rét là căn bệnh ít khi lây từ người qua người, từ mẹ sang con hay qua truyền
máu, cấy ghép nội tạng hay dùng chung kim tiêm. Nó chủ yếu lây do bị muỗi đốt mà
trước đó đã đốt người bị bệnh sốt rét. Thật vậy, ở các quốc gia vùng nhiệt đới, môi
trường thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng nước ao tù… giúp cho sự sinh sản của
muỗi, kèm theo điều kiện vệ sinh thấp kém làm gia tăng sự tiếp xúc giữa người và
muỗi, và gia tăng sự lan tràn của mầm bệnh do bị muỗi đốt. năng điều trị tại chỗ.

Việt Nam thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. Những thống kê tồn quốc của
Chương trình Quốc gia Phịng chống Sốt rét (CTQGPCSR) từ những năm 1980 đến
nay cho thấy số lượng bệnh nhân sốt rét dao động hàng năm, với đỉnh cao vào những
năm từ 1986 đến 1993 (1.400.000 -1.000.000), rồi giảm dần cho đến những năm 2000
(còn trên 300.000 bệnh nhân). Tỷ lệ bệnh tử vong cao nhất vào năm 1991 (hơn 4500
người) rồi giảm dần cho đến hiện nay còn khoảng 200 người /hàng năm. Mục tiêu
muốn đạt được là làm sao hạ thấp số trường hợp mắc SR và tử vong do SR:
- đối với vùng SR nặng: giảm số mắc < 10/1000 dân, số chết < 0,5/100.000 dân
- đối với vùng sốt rét nhẹ: giảm số mắc < 5/1000 dân, số chet < 0,2/100.000 dân
Nhiều cố gắng đã được thực hiện trong cơng cuộc phịng chống sốt rét
nhưng chương trình phịng chống sốt rét vẫn cịn gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ bệnh
chưa thấy thun giảm, một phần do tình trạng kháng thuốc của ký sinh trùng, do
muỗi kháng hóa chất, một phần do các điều kiện không thể điều trị một cách triệt để
cho người dân sống trong những vùng dịch tễ lưu hành (dân nghèo, dân trí thấp) và
mối giao lưu dân số nhiều và phức tạp. Ngoài ra, cần phải lưu ý diễn biến bất thường
của thời tiết là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh, làm cho dịch bệnh này trở nên
khó kiểm sốt.
Tại Hà Tĩnh thời gian gần đây số người nhập viện ví sốt rét gia tăng. Đặc biệt là
người già và trẻ nhỏ. Do tập quán ngủ không mắc màn tại một số xã vùng núi và các
đối tượng lao động tự do khai thác rừng, khai thác khoáng sản… làm cho bệnh sốt rét
càng trở nên diễn biến phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng trở lại.
Bên cạnh dịch sốt rét, thì dịch sốt xuất huyết cũng cần phải đề phòng. Sốt xuất
huyết là bệnh lây từ người sang người qua muỗi Aedes aegypti. Ở Việt Nam, thời tiết
nóng ẩm rất dễ lây lan dịch bệnh, bệnh sốt xuất huyết đã được ghi nhận từ những năm
24


×