Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID19 ĐẾN GIÁO DỤC DU LỊCH VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.15 KB, 8 trang )

Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN GIÁO DỤC DU LỊCH VIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI
TS. Nguyễn Văn Lưu
Bộ môn Quản trị Du lịch, Khoa Kinh tế và Quản lý,
Trường Đại học Thủy lợi
Email:
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 gây gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ở Việt
Nam, giáo dục nói chung và giáo dục du lịch nói riêng cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Chính vì
vậy,“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19” là hết sức quan trọng. Bài viết “Tác động của đại dịch COVID-19 đến giáo dục du lịch Việt
Nam và giải pháp thích ứng trạng thái bình thường mới” trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu
liên quan giáo dục du lịch dưới tác động của đại dịch COVID-19 và qua trao đổi với các bên liên quan,
tập trung vào mấy nội dung sau: 1) Khái quát tác động của đại dịch COVID-19; 2) Tác động của đại
dịch COVID-19 đến giáo dục du lịch Việt Nam; 3) Đề xuất giải pháp kiến nghị tăng cường giáo dục du
lịch thích ứng trạng thái bình thường thời COVID-19
Từ khóa: COVID-19; Giáo dục; Giáo dục du lịch; Thích ứng trạng thái bình thường mới.
1. Đặt vấn đề
Tham luận này dựa chủ yếu vào nguồn dữ liệu thứ cấp khá phong phú về đại dịch COVID-19 và
tác động của nó đến giáo dục nói chung, nhưng chưa thấy có những nội dung liên quan trực tiếp đến
giáo dục du lịch. Do hạn chế về thời gian, quy định giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 và tài
chính nên khơng thể khảo sát thực địa, chỉ qua mối quan hệ trao đổi trực tiếp hoặc trực tuyến để có
thêm tư liệu sơ cấp.
Có thể khẳng định đại dịch COVID-19 đang khiến cho ngành Giáo dục thế giới đứng trước cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng. Đại dịch COVID-19 gây gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch sử,
ảnh hưởng đến trên 1,7 tỉ người học, tương đương 94% người học mọi cấp học tại hơn 190 quốc gia.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo rằng, thế giới có thể phải đối mặt với "thảm
họa thế hệ". Giáo dục du lịch, trong đó có giáo dục du lịch Việt Nam, cũng khơng ngồi lề tác động này.
Câu hỏi lớn đặt ra là: Làm thế nào để giáo dục du lịch Việt Nam thực hiện được nhiệm vụ kép, vừa


an toàn vượt qua đại dịch COVID-19, vừa hoàn thành được nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch
chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?
Mục đích của tham luận là mong muốn cung cấp một số thơng tin hữu ích cho các nhà hoạch định,
quản lý giáo dục du lịch, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp du lịch và những người quan
tâm về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến giáo dục du lịch và các giải pháp thích ứng trạng thái bình
thường mới thời COVID-19.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tham luận này chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và nghiên cứu
tài liệu thứ cấp; Phương pháp khảo sát thực địa (tập trung những nơi có thể đến được trong chuyến công
tác, giảng dạy hoặc tham dự hội nghị, hội thảo, với sự trải nghiệm và chứng kiến tận mắt các cơ sở giáo
dục du lịch ở Việt Nam); Phương pháp phỏng vấn chuyên gia; Phương pháp tổng hợp; và Kế thừa các cơ
12


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

sở lý thuyết và tổng hợp, phân tích các nghiên cứu đã có liên quan giáo dục, trong đó có giáo dục du lịch,
dưới tác động của các khủng hoảng, nhất là khủng hoảng đại dịch COVID-19 và kết hợp trao đổi với các
bên liên quan.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái quát về tác động của đại dịch COVID-19 đến giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp
trên thế giới
3.1.1. Tác động đến giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
Theo Liên Hợp quốc, đại dịch COVID-19 đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch
sử, ảnh hưởng đến trên 1,7 tỉ người học, tương đương 94% người học trên toàn thế giới, ở tất cả các cấp học
tại hơn 190 quốc gia. Theo Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, cuộc khủng hoảng y tế do đại
dịch COVID-19 có thể khiến nhiều người, nhất là trẻ em có hồn cảnh khó khăn khơng thể trở lại trường
học. Đây cũng là bài tốn cần có lời giải để bảo đảm mọi người đều có thể tiếp cận đầy đủ kiến thức cơ
bản nhất. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thì nhấn mạnh: thế giới đang phải đối mặt với

một “thảm họa thế hệ” có thể lãng phí tiềm năng con người, hủy hoại hàng thập kỷ tiến bộ và làm trầm
trọng thêm sự bất bình đẳng cố hữu. Ông cũng nhấn mạnh, khi các quốc gia kiểm sốt được đại dịch
COVID-19 thì việc đưa người học quay trở lại trường học sẽ phải là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Đại dịch COVID-19 đang tác động rất lớn đến giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Ở nhiều
nước trên thế giới, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đã đóng cửa và việc giảng dạy
được chuyển sang trực tuyến. Mảng hoạt động đầu tiên của giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học bị
ảnh hưởng bởi COVID-19 là quốc tế hóa, đặc biệt là du học quốc tế. Khi bắt đầu dịch bệnh COVID-19,
nhiều trường đại học ở những quốc gia chưa bị ảnh hưởng đang có sinh viên quốc tế đến từ những quốc
gia bị dịch bệnh, hoặc có sinh viên của chính họ đang theo chương trình trao đổi tại những trường đại học
ở những quốc gia có dịch. Khi quy định hạn chế đi lại được áp đặt, những sinh viên quốc tế quyết định
tạm ngưng thời gian lưu trú, tìm cách về nước, hoặc buộc phải ở lại nước sở tại. Các trường đại học đã áp
dụng những giải pháp khác nhau cho những tình huống này như: làm việc với các chính phủ để đảm bảo
hồi hương học viên của họ và hỗ trợ những học viên quốc tế bị kẹt lại (ví dụ cho phép họ ở trong ký túc
xá sinh viên ngay cả khi đã quá thời hạn lưu trú).
Lệnh phong tỏa đặt ra những thách thức khác phức tạp hơn đối với các trường. Thách thức chính liên
quan đến việc phải tiếp tục giảng dạy khi sinh viên, học viên, giảng viên và cán bộ nhân viên khơng thể
có mặt tại trường. Giải pháp duy nhất là mở rộng dạy- học trực tuyến. Trong một thời gian tương đối
ngắn, các trường đại học phải chuyển sang hình thức dạy - học trực tuyến, một số trường bắt đầu học kỳ
mới hoàn toàn trực tuyến. Các trường đại học ở Trung Quốc là những trường tiên phong giảng dạy trực
tuyến và sau đó các trường đại học ở những nơi khác trên thế giới cũng làm theo.
Trong những trường hợp như vậy, sự hợp tác với chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính
phủ là rất quan trọng để đảm bảo không sinh viên nào bị bỏ rơi lại phía sau. Đây là cách tiếp cận được
Liên minh Giáo dục Toàn cầu (Global Education Coalition) của UNESCO áp dụng như một sáng kiến hỗ
trợ các quốc gia trong việc chia sẻ và nhân rộng các hoạt động học tập từ xa tốt nhất của họ. Tuy nhiên,
việc chuyển sang dạy trực tuyến cũng gặp một số thách thức. Trước tiên là tình trạng bất bình đẳng trong
cơ hội truy cập công nghệ thông tin - truyền thông. Ở một số quốc gia, ví dụ như Brazil, số sinh viên có
thể tiếp cận internet hạn chế đến mức một số trường đại học đã phải đóng cửa hồn tồn. Việc dạy - học
trực tuyến khi đó chỉ có lợi cho một số rất nhỏ người học, làm tăng bất bình đẳng và khác biệt trong cơ
hội, người học giàu có thì tiếp tục học tập và bỏ lại người học nghèo. Một thách thức khác là chất lượng
đào tạo trực tuyến có vấn đề khi trường và giảng viên không kịp chuẩn bị kỹ do quá khẩn cấp.

13


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Tác động đến nghiên cứu phục vụ giáo dục: Đại dịch COVID-19 tác động cả tiêu cực và tích cực đến
nghiên cứu giáo dục. Về mặt tiêu cực, COVID-19 đang khiến các nhà nghiên cứu giáo dục không thể đi
lại và làm việc trực tiếp cùng nhau, nên ảnh hưởng đến các dự án nghiên cứu giáo dục chung. Về mặt tích
cực, nhiều trường đang cam kết sử dụng phịng thí nghiệm và các nhóm nghiên cứu của họ để nghiên cứu
về COVID-19, tìm kiếm vắc-xin và/hoặc các loại thuốc có khả năng điều trị bệnh, hoặc thu thập và phổ
biến thông tin về bệnh, thơng tin về cách dạy an tồn trong đại dịch COVID-19.
3.1.2. Những thiệt hại cụ thể do đại dịch COVID-19 gây ra
a) Thiệt hại trước mắt: Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến
là giải pháp bắt buộc khi người học không thể đến trường. Về mặt kinh tế, việc học trực tuyến đã làm
tăng chi phí giáo dục lên rất nhiều. Người học trực tuyến cần có đủ các thiết bị như máy tính, loa, tai
nghe có micro, máy in - với giá rẻ nhất cũng xấp xỉ 10 triệu đồng Việt Nam. Những gia đình có hai
người học cùng buổi phải có hai bộ thiết bị để học như vậy. Gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp, chỉ
có thể mua được điện thoại thông minh đủ chức năng học trực tuyến giá rẻ, ít nhất cũng vài triệu
đồng. Về tổng thể, việc chuyển sang dạy – học trực tuyến khiến chi phí giáo dục tăng gấp bội. Tồn
bộ chương trình đào tạo bị xáo trộn, phát sinh thêm nhiều chi phí để thiết kế lại chương trình. Các chi
phí tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh nhiều tháng và các chi phí khác chưa thống kê hết
được cũng không nhỏ. Báo cáo đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế và các khuyến
nghị chính sách của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, mức suy giảm dịch vụ giáo dục
tương ứng với diễn biến dịch bệnh. Đến nay cũng chưa thể nói đến hồi kết của đại dịch. Đây là
những thiệt hại rất lớn.
b) Thiệt hại lâu dài: Thứ nhất là trong khi chi phí giáo dục tăng lên thì dịch vụ giáo dục lại suy giảm
mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dịch vụ giáo dục có mức suy giảm kinh tế lớn nhất so
với tất cả lĩnh vực. Về lâu dài, ngành Giáo dục sẽ chịu những tác động lớn do dịch COVID-19. Đầu tiên
phải kể đến thi trung học phổ thông do lịch học bị xáo trộn nên cũng phải thay đổi và kéo theo là việc

tuyển sinh giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học cũng phải thay đổi theo. Thứ hai là Phát triển mơ
hình dạy - học trực tuyến để thích ứng với tác động của đại dịch COVID-19 trong thời đại 4.0, nhưng có
rất nhiều việc phải làm (con người, phương tiện, chương trình giáo dục…). Mơ hình này chỉ khả thi khi
điều kiện kinh tế của người học, gia đình người học đáp ứng được đòi hỏi về trang thiết bị học tập, nhưng
hiện nay, đại đa số gia cảnh người học khơng khá giả, nhất là ở miền núi thì học trực tuyến quá tầm. Kết
nối internet nhiều nơi không tốt, nên việc xây dựng mơ hình học trực tuyến một cách bài bản phụ thuộc
điều kiện kinh tế của người học và địa phương. Thứ ba là thiệt hai đến hợp tác quốc tế về giáo dục do tài
nguyên và năng lực không được chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên toàn
thế giới, hợp tác toàn cầu về giáo dục sẽ phải chậm lại và không hiệu quả; giảng dạy sẽ chỉ có lợi cho một
phần nhỏ người học, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng; và lợi ích xã hội cũng sẽ giảm xuống.
Đến nay chưa dự đốn chính xác được những ảnh hưởng trung hạn và dài hạn của đại dịch COVID-19 rất
đa dạng và rất khó dự đốn, làm giảm thiểu sức khỏe, với nền kinh tế và các khía cạnh văn hóa xã hội của
nhân loại, trong đó có giáo dục.
3.2. Tác động của đại dịch COVID-19 đến giáo dục du lịch Việt Nam và các ứng phó đã thực hiện
của giáo dục du lịch Việt Nam trước đại dịch COVID-19
3.2.1. Tác động của đại dịch COVID-19 đến giáo dục du lịch Việt Nam
Tất cả các tác động của đại dịch COVID-19 đến giáo dục thế giới và Việt Nam đã nêu ở trên, đều tác
động đến giáo dục du lịch Việt Nam. Ở Việt Nam, tính đến ngày 8/4/2020, tất cả 63 tỉnh, thành đã cho
học sinh, sinh viên nghỉ ở nhà, các trường có giáo dục du lịch cũng phải làm như vậy. Cũng như nhiều
14


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

quốc gia khác trên thế giới, thật không dễ dàng để Việt Nam xây dựng một kịch bản chắc chắn cho ngành
giáo dục, trong đó có giáo dục du lịch, bởi đại dịch COVID-19 vẫn cịn diễn biến rất phức tạp.
Trước tình hình các trường học đóng cửa, các cơ sở giáo dục du lịch, người quản lý và người dạy
du lịch phải đối mặt với thách thức làm thế nào để kết nối với người học du lịch và đảm bảo tính liên
tục của hoạt động giáo dục du lịch thông qua dạy - học trực tuyến. Cách này chỉ phù hợp với người học

ở các thành phố, đơ thị lớn, cịn nhiều người học du lịch ở vùng sâu vùng xa khơng có kết nối internet
ổn định, rồi thiếu thiết bị học tập do không đủ khả năng mua, nên học từ xa đã trở thành một thách thức
không nhỏ.
Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 cũng đe dọa các cơ sở giáo dục du lịch cả công lập và tư
thục đối mặt với nguy cơ đóng cửa, phá sản vì khơng có người học. Đối với các cơ sở giáo dục du lịch
công lập, các quyết định không chắc chắn, do dự sẽ gây ra sự chậm trễ trong đóng học phí của người học
các cấp học, ảnh hưởng tiền lương người dạy và đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ giáo dục du lịch.
Lỗ hổng nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục du lịch chắc chắn sẽ có và biểu hiện ngày càng rõ sau các
đợt bùng phát của đại dịch COVID-19.
Theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo, giáo dục đại học du lịch theo cơ chế đặc thù phải đảm bảo
thưc hành 50% thời lượng; quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp), giáo dục nghề nghiệp du lịch phải đảm bảo thực hành 70% thời lượng. Khơng phải trường nào
cũng có cơ sở thực hành giống như doanh nghiệp du lịch, nên rất cần và phải liên kết với doanh nghiệp.
Nhưng liên kết đó bị gãy, đứt do đại dịch COVID-19, vì doanh nghiệp khơng có khách, hợp đồng tour và
lưu trú bị hủy. Doanh nghiệp du lịch “tê liệt” trong đại dịch COVID-19, nhu cầu nguồn nhân lực du lịch
giảm “thê thảm” tác động đến định hướng của người học và tác động dây chuyền đến tuyển sinh rất khó
khăn của của các trường du lịch các cấp, nhất là cơ sở giáo dục nghề nghiệp du lịch.
3.2.2. Ứng phó đã thực hiện của giáo dục du lịch Việt Nam trước đại dịch COVID-19
Để khắc phục tối đa tình trạng ngắt quãng quá trình giáo dục du lịch do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời
hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, trong đó có giáo
dục du lịch, về việc ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo trực tuyến.
Các cơ sở tham gia giáo dục du lịch đã thực hiện các quy định và hướng dẫn nêu trên, chủ động triển
khai công tác giáo dục du lịch một cách sáng tạo, phù hợp điều kiện của trường và của địa phương. Trong
hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, để khắc phục tối đa tình trạng ngắt quãng do đại
dịch COVID-19, nổi bật là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tư vấn, tuyển sinh online;
theo dõi và kịp thời hỗ trợ người học du lịch; đẩy mạnh đăng ký tuyển sinh trực tuyến qua website và
cổng điện tử của các trường; ứng dụng chọn nghề trên thiết bị di động; tổ chức các chương trình truyền
thông trên phương tiện thông tin đại chúng; sử dụng mạng xã hội...
Nhiều trường du lịch đã nhận thức phải điều chỉnh hoạt động giáo dục của mình trong bối cảnh đại

dịch COVID-19; nghiên cứu những bài học các trường khác đã làm trong đại dịch, tìm cách vận dụng để
“chuyển nguy thành cơ”: chuẩn bị tốt các điều kiện cho tương lai sau đại dịch COVID-19, trước mắt là
phải thích ứng với trạng thái bình thường mới “thời COVID-19” và sau các đại dịch khác. Chuyên gia về
giáo dục cho rằng “Sức khỏe học đường chưa bao giờ nhận được sự quan tâm mà nó xứng đáng có được
trong các chương trình giáo dục của các nước đang phát triển”. Đại dịch này buộc các cơ sở giáo dục
tham gia giáo dục du lịch các cấp học của Việt Nam phải thiết kế lại chương trình giảng dạy du lịch để
thích ứng tốt và nâng cao “sức khỏe” học đường.
15


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Một số trường du lịch đã chủ động triển khai đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp. Đại
dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến các quốc gia và vùng lãnh thổ đã phải đóng cửa trường học,
trong đó có Việt Nam. Lúc này, vai trò của giáo dục du lịch từ xa, giáo dục du lịch trực tuyến được
các trường du lịch hoặc các trường tham gia giáo dục du lịch nhìn nhận rõ hơn, áp dụng khá triệt để
với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Tuy có trường gặp khó khăn do
chưa kịp chuẩn bị, nhưng đa số cơ sở giáo dục du lịch các cấp, chuyển dịch mạnh từ thế bị động ban
đầu sang thế chủ động và tính đến những kịch bản lâu dài. Các cơ sở giáo dục du lịch đều khẳng định
sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về giáo dục du lịch trực tuyến và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ quản lý và
người dạy du lịch. Nhiều trường đã đẩy mạnh hơn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và nghiên cứu khoa học phục vụ giáo dục du lịch nhằm nâng cao chất lượng giáo dục du lịch.
Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các
nước OECD (67,5%).
Đại dịch COVID-19 đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục du lịch. Từ sự bị động khi buộc phải
đóng cửa trường học hàng loạt, hệ thống giáo dục du lịch Việt Nam dần lấy lại sự chủ động khi chuyển sang
các hình thức học tập ứng dụng cơng nghệ. Tất cả các bên liên quan giáo dục du lịch, cả phụ huynh cũng thay
đổi để thích nghi hồn cảnh.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, rất nhiều du học sinh du lịch đã phải về nước và có nguyện
vọng được tiếp tục theo học tại các cơ sở giáo dục đại học du lịch tại Việt Nam, một số trường tham gia

giáo dục du lịch đã có chủ trương tiếp nhận họ vào học.
Với tất cả những cố gắng nêu trên, kết thúc năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 sau ba đợt đại
dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, gần 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và gần 24
triệu học sinh, sinh viên cả nước, trong đó có lĩnh vực giáo dục du lịch đều an toàn trước dịch bệnh và vẫn
bảo đảm chất lượng giáo dục.
3.3. Đề xuất giải pháp kiến nghị nâng cao hoạt động giáo dục du lịch thích ứng an tồn, linh hoạt
và kiểm sốt hiệu quả trong trạng thái bình thường thời COVID-19
3.3.1. Đề xuất giải pháp
Một là Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, trọng tâm là của cơ quan quản lý nhà
nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch, của các cơ sở giáo dục du lịch (nghề nghiệp và đại học), các cơ
sở nghiên cứu và giáo dục về du lịch, các doanh nghiệp và cộng đồng làm du lịch, về phát triển nguồn
nhân lực du lịch thích ứng với trạng thái bình thường mới sau các đợt sóng của đại dịch COVID-19, vừa
đạt mục tiêu, vừa đảm bảo thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19 trong giáo
dục dục du lịch; tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục du lịch, phát triển nguồn nhân lực
du lịch chất lượng cao và trọng dụng nhân tài du lịch. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh
mẽ thành tựu của CMCN 4.0 vào giáo dục du lịch Việt Nam để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số
lĩnh vực giáo dục du lịch so với khu vực và thế giới, cung cấp đủ nguồn nhân lực du lịch có tay nghề khi
hoạt động du lịch thăng bằng trở lại và tiếp tục dần lấy lại đà tăng trưởng.
Hai là Các cơ sở giáo dục đại học du lịch tiếp tục thực hiện hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
tại Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH, ngày 13/03/2020 về việc triển khai cơng tác đào tạo thường xun
ứng phó với dịch COVID-19. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp du lịch tiếp tục thực hiện hướng dẫn của
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Công văn số 587/TCGDNNĐTCQ ngày 17/03/2020 về việc hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối
cảnh đại dịch COVID-19. Tất cả các cơ sở giáo dục du lịch phải thực hiện nghiêm Nghị quyết số
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm
16


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022


soát hiệu quả dịch COVID-19”; cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện mơ hình giảng
dạy trực tuyến và kết hợp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, để nâng hiệu quả trong giai đoạn tới.
Ba là Tiếp tục tăng cường kiểm định chất lượng, coi đây là công cụ nâng cao chất lượng giáo dục du
lịch trong trạng thái bình thường mới “thời COVID-19” cũng như các tác động của biến đổi khí hậu, thiên
tai và dịch bệnh khác có thể xảy ra trong tương lai. Ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong quản lý
giáo dục du lịch.
Bốn là Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục du lịch, đủ về số lượng, đảm bảo về
chất lượng và hợp lý về cơ cấu, trong đó đặc biệt chú ý năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin để
chuyển mạnh phương pháp quản lý, dạy - học du lịch truyền thống sang quản lý, dạy - học du lịch số và
mơ hình kết hợp hai hình thức này; nâng cao năng lực xử lý tình huống, nhất là những tình huống do đại
dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác gây ra. Có chính sách, cơ chế phù hợp để giữ người, không để lỗ
hổng nguồn nhân lực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch.
Năm là là xây dựng, triển khai điều chỉnh kế hoạch đào tạo du lịch trên cơ sở diễn biến của đại dịch
COVID-19 trên thế giới và Việt Nam, sử dụng thời gian dự phòng…, sắp xếp điều chỉnh các học phần/mô
đun phù hợp quy định và tình hình thực tế, đảm bảo hồn thành được kế hoạch đào tạo hàng năm, trước
mắt là hoàn thành và tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2020-2021 và năm
học 2021-2022 của mỗi trường.
Sáu là Phát triển chương trình, đào tạo thí điểm trong giáo dục nghề nghiệp du lịch và giáo dục đại
học du lịch, hồn thiện giải pháp mơ hình giáo dục du lịch trực tuyến và mơ hình kết hợp trực tiếp và trực
tuyến, để thích ứng an tồn, linh hoạt và hiệu quả với “trạng thái bình thường mới” thời COVID-19 và
các dịch bệnh khác có thể xảy ra, các gián đoạn giáo dục khác do biến đổi khí hậu gây ra. Tiếp tục thực
hiện mơ hình này ở hầu hết các cơ sở giáo dục du lịch nhưng trên cơ sở căn cứ điều kiện của mình, thực
tiễn về ngành/nghề/lĩnh vực và kế hoạch giáo dục du lịch, kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Các cơ sở
giáo dục du lịch, khẩn trương nghiên cứu ứng dụng phần mềm, tập huấn cho cán bộ, giảng viên, giáo viên
để tổ chức triển khai giảng dạy trực tuyến và kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến. Chú trọng ứng dụng các
công nghệ hỗ trợ học online như các phần mềm học trực tuyến, các lớp học ảo, các ứng dụng di động, các
công cụ họp trực tuyến. Triển khai thêm các hình thức dạy - học du lịch như: ghi bài giảng bằng video và
phát sóng lại trên các kênh truyền hình hay trên các website; sử dụng các công cụ họp và dạy - học trực
tuyến như: Zoom, MS Teams, sử dụng các kênh giao tiếp như Zalo; các ứng dụng lưu trữ tệp dữ liệu như
Google Docs và các ứng dụng ra bài tập để giao bài tập về nhà cho người học; triển khai các chương trình

đào tạo trực tuyến, bồi dưỡng từ xa (E-NAPA) để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao…;
đồng thời phải chú trọng bảo mật và an tồn, khơng bị lợi dụng “lái” sang các mục đích khác.
3.3.2. Kiến nghị
a) Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức liên quan xóa bỏ các rào cản công nghệ
bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, giảm chi phí kết nối, số hóa giáo dục du lịch nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục du lịch, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời cho nguồn
nhân lực du lịch.
b) Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục du lịch (cả nghề nghiệp và
đại học) tháo gỡ khó khăn khăn trong khắc phục các thiệt hại ngắn hạn và dài hạn do đại dịch COVID-19
gây ra, theo hướng: Các trường được tự chủ trong lộ trình xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo; nghiên
cứu giảm bớt các chương trình đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin; linh hoạt trong đánh giá,
kiểm tra, thi nhưng phải đảm bảo chất lượng các hoạt động; Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là
17


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

hạ tầng công nghệ thơng tin; Xã hội hóa trong khắc phục khó khăn để huy động và sử dụng hiệu hiệu quả
nguồn lực tài chính, kinh nghiệm và cơng nghệ.
c) Kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Thông tin Truyền thông hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở giáo dục du lịch trong
việc đảm bảo sức khỏe học đường, nhất là về tư tưởng học viên và đội ngũ nhà giáo, đội ngũ quản lý giáo
dục; và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục du lịch (cả ba lĩnh vực: Quản lý giáo dục, Dạy và
học, Nghiên cứu giáo dục du lịch);
4) Kiến nghị các doanh nghiệp du lịch, các hội, hiệp hội Du lịch, hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Đào
tạo du lịch và các hội, hiệp hội nghề nghiệp (Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch, Hiệp hội Bartender, Hiệp
hội Đầu bếp…) hỗ trợ các cơ sở giáo dục du lịch, sinh viên, học viên du lịch trong việc thực tập nghề
nghiệp, có chương trình tư vấn thơng qua các trang web; cách tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối
tượng, vùng miền.

4. Kết luận
1) Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chưa biết bao giờ kết thúc và CMCN 4.0
tác động rất mạnh về mọi mặt, để khắc phục tối đa tình trạng ngắt quãng quá trình giáo dục du lịch do đại
dịch COVID-19, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đào tạo năm học 2021 - 2022, và triển khai hiệu quả công
tác tuyển sinh năm học 2022 - 2023, các cơ sở giáo dục du lịch tập trung tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ
đạo của Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh/thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ thích ứng an
tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 Nhà trường và trong cộng đồng; đồng thời duy trì
hoạt động giáo dục du lịch, đảm bảo kế hoạch giáo dục, chương trình giáo dục du lịch, khơng giảm dịch
vụ giáo dục và chất lượng giáo dục du lịch; nâng cao nhận thức và triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin, tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo trực tuyến.
2) Các cơ sở giáo dục du lịch Việt Nam củng cố sự bình tâm được hình thành qua 4 đợt sóng bùng
phát của đại dịch COVID-19, phát huy thành tích chặn được đà xuống dốc cả về tư tưởng và kinh tế, cả
về chương trình, giáo trình và phương pháp dạy - học, cả về đội ngũ quản lý giáo dục và giảng viên, giáo
viên du lịch và liên kết giáo dục, đào tạo bồi dưỡng du lịch các cấp trình độ
3) Cuộc khủng hoảng chưa từng có này khẳng định rằng: Trong những thời điểm khó khăn như vậy,
chia sẻ tài nguyên giáo dục số và sử dụng linh hoạt hình thức dạy - học truyền thống, trực tuyến và kết
hợp cả hai, là cách duy nhất để cộng đồng giáo dục du lịch vượt qua thách thức và tự hào khẳng định vai
trị quan trọng của mình trong xã hội. Với phương châm là “Chung tay đổi mới toàn diện giáo dục du
lịch” để đạt mục tiêu “ Giáo dục du lịch: Thực học, thực hành, vững khởi nghiệp, sáng tương lai” trong
trạng thái bình thường mới sau các đợt sóng đại dịch COVID-19./.
Tài liệu tham khảo
[1]
[2]

[3]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH, ngày 13/03/2020 về việc triển khai
cơng tác đào tạo thường xun ứng phó với dịch COVID-19.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công văn số 1368/BVHTTDL-ĐT V/v tổ chức triển khai các
hoạt động đào tạo ứng phó với dịch COVID -19 phịng, chống dịch COVID – 19 ngày 06/4/020;
Công văn số 2801/BVHTTDL-ĐT về việc phòng, chống dịch COVID – 19 ngày 30/7/2020.
Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Công bố số liệu về internet tại Ngày Internet 2019 tổ chức
tại Hà Nội, ngày 11/12/2019.
18


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]

[10]
[11]

[12]
[13]
[14]

[15]
[16]

Báo Dân tộc, Baodantoc.com.vn, 08/4/2020.
Báo Tuổi Trẻ, Phỏng vấn ông Toshiyuki Matsumoto-chuyên gia giáo dục UNESCO - thách thức

và cơ hội trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GDĐT), 2020, Thông kê các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp
để xử lý việc thi cử trước diễn biến của dịch bệnh.
AbuSneineh, W. and Zairi, M. (2010) “An evaluation framework for E-learning effectiveness in the
Arab World”. International Encyclopedia of Education, pp 521-535.
Quanlynhanuoc.vn, 2020, Yếu tố công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của đào tạo trực
tuyến (03/06/2020).
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại Công văn số
587/TCGDNN-ĐTCQ ngày 17/03/2020 về việc Hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh COVID - 19.
Tổ chức Lao động quốc tế, Báo cáo "Thanh niên và COVID-19: Tác động đến việc làm, giáo dục,
quyền và sức khỏe tinh thần".
Trung tâm Thông tin và Dự báo - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bản tin Khoa học Giáo dục
(8/2020), Thông tin chuyên đề “Tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động dạy – học và các
kỳ thi ở một số quốc gia”.
UNESCO (5/2021), Thống kê ảnh hưởng dịch COVID - 19 đến giáo dục.
UNESCO (12/8/2020), Đại dịch COVID-19: Giáo dục khơng ngừng thay đổi để thích ứng,
/>Gedera, Dilani S.P. (2014), “Students’ Experiences of Learning in a Virtual Classroom.”
International journal of education and development using information and communication
technology, 93-101.
Giorgio Marinoni (2020), Trưởng ban Giáo dục đại học và Quốc tế hóa, Hiệp hội Các trường đại
học QT, Tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học toàn cầu.
Khan, K.U. and Badii, A. (2012) “Impact of E-learning on higher education: Development of an elearning framework”. Life Science Journal, pp 4073-4082.
Abstract:
IMPACTS OF COVID-19 ON VIETNAM TOURISM EDUCATION
AND SOLUTIONS FOR A NEW NORMAL STATE

The COVID-19 pandemic has caused the largest disruption to the education system in human history. In
Vietnam, education in general and tourism education in particular are also heavily affected. Therefore,
"Linking tourism training in the context of safe, flexible adaptation and effective control of the COVID-19

epidemic" is very important. The article "Impact of the COVID-19 pandemic on tourism education in
Vietnam and solutions to adapt to the new normal" is based on synthesis and analysis of relevant studies
on tourism education under the influence of tourism education. the COVID-19 pandemic and through
discussions with stakeholders, focusing on the following: 1) Outline the impact of the COVID-19
pandemic; 2) Impact of the COVID-19 pandemic on Vietnam's tourism education; 3) Proposing solutions
and recommendations to strengthen tourism education to adapt to the normal state of COVID-19
Keywords: COVID-19; Education; Tourism education; Adapt to the new normal status.

19



×