Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai tap quan ly giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.58 KB, 4 trang )

Bµi thu ho¹ch
Họ và tên học viên: Trần Văn Tó
Đơn vị công tác: Trường THCS Lai H¹
LỚP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HUYỆN LƯƠNG TÀI
Chuyên đề: X©y dùng vµ ph¸t triÓn c¸c mèi quan hÖ cña nhµ
trêng phæ th«ng
Bài tập 3. Những biện pháp tham mưu nào mà đồng chí sử dụng khi tham mưu cho
địa phương hoặc cấp trên của mình, đánh giá mức độ thành công của chúng?
Biện pháp Rất thành công Khá thành công Thành công
Không thành công
Bài tập 4. Trong trường của đồng chí, đại đa số cha mẹ học sinh đều là những người
kinh doanh. Mọi việc giáo dục học sinh họ khoán trắng cho nhà trường. Nhiều
cha mẹ học sinh hầu như ít tham dự các cuộc họp phụ huynh, không quan tâm tình
hình của con cái ở trường. Ngày lễ họ tặng cho giáo viên những món quà đắt tiền và
nói rằng mọi việc họ nhờ cả vào giáo viên vì họ không có nhiều thời gian. Các anh
(chị) hãy phân tích tình huống trên và đưa ra kết luận.
TR¶ LỜI
Bài tập 3. C«ng t¸c tham mưu cho địa phương.
Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Giáo dục và đào tạo
phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực
tiếp của sự phát triển”. Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi ích
của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới. Từ đó
đến nay nhiều hội nghị chuyên đề của Đảng tiếp tục ban hành các nghị quyết về đổi
mới, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Chính vì thế mục đích của việc tham mưu giáo dục là hình thành những nguồn
lực phát triển nhà trường. Việc tham mưu với tư cách là những đóng góp, thuyết phục
đối tượng làm một việc làm nào đó với một định hướng rõ ràng dựa trên những căn cứ
mang tính khoa học. Thông qua việc tham mưu thiết lập tốt mối quan hệ giữa nhà
trường với chính quyền địa phương, tạo sự thống nhất chung, toàn diện. Có tham mưu
tích cực, có tham mưu chưa tích cực bởi đối tượng phải tham mưu. Sự đòi hỏi từ đối
tượng phải tham mưu phải là những yêu cầu tích cực từ thế giới quan khoa học, sự


hiểu biết thông suốt, cái nhìn phù hợp theo chiều hướng phát triển với mục tiêu đặt lợi
1
ích chung- lợi ích tập thể lên trên hết. Ngược lại vì bất kỳ lí do nào (có thể là những
hạn chế…) của người phải tham mưu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tham mưu.
Những biện pháp tham mưu cụ thể thường được vận dụng như sau:
Biện pháp Rất thành
công
Khá thành
công
Thành
công
Không
thành công
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
của chính quyền địa phương về GD
x
2. Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn kinh phí
x
3. Tăng cường công tác phối hợp
giữa nhà trường với địa phương
trong công tác GD
x
4. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
nhà trường
x
5. Tham mưu đúng pháp luật x
6. Tham mưu có định hướng x
7. Tham mưu mềm dẻo, kiên quyết,
rõ ràng, mạch lạc và khoa học.

x
8. Tham mưu đúng thời điểm, đúng
đối tượng.
x
9. Tham mưu có nghệ thuật (nắm bắt
tâm lí, sở trường, sở đoản, điều kiện
khách quan, chủ quan, nhanh nhạy )
x
Bài tập 4.
Sự phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ảnh hưởng nhiều tới đời sống
tâm lý nhân dân, có tích cực, có tiêu cực. Vấn đề về thời gian được quan tâm triệt để
để tạo ra những giá trị, làm thay đổi chất lượng cuộc sống gia đình đang là yêu cầu
cạnh tranh rất nóng hổi.
Đứng trước những thay đổi như vũ bão trên, nhà trường từ nhiều năm nay chịu
áp lực lớn. Ở đâu, nơi này hay nơi khác, chúng ta đều bắt gặp một mệnh đề muôn
thuở là : “quan tâm đến giáo dục”. Nhưng dường như mới chỉ là yếu tố tinh thần.
2
Còn những biểu hiện cụ thể của sự quan tâm, sự quan tâm đúng cách, khoa học hầu
như rất hạn chế. Cùng có những kết hợp hài hòa, đúng đắn với nhà trường trong công
tác giáo dục học sinh còn bất cập.
Tôi công tác ở một xã phát triển về kinh tế- xã Lai H¹. Với thời gian công tác
14 năm, đã có những chứng kiến về sự đổi thay. Hiện tượng nhiều cha mẹ học sinh
quan tâm chưa đúng cách (theo cách đặt vấn đề trong bài tập) hiện vẫn đang là một
vật cản lớn cho công tác giáo dục và đào tạo. Nó xuất phát từ những sai lầm trong
định hướng GD. Đó là: Chỉ cần quan tâm đến lợi ích ngày lễ, được chút cảm tình của
thầy giáo, cô giáo nhà trường là đủ. Đây là một quan niệm về sự quan tâm sai lầm.
Sự quan tâm phải bắt đầu từ việc “theo bước chân đến trường” của học sinh,
nghĩa là việc đến trường học của các em là một hiện tượng quan trọng. Người phụ
huynh phải thường xuyên, liên tục và nghệ thuật trong việc thăm nắm tin tức học tập
của con em mình từ phía nhà trường. Nhận được những phản ánh đúng, kết hợp tốt

với nhà trường cùng giáo dục. Việc giáo dục học sinh phải là sự cố gắng, thống nhất
chung từ nhiều nguồn lực. Nếu nói về một sản phẩm mĩ nghệ được làm ra từ chất liệu
là gỗ, người thợ mộc chỉ quá tay một cái là có thể làm cho sản phẩm không như ý
muốn. Hoạt động này đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, sự tinh tường của đôi mắt
thì hoạt động giáo dục học sinh là phần “không tưởng” trong cái “có tưởng”. Là sự
“mềm dẻo” trong cái “mềm dẻo”. Nói cách khác việc giáo dục học sinh nó đòi hỏi
nhiều yếu tố hơn việc làm ra một sản phẩm từ gỗ. Khi bước chân vào nhà trường- một
thế giới của những phạm trù đạo đức, các phạm trù tri thức, kỹ năng cần rèn luyện;
khi bước ra khỏi cổng trường là sự biến đổi phức tạp, khôn lường của các loại kinh
nghiêm, tích cực có, tiêu cực có. Sự không quan tâm của phụ huynh hoặc quan tâm
không đúng cách của phụ huynh đã vô tình đánh mất đi yếu tố thường xuyên, liên tục,
ảnh hưởng không nhỏ đến các em.
Không đi họp phụ huynh là một sai lầm. Tính chất, mục đích, những quy định
của việc tổ chức họp phụ huynh được nêu rõ trong Luật giáo dục. Có hiểu về nhà
trường, có hiểu về những định hướng phát triển nhà trường, có nắm được tình hình
học tập, rèn luyện ở trường của con cái mình mới có những quan tâm đúng. Mà quan
tâm đúng mới chỉ là một nguồn lực, một điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển.
Phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục là một thái độ, một quan niệm sai
lầm, vô trách nhiệm. Với đặc điểm tâm lý người Việt Nam, đây là một hạn chế. Sự
quan tâm không đúng, việc đổi giá trị của sự quan tâm bằng đồng tiền hoặc những vật
chất khác, khi mà sản phẩm có thể có lỗi, thì lỗi này do ai? Và áp lực, trách nhiệm lại
trao hết cho giáo viên, cho nhà trường. Trong khi tác động đến học sinh đâu phải chỉ
nhà trường. Nhưng trách nhiệm của nhà trường lại rất lớn.
Việc quan tâm mua những món quà đắt tiền trong các ngày lễ hiện đang là mốt,
đang là xu thế cạnh tranh ngầm của các bậc phụ huynh, nhất là phụ huynh ở những
3
nơi có điều kiện cận phát triển vµ phát triển. Nhưng dưới cái nhìn của của một xu
hướng phát triển, của một quan niệm giáo dục hiện đại là: nếu đổi sự quan tâm về vật
chất nều trên bằng sự thường xuyên, liên tục, có phương pháp, nghệ thuật trong “
theo bước chân học sinh” là quan trọng và cần thiết. Hãy chia sẻ với nhà trường. Hãy

thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục với nhà trường vì mục tiêu lâu dài và
tiến bộ. Và đây sẽ là những thuận lợi cho yêu cầu phát triển con người theo đúng
nghĩa.
Quan niệm về sự quan tâm, cách quan tâm của phụ huynh học sinh góp phần
vào sự nghiệp giáo dục học sinh nói riêng và những định hướng, yêu cầu phát triển
đất nước nói chung. Lòng nhiệt tình của sự quan là rất quan trọng nhưng càng quan
trọng hơn đó là sự quan tâm đúng cách.

4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×