ÔN THI TỐT NGHIỆP
I. Các dạng bài nghị luận xã hội
II. Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội cho
học sinh THPT
III. Luyện tập
Giáo viên: Phạm Lan Hương – THPT Chuyên Trần Phú
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NLXH
CHO HỌC SINH THPT
I. CÁC DẠNG BÀI NLXH
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Nghị luận về một hiện tượng xã hội
1. Nội dung
2. Phạm vi
đề tài
3. Cách thức
triển khai
bài văn
NLXH
4. Yêu câu
chung
5. Ví dụ
- Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan
niệm của con người…
- Bàn về một sự việc, hiện tượng
có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
- Thường được nêu trong các ý kiến,
nhận định, câu nói, tục ngữ, danh
ngôn…
- Đề tài phong phú về nhận thức, tâm
hồn, tính cách, các quan hệ và ứng
xử trong gia đình, xã hội…
- Thường được biểu hiện qua sự
kiện, hiên tượng, phong trào
- Đề cập đến sự việc, hiện tượng
gần gũi trong đời sống tự nhiên và
xã hội ( thiên nhiên, môi trường,
cuộc sống con người…)
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí
cần bàn luận
- Phân tích những mặt đúng; phê
phán bác bỏ những biểu hiện sai lệch
có liên quan đến vấn đề cần bàn luận
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận
thức và hành động
- Nêu rõ hiện tượng cần bàn
- Phân tích các mặt đúng, sai, lợi
hại
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ
thái độ, ý kiến của người viết về
hiện tượng xã hội đó
- Phối hợp với các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và
yếu tố biểu cảm nhưng phù hợp và chuẩn mực
Yêu cầu học sinh đặt 2 dạng đề bài từ một vấn đề NLXH
Đề 3
Đề 3
Đề 4
Đề 4
Đề 1
Đề 1
Đề 2
Đề 2
Viết một bài văn ngắn
( khoảng 400 từ) trình
bày suy nghĩ của anh
(chị) về một lối sống đẹp
trong thanh niên học
sinh hiện nay.
Anh (chị) hãy trả lời câu
hỏi của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào,
hỡi bạn? ( Một khúc ca)
trong một bài văn ngắn
( khoảng 400 từ)
Viết một bài văn ngắn
trình bày suy nghĩ của
anh (chị) về việc làm
như thế nào để phát
huy truyền thống đạo
hiếu trong cuộc sống
hiện nay.
Chử Đổng Tử không làm theo lời cha dặn lúc
lâm chung nhưng vẫn được đánh giá là
người con chí hiếu ( Truyện cổ tích Chử
Đổng Tử). Người con trai trong Sự tích chim
hải âu dù nghe lời trăng trối của cha vẫn bị
coi là người bất hiếu.
Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ)
trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lòng hiếu
thảo.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NLXH
1.Định dạng và tìm hiểu đề
ĐỀ BÀI Dạng đề Luận đề
TN 2007 - 2008
Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
Tôi muốn được là tôi trọn vẹn
( Lưu Quang Vũ - Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
TN 2008 - 2009
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400
từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.
TN 2009 - 2010
Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy
nghĩ của anh (chị) về lòng yêu thương con người của
tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
TN 2010 - 2011
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính
bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy
nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
TN 2011 - 2012
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong
đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ
của anh (chị) về ý kiến trên.
Vấn đề xã
hội đặt ra
từ tác
phẩm văn
học
Tư tưởng
đạo lí
Hiện tượng
xã hội
Tư tưởng
đạo lí
Quan niệm sống:
phải sống là chính
mình, chân thực,
không giả dối
Tác dụng của
việc đọc sách
Lòng yêu thương
con người của tuổi
trẻ trong xã hội hiện
nay
Ý nghĩa của việc định
hướng đúng đắn
tương lai
Tác hại của thói dối trá
đối với con người và
xã hội
Tư tưởng
đạo lí
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NLXH
1.Định dạng và tìm hiểu đề
ĐỀ BÀI Dạng đề Luận đề
-
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu
tục ngữ : Trăm hay không bằng tay quen.
-
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực
học đường.
-
Đề 3: Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày
suy nghĩ của anh (chị) về lòng hiếu thảo.
-
Đề 4: Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) về ý kiến của Cô -
phi An - nan: Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái
niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với
cái chết.
-
Đề 5: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) về câu danh ngôn:
Hãy biết ơn những gì bạn đang có, và cuối cùng bạn sẽ có nhiều
hơn nữa. Nếu cứ muốn những gì bạn không có, bạn sẽ không
bao giờ, không bao giờ có đủ. (O. Uyn - phơ - rây)
-
Đề 6: Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày
suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống đoàn kết của người
Việt Nam.
-
Đề 7: Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) về câu danh
ngôn: Một tầm nhìn rõ ràng, được hậu thuẫn bởi những kế
hoạch chu đáo sẽ cho bạn cảm giác tự tin và sức mạnh vô
bờ. ( B. Trây - xi)
Tư tưởng
đạo lí
Đề cao ứng dụng
thực hành hơn hiểu
biết lí thuyết
Hiện tượng
xã hội
Hiện tượng bạo lực
học đường
Tư tưởng
đạo lí
Hiện
tượng xã
hội
Tư tưởng
đạo lí
Lời kêu gọi thế giới
cùng chung tay hành
động để ngăn chặn
đại dịch AIDS
Phải biết trân trọng
những điều đang có,
biết điểm dừng của
lòng ham muốn.
Tư tưởng
đạo lí
Hiện tượng
xã hội
Lòng hiếu thảo
Truyền thống đoàn
kết của người Việt
Nam
Hiểu biết sáng suốt
và kế hoạch chu
đáo giúp con người
tự tin và thành công
Phát triển luận
điểm
Luận cứ Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
lòng hiếu thảo.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NLXH
2.Phát triển luận điểm trong bài văn NL về tư tưởng đạo lí
1. Luận điểm 1
Giải thích làm rõ
tư tưởng đạo lí
cần bàn luận
+ Nghĩa tường minh
+ Nghĩa hàm ẩn
+ Nghĩa cả câu
2. Luận điểm 2
Chứng minh tư
tưởng đạo lí đúng
hay sai qua lí lẽ và
dẫn chứng
+ Phân tích những mặt
đúng, tích cực; nêu ý
nghĩa tác dụng của vấn
đề
+ Phân tích những mặt
sai, chỉ ra hạn chế của
vấn đề
3. Luận điểm 3
Mở rộng bàn
luận
4. Luận điểm 4
Bài học nhận
thức và hành
động
+ Phê phán bác bỏ
những biểu hiện sai
lệch có liên quan đến
vấn đề
+ Nêu quan niệm đúng
có liên quan, chỉ rõ ý
nghĩa tác dụng
+ Rút ra bài học và
phương châm hành động
gì cho bản thân?
+ Nêu các biện pháp, giải
pháp thích hợp
- Hiếu thảo: thái độ tôn kính, biết ơn cha mẹ của
con cái
Là bổn phận trách nhiệm của con cái đối với
cha mẹ, một trong những tình cảm cao đẹp, tạo
nên nhân cách đạo đức cao quí của con người.
- Nêu các biểu hiện của lòng hiếu thảo
+ Ngoan ngoãn vâng lời giúp đỡ cha mẹ khi còn
nhỏ, phụng dưỡng chăm sóc khi trưởng thành…
+ Nhiều tấm gương hiếu thảo trong sử sách, trong
văn học và thực tế cuộc sống
- Phê phán lên án những hành động bất
hiếu ích kỉ ngược đãi phụ bạc cha mẹ
- Có thể đưa ra quan niệm riêng về lòng
hiếu thảo
- Nhấn mạnh yêu cầu của lòng hiếu thảo
- Phát huy lòng hiếu thảo là biểu hiện của lối
sống đẹp, phù hợp truyền thống nhân văn
của dân tộc Việt Nam và phẩm chất con
người trong mọi thời đại.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NLXH
2.Phát triển luận điểm trong bài văn NL về hiện tượng đời sống
Phát triển luận
điểm
Hiện tượng
tốt
Hiện tượng xấu Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo
lực học đường.
Luận điểm 1
Thực trạng
Luận điểm 2
Tác dụng, tác
hại
Luận điểm 3
Nguyên
nhân
Luận điểm 4
Biện pháp
- Trình bày về
hiện tượng
( giải thích,
nêu biểu hiện)
- Trình bày về
hiện tượng ( giải
thích, nêu biểu
hiện)
- Phân tích
tác dụng, ý
nghĩa, hiệu
quả của
hiện tượng
- Phân tích
tác hại, hậu
quả của hiện
tượng
- Phân tích nguyên nhân từ
nhiều góc độ
- Đề xuất biện
pháp, phương
hướng rèn
luyện phát huy
- Đề xuất biện
pháp, phương
hướng khắc
phục hạn chế
- Giới thiệu bạo lực học đường là hiện tượng gây
nhiều bức xúc của xã hội:
+ Xuất hiện ở cả nam sinh và nữ sinh nhiều cấp
học
+ Phản ứng của học sinh khác: bàng quan thờ ơ,
hưởng ứng đánh hội đồng, quay cảnh bạo lực tung
lên mạng…
+ Ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập và giáo
dục học đường
+ Ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách
học sinh và các quan hệ, ứng xử trong nhà trường,
xã hội cộng đồng
+ Gây làn sóng bất bình phản đối của gia đình và
xã hội
- Bản thân học sinh có lối sống vô cảm, bạo lực, căng
thẳng nhiều áp lực
-
Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình cha mẹ, từ quan
hệ xã hội
- Trường lớp gia đình chưa kịp thời can thiệp, giúp đỡ
- Xuất phát từ các nguyên nhân, đưa ra biện pháp
khắc phục thích hợp
- Xác định bạo lực học đường là hiện tượng xấu
cần lên án, khuyên can bạn bè không bị lôi kéo
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NLXH
3. Thu thập dẫn chứng trong bài văn NLXH
a. Rèn luyện cho HS thói
quen thu thập kiến thức xã
hội trong quá trình đọc
sách báo và trên phương
tiện thông tin đại chúng
b. Hướng dẫn tìm dẫn chứng NLXH
theo chủ đề
VD:
(1) Tình hình giáo dục VN và thế giới:
(2) Quan niệm sống, lí tưởng sống
(3) Chuyện kể về những nhà bác học
(4) Những tấm gương vượt lên số
phận
(5) Những mặt trái của cuộc đời
(6) Những người nổi tiếng trên thế
giới
c. Viết bài NLXH sau khi chuyến tham quan ngoại khóa
VD:
+ Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ
Helen Keller: "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi
tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày."
4. Lập dàn bài trong bài văn NLXH
* Cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
I. Mở bài
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí.
- Trích dẫn, nêu nhận định, vấn đề A
II. Thân bài
1. Giải thích
2. Chứng minh
+ A được biểu hiện như thế nào? Phân tích vấn đề theo cách thức phân loại
đối tượng, tìm các khía cạnh biểu hiện của vấn đề…)
+ Vì sao A đúng? Phân tích những mặt đúng, tích cực; nêu ý nghĩa tác dụng
của vấn đề + Dẫn chứng xác thực
+ Vì sao A sai? Phân tích những mặt sai, chỉ ra hạn chế của vấn đề + Dẫn
chứng xác thực
3. Mở rộng bàn
luận
- Phê phán bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề A
- Liệu A có luôn luôn đúng?
- So sánh đối chiếu với B, C, D để bổ sung, hoàn thiện A, đưa ra cách nhìn nhận
đánh giá toàn diện khách quan về A
- Phản đề bằng cách quay ngược vấn đề để nhìn nhận ( xưa - nay, riêng - chung,
KQ - CQ, Đông - Tây )
4. Bài học nhận
thức và hành
động
- Rút ra bài học gì ( nhận thức) và phương châm hành động gì ( thực tế) cho bản
thân?
- Cần làm gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề? ( các
biện pháp, giải pháp thích hợp)
III. Kết bài
- Kết luận chung về vấn đề
- Nêu cảm nhận cá nhân
- Nghĩa tường minh
- Nghĩa hàm ẩn
( hình ảnh, từ ngữ, cách lập luận, biện pháp nghệ thuật )
+ Thế nào là A? A là gì? ( khái niệm, giải thích)
Rút ra và khẳng định ý nghĩa khái quát của vấn đề A (đưa ra
chân lí, bài học thực tiễn, qui luật …)
III. LUYỆN TẬP
Đề 1: Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen.
Lập dàn bài chi tiết cho đề bài trên
I. Mở bài
- Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, lý thuyết và thực hành, học và
hành được con người quan tâm, nghiên cứu từ trước đến nay.
- Nhân dân ta đã tổng kết kinh nghiệm vể mối quan hệ đó qua câu tục ngữ
Trăm hay không bằng tay quen.
II. Thân bài
1. Giải thích ( làm rõ tư tưởng đạo lí)
- Trăm hay : Lý thuyết thu nhận được đưa qua sách vở hoặc qua sự hướng
dẫn của người khác biết nhiều kiến thức, hiểu biết thông thái.
- Tay quen : Tay làm nhiều nên quen, tự mình thực hành đến mức thành
thạo, đúc rút nhiều kinh nghiệm giỏi thực hành.
Khẳng định ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ:
+ Đúc rút kinh nghiệm trong nhận thức và thực tiễn lao động của nhân dân
ta: đề cao vai trò của ứng dụng thực hành hơn hiểu biết lí thuyết.
+ Thể hiện tư tưởng nhân sinh của dân tộc vốn yêu lao động, cần cù chăm
chỉ
+ Thể hiện mặt hạn chế trong việc đánh giá mối quan hệ giữa lí thuyết và
thực hành, nhận thức và thực tiễn.
DÀN BÀI
III. LUYỆN TẬP
DÀN BÀI
II. Thân
bài
2. Chứng minh
a. Phân tích, khẳng định những mặt đúng, tích cực của câu tục ngữ
- Vận dụng lý lẽ và dẫn chứng để xác định tầm quan trọng của việc thực hành:
+ Chỉ giỏi lý thuyết, có hiểu biết nhiều nhưng không biết áp dụng vào thực tiễn thì chỉ là nói
suông, nói hay làm dở
+ Thực hành giỏi giúp con người vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm ra những sản
phẩm có chất lượng cao phục vụ cuộc sống.
+ Chỉ có việc ứng dụng thành thạo mới mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân, cho xã hội.
- Ví dụ:
+ Một số tấm gương tự học, sớm tiếp xúc với thực tế của các nhà văn Macxim Gorki, Nguyên
Hồng, Tô Hoài giúp đúc rút kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống quí báu
+ Trường đời là trường đại học của tôi; Đi một ngày đàng học một sàng khôn…
b. Phân tích những khía cạnh hạn chế của câu tục ngữ
- Vận dụng lý lẽ và dẫn chứng để chỉ ra tầm quan trọng và tác dụng của lý thuyết:
+ Lý thuyết vẫn có vai trò quan trọng hướng dẫn, chỉ đạo và nâng cao hiệu quả cho việc thực
hành
+ Xem thường lý thuyết, chỉ tin vào sự quen tay sẽ dẫn đến kết quả phiến diện, hậu quả khôn
lường.
- Ví dụ: Nhu cầu đổi mới và thực tiễn sản xuất hiện đại
+ Ở Việt Nam, việc nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp không chỉ dựa vào kinh
nghiệm truyền đời của đất nước có truyền thống nông nghiệp mà phải dựa trên ứng dụng khoa
học công nghệ, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
+ Những làng nghề truyền thống như rượu làng Vân, lụa Hà Đông, gốm Bát Trang…không thể
nâng cao chất lượng sản phẩm nếu không ứng dụng kiến thức khoa học tiên tiến.
III. LUYỆN TẬP
DÀN BÀI
3. Mở rộng bàn luận
- Phê phán những quan niệm chỉ đề cao lí thuyết, xem nhẹ thực hành
( Trăm hay hơn tay quen)
- Khẳng định mối quan hệ khăng khít biện chứng giữa lý thuyết và
thực hành (thực hành bổ sung cho lý thuyết, lý thuyết hướng dẫn
cho thực hành )
4. Bài học nhận thức và hành động
- Xác định thái độ đúng đắn : giữa lí thuyết và thực hành có mối
quan hệ tác động tương hỗ, không thể coi nhẹ hoặc đề cao quá mức
mặt nào
- Thực hành dưới sự định hướng của lý thuyết, lý thuyết phải luôn
luôn đi đôi với thực hành, lý thuyết được kiểm nghiệm qua thực
hành. Thực hành bổ sung và nâng cao lý thuyết
III. Kết bài
- Kết luận chung về vấn đề: kết hợp chặt chẽ giữa thực hành với lý
thuyết
- Trình bày ý kiến của cá nhân về việc kế thừa tư tưởng của người
xưa nhưng có phê phán, sáng tạo không rập khuôn.