Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.71 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ÐÀO TẠO SAU ÐẠI HỌC
Đề tài:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE
GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Lớp : QTKD Đêm 2 – K21
Nhóm : 1
1. Phạm Khánh Ngọc
2. Lê Công Năm
3. Nguyễn Kim Như
4. Liêu Ngọc Oanh
5. Lê Thị Cẩm Nhung
6. Trần Thị Ngọc Nhi
7. Phan Thúy Hồng
TP HCM, năm 2012
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ OHSAS 18000 4
1. Định nghĩa OHSAS 18000 4
2. Lý do của việc áp dụng OHSAS 18001 4
3. Mong muốn của tổ chức khi áp dụng OHSAS 18001 5
4. Các lợi ích từ OHSAS 18001 5
5. Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 6
6. Các thuật ngữ và định nghĩa trong OHSAS18001:2007 6
7. Các bước triển khai OHSAS 18001 9
B.XÂY DỰNG KẾ HOẠH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ AN
TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE 12
1. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 12


1.1. Lịch sử hình thành và quy mô hoạt động 12
1.2. Lĩnh vực kinh doanh 12
1.3.Cơ cấu tổ chức 13
1.4. Hệ thống các cơ sở sản xuất 13
1.5. Hoạt động kinh doanh 13
1.5.1. Cơ cấu sản phẩm 13
1.5.2. Cơ cấu thị trường 14
1.6. Thực trạng về an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại Cầu Tre: 14
2.Xây dựng kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp (ATSKNN) 17
2.1. Mục tiêu kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn quản lý ATSKNN - OHSAS
18001:2007 17
2.2. Kế hoạch chi tiết 17
2.2.1. Bảng xác định phạm vi áp dụng hệ thống quản lý ATSK 17
2.2.2. Bảng phân công trách nhiệm và quyền hạn 19
2.2.3. Nội dung kế hoạch 19
2.2.3.1. Yêu cầu chung 19
2.2.3.2. Chính sách ATSKNN 20
2.2.3.3. Hoạch định 21
2.2.3.4. Thực hiện và điều hành 23
2.2.3.5. Kiểm tra và hành động khắc phục 26
2.2.3.6. Xem xét của ban lãnh đạo 28
2.2.4. Kế hoạch chi tiết thể hiện qua sơ đồ Gantt 30
2.3. Nguồn lực cơ bản sử dụng 33
2.3.1. Nguồn nhân lực 33
2.3.2. Kỹ năng chuyên môn 33
2.3.3. Cơ sở hạ tầng của tổ chức 33
2.3.4. Nguồn lực công nghệ 34
2.3.5. Tài chính 34
Nhóm 1 Page 2

Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
2.4. Tiêu chí đánh giá 34
2.5. Kế hoạch cho hành động phòng ngừa và khắc phục 37
2.5.1. Mục đích 37
2.5.2. Phạm vi áp dụng 37
2.5.3. Nội dung 37
2.5.3.1. Đo lường và theo dõi việc thực hiện ATSKNN 37
2.5.3.2. Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động KPPN 38
2.5.3.3.Sự không phù hợp và hành động KPPN 39
PHỤ LỤC 44
Phụ lục 1: Chi tiết các tiêu chí để đo lường hệ thống theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 44
2.4.4.1. Tiêu chí Yêu cầu chung 44
2.4.4.2. Tiêu chí Chính sách OHSAS 44
2.4.4.3. Tiêu chí xác định mối nguy, đánh giá rủi ro, xác lập sự
kiểm soát 45
2.4.4.4. Tiêu chí yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác 45
2.4.4.5. Tiêu chí mục tiêu và chương trình 46
2.4.4.6. Tiêu chí phân công, giám sát và trách nhiệm về ATSKNN
46
2.4.4.7. Tiêu chí năng lực, đào tạo và nhận thức 47
2.4.4.8. Trao đổi thông tin liên lạc, tham gia và tư vấn 47
2.4.4.9. Hệ thống tài liệu 47
2.4.4.10. Tiêu chí kiểm soát tài liệu 47
2.4.4.11. Tiêu chí ứng phó tình huống khẩn cấp 48
2.4.4.12. Tiêu chí đo lường giám sát thực hiện 48
2.4.4.13. Tiêu chí đánh giá sự tuân thủ 49
2.4.4.14. Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục 49
2.4.4.15. Tiêu chí đánh giá nội bộ 49
2.4.4.16. Tiêu chí xem xét lãnh đạo 50

Phụ lục 2: Mẫu chứng nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 52
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Nhóm 1 Page 3
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ OHSAS 18000
1. Định nghĩa OHSAS 18000
OHSAS 18000 (Occupational Health and Safety Assessment Series) là bộ tiêu chuẩn quốc
tế về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, gồm OHSAS 18001 và OHSAS 18002. OHSAS
18001 đưa ra các yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, OHSAS 18002 hướng dẫn
triển khai OHSAS 18001.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 ban hành lần đầu năm 1999, ban hành lần 2 năm 2007. Mục
đích của OHSAS 18001 là nhằm kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp. Có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình sản xuất
và cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tổ chức
mong muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà
có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 Phiên bản mới này phù hợp hơn với các tiêu chuẩn ISO
9001:2000 (hay ISO 9001: 2008) và ISO 14001:2004, với cấu trúc các điều khoản hầu hết
theo ISO 14001:2004. Ưu điểm này sẽ khuyến khích việc tích hợp các hệ thống quản lý
của một tổ chức như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001.
Những điểm quan trọng của OHSAS 18001 là:
• Nhận diện mối nguy, kiểm soát việc xác định và đánh giá rủi ro
• Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác.
• Các chương trình OHS và mục tiêu.
• Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, giải trình và quyền hạn.
• Năng lực, đào tạo và nhận thức.
• Giao tiếp, tham gia và tư vấn.
• Kiểm soát thực hiện.
• Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.

• Đo lường, giám sát và cải tiến việc thực hiện.
2. Lý do của việc áp dụng OHSAS 18001
• Các áp lực của thị trường:
− Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức.
− Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề
nghiệp.
− Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an
toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
− Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.
• Áp lực từ chủ sở hữu và cổ đông:
Nhóm 1 Page 4
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
− Muốn các khoản đầu tư của mình “trong sạch” và “lành mạnh” về mặt an toàn
và sức khỏe nghề nghiệp.
− Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.
• Áp lực từ nhân viên:
− Có được môi trường làm việc an toàn.
− Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.
3. Mong muốn của tổ chức khi áp dụng OHSAS 18001
 Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm loại trừ hoặc
giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp
xúc với các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các
công việc của mình.
 Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
 Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm.
 Được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề
nghiệp của mình.
4. Các lợi ích từ OHSAS 18001
Về mặt thị trường:
 Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ

OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc.
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất
trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe
nghề nghiệp.
 Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
 Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã
hội.
 Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
 Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
Quản lý rủi ro:
Nhóm 1 Page 5
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
 Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
 Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hàng năm.
 Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
 Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
5. Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007
 Chính sách sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
 Nhận dạng mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro.
 Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác.
 Mục tiêu sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.

 Chương trình quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn.
 Đào tạo.
 Thông tin liên lạc.
 Kiểm soát tài liệu.
 Kiểm soát hồ sơ.
 Kiểm soát vận hành.
 Sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp.
 Đo lường và giám sát.
 Hành động khắc phục và phòng ngừa.
 Đánh giá nội bộ.
 Xem xét của lãnh đạo.
6. Các thuật ngữ và định nghĩa trong OHSAS18001:2007
a. Rủi ro chấp nhận được
Rủi ro mà có thể làm giảm tới mức chịu được với tổ chức, phù hợp với các điều khoản của
pháp luật hoặc chính sách OHSAS của tổ chức đó.
b. Đánh giá
Quá trình có hệ thống, độc lập để thu được bằng chứng đánh giá và xem xét chúng
một cách khách quan xem xét mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
c. Cải tiến liên tục
Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý OHSAS nhằm đạt được các cải tiến cho
toàn
Nhóm 1 Page 6
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
bộ kết quả thực hiện OHSAS nhất quán với chính sách OHSAS .
d. Hành động khắc phục
Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay tình trạng
không mong muốn khác.
e. Tài liệu
Thông tin và phương tiện hỗ trợ.

f. Mối nguy
Nguồn hoặc tình trạng có khả năng gây nguy hiểm được hiểu như chấn thương hoặc suy
giảm sức khỏe, hoặc kết hợp các yếu tố trên.
g. Xác định mối nguy
Quá trình nhằm nhận ra sự tồn tại của các mối nguy và xác định đặc trưng của chúng.
h. Suy giảm sức khỏe
Điều kiện vật chất hay tinh thần có thể xác định được nảy sinh từ và/hay bị xấu đi do các
hoạt động làm việc và/hay các tình trạng liên quan đến công việc.
i. Sự cố
Sự kiện liên quan tới công việc trong đó xảy ra thương tật hay suy giảm sức khỏe (không
kể nặng nhẹ) hay tử vong hoặc có khả năng xảy ra.
j. Bên có quan tâm
Người hoặc nhóm người ở trong hoặc ngoài nơi làm việc có liên quan hay chịu ảnh
hưởng của kết quả thực hiện OHSAS của tổ chức.
k. Sự không phù hợp
Sự không đáp ứng một yêu cầu
l. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS )
Các điều kiện và yếu tố có ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động hoặc
những công nhân khác ( bao gồm công nhân tạm thời và công nhân xây dựng), khách, và
bất cứ người nào có mặt tại nơi làm việc.
m. Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS .
Một phần của hệ thống quản lý dùng để phát triển và áp dụng các chính sách OHSAS
n. Mục tiêu về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS ).
Các mục tiêu OHSAS dưới dạng kết quả thực hiện OHSAS mà tổ chức tự thiết lập và
hoàn thành.
o. Kết quả thực hiện OHSAS
Kết quả đo lường được của việc quản lý của tổ chức đối với các rủi ro OHSAS .
p. Chính sách về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS .
Nhóm 1 Page 7
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An

Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến kết quả thực hiện OHSAS
được người lãnh đạo cao nhất phát biểu chính thức.
q. Tổ chức
Công ty, tập đòan, nhà máy, doanh nghiệp, hội sở hay hiệp hội hoặc bộ phận của tổ chức,
phụ thuộc hoặc độc lâp, tư hoặc công, có các chức năng và quản trị riêng.
r. Hành động phòng ngừa
Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng hay tình trạng không
mong muốn tiềm tàng khác.
s. Thủ tục/Quy trình
Cách thức để tiến hành một hoạt động hay một quá trình.
t. Hồ sơ
Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được
thực hiện.
u. Rủi ro
Sự kết hợp của khả năng xảy ra của sự kiện hay biểu hiện nguy hiểm và mức độ của chấn
thương hoặc suy giảm sức khỏe có nguyên nhân từ sự kiện hay biểu hiện đó.
v. Đánh giá rủi ro
Quá trình ước lượng rủi ro nảy sinh từ một mối nguy, có tính đến cả sự thỏa đáng của các
kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro chấp nhận được hoặc không.
w. Nơi làm việc
Mọi khu vực mà trong đó những hoạt động liên quan đến làm việc được thực hiện dưới sự
kiểm soát của tổ chức.
Nhóm 1 Page 8
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
7. Các bước triển khai OHSAS 18001
 Lập kế hoạch (Plan)
− Trước tiên Lãnh đạo của Doanh nghiệp phải xem xét bản chất hoạt động của Doanh
nghiệp để thiết lập chính sách sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho Doanh nghiệp.
− Các phòng ban của Doanh nghiệp phải tiến hành nhận diện các mối nguy và đánh
giá rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp bằng các phương pháp đã xác định. Việc

nhận diện các mối nguy và phân tích rủi ro phải bao quát toàn bộ các hoạt động của
Doanh nghiệp.
− Kết quả của hành động này là Doanh nghiệp phải xác định được mối nguy nào cần
phải đưa ra những biện pháp kiểm soát để ngăn chặn, phòng ngừa không cho xảy ra
hoặc nếu có xảy ra thì hậu quả sẽ được giảm thiểu.
− Trong quá trình nhận dạng các mối nguy, Doanh nghiệp phải thu thập các yêu cầu
pháp lý, các yêu cầu của các bên liên quan để xem xét những yêu cầu nào buộc phải
tuân thủ.
− Căn cứ trên kết quả phân tích mối nguy và kết quả thu thập, xem xét các yêu cầu
pháp lý, yêu cầu khác, Doanh nghiệp phải:
Nhóm 1 Page 9
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
o Thiết lập các mục tiêu để chính sách sức khỏe và an toàn do Lãnh đạo đưa
ra có thể thực hiện được và ngăn ngừa những rủi ro có thể có (tai nại, bệnh
nghề nghiệp, vi phạp luật về an toàn và sức khỏe)
o Thiết lập các chương trình, biện pháp quản lý về vấn đề sức khỏe nghề
nghiệp và an toàn để đảm bảo các mục tiêu đưa ra phải có khả năng đạt
được. Chương trình phải được định kỳ xem xét lại.
 Thực hiện (Do)
− Lãnh đạo Doanh nghiệp phải thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định các vai trò và
trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủ để thực hiện các chương trình quản lý
OHSAS
− Ban Lãnh đạo phải cung cấp nguồn lực đầy đủ bao gồm nhân sự cần thiết để
duy trì các hoạt động, các chương trình về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp,
đào tạo cho những nhân sự cần thiết để đạt được trình độ, kỹ năng chuyên
môn hóa cần thiết, thiết lập xây dựng cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của luật
định hoặc nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu về OHSAS , các trang thiết
bị phải được chỉnh sửa hoặc trang bị thêm bảo hộ để ngăn ngừa rủi ro về tai
nại nghề nghiệp, mất sức khỏe.
− Ban lãnh đạo phải triển khai tổ chức đào tạo cho người làm việc cho tổ chức

hoặc những người làm việc thay mặt tổ chức và đảm bảo những người này
nhận thức được các rủi ro cần phải kiểm soát, hậu quả do không kiểm soát,
cũng nhưng đảm bảo họ đủ năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát
các rủi ro này.
− Doanh nghiệp phải thiết lập các quá trình để đảm bảo việc trao đổi thông tin
về vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong nội bộ có hiệu quả, cũng
như đáp ứng các thông tin về OHSAS với các bên hữu quan bên ngoài.
− Doanh nghiệp phải tổ chức tham vấn người lao động trong quá trình nhận
diện mối nguy, xây dựng các chương trình kiểm soát rủi ro, điều tra tai nạn
lao động.
− Thiết lập, phổ biến và duy trì tài liệu của hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp OHSAS .
− Thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm soát tài liệu đang được áp dụng.
− Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát tác nghiệp để đảm bảm rằng
các thủ tục liên quan đến các mục tiêu về OHSAS được thực hiện
Nhóm 1 Page 10
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
− Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, thiết lập và thử
nghiệm sự chuẩn bị và khả năng ứng phó với các trình trạng khẩn cấp.
 Kiểm tra (Check)
− Giám sát và đo lường các kết quả về hoạt động kiểm soát OHSAS theo
định kỳ
− Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác và các yêu cầu khác do tổ chức đề ra.
− Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong
việc xác định sự không phù hợp, xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực
hiện hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.
− Quản lý hồ sơ, thiết lập và duy trì thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý
các hồ sơ về OHSAS .
− Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để xác định mức độ phù hợp của hệ

thống quản lý OHSAS hiện tại so với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Hành động (Action)
− Lãnh đạo Doanh nghiệp phải tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống
quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo các giai đoạn thích hợp.
− Xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
− Các yêu cầu liên quan đến “Hành động (Action)” nếu được duy trì liên tục
và thường xuyên sẽ giúp Doanh nghiệp/tổ chức liên tục cải tiến hệ thống
quản lý OHSAS và kết quả chung trong hoạt động kiểm soát an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp của tổ chức.
Nhóm 1 Page 11
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG
XUẤT KHẨU CẦU TRE
1. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre
1.1. Lịch sử hình thành và quy mô hoạt động
Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre được thành lập vào ngày 14/04/2006
theo Quyết định số 1817/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) về việc phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp Chế biến Hàng xuất khẩu
Cầu Tre thành Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre.
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre
Tên tiếng anh: Cau Tre Export Goods Processing Joint Stock Company
Tên viết tắt: CTE JSCO
Trụ sở chính: 125/208 Lương Thế Vinh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Vốn điều lệ: 117.000.000.000 (Bằng chữ: Một trăm mười bảy tỷ đồng
Tính đến đầu năm 2010, diện tích mặt bằng của công ty đã phát triển lên đến 7,5 hecta tại
thành phố Hồ Chí Minh trong đó có hơn 30.000 m
2
dành cho 6 xưởng sản xuất và một nhà
máy sản xuất Trà tại Bảo Lâm có diện tích 117 hecta. Hiện tại, công ty đang áp dụng ISO

9001:2000 và chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
CTE JSCO hoạt động thu mua, lưu trữ, sản xuất và chế biến các mặt hàng từ thịt, hải sản
và trà. Trong đó, mũi nhọn chính là khả năng chuyện biệt hóa sản phẩm theo đơn đặt hàng
từ các đối tác nước ngòai và thực hiện các hợp đồng gia công.
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu, CTE JSCO tận dụng cơ sở hạ tầng để cho
thuê kho bãi, văn phòng. Tuy nhiên đây là các lĩnh vực phụ, thực hiện khi công ty chưa tận
dụng hết nguồn lực cơ sở hạ tầng của mình.
Nhóm 1 Page 12
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.4. Hệ thống các cơ sở sản xuất
Đối với mặt hàng thực phẩm, CTE JSCO sở hữu 6 xưởng sản xuất bao gồm xưởng thực
phẩm chế biến, xưởng hải sản chuyên dành sản xuất hàng xuất khẩu, xưởng thực phẩm nội
địa sản xuất các sản phẩm được chuẩn hóa cho thị trường nội địa, xưởng 7 (xưởng da), và
xưởng C.H.M sản xuất các sản phẩm da và rong biển. Các xưởng được trang bị hệ thống
máy móc vô cùng hiện đại nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất tại công ty.
Đối với nhà máy sản xuất trà tại Bảo Lộc, CTE JSCO sở hữu 68 hecta trà Oolong đang
trong giai đoạn kinh doanh và thực hiện chu trình sản xuất khép kín.
1.5. Hoạt động kinh doanh
1.5 .1 . Cơ cấu sản phẩm
Sản phẩm của CTE JSCO được chia làm 3 nhóm chính: thực phẩm chế biến, hải sản và trà.
Trong đó có các mặt hàng chính sau:
- Thủy hải sản: cua, bạch tuộc, cá…
- Thực phẩm chế biến:
Nhóm 1 Page 13
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
+ Sản phẩm từ thịt: Chả giò gà (thịt), chả lụa, giò thủ, giò lưỡi, giò đùm, Jambon,
bánh xèo, samousa…
+ Sản phẩm từ thủy hải sản: tôm viên, tôm quết, chả giò tôm, há cảo, chạo tôm, cua

Farci…
+ Thực phẩm chay: bánh xếp chay, hoành thánh chay…
- Nông sản: Trà Olong, trà lài, trà khổ qua, trà phổ nhĩ, trà sen… với các chủng loại
túi lọc, trà lá, hộp gỗ cao cấp, hộp thiếc…
Trong đó, sản phẩm thủy hải sản tươi sống chủ lực gồm 3 nhóm mặt hàng chính là cua
tuyết Nhật Bản, cá và tôm. Thực phẩm chế biến có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản phẩm
thị trường nội địa, có tiềm năng phát triển ngày càng nhiều ở lĩnh vực xuất khẩu. Ở mảng
nông sản, CTE JSCO thực hiện bước tiến từ việc nhận gia công trà cho thị trường xuất
khẩu sang thiết lập một thương hiệu trà riêng dành cho thị trường nội địa và dự kiến sẽ xúc
tiến sang thị trường nước ngoài trong thời gian tới.
1.5 .2 . Cơ cấu thị trường
Cơ cấu thị trường của Cầu Tre chia làm 2 khu vực: trong nước và ngoài nước.
- Thị trường trong nước bình quân chiếm từ 15% đến 23% tổng doanh thu hằng năm
với 2 cửa hàng bán sỉ, 3 cửa hàng bán lẻ và hệ thống gần 30 đại lý trên cả nước. Riêng tại
Hồ Chí Minh, mặt hàng của Cầu Tre có mặt tại 52 siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
- Thị trường nước ngoài chiếm từ 75% đến 87% tổng doanh thu được phân chia làm
4 nhóm khách hàng chính: Châu Á, EU, Mỹ, Nhật. Đa số là khách hàng cũ và có qui mô
đặt hàng lớn. Trong đó, khách hàng lớn nhất là Nhật với tổng giá trị bình quân trong 4 năm
(2006 – 2009) chiếm hơn 60% khối lượng đơn đặt hàng so với các thị trường khác.
1.6. Thực trạng về an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại Cầu Tre:
Là một công ty chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy hải sản, thực phẩm chế biến
tinh chế, súc sản, trà và nông sản, Cầu Tre phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm. Và một trong những yếu tố đóng góp vào quá trình đạt những tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm mà công ty hiện nay vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức
là an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Theo như quy trình công ty đang áp dụng, việc giữ gìn an toàn sức khỏe công nhân khi
trong công đoạn chế biến được thực hiện lần lượt các bước sau:
 Vệ sinh sức khỏe công nhân
♦ Công nhân phải khám sức khỏe đinh kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng
sức khỏe.

Nhóm 1 Page 14
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
♦ Công nhân có vết thương, mụn nhọt không được vào làm việc trong phân
xưởng.
♦ Công nhân được phát đầy đủ đồ bảo hộ lao động sạch sẽ.
♦ Tất cả cán bộ, công nhân viên khi vào phân xưởng phải có mũ bao tóc, khẩu
trang, găng tay, ủng cao su, đồ bảo hộ.
♦ Yếm và găng tay sử dụng phải được sát trùng thường xuyên.
♦ Trước khi vào khu vực chế biến trong phân xưởng, công nhân phải rửa tay
và ủng bằng dung dịch xà phòng sau đó nhúng tay vào thau nước ngập đến
khủyu tay, lưu ý phải có hai thau nước riêng biệt cho hàng sống và hàng
chín, dùng khăn lau khô, dùng cây lăn để loại tóc, bụi trên đồ bảo hộ lao
động, xịt cồn sát trùng, ủng bước qua dung dịch chlorine sát trùng.
♦ Khi làm việc trong phân xưởng công nhân không được đeo đồ nữ trang,
đồng hồ, không sơn, không để móng tay dài, không được hút thuốc, trò
chuyện, đùa giỡn, ăn quà, tuyệt đối không khạc nhổ.
♦ Công nhân khâu thành phẩm phải sạch sẽ. Cách 30 phút phải xịt cồn sát
khuẩn bằng cồn 70
0
, kiểm tra lại không để lộ tóc ra ngoài, dùng dụng cụ lăn
loại bụi và tóc.
 Cách làm vệ sinh khi vô phòng chế biến
♦ Thay đồ bảo hộ lao động sạch sẽ ( quần áo, khẩu trang, nón lưới trùm tóc đã
được giặt sạch sau mỗi ngày sản xuất).
♦ Khi đã đảm bảo yêu cầu về bảo hộ lao động và các qui định theo yêu cầu
chung mỗi công nhân phải đi vào phòng chế biến theo cửa qui định.
♦ Lội qua bể nhúng ủng chứa dung dịch chlorine 200 ÷ 300ppm.
♦ Thao tác rửa tay, găng tay và yếm trước khi làm việc: dùng chân đạp van
nước lấy xà phòng rửa tay từ cùi chỏ đến bàn tay, thao tác cẩn thận kỹ
lượng, dùng bàn chải rửa sạch sẽ, nhất là các đầu ngón tay, xả lại bằng nước

sạch.
♦ Găng tay, yếm được chà rửa bằng xà phòng và xả thật sạch ở 2 mặt trong và
ngoài.
♦ Lau khô tay bằng khăn dùng 1 lần.
♦ Xịt cồn 70
0
kín hai mặt tay, yếm.
 Cách làm vệ sinh cá nhân đi ra khỏi phòng sản xuất ( đi vệ sinh, uống nước, ăn
cơm…). Tuyệt đối phải tuân theo các yêu cầu sau
Nhóm 1 Page 15
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
♦ Rửa tay và dụng cụ sản xuất cá nhân tại bồn rửa trong phòng chế biến (dao,
găng tay…). Sau đó ngâm dụng cụ này tại khu sản xuất dụng dịch chlorine
50 ppm.
♦ Đi ra khu vệ sinh chung, rửa yếm và treo đúng qui định.
♦ Cởi đồ bảo hộ lao động, ủng và đặt đúng nơi qui định.
♦ Khi trở lại phòng chế biến phải tuân thủ phải tuân thủ từ đầu thao tác vệ
sinh cá nhân khi vô phòng chế biến .
♦ Cách làm vệ sinh khi thực hiện vệ sinh giữa giờ:
♦ Rửa tay và dụng cụ sản xuất cá nhân và tay bằng nước sạch trước khi sản
xuất lại.
♦ Sau đó rửa lại trong dung dịch chlorine 20 ppm chờ cho chlorine có tác
dụng (khoảng 2-3 phút).
♦ Tráng dụng cụ cá nhân và tay bằng nước trước khi sản xuất lại.
Hiện tại toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cầu tre chỉ mới được kiểm soát
bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và HACCP. Trong khi đó, nguồn nguyên
liệu của Công ty chủ yếu là thực phẩm tươi sống như thịt heo, cá tươi,các loại rau củ quả,
… Để giữ được độ tươi ngon hầu hết các nguyện liệu này phải được bảo quản trong điều
kiện nhiệt độ âm. Vì vậy, công nhân chế biến thường xuyên phải làm việc trong môi
trường không khí ẩm, rất dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Mặc dù hiện nay, Cầu Tre

đã trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động khá hoàn chỉnh như mũ bao tóc, găng tay, ủng cao
su,… nhưng vẫn chưa đảm bảo độ an toàn vì một số công nhân chưa ý thức về việc tự
trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Thêm vào đó, Công ty đang sở hữu hệ thống máy và thiết bị sản xuất khá hiện đại. Tuy
nhiên, các loại máy này đa số là máy xay, máy cắt, trộn thực phẩm. Khi vận hành, các máy
này sẽ có vận tốc hoạt động rất cao, tuyệt đối không được cho tay vào vì sẽ gây sát thương
nghiêm trọng. Mặc dù công ty vẫn quan tâm đến việc tạo một môi trường làm việc an toàn,
đặc biệt chú trọng đến công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động nhưng vẫn chưa theo
một quy chuẩn cụ thể. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết hiện tại công ty cần phải đưa tiêu chuẩn
OHSAS 18000 vào hoạt động sản xuất thực tiễn tại công ty. Áp dụng tiêu chuẩn này không
những giúp Cầu tre đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân viên của
mình mà còn góp phần xây dựng chất lượng sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu
dùng.
Nhóm 1 Page 16
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
2. Xây dựng kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
(ATSKNN)
2.1. Mục tiêu kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn quản lý ATSKNN - OHSAS 18001:2007
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 giúp Công ty loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những
nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động
của họ, đạt được các mục tiêu:
• Bảo đảm môi trường làm việc an toàn; phòng ngừa các rủi ro về an toàn lao
động và sức khỏe nghề nghiệp
• Tuân thủ các luật định và quy định nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe
nghề nghiệp
• Giảm thiểu các chi phí từ các sự cố an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp
• Cải thiện quan hệ với các bên liên quan: chính phủ, nhân viên, cộng đồng,
khách hàng.
2.2. Kế hoạch chi tiết

2.2.1. Bảng xác định phạm vi áp dụng hệ thống quản lý ATSK
Nhóm 1 Page 17
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Hệ thống quản lý ATSKNN
Ban Tổng giám đốc
Phòng Hành Chính
Phòng Nhân Sự
Phòng Tài chính - Kế
Toán
Phòng Kinh Doanh Quốc
tế
Phòng Đầu Tư
Khối Kinh doanh Nội Địa-
ngành hàng khô
Khối Kinh doanh Nội Địa-
ngành hàng lạnh
Phòng Đảm Bảo Chất
Lượng
Phòng Cung Ứng
Phòng Marketing
Phòng Nghiêm cứu và
Phát triển
Phòng PTTC&KTQT
4.1 Yêu cầu chung x o o o o o o o o o o o o
4.2 Chính sách ATSKNN x o o o o o o o o o o o o
4.3 Lập kế hoạch
4.3.1 Khía cạnh môi trường, nhận dạng mối nguy
và đánh giá rủi ro
x
x

x x x x x x x x x x x
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác x o x o o o o o o o o o o
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình
x
o
o o o o o o o o o o o
4.4 Thực hiện và điều
hành
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn x o o o o o o o o o o o o
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức x x x x x x x x x x x x x
4.4.3 Thông tin liên lạc, tham gia và tham vấn x o x o o o o o o o o o o
4.4.4 Tài liệu o x x o x o o o o o o o o
4.4.5 Kiểm soát tài liệu o o x o o o o o o o o o o
4.4.6 Kiểm soát điều hành x x x x x x x x x x x x x
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình
trạng khẩn cấp
x
x
x x x x x x x x x x x
4.5 Kiểm tra và hành
động khắc phục
4.5.1 Giám sát và đo lường x o x o o o o o o o o o o
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ pháp luật x o x o o o o o o o o o o
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và
phòng ngừa
x
o
x o o o o o o o o o o
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ x x x x x x x x x x x x x
4.5.5 Đánh giá nội bộ x o x o o o o o o o o o o

4.6 Xem xét của lãnh đạo x o o o o o o o o o o o o
Nhóm 1 Page 18
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
2.2.2. Bảng phân công trách nhiệm và quyền hạn
TT Chức vụ Trách nhiệm và quyền hạn
1
Tổng giám đốc điều
hành
1. Có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất đối với hệ thống
ATSKNN OHSAS 18001:2007.
2. Thiết lập và chỉ định đại diện lãnh đạo hệ thống quản
lý ATSKNN cho nhân viên.
3. Bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của việc tuân thủ vận
hành hệ thống quản lý ATSKNN OHSAS 18001:2007.
4. Cho phép và phê duyệt chính sách, các mục tiêu, chỉ
tiêu và chương trình quản lý ATSKNN.
5. Phê duyệt sơ đồ tổ chức quản lý ATSKNN.
2
Phòng đảm bảo chất
lượng
1. Bảo đảm yêu cầu của hệ thống quản lý ATSKNN được
thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với yêu cầu của
tiêu chuẩn.
2. Báo cáo việc thực hiện hệ thống quản lý ATSKNN lên
ban lãnh đạo cao nhất để xem xét và trên cơ sở đó đưa ra
những cải tiến cho hệ thống quản lý ATSKNN.
3. Đảm bảo ATSKNN cho nhân viên trong quá trình làm
việc.
3 Giám đốc các bộ phận
1. Đảm bảo ATSKNN cho nhân viên trong quá trình

làm việc.
2. Hỗ trợ, cung cấp số liệu thống kê, thông tin liên quan
đến việc xây dựng hệ thống quản lý ATSKNN
3. Biện pháp giám sát đảm bảo nhân viên của bộ phận
thực hiện đúng quy trình ATSKNN
4
Bộ phận kiểm soát nội
bộ
1.Theo dõi và kiểm tra giám sát tình hình về ATSKNN
2.Báo cáo việc thực hiện hệ thống quản lý ATSKNN lên
ban lãnh đạo cao nhất để xem xét và trên cơ sở đó đưa ra
những cải tiến cho hệ thống quản lý ATSKNN.
5
Bộ phận hành chính
nhân sự
1.Tìm hiểu các quy định, chính sách liên quan đến
ATSKNN cho nhân viên
2.Phối hợp với bộ phận liên quan tổ chức đào tạo cho
nhân viên
2.2.3. Nội dung kế hoạch
2.2.3.1. Yêu cầu chung
Nhóm 1 Page 19
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Bộ phận kiểm soát nội bộ kết hợp với bộ phận xây dựng hệ thống ATSKNN trong việc
khảo sát đánh giá tình hình hiện tại của Công ty. Sau đó tiến hành so sánh với tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007. Trên cơ sở đó, Công ty thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ
thống quản lý ATSKNN phù hợp với OHSAS 18001:2007 và xác định cách thức để đáp
ứng những yêu cầu này.
Công ty xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý ATSKNN của Công
ty.

Hình 1: Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn và nghề nghiệp
2.2.3.2. Chính sách ATSKNN
Ban Lãnh đạo phải xác định chính sách ATSKNN của Công ty và đảm bảo trong phạm vi
xác định của hệ thống quản lý ATSKNN của mình.
a. Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường, mức độ rủi ro về ATSKNN của
các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ.
b. Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm, phòng ngừa các tổn thương, bệnh
tật.
c. Có cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác mà Công ty phải
tuân thủ liên quan đến các khía cạnh môi trường, các mối nguy và rủi ro của mình.
d. Đưa ra cơ sở cho việc thiết lập và soát xét các mục tiêu và chỉ tiêu ATSKNN.
e. Được lập thành văn bản, tài liệu, được áp dụng và được duy trì.
f. Được thông báo, truyền đạt cho tất cả nhân viên đang làm việc dưới sự quản lý của
công ty hoặc trên danh nghĩa công ty nhằm đảm bảo các cá nhân nhận thức được về các
Nhóm 1 Page 20
Kiểm tra &hành động
khắc phục
Kiểm tra &hành động
khắc phục
Xem xét của
lãnh đạo
Xem xét của
lãnh đạo
Cải tiến liên
tục
Chính sách
Chính sách
Hoạch định
Hoạch định
Thực hiện và điều

hành
Thực hiện và điều
hành
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
nghĩa vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình.
g. Có sẵn cho mọi người.
h. Được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng nó vẫn có liên quan và phù hợp với công ty.
2.2.3.3. Hoạch định
Xây dựng quy trình mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để nhận dạng các mối
nguy đang xảy ra, đánh giá rủi ro và xác định các biện pháp kiểm soát cần thiết.
Thủ tục đối với việc nhận dạng các mối nguy và đánh giá rủi ro phải xem xét đến:
a. Các hoạt động diễn ra thường xuyên và không thường xuyên.
b. Các hoạt động của những người có lui tới nơi làm việc
c. Các hành vi, năng lực và các yếu tố con người khác.
d. Các mối nguy được xác định xuất phát từ bên ngoài nơi làm việc nhưng có khả năng
gây tác động bất lợi đến an toàn và sức khỏe cho các cá nhân thuộc sự kiểm soát của Công
ty và tại nơi làm việc.
e. Các mối nguy xảy ra ở các khu vực phụ cận do các hoạt động liên quan đến các công
việc thuộc tầm kiểm soát của Công ty.
f. Cơ sở hạ tầng, thiết bị và vật dụng tại nơi làm việc do chính Công ty hay các bên liên
quan cung cấp.
g. Những thay đổi hoặc những đề xuất thay đổi trong Công ty, hoạt động hoặc vật dụng
của công ty.
h. Những điều chỉnh đối với hệ thống quản lý ATSKNN, gồm những thay đổi tạm thời,
những tác động của những thay đổi đó đối với việc vận hành, các quy trình, các hoạt động.
i. Việc ứng dụng bất kỳ yêu cầu pháp luật có liên quan đến việc đánh giá rủi ro và thực
thi các biện pháp kiểm soát cần thiết.
j. Thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt máy móc thiết bị, những thủ tục
vận hành và cơ cấu tổ chức, bao gồm cả việc điều chỉnh để thích ứng với khả năng của con

người.
Phương pháp nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro của Công ty phải:
a. Được xác định là phù hợp với phạm vi, bản chất của Công ty và thời điểm để đảm bảo
tính chủ động hơn là thụ động.
b. Cung cấp cách thức nhận dạng rủi ro, phân loại theo thứ tự ưu tiên và văn bản hóa các
rủi ro, và việc áp dụng các biện pháp kiểm soát khi có thể.
Đối với việc quản lý sự thay đổi, Công ty phải xác định những mối nguy và rủi ro
ATSKNN liên quan đến những thay đổi trong Công ty, hệ thống quản lý ATSKNN hoặc
Nhóm 1 Page 21
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
những hoạt động của Công ty trước khi thực hiện những thay đổi này.
Công ty phải đảm bảo rằng kết quả đánh giá này đã được xem xét khi xác định những biện
pháp kiểm soát.
Khi xác định các biện pháp kiểm soát hoặc xem xét những thay đổi đối với những kiểm
soát hiện hành, cần phải cân nhắc đến việc giảm thiểu các rủi ro theo trình tự:
a. Loại bỏ;
b. Thay thế;
c. Kiểm soát kỹ thuật;
d. Biển báo/cảnh báo hoặc kiểm soát hành chính;
e. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Công ty phải lập thành tài liệu và thường xuyên cập nhật các kết quả nhận dạng các mối
nguy, đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm soát đã xác định.
Công ty phải đảm bảo rằng các mối nguy và các biện pháp kiểm soát đã xác định phải được
xem xét khi thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ATSKNN.
Quy trình xác định và đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục:
a. Nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật tương ứng và những yêu cầu khác
mà Công ty phải tuân thủ khi có liên quan đến khía cạnh môi trường, mối nguy ATSKNN
của Công ty.
b. Xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với khía cạnh môi trường, mối nguy

ATSKNN của Công ty.
Công ty phải bảo đảm rằng yêu cầu pháp luật tương ứng, các yêu cầu khác mà Công ty
phải tuân thủ có liên quan đến hệ thống quản lý ATSKNN.
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý ATSKNN
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì mục tiêu và chỉ tiêu ATSKNN bằng văn bản ở
từng cấp hoặc các bộ phận chức năng thích hợp trong Công ty.
Mục tiêu và chỉ tiêu phải đo được, phải thiết thực và nhất quán với chính sách môi trường
và ATSKNN, bao gồm những cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, tổn thương và bệnh tật, tuân thủ
các yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác mà Công ty đã cam kết tuân thủ và cải tiến
liên tục.
Khi thiết lập và xem xét mục tiêu, chỉ tiêu của mình, Công ty phải xem xét đến các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác mà Công ty thực hiện và các khía cạnh môi trường có ý
nghĩa, các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình. Công ty cũng phải xem xét
đến các phương án công nghệ, tài chính, yêu cầu về hoạt động kinh doanh và các quan
Nhóm 1 Page 22
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
điểm của các bên hữu quan.
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì (hoặc các) chương trình nhằm đạt được mục
tiêu, chỉ tiêu. Một (hoặc các) chương trình đó bao gồm:
a. Việc định rõ trách nhiệm nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu ở từng cấp và các bộ phận
chức năng của Công ty.
b. Biện pháp và tiến độ để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu.
2.2.3.4. Thực hiện và điều hành
Quy trình phân công và giám sát trách nhiệm về quản lý ATSKNN
Lãnh đạo phải đảm bảo có sẵn nguồn lực để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống
quản lý ATSKNN. Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ
tầng của Công ty, nguồn lực công nghệ và tài chính.
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định, lập thành văn bản và thông báo
nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý môi trường hiệu quả.
Ban lãnh đạo của Công ty phải bổ nhiệm một (hoặc các) đại diện lãnh đạo cụ thể, ngoài các

trách nhiệm khác còn phải có các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn nhằm;
a. Đảm bảo hệ thống quản lý ATSKNN được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
b. Báo cáo kết quả hoạt động hệ thống quản lý ATSKNN lên ban lãnh đạo cao nhất để
xem xét và sử dụng làm cơ sở để cải tiến hệ thống quản lý ATSKNN.
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Công ty phải đảm bảo rằng bất cứ (những) người nào thực hiện các công việc của Công ty
hoặc trên danh nghĩa của Công ty có khả năng gây ra (những) tác động môi trường đáng
kể, những công việc ảnh hưởng ATSKNN phải được Công ty xác định năng lực trên cơ sở
giáo dục đào tạo hoặc có kinh nghiệm và phải duy trì các hồ sơ liên quan.
Công ty phải xác định các nhu cầu đào tạo có liên quan đến khía cạnh môi trường, các mối
nguy về ATSKNN trong phạm vi hệ thống quản lý ATSKNN của Công ty. Công ty phải
tiến hành đào tạo hoặc tiến hành các hành động khác nhằm đáp ứng những yêu cầu và phải
duy trì hồ sơ liên quan.
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để làm cho nhân viên
thực hiện công việc của Công ty hoặc trên danh nghĩa của Công ty nhận thức được:
a. Tầm quan trọng của sự phù hợp chính sách và những thủ tục ATSKNN với những yêu
cầu của hệ thống quản lý ATSKNN.
b. Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các mối nguy, rủi ro và các tác động hiện tại
hoặc tiềm ẩn liên quan với công việc của họ, và những lợi ích ATSKNN thu được từ kết
Nhóm 1 Page 23
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
quả hoạt động cải tiến cá nhân.
c. Vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với những yêu cầu của hệ thống
quản lý ATSKNN.
d. Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định.
Các thủ tục đào tạo phải xem xét tới các cấp độ khác nhau về:
a. Trách nhiệm, khả năng, kỹ năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết.
b. Rủi ro.
Thông tin liên lạc, tham gia và tư vấn

 Thông tin liên lạc
Liên quan những khía cạnh môi trường, các mối nguy rủi ro trong phạm vi hệ thống quản
lý ATSKNN của mình, Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục
nhằm:
a. Trao đổi thông tin nội bộ giữa nhiều cấp hoặc các bộ phận chức năng của Công ty.
b. Trao đổi thông tin với các nhà thầu và các khách viếng thăm khác lui tới nơi làm việc.
c. Tiếp cận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan
bên ngoài.
Công ty phải quyết định có thông tin bên ngoài về những khía cạnh môi trường có ý nghĩa,
những mối nguy và rủi ro của Công ty và phải lập thành văn bản về quyết định của mình.
Nếu quyết định thông tin, Công ty phải thiết lập và thực hiện một (hoặc các) phương pháp
đối với thông tin bên ngoài này.
 Tham gia và tư vấn ATSKNN
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục về:
a. Sự tham gia của nhân viên trên cơ sở:
- Tham gia một cách thích hợp trên cơ sở nhận diện các mối nguy, đánh giá rủi ro và xác
định các biện pháp kiểm soát.
- Tham gia một cách thích hợp trong việc điều tra sự cố.
- Tham gia trong việc xây dựng và và xem xét các chính sách và mục tiêu ATSKNN.
- Tư vấn về bất kỳ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng đến ATSKNN của nhân viên.
- Đại diện trong những vấn đề về ATSKNN.
Các nhân viên phải được thông tin về sự tham gia của họ, bao gồm ai là người đại diện
về các vấn đề ATSKNN.
b. Thông tin đến các nhà thầu, khách hàng và các bên liên quan khi tham gia hoạt động tại
Công ty về vấn đề ATSKNN.
Công ty phải đảm bảo rằng, khi thích hợp các bên hữu quan có liên quan được thông tin
Nhóm 1 Page 24
Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
thỏa đáng về các vấn đề ATSKNN.
Tài liệu hệ thống quản lý ATSKNN

Tài liệu hệ thống quản lý ATSKNN phải bao gồm:
a. Chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu ATSKNN.
b. Mô tả phạm vi của hệ thống quản lý ATSKNN.
c. Mô tả những điều khoản chính của hệ thống quản lý ATSKNN, tác động qua lại giữa
chúng và tham khảo những tài liệu liên quan.
d. Những tài liệu, kể cả hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN/ISO 14001:2005 và
OHSAS 18001:2007.
e. Những tài liệu, kể cả các hồ sơ được Công ty xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu
lực của việc lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát các quá trình có liên quan đến các khía
cạnh môi trường có nghĩa, các mối nguy và rủi ro về ATSKNN của Công ty một cách hiệu
lực.
Kiểm soát tài liệu
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý ATSKNN và theo yêu cầu của tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 này phải được kiểm soát. Hồ sơ là một loại tài liệu đặc biệt và phải
được kiểm soát. Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a. Phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành.
b. Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt tài liệu.
c. Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu.
d. Đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp đều có sẵn ở nơi sử dụng.
e. Đảm bảo các tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết.
f. Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được Công ty xác định là cần thiết cho
việc lập kế hoạch và vận hành hệ thống quản lý ATSKNN phải được nhận biết và việc
phân phối chúng phải được kiểm soát;
g. Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng dấu hiệu nhận biết thích
hợp nếu tài liệu được giữ lại vì mục đích nào đó.
Kiểm soát điều hành
Công ty phải xác định và lập kế hoạch các tác nghiệp liên quan đến các khía cạnh môi
trường có ý nghĩa, các mối nguy đã được nhận dạng nhất quán với chính sách, mục tiêu và
chỉ tiêu ATSKNN, nhằm đảm bảo rằng chúng được tiến hành trong các điều kiện quy định
bằng cách:

a. Thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục dạng văn bản nhằm kiểm soát các
tình trạng mà do thiếu các thủ tục này có thể dẫn đến sự đi chệch khỏi chính sách, mục
Nhóm 1 Page 25

×