Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.79 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ
GIỚI SỐNG
(Thời lượng: 2 tiết)
Yêu cầu cần đạt:

− Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
− Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
− Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
− Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
I. Mục tiêu
1. Về năng lực:
Năng lực

Mục tiêu

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ
chức sống.
Phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
Trình được khái niệm giới.
Nhận thức sinh học
Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống
5 giới).
Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới
khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật,
giới động vật).
Phân tích các ví dụ về đặc điểm chung của các cấp độ
Tìm hiểu thế giới
tổ chức sống.


sống
Phân biệt các sinh vật thuộc các giới khác nhau
Vận dụng kiến
Vận dụng kiến thức giải thích được mối quan hệ giữa
thức, kĩ năng đã
các cấp độ tổ chức sống.
học
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
tác
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về các cấp độ tổ
chức sống và mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức
sống.
2. Về phẩm chất:
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi
việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Video hoặc hình ảnh về các cấp độ tổ chức sống, hình vẽ SGK
2. Học sinh:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, tìm tài liệu liên quan đến các cấp độ tổ chức sống trên internet
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu



hóa
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)

(10)
(11)

(12)
(13)


- Tìm hiểu khái quát chương trình sinh học THPT và Sinh học 10
b. Nội dung
GV trình chiếu thơng tin, hình ảnh hướng dẫn HS khai thác thơng tin, đặt câu hỏi gợi ý, học
sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cũ giải quyết nhiệm vụ.
c. Sản phẩm
- Học sinh giải quyết được một phần (hoặc toàn bộ) yêu cầu của giáo viên.
- Xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu chương trình sinh học THPT và Sinh Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
học 10 bằng phương pháp thuyết trình.
- GV gọi 4 HS lên bảng chia làm 2 đội, GV phát cho
mỗi đội 10 phiếu ghi tên các sinh vật và vật vô sinh,
yêu cầu 2 đội trong 1 phút dán các phiếu vào cột
tương ứng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Định hướng, giám sát.
Dán các phiếu vào cột tương ứng
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận
GV gọi HS dưới lớp nhận xét
+ Nêu được sự giống và khác nhau giữa
GV nhận xét, kết luận
các sinh vật, các nhóm sinh vật.
? Nêu các điểm khác biệt giữa các sinh vật với vật vô + Kể tên sinh vật và vật vô sinh mà em
sinh?
biết. Từ đó cho biết điểm khác nhau giữa
? Tảo, nấm có phải là thực vật khơng? Trùng roi có sinh vật và vật vơ sinh .
phải là động vật khơng?
+ Chưa có khái niệm giới sinh vật do đó
có thể chưa hiểu tảo nấm khơng thuộc
giới thực vật. Trùng roi không phải là
động vật.
Bước 4: Kết luận – Nhận định
Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú bao gờm nhiều lồi sinh vật khác nhau như động
vật, thực vật, vsv…Dù thế giới sống rất đa dạng nhưng nó lại có tính thống nhất rất cao và được tổ
chức theo những nguyên tắc chặt chẽ. Thế giới sinh vật đa dạng, phong phú được phân thành nhiều
giới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế giới sống

a. Mục tiêu: (1), (3), (9), (10), (11), (12), (13)
b. Nội dung
Sử dụng thơng tin hình ảnh, đặt câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác thông tin giải quyết vấn
đề.
Giáo viên trình chiếu thơng tin kênh hình kênh chữ trên powerpoint, đưa ra các câu hỏi hướng
dẫn và các yêu cầu cụ thể cho cá nhận và nhóm học sinh. Học sinh hoạt động cá nhân kết hợp
hợp tác nhóm nhỏ khai thác thơng tin trong tài liệu hướng dẫn tự học và trên phần trình chiếu
thực hiện các yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ
học sinh trong suốt quá trình hoạt động.
c. Sản phẩm
Nội dung câu trả lời của học sinh, nội dung phiếu học tập của nhóm và nội dung ghi chép
trong tài liệu cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm (tùy vào SL HS/lớp mà - HS ngời theo nhóm
chia nhóm), phát cho mỗi nhóm các mảnh giấy đã in
sẵn các bậc tổ chức của thế giới sống
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- Yêu cầu các nhóm HS xếp thứ tự các bậc tổ chức từ - HS: Thảo luận nhóm, nhanh chóng sắp
thấp lên cao theo cách mà các em tự cho là hợp lý nhất xếp các khái niệm theo thứ tự các cấp tổ
chức của thế giới sống
- Các nhóm treo bảng giấy của mình lên
bảng
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận
? Trong các cấp tổ chức sống nêu trên, những cấp nào - HS thảo luận theo nhóm và trả lời, bổ
có thể tờn tại độc lập trong mơi trường tự nhiên?

sung ý kiến.
? Trong đó cấp tổ chức nào là cơ bản?
? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi
cơ thế sinh vật?
? Ý nghĩa của sự đa dạng các cấp tổ chức sống?
? Để đảm bảo sự đa dạng sinh học chúng ta phải làm
gì?
Bước 4: Kết luận – Nhận định
1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: nguyên tử → phân tử → bào quan
→ tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái →
sinh quyển.
- Các cấp tổ chức sống cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
- Sự đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật / đa dạng sinh học .
- Chúng ta phải bảo vệ các loài sinh vật và bảo vệ môi trường sống.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
a. Mục tiêu: (2), (7), (9), (10), (11), (12), (13)
b. Nội dung
Sử dụng thơng tin hình ảnh, đặt câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác thông tin giải quyết vấn
đề.
c. Sản phẩm
Nội dung câu trả lời của học sinh, nội dung phiếu học tập của nhóm và nội dung ghi chép
trong tài liệu cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 4 cụm (mỗi tổ 3 bàn 1 cụm); mỗi - HS ngồi theo nhóm
cụm chia làm 3 nhóm (mỗi bàn 1 nhóm), mỗi nhóm

tìm hiểu 1 đặc điểm của các cấp tổ chức sống
Cụm 1: nhóm 1,2,3
Cụm 2: nhóm 4,5,6
Cụm 3: nhóm 7,8,9
Cụm 4: nhóm 10,11,12
Nhóm 1,4,7,10: tìm hiểu đặc điểm “tổ chức theo
ngun tắc thứ bậc”
Nhóm 2,5,8,11: tìm hiểu đặc điểm “hệ thống mở và tự
điều chỉnh”
Nhóm 3,6,9,12: tìm hiểu đặc điểm “thế giới sống liên
tục tiến hóa”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Định hướng, giám sát.
Các nhóm thảo luận trong 5 phút, trình
bày các nội dung ra giấy A1
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận
GV gọi một số HS ở các cụm bất kì trả lời các câu hỏi, Mỗi cụm sẽ tập trung lại, cử đại diện
? Nguyên tắc thứ bậc là gì?
trình bày cho cả cụm nghe về các đặc
? Đặc điểm nổi trội là gì? Cho ví dụ? Đặc điểm nổi điểm của các cấp tổ chức sống (10 phút)


trội do đâu mà có?
HS trả lời các câu hỏi của GV
? Hệ thống mở là gì? Cho ví dụ?
HS ở các cụm khác nhận xét, bổ sung
? Sinh vật với mơi trường có mối quan hệ như thế (nếu có)
nào?
- GV liên hệ: Mơi trường và sinh vật có mối quan hệ
thống nhất, nếu môi trường bị biến đổi sẽ ảnh hưởng

đến sự tồn tại và chức năng sống của các tổ chức sống
trong mơi trường đó. Chống các hành vi gây biến đổi,
ơ nhiễm mơi trường.
? Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của các cấp tổ
chức sống, ở cơ thể người…?
? Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang
thế hệ khác?
? Do đâu mà sinh vật thích nghi với mơi trường sống?
- GV liên hệ: Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường
sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học.
Bước 4: Kết luận – Nhận định
2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cao hơn khơng chỉ có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc
tính nổi trội hơn.
b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường → sinh vật không chỉ chịu sự tác động của mơi trường mà cịn góp phần làm biến đổi môi
trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều
hịa sự cân bằng trong hệ thống → cân bằng và phát triển.
c. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
- Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung ng̀n gốc nhưng ln tiến hóa
theo nhiều hướng khác nhau → thế giới sống đa dạng và phong phú.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các giới sinh vật
a. Mục tiêu: (5), (6), (8), (10), (11), (12), (13)
b. Nội dung
Học sinh khai thác thông tin kênh hình, kênh chữ chiếm lĩnh được các nội dung kiến thức và

rèn luyện các kĩ năng như mô tả ở mục tiêu.
c. Sản phẩm
Là nội dung câu trả lời của học sinh, nội dung phiếu học tập của nhóm và nội dung ghi chép
trong tài liệu cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt vấn đề: Trong lớp, ai có thể kể tên tất cả các - HS trao đổi, thảo luận trả lời (khơng kể
lồi sinh vật sông trên trái đất?
hết được)
GV: Để tiện cho nghiên cứu, tìm hiểu các nhà khoa
học đã chia thế giới sống thành các giới.
GV chuẩn bị các từ khóa: Ngành có dây sống, lớp thú
có vú, bộ linh trưởng, họ Homo nidae, chi Homo, lồi
người.
Chia lớp thành 6 nhóm (tùy vào SL HS/lớp mà chia
nhóm), phát cho mỗi nhóm các từ khóa, yêu cầu HS
sắp xếp từ khóa theo đơn vị phân loại từ thấp lên cao,
thời gian 2 phút.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Định hướng, giám sát.
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận

- HS hoạt động nhóm

- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chiếu sơ đồ các bậc phân loại sinh vật.

- HS quan sát hình ảnh, nghiên cứu sgk
? Quan sát sơ đờ cho biết đơn vị nào lớn nhất, đơn vị trả lời các câu hỏi
nào nhỏ nhất? Từ đó cho biết khái niệm giới?
GV: Hai nhà khoa học Oaitayko và Magulis đã chia
thế giới sinh vật thành mấy giới. Kể tên?
- GV gọi ngẫu nhiêm 1 nhóm trình bày, sau đó gọi HS
nhận xét.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV chiếu H2 SGK
? Căn cứ vào đâu để người ta chia ra hệ thống phân
loại 5 giới?
- GV chiếu hình ảnh và clip về các giới và dẫn dắt: - HS quan sát, lắng nghe
Căn cứ vào 3 tiêu chí, người ta chia thành 5 giới.
GV: Tổ chức trị chơi: Rung chng vàng (Phụ lục) - HS lắng nghe, hoạt động cá nhân
GV phổ biến thể lệ trị chơi
Vịng 1: Tìm hiểu đặc điểm chính của Giới Khởi sinh,
Nguyên sinh và Nấm
Vòng 2: Tìm hiểu đặc điểm chính của Giới Thực vật
và Động vật
GV ổn định lớp, chuẩn hóa kiến thức bằng bảng đã HS ghi chép
chuẩn bị.
? Nhận xét chiều hướng tiến hóa của các giới sinh vật? HS suy nghĩ, trả lời
Liên hệ giáo dục môi trường
Bước 4: Kết luận – Nhận định
Các giới sinh vật
1. Giới và hệ thống phân loại sinh giới
- Đơn vị phân loại: Giới – Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi (Giống) – Loài.
- Ví dụ:
a. Khái niệm giới
- Giới (Regnum) là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành SV có chung những đặc điểm

nhất định.
b. Hệ thống phân loại 5 giới
* Hệ thống phân loại 5 giới
- Giới Khởi sinh (Monera)
- Giới Nguyên sinh (Protista)
- Giới Nấm (Fungi)
- Giới Thực vật (Plantae)
- Giới Động vật (Animalia)
2. Đặc điểm chính của các giới
(Nội dung trong bảng đặc điểm của các giới sinh vật)
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIỚI SINH VẬT
Tiêu chí

Đặc điểm
Đại diện

Giới
Khởi sinh
(Monera)
Nguyên sinh
(Protista)

Vi khuẩn
(Ecoli, lam,…)
Tảo, nấm nhầy,
ĐV nguyên sinh

Loại tế
bào
Nhân


Nhân
thực

Mức độ tổ
chức cơ
thể
Đơn bào
Đơn bào,
đa bào

Kiểu dinh
dưỡng
Tự dưỡng,
dị dưỡng
Tự dưỡng,
dị dưỡng

Đặc điểm khác (nếu
có)
Rất nhỏ,
rộng...

phân

bố


(trùng amip,
roi…),

Nấm
(Fungi)

Nấm men, nấm sợi,
nấm đảm

Nhân
thực

Đơn bào,
đa bào

Dị dưỡng

Thực vật
(Plantae)

Rêu, quyết,
hạt trần, hạt kín

Nhân
thực

Đa bào

Tự dưỡng

Động vật
(Animalia)


Thân lỗ, Ruột
khoang, Giun dẹp,
Giun trịn, Giun
đốt, Thân mềm,
Chân khớp, Da gai,
Động vật có dây
sống

Nhân
thực

Đa bào

Dị dưỡng

Dạng sợi, Thành TB
chứa kitin, khơng có
lục lạp...
Thành
TB
chứa
Xenluluzo, có khả
năng quang hợp...

Phản ứng nhanh, có
khả năng di chuyển...

C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
- Củng cố các nội dung kiến thức đã học và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

2. Nội dung
- Học sinh áp dụng kiến thức vào giải quyết hệ thống câu hỏi và bài tập qua việc tham gia trò
chơi.
- Hệ thống câu hỏi của trò chơi:
Câu 1. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A. chúng có cấu tạo phức tạp.
B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D. cả A, B, C.
Câu 2. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ?
A. Quần thể
B. Quần xã
C. Cơ thể
D. Hệ sinh thái
Câu 3. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là :
A. Sinh quyến
B. Hệ sinh thái
C. Loài
D. Hệ cơ quan
Câu 4: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?
A. Cá thể.
B. Quần thể.
C. Quần xã
D. Hệ sinh thái
Câu 5: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. có khả năng thích nghi với môi trường.
B. thường xuyên trao đổi chất với mơi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nịi giống.
D. phát triển và tiến hố không ngừng.
3. Sản phẩm

- Là nội dung câu trả lời của học sinh thể hiện việc các em chiếm lĩnh và vận dụng được các
nội dung kiến thức bài học.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm), tổ chức - HS lắng nghe
cho HS chơi trò chơi: “Đấu cùng thủ môn nổi tiếng”
GV: Các đội chơi sẽ cùng tham gia trả lời các câu hỏi,
mối đội được phát 4 tấm phiếu đáp án: A, B, C, D.
Mỗi câu trả lời đúng bóng sẽ vào gơn. Kết thúc lượt
chơi, đội nào đá được nhiều bóng vào gơn là đội chiến
thắng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV đọc/chiếu câu hỏi
- HS tập trung nghe câu hỏi và trả lời
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận


Câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận – Nhận định
GV đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
D. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13)
2. Nội dung
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Câu 1: Phân biệt các cấp tổ chức của thế giới sống?
Câu 2: Giải thích vì sao địa y khơng thuộc giới TV mà xếp vào giới nấm cũng khơng hồn
tồn chính xác?
Câu 3: Trước đây người ta xếp ĐVNS vào giới ĐV, ngày nay không xếp vào giới ĐV nữa, tại

sao?
3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1: Phân biệt các cấp tổ chức của thế giới sống?
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: nguyên tử → phân tử → bào
quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh
thái → sinh quyển.
Câu 2: Giải thích vì sao địa y khơng thuộc giới TV mà xếp vào giới nấm cũng khơng hồn
tồn chính xác?
Địa y khơng phải là thực vật vì khơng có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng
không có cấu trúc mơ, cơ quan của thực vật. Địa y cũng khơng phải là nấm vì ngồi các tế
bào sợi nấm, địa y cịn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục.
Câu 3: Trước đây người ta xếp ĐVNS vào giới ĐV, ngày nay không xếp vào giới ĐV nữa, tại
sao?
Không xếp động vật ngun sinh vào nhóm động vật vì động vật ngun sinh có cơ thể
đơn bào, khơng có sự phân hóa rõ ràng trong tế bào.
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức trả lời 2 câu hỏi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS suy nghĩ vận dụng kiên thức đã học và trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.



×