Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa Lý Trung Học Cơ Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.23 KB, 15 trang )

PHỊNG GD&ĐT THỊ XÃ NGHI SƠN – THANH HĨA
TRƯỜNG THCS HẢI AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO
HIỆU QUẢ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
QUA MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS HẢI AN

Người viết:GV Nguyễn Trọng Hội
Trường THCS Hải An – Thị xã Nghi Sơn – Thanh Hóa
- Tháng 4 - 2022 1


MỤC LỤC

MỤC

NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC

1

I

MỞ ĐẦU

1


2
3
4

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

II

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1
2
3
4

Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp
Hiệu quả

II

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1
2


Kết luận
Kiến nghị

2-3

4 - 12

13

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới nhận thức của học sinh về các vấn đề cấp bách, nhất
là vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mục tiêu giáo dục hàng đầu hiện nay.
Trong bậc học THCS tư duy của học sinh đã phát triển mạnh, có khả năng nhận
thức tốt nhiều lĩnh vực. Vì vậy, giáo dục môi trường ở các môn học nhất là mơn
Địa Lí sẽ giúp đào tạo các thế hệ học sinh có nhận thức tốt về bảo vệ mơi trường
cho hôm nay và mai sau. Để bảo vệ môi trường một cách tốt nhất có nhiều biện
pháp nhưng giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp đem lại
hiệu quả cao nhất và bền vững nhất. Từ việc giáo dục cho các thế hệ, dần dần
chúng ta sẽ trang bị cho nhiều thế hệ có những kiến thức về mơi trường, có ý
thức cao trong bảo vệ mơi trường. Hơn thế nữa có thể họ sẽ có nhiều kiến thức
để xử lý một số vấn đề về môi trường khi cần thiết. Không chỉ chúng ta giúp các
thế hệ biết sống thân thiện với môi trường mà cịn tạo thói quen, hành vi, ứng xử
trước các vấn đề môi trường cấp bách, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước,
bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta.
Chúng ta biết rằng, môn Địa lý là mơn học được rất nhiều học sinh u
thích, vì từ những kiến thức thực tế các em đã dùng khả năng tư duy của bản

thân để biến các kiến thức thực tế trong thiên nhiên thành kiến thức khoa học và
áp dụng rộng rãi các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, trong
chương trình Địa Lí THCS có rất nhiều bài, nhiều nội dung có liên quan tới môi
trường, tài nguyên. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề không mới tuy
nhiên mấy năm gần đây mới được đưa vào giáo dục tại các cấp học. Do đó, sẽ
tạo tính tị mị, tìm hiểu của học sinh. Hơn nữa ngày nay các phương tiên thông
tin đại chúng liên tục đưa tin về ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ sẽ
tạo thuận lợi cho việc giáo dục học sinh trong các bài học cụ thể. Giáo dục bảo
vệ môi trường tức là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức khá đầy đủ về
môi trường và các kỹ năng bảo vệ mơi trường phù hợp với trình độ nhận thức và
tâm lý lứa tuổi của học sinh. Các kiến thức và kỹ năng đó được truyền đạt thơng
qua nhiều môn học khác nhau và cả các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngồi
giờ lên lớp… Đối với mơn Địa Lí là mơn có nhiều bài, phần và nội dung liên
quan tới môi trường, ô nhiễm môi trường và tất nhiên là cả các biện pháp bảo vệ
môi trường.
Như đã trình bày ở trên, vấn đề cạn kiệt tài nguyên và nhất là ô nhiễm môi
trường đang đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới
đang ra sức nỗ lực tìm mọi biên pháp để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
Đối với nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề
lớn của quốc gia. Những hậu quả của ô nhiễm môi trường đã và đang tác động
rõ rệt, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sinh hoạt của người dân nhiều địa
phương trong cả nước.Theo nghiên cứu của các tổ chức khoa học chuyên ngành

3


trên thế giới thì Việt nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
do biến đổi khí hậu.
Hiện nay tại địa phương Thị xã Nghi Sơn nói chung, phường Hải An nói
riêng vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nhanh,

đã và đang để lại hậu quả khá nặng nề. Hơn bao giờ hết, lúc này cần trang bị cho
các em những kiến thức cơ bản về môi trường, bảo vệ và ứng phó với biến đổi
khí hậu. Học sinh của nhà trường hầu hết đã được trang bị kiến thức và có ý
thức bảo vệ tài ngun, mơi trường nhưng nhìn chung trình độ nhận thức về xã
hội nói chung và về mơi trường nói riêng cịn nhiều hạn chế nên hiệu quả trong
công tác bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả
giáo dục bảo vệ môi trường là cực kỳ cần thiết. Là người trực tiếp tham gia
giảng dạy Địa Lí từ khối 6 đến khối 9 nên tơi mạnh dạn đưa ra đề tài "Biện
pháp giáo dục giúp học sinh nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi
trường qua mơn Địa Lí ở Trường THCS Hải An " làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua các bài học Địa Lí giúp học sinh nâng cao hiệu quả bảo vệ tài
nguyên, môi trường ở trong nhà trường và ở địa phương nơi cư trú.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi vào nghiên cứu, tổng kết về thực trạng vấn đề tài nguyên môi
trường trong nhà trường và địa phương và các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu
quả bảo vệ tài nguyên, môi trường ở trong trường và địa phương xã Hải An. Đối
tượng áp dụng là học sinh toàn trường từ khối 6 đến khối 9 ở trường THCS Hải
An .
4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực trạng về tài nguyên, môi trường trong nhà trường và ở địa
phương phường Hải An, từ đó xây dựng phương pháp giáo dục thơng qua bài
học Địa Lí trên lớp và kiểm nghiệm thực tế bằng những việc làm cụ thể của học
sinh trong trường và nơi cư trú (bản thân là người địa phương nên thuận lợi cho
việc khảo sát và kiểm nghiệm thực tế).

4


II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận
Trong các nhà trường nói chung, đặc biệt đối với trường THCS nói riêng
là nơi cung cấp kiến thức khoa học làm cơ sở và nền tảng cho các cấp học tiếp
theo, đồng thời cũng là nơi cung cấp kiến thức cho các em vận dụng vào thực
tiễn đời sống, vì vậy việc dạy cho học sinh học cách áp dụng các vấn đề đã học
vào thực tế là vấn đề then chốt cần chú trọng nhất. Những năm cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI chúng ta được chứng kiến sự phát triển kinh tế vượt bậc của
nhiều quốc gia. Bên cạnh những lợi ích đem lại làm thay đổi căn bản, tích cực
đời sống kinh tế - xã hội của con người thì sự phát triển kinh tế - xã hội cũng có
những tác động to lớn tiêu cực tới tài nguyên và nhất là vấn đề ô nhiễm môi
trường (nước, không khí, tiếng ồn…).
Như đã nói ở phần trên, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta sống trong mơi trường tự
nhiên do đó phải có trách nhiệm bảo vệ mơi trường trên Trái Đất. Những suy
thối nghiêm trọng của môi trường hiện nay đã và đang gây ra nhiều hậu quả rất
nặng nề. Đối với nước ta trong thời kỳ đổi mới, Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
thì cơng tác bảo vệ mơi trường lầ hết sức cần thiết. Do đó, trong các chương
trình giáo dục Bộ GD và ĐT đã đưa nhiều nội dung về vấn đề mơi trường vào
chương trình giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
-những thế hệ tương lai của đất nước. Việc đưa nội dung bảo vệ môi trường vào
trong môn học sẽ giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn vai trị của mơi trường từ
đó có các hành vi ứng xử với mơi trường , thiên nhiên ngày càng tốt hơn.
Đối với học sinh bậc THCS là giai đoạn có sự phát triển nhanh chóng về
tâm - sinh lý. Nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và tự khẳng định mình là rất cao. Vì vậy
chúng ta khơng chỉ giúp các em trang bị những kiến thức về mơi trường, mà cịn
giúp các em tìm hiểu cách bảo vệ mơi trường thiên nhiên ở xung quanh. Trước
hết là ngay ở phạm vi trường học của mình và địa phương nơi các em cư trú, xa
hơn nữa là biết bảo vệ môi trường nơi cộng đồng, từ đó có ý thức tuyên truyền
cho nhiều người cùng thực hiện.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều cuộc hội thảo lớn được tổ chức

trên thế giới và trong nước nhằm tìm ra những biện pháp, cách thức giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trường cho Trái Đất nói chung và các quốc gia nói riêng. Mục đích
chính là đem lại cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho xã hội lồi người. Giáo
dục mơi trường khơng phải là một vấn đề mới nhưng trong những năm gần đây
biến đổi khí hậu tồn cầu do ơ nhiễm mơi trường đã và đang tác đông tiêu cực
tới đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề nặng nề nhất trong lịch sử loài người nên giáo
dục môi trường càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Thực trạng vấn đề
5


Trong thực tiễn hằng ngày và qua việc trực tiếp giảng dạy trên lớp bản
than tôi nhận thấy rằng nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường và bảo vệ
môi trường đã được nâng lên rõ rệt, song cịn nhiều hạn chế. Rất ít học sinh có
thể hiểu rõ được những tác động qua lại giữa con người và môi trường. Những
hậu quả do sự tác động tiêu cực của con người với môi trường và biện pháp hạn
chế. Đối với phường Hải An là địa phương có diện tích rừng phịng hộ khá (cả
khu rừng thuộc núi Bợm và dải rừng phòng hộ ven biển) và số nhân khẩu đông.
Phần lớn dân cư và phụ huynh học sinh sống bằng nghề nơng, ngư nghiệp, đời
sống khó khăn, nhận thức về mơi trường cịn nhiều hạn chế. Học sinh đa số là
con em những hộ gia đình có đời sống kinh tế khó khăn, nhiều gia đình chưa
được trang bị kiến thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường... chính vì vậy việc
tun truyền ,giáo dục là hết sức cần thiết và quan trọng.
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường chỉ được đề cập nhiều trong các bộ mơn
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và chỉ có một số phần nhỏ ở một số bộ mơn. Do
đó rất cần đẩy mạnh công tác giáo dục ở các nhà trường. Ở trường THCS Hải
An luôn chú trọng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, tuy nhiên
kết quả chưa thực sự như mong muốn, tính tự giác chưa cao. Một bộ phận học
sinh còn chây lười trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực nhà vệ sinh,

các khu vực phân công trong nhà trường và ở cộng đồng, địa phương….Chưa có
ý thức trong việc sử dụng nguồn nước, còn xả rác bừa bãi theo quan niệm “của
chung”…. Từ đó làm cho cơng tác giáo dục bảo vệ môi trường chưa thực sự
hiệu quả. Chứng tỏ việc giáo dục trên lớp chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhận thức của
các em chưa sâu sắc, chưa đồng bộ nên ý thức bảo vệ tài ngun, mơi trường
vẫn cịn nhiều hạn chế. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục bảo
vệ tài nguyên, môi trường đối với học sinh trường THCS Hải An, bản thân đã
thực hiện nhiều giải pháp và bước đầu đạt được hiệu quả rõ rệt.
3. Các giải pháp
3.1. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Trước thực trạng trên bản thân tôi đã tiến hành một số biện pháp mà mình
áp dụng đem lại tính hiệu quả cao đó là:
- Kết hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay tại trường học qua
các giờ Địa Lí bằng hệ thống câu hỏi phát vấn, đặt và nêu vấn đề, giải quyết tình
huống, liên hệ thực tế, địa phương…Từ đó giúp hình thành ý thức bảo vệ môi
trường và biết nhắc nhở các bạn trong lớp, trong trường cùng thực hiện.
- Giáo dục cho học sinh trong quá trình học tập phải chú ý nhiều tới các phần,
các nội dung liên quan tới môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường.
- Kiểm nghiệm: Phối hợp với Đoàn – Đội theo dõi, kiểm nghiệm hiệu quả thực
hiện ngay trong trường và thơng qua hoạt động đồn ở địa phương để đánh giá
(Đặc biệt là hưởng ứng các hoạt đông địa phương tổ chức hoặc hoạt động hè
thông qua phiếu sinh hoạt hè….)
3.2. Các biện pháp giáo dục cụ thể trong chương trình Địa Lí THCS
A. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 6
6


Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
Mục 2: CẤU TẠO CỦA LỚP VỎ TRÁI ĐẤT
Nội dung chủ yếu của phần này là cho HS biết cấu tạo của lớp ngồi cùng của

Trái Đất. Có một nội dung quan trọng của phần này mà giáo viên có thể đặt câu
hỏi:
Hỏi: Lớp vỏ Trái Đất có vai trị như thế nào ?
- Nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như: khơng khí, nước, sinh vật...
và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
GV nhấn mạnh: như vậy vỏ Trái Đất của chúng ta có vai trị rất to lớn đối với
xã hội lồi người.
Hỏi: Theo các em hiện nay con người đã và đang gây ra những vấn đề gì để
lại những hậu quả tiêu cực tới lớp vỏ Trái Đất?
- Gây ô nhiễm môi trường, tàn phá tài nguyên
- Làm thay đổi một số thành phần tự nhiên trên bề mặt Trái Đất...
Hỏi: Là những người sống trên lớp vỏ Trái Đất chúng ta cần có những hành
động như thế nào để bảo vệ lớp vỏ Trái Đất ?
- Tích cực bảo vệ các tài nguyên nhất là rừng .
- Hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước...)
- Tăng cường việc trồng cây gây rừng, bảo vệ thiên nhiên nơi cư trú, lao
động và học tập...
- Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Bằng các cách gợi ý, giáo viên sẽ dần giúp học sinh trả lời các ý cần thiết
và đồng thời từng bước hình thành cho các em ý thức bảo vệ mơi trường.
Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
Khi dạy bài này cuối bài dạy giáo viên có thể hỏi :
Hỏi: Ttrên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng con người đã khai thác
khoáng sản từ khi nào?
- Từ thời cổ đại (phát hiện các dụng cụ làm bằng kim loại được sử dụng).
Hỏi: Hiện nay vấn đề khai thác khoáng sản đang diễn ra như thế nào?
- Quy mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh.
Hỏi: Theo em biết thì q trình khai thác khống sản hiện nay đã và đang gây
ra những hậu quả gì về mơi trường ?
- Mất đất, rừng, thay đổi địa hình bề mặt đất...

- Gây ô nhiễm môi trường nước (đất, bùn trơi theo dịng nước ra sơng,
biển ...hóa chất độc hại gây ô nhiễm nước ngầm, nước trên mặt).
- Gây ô nhiễm khơng khí (q trình vận chuyển sinh ra bụi, sơ chế của nhà
máy tạo khói... ).
Hỏi: Chúng ta cần có những giải pháp nào để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi
trường do khai thác khoáng sản gây ra?
- Đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành khai thác.
- Hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm trong q trình khai thác ...
Bài 23: SƠNG VÀ HỒ ; Bài 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

7


GV chỉ gợi ý cho học sinh tự tìm hiểu: Vấn đề ô nhiễm nước sông, hồ, biển ở
Việt Nam và thế giới hiện nay như thế nào ?
Mục đích là cho các em tìm tịi thơng tin qua sách báo, thời sự..để hiểu thêm, vì
trong chương trình lớp 7 và 8 giáo viên sẽ tích hợp chi tiết.
Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
Mục 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI TỚI SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG
VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
Trong phần này, nội dung chính là truyền đạt cho học sinh về những ảnh hưởng
tích cực và hạn chế của sự phân bố động thực vật do con người thực hiện.
Hỏi: Nêu thực trạng hiện nay của rừng trên thế giới nói chung và nước ta nói
riêng ?
- Nhiều nơi đang bị tàn phá nặng nề.
- Diện tích rừng , nhất là rừng nhiệt đới giảm nhanh chóng.
Hỏi: Theo các em khi rừng bị tàn phá nghiêm trọng như vậy có ảnh hưởng gì
tới sự tồn tại và phát triển của các loài động vật?
- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật.

- Hạn chế nguồn thức ăn và sự sinh sản của chúng...
Hỏi: Vậy con người cần có những hành động, biện pháp gì để giúp cho động,
thực vật trên Trái Đất được bảo tồn và phát triển ?.
- Phải tích cực trồng và bảo vệ rừng
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng và các loài động vật
- Tuyên truyền tới mọi người thực hiện nghiêm Luật bảo vệ rừng...
Như vậy, đối với chương trình Địa Lí lớp 6 có một số nội dung của một số
bài có thể tích hợp giáo dục môi trường. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý một số
vấn đề như:
+ Học sinh khối 6 mới bước vào đầu bậc học THCS, vì vậy nhận thức về
mơi trường và các biện pháp bảo vệ còn nhiều hạn chế. Do đó giáo viên cần có
câu hỏi ở mức độ kiến thức vừa phải và có sự gợi mở dần dần cho các em trong
quá trình tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
+ Mục đích chính là bước đầu hình thành cho các em nhận thức được sơ
lược thực trạng và một số biện pháp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ mơi trường.
B. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 7
Trong chương trình Địa Lí 7 có nhiều nội dung có thể tích hợp bảo vệ môi
trường. Nhận thức của học sinh khối 7 đã cao hơn và có sự hiểu biết về môi
trường tốt hơn ở khối 6. Do vậy, giáo viên có thể nâng mức độ về kiến thức lên
so với ở khối 6.
Một số nội dung giáo dục cụ thể:
Bài 3: QUẦN CƯ.ĐƠ THỊ HĨA
Mục 2: ĐƠ THỊ HĨA - CÁC SIÊU ĐƠ THỊ .
Sau khi cho học sinh tìm hiểu về q trình đơ thị hóa trên thế giới giáo viên có
thể hỏi:
8


Hỏi: Quá trình phát triển tự phát của nhiều siêu đô thị và các đô thị mới đã gây
ra những hậu quả gì?

- Ơ nhiễm mơi trường (do xuất hiên các khu nhà ổ chuột, phương tiên giao
thông nhiều, chất thải sản xuất và sinh hoạt)...
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Hỏi: Vậy con người cần làm gì để cân bằng giữa việc đơ thi hóa và vấ đề mơi
trường?.
Với câu hỏi này có thể giáo viên chưa cần cho học sinh trả lời ngay mà để các
em tim hiểu, bởi vì đến bài: “Đơ thị hóa ở đới ơn hịa’’ học sinh sẽ được tìm hiểu
kỹ hơn.
Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUN, MƠI
TRƯỜNG Ở ĐỚI NĨNG
Mục 2: SỨC ÉP DÂN SỐ TỚ TÀI NGUN, MƠI TRƯỜNG
Hỏi: Dân số đới nóng đơng và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì về tài
nguyên, môi trường ?
- Các loại tài nguyên bị khai thác ngày càng nhanh hoặc giảm sút về chất
lượng (rừng, đất đai, khống sản...).
- Mơi trường bị ơ nhiễm nặng nề.
Hỏi: Là cơng dân của đới nóng chúng ta cần làm gì để giải quyết tình trạng
trên?
- Hạn chế gia tăng dân số
- Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý
- Bảo vệ môi trường tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng...
Thông qua các câu hỏi trên giáo viên có thể giúp học sinh nhận: thức tốt
hơn về vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm của thế hệ các em về vấn đề
dân số để hạn chế các tác động tiêu cực của dân số đơng với mơi trường, tài
ngun.
BÀI 17: Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG Ở ĐỚI ƠN HỊA
Đối với chương trình Địa lý 7 bài này giáo viên có điều kiên tốt nhất để phân
tích hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn hịa,
nơi có kinh tế phát triển nhất thế giới, nhất là công nghiệp. Đây cũng là bài mà
giáo viên có thể tích hợp giáo dục mơi trường một cách hiệu quả.

Mục 1: Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ
Sau khi cho học sinh tìm hiểu ngun nhân, hậu quả của ơ nhiễm khơng khí ở
đới ơn hòa, giáo viên lồng ghép việc hỏi học sinh về các biên pháp hạn chế ơ
nhiễm khơng khí của các nước đới ơn hịa, thì có thể hỏi thêm:
Hỏi: Vậy nước ta đang trong q trình “Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa” đất
nước, cơng nghiệp đang được chú trọng phát triển mạnh cũng có thể gây ơ
nhiễm khơng khí. Theo em chúng ta cần phải có những biên pháp gì để giảm
thiểu ơ nhiễm khơng khí ?Liên hệ địa phương?
- Chú trọng việc sử dụng các thết bị, máy móc ít gây ơ nhiễm khơng khí.
- Trồng nhiều cây xanh ở các cơ sở, các khu công nghiệp... để hạn chế ô
nhiễm.
9


- Hạn chế các ngành sản xuất thải ra các chất độc hại cho mơi trường khơng
khí...
Mục 2: Ơ NHIỄM NƯỚC
Giáo viên cũng dùng phương phát như ở mục 1 để truyền đạt và tích hợp giáo
dục mơi trường.
Hỏi: Hiện nay ở nước ta vấn đề ô nhiễm nước cũng đang ở mức đáng báo
động. Vậy Nhà nước ta đã và đang có những chính sách gì để hạn chế ô nhiễm
nước ? Liên hệ địa phương?
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất, phân bón trong sản xuất
nơng nghiệp.
- Cẩn trọng trong vận chuyển dầu mỏ và các chất hóa học khác bằng đường
thủy.
- Tuyên truyền cho người dân nêu cao ý thức bảo vệ mơi trường nước...
C. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 8
Ở lớp 8 nội dung giáo dục có ít hơn nhưng đòi hỏi giáo viên phải nâng

cao về mức độ vì nhạn thức và trí tuệ học snh đã dược nâng lên so với lớp 7.
Hơn nữa, các em cũng đã làm quen với việc tích hợp nhiều nên đã hiểu rõ và có
thể đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn cho tương lai.
Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
Mục 3: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, KINH TẾ , CHÍNH TRỊ.
Phần này có nội dung về kinh tế nhấn mạnh về công nghiệp khai thác và chế
biến dầu mỏ đang là ngành kinh tế có vị trí chủ yếu của khu vực:
Hỏi: Quan sát hình 9.2 và kiến thức đã học em hãy cho biết hoạt động kinh tế
khai thác và chế biến dầu mỏ để xuất khẩu ở khu vực co tiềm ẩn gì về ơ nhiễm
mơi trường ?
- Nguy cơ ơ nhiễm do rị rỉ đường ống dẫn dầu, khí là rất lớn chở dầu (bão tố
hoặc va chạm tàu khi vận chuyển ...).
Hỏi: Ở nước ta hoạt động khai thác dầu khá phát triển, công nghiệp chế biến
dầu khí cũng bước đầu phát triển. Vậy theo các em chúng ta cần có biện pháp gì
để hạn chế ô nhiễm môi trường đối với hoạt động này ?
Từ câu hỏi như vậy giáo viên có thể cho học sinh liên hệ vấn đề bảo vệ môi
trường biển ở nước ta.
Bài 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Mục 3: VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN KHỐNG SẢN
Sau khi cho học sinh tìm hiểu về tình hình khai thác một số loại khống sản ở
nước ta, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về việc khai thác khống sản ảnh hưởng
tới mơi trường như thế nào.
Hỏi: Việc khai thác một số loại khoáng sản đã gây ra những ảnh hưởng tới môi
trường như thế nào? Liên hệ địa phương?
- Gây ơ nhiễm khơng khí (khói bụi trong vận chuyển và chế biến).
- Chất thải trong khai thác gây ô nhiễm nguồn nước...
10


- Diện tích rừng bị suy giảm.

Hỏi: Vậy theo các em chúng ta cần có những giải pháp gì để hạn chế ơ nhiễm
mơi trường trong khai thác khống sản ? Liên hệ địa phương?
- Đối với khai thác và vân chuyển dầu mỏ, giáo viên nhắc lại kiến thức đã
tích hợp ở bài 9.
- Đối với khai thác và vận chuyển than đá cần có xe chuyên dụng, che bạt
khi vận chuyển.
- Tưới nước đường vận chuyển để hạn chế ơ nhiễm (bụi)...
Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SƠNG NGỊI VIỆT NAM
Mục 2: KHAI THÁC KINH TẾ VÀ BẢO VỆ SỰ TRONG SẠCH CỦA CÁC
DỊNG SƠNG
Hỏi: Nêu các ngun nhân gây ô nhiễm sông ngòi ở nước ta? Liên hệ địa
phương?
- Do rác thải và các loại hóa chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị.
- Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Do tai nạn trong q trình vận chuyển dầu và các chất hóa học trên sông.
Hỏi: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm sơng ngịi ?
Học sinh trình bày và giáo viên tổng hợp, kết luận.
Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
Đối với bài này , giáo viên có thể tích hợp trong cả phần 2 và 3 của bài học
Mục 2: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
Sau khi dạy xong mục giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Hỏi: Tại sao cần bảo vệ tài nguyên rừng? Hãy nêu các biện pháp chủ yếu bảo
vệ rừng ở nước ta hiện nay ?
Thông qua hai câu hỏi trên giáo viên gúp học sinh vừa hiểu được giá trị của
tài nguyên rừng, đồng thời cao hơn nữa là cho các em tự tìm hiểu các biện pháp
bảo vệ rừng .
Hỏi: Ở địa phương phường Hải An chúng ta các em thấy chính quyền và nhân
dân có những biện pháp bảo vệ rừng như thế nào?
Từ câu hỏi liên hệ tới địa phương không chỉ giúp các em hiểu thêm các biện
pháp bảo vệ mà còn nâng cao ý thức bảo vệ rừng nơi cư trú.

D. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 9
Trong chương trình địa lý 9 có rất nhiểu nội dung có thể tích hợp nhất là
phần địa lý các vùng kinh tế. Tuy nhiên chúng ta có thể có cách tích hợp chung
cho một số dạng bài của các phần này nhằm khắc sâu kiến thức và ý thức bảo vệ
môi trường của các em học sinh.
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Mục 2: GIA TĂNG DÂN SỐ
Sau khi học sinh tìm hiểu và biết được nước ta có một thời gian dài dân số tăng
nhanh giáo viên có thể hỏi:
Hỏi: Dân số nước ta đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ?

11


Dẫn tới: thiếu việc làm, đời sống chậm cải thiện; nhiều tài nguyên bị cạn
kiệt, môi trường bị ô nhiễm...
Hỏi: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chúng ta cần có biện pháp gì? Liên hệ
địa phương?
- Cần có chính sách giảm tỉ lệ gia tăng dân số và phân bố dân cư hợp lý.
* Các bài đặc điểm phát triển kinh tế của phần Địa Lí các vùng kinh tế,
giáo viên có thể có cách ích hợp như sau:
- Cho học sinh tìm hiểu về nghành nơng nghiệp và công nghiệp của vùng
- Chỉ rõ nghành khai thác và chế biến khống sản hay nơng nghiệp đã có ảnh
hưởng tới tài ngun , mơi trường sinh thái...
- Từ đó giáo viên cho học sinh nêu các biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi
trường đối với từng vùng.
* Đối với các phần về DỊCH VỤ của các vùng giáo viên cho học sinh tìm
hiểu về sự phát triển của hoạt động du lịch và các dịch vụ ăn theo như nhà
hàng, khách sạn ... đã và đang gây ô nhiễm môi trường khá nặng nề, nhất là
các khu du lịch biển - đảo, du lịch tâm linh ...

Từ đó cho học sinh nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ
tài nguyên...
Lưu ý: Trong các phần giáo dục môi trường, giáo viên liên tục cho học
sinh liên hệ với địa phương về thực trạng và giải pháp bảo vệ mơi trường. Từ đó
giúp các em nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường
và tài nguyên.
4. Hiệu quả
Trong những năm gần đây, chúng ta thấy được rằng vấn đề bảo vệ tài
nguyên, môi trường đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thực tế
giảng dạy bộ môn Địa lý tại trường THCS Hải An trong nhiều năm qua tôi nhận
thấy rằng việc giáo dục môi trường là vô cùng cần thiết bởi vì, tại địa phương
phường Hải An là vùng có cả rừng và biển, diện tích rừng cịn khá lớn và vùng
biển rộng, hiện nay đã chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Hơn thế nữa,
địa bàn xã đại bộ phận học sinh nhận thức về bảo vệ tài ngun, mơi trường cịn
nhiều hạn chế. Do vậy, phần nội dung giáo dục nếu giáo viên khơng có sự chuẩn
bị chu đáo về bài dạy, khơng tìm hiểu về các vấn đề mơi trường liên quan cụ thể
thì sẽ rất khó đạt hiệu quả. Trong q trình giảng dạy, bản thân tôi đã luôn
nghiên cứu kỹ nội dung bài học và xem xét các phần, các nội dung cụ thể, liên
hệ thực tế để giáo dục. Từ đó có sự lựa chọn về câu hỏi và các gợi ý cho học
sinh khi cần thiết.
Sau khi rút kinh nghiệm giảng dạy nội dung giáo dục môi trường trong
năm học 2019 - 2020 tôi nhận thấy đến năm học 2020 - 2021 kết quả về vấn đề
nhận thức bảo vệ mơi trường có sự tiến bộ rõ rệt vế cả nhận thức và hành động
cụ thể không chỉ ở nhà trường mà còn cả ở địa phương.

12


* Qua khảo sát về nhận thức các vấn đề ô nhiễm môi trường và các giải pháp
chính để hạn chế ô nhiễm môi trường đã được các em đưa ra với kết quả rất tích

cực so với năm học trước, cụ thể:
* Năm học 2019 - 2020:
Nhận thức khá rõ
Nhận thức rõ và
Hiểu chưa rõ ràng
nhưng đưa ra được ít đưa ra được nhiều
Khối Sĩ số về vấn đề ô nhiễm
giải pháp bảo vệ môi giải pháp bảo vệ
môi trường
lớp
HS
trường
môi trường
SL
%
SL
%
SL
%
6
90
46
51.1
34
37.8
10
11.1
7
83
42

50.6
29
34.9
12
14.5
8
82
40
48.8
31
37.8
11
13.4
9
75
38
50.7
25
33.3
12
16.0
Tổng 330
166
50.3
119
36.1
45
13.6
* Năm học 2020 - 2021:
Nhận thức khá rõ

Nhận thức rõ và
Hiểu chưa rõ ràng
nhưng đưa ra được ít đưa ra được nhiều
Khối Sĩ số về vấn đề ô nhiễm
giải pháp bảo vệ môi giải pháp bảo vệ
môi trường
lớp
HS
trường
mơi trường
SL
%
SL
%
SL
%
6
91
18
19.78
38
41.76
35
38.46
7
94
20
21.28
40
42.55

34
36.17
8
60
21
35
28
46.67
11
18.33
9
94
17
18.09
41
43.62
36
38.29
Tổng 339
76
22.42
147
43.36
116
34.22
Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh mơi trường ở nhà trường cũng đã đi vào quy
cũ, nề nếp. Việc sử dụng nguồn nước trong nhà trường luôn đảm bảo u cầu an
tồn và tiết kiệm. Khn viên nhà trương luôn được đảm bảo sạch đẹp, đúng với
tiêu chí “xanh – sạch – đẹp” trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.

* Khảo sát thực tế tại địa phương kết quả thu được rất tốt.
- Thông qua các hoạt động ở địa phương do địa phương phát động như vệ sinh
đường phố; xả rác ở khu dân cư....đảm bảo quy định. Ý thức giữ gìn và bảo vệ
rừng, mơi trường vùng biển cũng được nâng lên. Nhìn chung, theo đánh giá từ
phía quản lí các tổ dân phố, ý thức tự giác của các em được nâng lên và hiệu
quả cao hơn rõ rệt so với trước.
- Thông qua hoạt động phối hợp với Đoàn phường, hàng năm thường xuyên tổ
chức cho Đoàn viên, thanh niên và Đội viên nhà trường tham gia dọn vệ sinh
khu vực bãi biển Hải An. Trong đợt ra quân vừa qua (ngày 26/3/2019) cho thấy
so với các đợt trước đây, lần này các em hoạt động rất tích cực và hiệu quả. Tính
tự giác rất cao. Điều này cho thấy hiệu quả quan trọng trong việc giáo dục môi
trường cho các em, kiểm nghiệm gắn liền với thực tế cuộc sống.

13


Như vậy, qua kết quả so sánh trên chúng ta thấy việc giáo dục mơi trường
sẽ giúp học sinh có nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của môi trường và
các giải pháp cơ bản để bảo vệ mơi trường, góp phần vào bảo vệ mơi trường
sống của chính các em khơng chỉ về lí thuyết mà cịn cả thực tiễn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy học rất cần tới giáo dục các kỹ năng
cho học sinh, đặc biệt việc giáo dục mơi trường đang có vai trị vơ cùng quan
trọng. Đối với mơn Địa Lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường đang được chú
trọng bởi vấn đề giảm sút về tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang diễn biến
rất phức tạp. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết thực
trạng và từ đó có các giải pháp cho hiện tại và tương lai. Hơn nữa thế hệ học
sinh hiện nay cũng chính là những người tuyên truyền hiệu quả nhất .
Đối với bậc học THCS là giai đoạn học sinh có sự phát triển nhanh về

tâm, sinh lý và có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức khoa học từ các môn học.
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, học sinh có thể học, tìm hiểu kiến
thức từ nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên việc truyền đạt kiến thức của giáo viên
vẫn cực kỳ quan trọng, trong đó có việc giáo dục bảo vệ mơi trường. Việc định
hướng của giáo viên về các giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai là không
thể không thực hiện trong dạy học Địa Lí.
Bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và đặc biệt là
học sinh THCS bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, có hiểu
biết về thực trạng mơi trường trên thế giới, trong nước. Các em có tri thức để có
thể đưa ra và thực hiện các giải pháp bảo vệ hiệu quả, từ đó góp phần đảm bảo
sự bền vững cho môi trường và tài nguyên.
2. Kiến nghị
Qua đây, tôi cũng xin được đề xuất một số vần đề sau đây nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục môi trường qua mơn Địa Lí ở các nhà trường như sau:
- Cần tăng cường trang bị thêm các đồ dùng, thiết bị cho môn học.
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề về nâng cao công tác bảo vệ môi trường để tạo
điều kiện cho các đồng chí giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giáo dục, từ đó
nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và áp dụng thực tế.
Từ thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một số suy nghĩ, kinh nghiệm
nhỏ của bản thân được đúc rút qua thời gian công tác, áp dụng tại đơn vị cho
thấy bước đầu hiệu quả rõ rệt, xin được cùng trao đổi với các đồng nghiệp, đồng
thời cũng rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các
đồng nghiệp để hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh ngày càng được nâng
cao. Vì nhiều lý do nên đề tài nghiên cứu của bản thân khơng tránh khỏi những
sai sót cần bổ sung hoàn thiện. Rất mong các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo
góp ý để hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm được nâng cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

14



XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HT: Lê Trọng Long

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết: Nguyễn Trọng Hội

15



×