Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển ngành công nghiệp giải trí và du lịch huyện bàu bàng cơ hội thách thức và đề xuất chính sách development of entertainment and tourist services of bau bang district challenges, chances and policy proposal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.33 KB, 6 trang )

“Phát triển ngành cơng nghiệp giải trí và du lịch huyện Bàu Bàng
– cơ hội thách thức và đề xuất chính sách”
Development of Entertainment and Tourist Services of Bau Bang District
– Challenges, Chances and Policy Proposals

Dr Nguyen Hoang Tien
Saigon International University
Tóm tắt: Bài viết này phân tích những cơ hội và thách thức mà ngành “cơng nghiệp
khơng khói” huyện Bàu Bàng phải đối mặt song song với việc phát triển các khu công
nghiệp trong chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ chung của tỉnh Bình
Dương. Kinh nghiệm và thành tựu gặp hái được của huyện Bàu Bàng có thể là một
bài học quý báu cho tỉnh Bình Phước khi phải đối phó với một chiến lược tương tự:
phát triển cả ngành cơng nghiệp có khói lẫn khơng khói. Song song đó, bài viết này
nhằm phân tích và đưa ra một số gợi ý, đề xuất chính sách đối với sự phát triển ngành
“cơng nghiệp khơng khói” huyện Bàu Bàng phải đối mặt song song với việc phát
triển các khu công nghiệp trong chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ chung
của tỉnh Bình Dương. Kinh nghiệm và thành tựu gặp hái được của huyện Bàu Bàng
có thể là một bài học quý báu cho tỉnh Bình Phước khi phải đối phó với một chiến
lược phát triển tương tự: phát triển cả ngành cơng nghiệp có khói lẫn khơng khói,
hoặc có các ngành cơng nghiệp khói trước, các ngành cơng nghiệp khơng khói sau.
Đặc biệt Bàu Bàng là một huyện phía Bắc Bình Dương và ráp gianh với tỉnh Bình
Phước với những điều kiện địa lý và thiện nhiên để phát triển các ngành công nghiệp
và dịch vụ tương tự.
Từ khóa: cơng nghiệp giải trí, du lịch, Bầu Bàng, Bình Phước, cơ hội, thách thức,
chính sách.
Abstract: This paper analyzes the opportunities and challenges facing Bau Bang
district's "smokeless industry" in parallel with the development of industrial zones in
the overall service and industry development strategy of Bau Bang district. Binh
Duong Province. Bau Bang district's experience and achievements can be a valuable
lesson for Binh Phuoc province when dealing with a similar strategy: developing both
smoke-free and smoke-free industries. In parallel, this article aims to analyze and give


some suggestions and policy proposals for the development of "smokeless industry"
in Bau Bang district, which is faced with the parallel development of industrial parks.
in the general industrial and service development strategy of Binh Duong province.
Bau Bang district's experience and achievements can be a valuable lesson for Binh
Phuoc province when dealing with a similar development strategy: developing both
smoke-free and smoke-free industries, or There are smoky industries first, smokeless
industries after. Especially Bau Bang is a district in the North of Binh Duong and
adjacent to Binh Phuoc province with geographical and natural conditions to develop
similar industries and services.
Keywords: entertainment industry, tourism, Bau Bang, Binh Phuoc, opportunities,
challenges and policies.
1.Vài nét sơ bộ về huyện Bàu Bàng


Huyện Bàu Bàng được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày
29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm
2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Bàu Bàng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh
Bình Dương, có hệ thống giao thơng thuận lợi kết nối với Bình Phước, khu vực Tây
Nguyên và Tp Hồ Chí Minh có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ thuận
lợi cho giao thương, hạ tầng xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, văn hóa, tinh
thần của người dân. Sau khi thành lập huyện gồm có 7 xã: Cây Trường II, Hưng
Hịa, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố với diện tích
33.915,69 ha và dân số trên 82.024 nhân khẩu. Huyện Bàu Bàng có phía Đơng giáp
huyện Phú Giáo, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng, phía Nam giáp thị xã Bến Cát, phía
Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Khu cơng nghiệp và đô thị Bàu Bàng thuộc địa bàn các xã Lai Hưng và Lai
Uyên, huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương. Khu cơng nghiệp có vị trí giao thơng rất
thuận lợi, nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 13 (cách thị xã Bến Cát 15-20 km), thuộc
vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa miền Đông Nam bộ và miền Trung Tây
nguyên.

Với kinh nghiệm có được từ việc xây dựng thành công Khu công nghiệp VSIP
và Khu công nghiệp Mỹ Phước, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp
Becamex IDC đã quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng với
những ưu điểm vượt trội. Với những lợi thế và ưu điểm có được Khu công nghiệp
và đô thị Bàu Bàng đang là điểm nóng thu hút đầu tư trong và ngồi nước. Nhiều dự
án quan trọng của các quốc gia như Nhật Bản (công ty TNHH Hotta), Hàn Quốc
(công ty TNHH KissWire, Sunwood Vina), Đài Loan (công ty TNHH EMC) …. và
của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác (công ty TNHH Arda với vốn đầu tư của Ý)
đã được cấp phép và đang triển khai xây dựng tại đây.
2.Ngành công nghiệp giải trí huyện Bàu Bàng – phân tích cơ hội và thách thức
Song song với sự phát triển công nghiệp trên diện tích 1.000 ha, Khu đơ thị và
dịch vụ Bàu Bàng trên diện tích 1.200 ha cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư bởi lối kiến trúc hiện đại, tiện nghi, phù hợp với cảnh quan khu vực tạo nên
một tổng thể kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Mặt tiền đường chính rộng 62 m, đường
phụ rộng 4 m chỉ cách đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13) 100 m. Chính sự phù hợp,
tiện nghi và thơng thống đã tạo cảm giác thoải mái trong sinh hoạt tại khu đô thị và
cũng rất thuận lợi cho việc kinh doanh các loại hình dịch vụ tại đây. Để phát triển khu
đô thị và dịch vụ len lỏi trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói
chung và trên địa bàn huyện Bàu Bàng nói riêng cần phải đẩy mạnh việc triển khai
các khu dịch vụ vui chơi giải trí nhằm thu hút người dân đến sinh sống và lập nghiệp.
Hiện tại cho thấy, các hoạt động vui chơi, giải trí ở các khu đơ thị Bàu Bàng cịn rất
hạn chế, các dịch vụ giải trí rất thưa thớt, chưa đa dạng, phong phú và chất lượng
chưa cao. Kèm theo đó là thiếu các khu trung tâm thương mại lớn, hiện đại với các
loại hình như mua sắm, biểu diễn thể thao, nghệ thuật... như tại các khu cơng nghiệp
Nam Bình Dương (Dĩ An, Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một). Đóng góp của dịch
vụ giải trí vào GDP của Huyện cịn chưa đáng kể, giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp này còn rất hạn chế, chưa phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương là cửa
ngõ vùng kết nối miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Tỷ lệ lao động tham
gia vào các hoạt động giải trí cịn quá thấp và chưa phù hợp với chủ trương định



hướng dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện từ công nông nghiệp sang thương
mại dịch vụ.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới ngành công nghiệp du lịch và các hoạt
động giải trí, văn hóa đi kèm rất phát triển, như ẩm thực, mua sắm, vui chơi, thăm
quan dã ngoại… tạo hiệu ứng công hưởng và đà phát triển cho các ngành kinh doanh
khác. Thái Lan là một ví dụ điển hình mà Bình Dương có thể noi theo. Có thể ví khu
vực thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An như thủ đô Bangkok, các huyện và
thị trấn phía bắc có thể ăn theo sự phát triển của thủ đơ. Thuận lợi hơn, Bình Dương
đã thành lập Thành Phố Mới, trung tâm văn hóa, hành chính, kinh tế và chính trị của
cả tỉnh trong tương lai (tầm nhìn đến năm 2030) góp phần rút ngắn khoảng cách phát
triển giữa các huyện, thị xã phía bắc và các huyện, thị xã phía nam. Tương tự như
thành phố mới Bình Dương, huyện Bàu Bàng có thể đóng vai trị kết nối các tỉnh
miền Đơng Nam Bộ với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết hợp với thị xã Bến Cát đã
được đầu tư phát triển ở mức độ tương đối tốt và Thành Phố Mới Bình Dương với
nhiều tiềm năng trong tương lai hình thành một tam giác phát triển khơng chỉ về mặt
cơng nghiệp mà cịn về mặt đô thị và dịch vụ. Song song với mức sống tăng trưởng
ngày càng cao, nhu cầu giải trí, du lịch của người dân cũng càng trở nên cấp thiết.
Huyện Bàu Bàng cần phải đón đầu xu hướng này nhằm định hướng phát triển theo
hướng thương mại và dịch vụ cho địa phương mình, từ đó có chiến lược quảng bá tới
các đối tượng du khách, khách hàng thuộc các thị trường mục tiêu đến từ các tỉnh
phía Bắc, các tỉnh phía Nam, các huyện và thị xã trong nội tỉnh Bình Dương. Huyện
Bàu Bàng cần xác định tầm nhìn của mình đối với sự phát triển của ngành du lịch,
giải trí, cần có những buổi trình diễn văn hóa nghệ thuật đậm nét địa phương nhằm
thu hút du khách và dân nhập cư vốn ngày càng gia tăng trên khắp địa bàn tỉnh Bình
Dương. Các loại hình giải trí cần phải đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách, có như
vậy mới tạo sức hút và giữ chân họ dài hơn, thu hút thêm dân nhập cư nhằm tạo đà
phát triển kinh tế - xã hội cho cả tỉnh nói chung và bản thân Huyện nói riêng.
3.Phát huy cơ hội cho ngành cơng nghiệp giải trí và du lịch huyện Bàu Bàng
Huyện Bàu Bàng nói riêng và tồn bộ tỉnh Bình Dương nói chung khơng có

núi, khơng có biển – lợi thế thiên nhiên vốn có của các tỉnh khác như Đà Lạt, Vũng
Tàu, Phan Thiết, Nha Trang… Như vậy Bình Dương và Bàu Bàng nên phát triển
những gì và như thế nào nhằm thu hút du khách để từ đó doanh thu từ du lịch và cơng
nghiệp giải trí gia tăng? Tỉnh Bình Dương và huyện Bàu Bàng nên tạo ra những khu
du lịch nhân tạo như lạc cảnh Đại Nam, Suối Tiên mang đậm nét văn hóa và lịch sử
vùng miền… theo mơ hình Disney của Mỹ, kèm theo sự chỉnh trang lại cảnh quan
môi trường, nâng cao tinh thần phục vụ, thái độ thân thiện, chất lượng dịch vụ và
phong cách chuyên nghiệp. Điều này chắc chắn sẽ làm mê lòng du khách cũng như
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của dân bản xứ, biến nơi đây thành một trong những địa
điểm đáng đến và đáng sống nhất tại Việt Nam. Cần phải nhấn mạnh việc tỏ thái độ
thân thiện với du khách vì điều này rất quan trọng. Việc làm cho du khách cảm thấy
được chào đón theo những cách đặc biệt khác nhau ở những nơi khác nhau là rất cần
thiết bởi nó khiến du khách cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Ấn tượng ban đầu thường
được nhớ rất lâu nên chỉ một cử chỉ, hành động tốt của đội ngũ nhân viên các trung
tâm vui chơi giải trí, hướng dẫn viên du lịch sẽ tác động rất nhiều đến tâm lý du khách.
Vì rằng, bên cạnh điểm đến thú vị thì việc họ có u thích, muốn trở lại hay không


lại phụ thuộc rất nhiều vào hình ảnh, phong cách và sự chuyên nghiệp của đội ngũ
phục vụ. Việc xây dựng và phát triển bền vững ngành công nghiệp giải trí cho huyện
Bàu Bàng là rất cần thiết, kèm theo các dự án du lịch xanh nếu như Huyện muốn trở
thành cầu nối văn hóa và kinh tế Bắc-Nam tại khu vực miền Nam đất nước. Để làm
được như vậy, việc hợp tác liên vùng là rất cần thiết, phải thực sự coi trọng giá trị văn
hóa lich sử của cả hai vùng miền nêu trên: các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các tỉnh
Đông Nam bộ không chỉ trong lời nói mà cả hành động. Trước tiên, huyện Bàu Bàng
hãy liên kết chặt chẽ với các thị xã lân cận như Bến Cát và Thành Phố Mới Bình
Dương (thuộc thành phố Thủ Dầu Một) để vươn lên, đóng vai trò chủ động, là đầu
tàu kinh tế và đầu mối giao thơng chính của cả vùng. Điều quan trọng nhất là phải
đánh giá được giá trị thực mang lại cho du khách và khách hàng dựa trên vị trí địa lý
và những thế mạnh nhất định và từ quan điểm này, xây dựng ngành du lịch giải trí để

du khách được hưởng những dịch vụ tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Huyện
Bàu Bàng nên kết hợp với các khu vực phía Nam của tỉnh Bình Dương, mạnh dạn sử
dụng kinh nghiệm của những nhà tư vấn quốc tế, những chuyên gia giỏi để có được
quy hoạch du lịch chất lượng tốt với quan điểm và tầm nhìn chiến lược, hiện đại.
Ngồi việc khuyến khích tạo ra những sản phẩm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí thân
thiện với môi trường, huyện Bàu Bàng cũng không nên lãng quên việc đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành cơng nghiệp khơng khói này. Những
người quản lý cấp trung và cấp cao đang rất thiếu trên thị trường lao động, do vậy
nên thông qua các tập đoàn lớn, kết hợp doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để bổ
sung đội ngũ này. Việc triển khai các dịch vụ du lịch, vui chơi và giải trí là điều cấp
thiết, các doanh nghiệp trong ngành này cần có sự phối hợp của nhiều sở, ban, ngành.
Muốn phát triển khu vui chơi giải trí phải quy hoạch nó nằm ở đâu, vận hành như thế
nào, phải có sản phẩm, các chính sách cụ thể… Vì vậy, nên có những dự án cụ thể và
kêu gọi các nhà đầu tư, xã hội hóa q trình đầu tư, có như vậy ngành du lịch và cơng
nghiệp giải trí mới có thể phát triển và bứt phá.
2.Phát triển dịch vụ du lịch và giải trí huyện Bàu Bàng – một số gợi ý và đề xuất
chính sách cho giai đoạn 2017-2020
a) Liên kết với các khu vực kinh tế lớn lân cận như thị xã Bến Cát (khu công
nghiệp Mỹ Phước), Thành Phố Mới Bình Dương (khu cơng nghiệp VSIP II mở rộng)
để cùng đồng hành phát triển tạo nên một tam giác với sức bật phá và những giá trị
bổ sung cho nhau, cạnh tranh được với khu vực trên địa bàn phía Nam Bình Dương
(TP. Thủ Dầu Một – Thuận An – Dĩ An) đóng vai trị kết nối Campuchia, các tỉnh
khu vực Tây Nguyên với các tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Tam giác Bàu Bàng – TPM
Bình Dương – Bến Cát có những lợi thế nhất định về nhân cơng, giá th mặt bằng,
chi phí đầu tư và sự chuyển dịch của trung tâm hành chính, văn hóa và tài chính của
Tỉnh về Thành Phố Mới Bình Dương tầm nhìn năm 2030.
b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng,
khách sạn, vận chuyển, văn hóa, nghệ thuật, thương mại và dịch vụ. Khuyến khích
các trường đại học trên địa bàn Tỉnh mở thêm chi nhánh, cơ sở hai tại thị xã Bến Cát
nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tăng trưởng kinh tế của khu

vực tam giác Bàu Bàng – Bến Cát – Thành Phố Mới Bình Dương. Các cơ sở đào tạo
này có thể thu hút sinh viên đến từ các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Bình Phước và cả
nước ngồi (trước hết là Campuchia). Thơng qua nâng cao chất lượng nguồn nhân


lực trong ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi và giải trí, các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng có thể đảm bảo tính chun nghiệp trong quá
trình cung cấp dịch vụ một cách ân cần, chu đáo và tận tịnh cho đa dạng các đối tượng
du khách trong và ngồi nước, làm vui lịng khách đến, làm vừa lòng khách đi.
c) Xây dựng sân golf, những khu thể thao, sân bóng, trường đua, hồ bơi, du
thuyền, những khu ẩm thực, vui chơi giải trí, tham quan dã ngoại mang nặng những
giá trị và văn hóa lịch sử vùng miền hịa quyện với những nét đặc trưng vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên, tương tự như khu du lịch Đại Nam, khu du lịch Suối Tiên,
bên cạnh sự hiện diện của những khu nhà ở phức hợp, những khu phố sầm uất, những
khu trung tâm thương mại lớn, hiện đại với các loại hình mua sắm đa dạng và dịch
vụ phong phú.
d) Thu hút dân nhập cư đến sinh sống và lập nghiệp từ Campuchia, tỉnh Bình
Phước, khu vực Tây Nguyên thay vì tất cả đổ xơ về TP. Hồ Chí Minh thơng qua việc
đảm bảo cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và hệ thống giao thông thuận tiện, cung cấp cho
cư dân và du khách những giá trị, cơ hội nghề nghiệp và môi trường an sinh xã hội
tương xứng.
e) Cần có những chính sách và cơ chế thơng thống và hợp lý nhằm trải thảm
đỏ thu hút và giữ chân các nhà đầu từ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, tham quan. Các nhà hoạch định
chính sách của huyện Bàu Bàng nên kết hợp với các khu vực phía Nam của tỉnh Bình
Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh, mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm của các nhà tư vấn
đầu tư và thiết kế quốc tế, những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quy hoạch các khu
du lịch nghỉ dưỡng, các khu đô thị, không gian sống theo phong cách hiện đại, thiết
kế các sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường dựa trên quan
điểm và tầm nhìn chiến lược để tránh những lỗi lầm mắc phải của những dự án tương

tự trước đây.
f) Từng bước chuyển dịch cơ cấu từ nông-công nghiệp sang thương mại và
dịch vụ, đặc biệt là đón đầu xu hướng trong lĩnh vực du lịch, vui chơi, giải trí, hình
thành những khu đô thị kiểu mẫu hiện đại với không gian sống trong lành, tiện nghi
và thoải mái một khi mà mức sống và thu nhập của người dân ngày một tăng cao;
cung cấp cho cư dân Thành Phố Hồ Chí Minh một điểm đến mới trong đầu tư và
hưởng thụ cuộc sống thay vì những điểm đến cuối tuần truyền thống trong cùng một
bán kính 100 km như: biển Vũng Tàu, vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Hồ Dầu
Tiếng, được mệnh danh là Thác Bà (Yên Bái) của miền Nam, có thể là một điểm đến
lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch đảo hồ. Huyện Bàu Bàng cũng nên có chính
sách và hợp tác với các huyện lân cận nhằm khai thác những lợi thế tự nhiên của họ
phục vụ cho ngành du lịch và giải trí của các doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động
trên địa bàn tỉnh mình.
3.Tầm nhìn cho ngành du lịch và giải trí huyện Bàu Bàng đến năm 2030
Sau một thập kỷ nữa huyện Bàu Bàng và ngành công nghiệp giải trí phải đạt
được đa số trong những tiêu chí sau:
a) Thu hẹp đáng kể khoảng cách phát triển giữa các huyện và thị xã phía Bắc
và phía Nam tỉnh Bình Dương, tiến tới sự phát triển bền vững của toàn Tỉnh với
Thành Phố Mới Bình Dương là địn bẩy cho sự hu hẹp khảng cách và phát triển cân
đối này. Thành Phố Mới Bình Dương sẽ phát triển và trở thành trung tâm, đầu mối


kết nối hài hòa các huyện và thị xã trên tồn Tỉnh.Các khu cơng nghiệp phía Bắc Bình
Dương phải được lấp kín và đan xen với các khu đơ thị, dịch vụ thương mại hiện đại
và sầm uất.
b) Tam giác Bàu Bàng – Bến Cát – Thành Phố Mới Bình Dương sẽ là điểm
đến vàng của các nhà đầu tư, du khách và dân nhập cư với môi trường đầu tư cở mở,
thơng thống, mơi trường sống thoải mái, thân thiện và trong lành, với mật độ dân số
phù hợp xen kẽ với các khu công viên, địa điểm vui chơi giải trí, mua sắm, tham quan
dã ngoại lý tưởng một khi tam giác Thành Phố Thủ Dầu Một – Thuận An – Dĩ An đã

quá tải.
c) Ngành du lịch và cơng nghiệp giải trí sẽ là trụ cột và xương sống nền kinh
tế của tam giác Bàu Bàng – Bến Cát – Thành Phố Mới Bình Dương nói chung và
huyện Bàu Bàng nói riêng với sự đóng góp vào GDP của ngành thương mại và dịch
vụ không dưới 50%.
d) Ngành du lịch và cơng nghiệp giải trí tạo nên những giá trị mới cho cuộc
sống sẽ là động lực thúc đẩy và thu hút đầu tư chủ yếu kéo theo sự phát triển của các
loại ngành dịch vụ đa dạng khác trong nền kinh tế tri thức như: giáo dục, y tế, thể
thao, tài chính, văn hóa nghệ thuật…
e) Tam giác Bàu Bàng – Bến Cát – Thành Phố Mới Bình Dương với sự phát
triển bền vững của các ngành dịch vụ nêu trên sẽ trở thành bệ phóng giúp các tỉnh lân
cận như Tây Ninh và Bình Phước tăng trưởng kinh tế và sớm hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế quốc gia.



×