Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ TÀI: BIỂU TƯỢNG MÂM NGŨ QUẢ TRONG LỄ CÚNG TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.06 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI MÔN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: BIỂU TƯỢNG MÂM NGŨ QUẢ TRONG LỄ CÚNG
TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên
Lớp: PR 14-01
Thành viên:
1. Đặng Khánh Huyền
2. Phạm Hải Nguyên
3. Bùi Dạ Minh Châu
4. Đinh Phương Liên
5. Viết Thị Thu Trang
Năm học: 2020 – 2021


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

MỤC LỤC
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI............................................................................... 1
Câu 1: Mâm ngũ quả là gì? Ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì? ........................ 1
Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau trong mâm ngũ quả giữa ba miền Bắc, Trung,
Nam. Theo anh/ chị, nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về mâm ngũ
quả giữa ba miền Bắc, Trung, Nam? .............................................................. 3
2.1

Sự khác nhau trong mâm ngũ quả giữa ba miền Bắc Trung Nam: .... 3

2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mâm ngũ quả giữa ba miền


Bắc, Trung, Nam:......................................................................................... 6
Câu 3: Tìm hiểu về mâm ngũ quả đem lại ý nghĩa gì đối với hoạt động học
tập và hoạt động nghề nghiệp của anh/chị? .................................................... 6
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 8


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Bùi Văn
Niên - giảng viên hướng dẫn môn Cơ sở văn hóa Việt Nam khoa Truyền
thơng, đại học Đại Nam. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Cơ sở
văn hóa Việt Nam, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt
tình từ thầy. Thầy đã giúp em hiểu hơn và có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành
học của mình, về những kiến thức về các vùng văn hóa riêng biệt của Việt
Nam. Từ những kiến thức thầy truyền tải em đã dần trả lời được những câu
hỏi xoay quanh lĩnh vực ngành nghề mà em đang theo học, cung cấp cho em
sự linh hoạt trong tư duy, suy nghĩ của bản thân, từ đó đưa ra đánh giá và học
hỏi được nhiều điều để chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Thơng qua bài
tiểu luận này, em xin trình bày những gì mà em đã tìm hiểu được về biểu
tượng mâm ngũ quả trong lễ cúng Tết của người Việt.
Kiến thức về những nền văn hóa, sự khác nhau về văn hóa của các vùng
miền với nhau là vơ cùng rộng lớn, đòi hỏi em phải dành ra một khoảng thời
gian rất dài để nghiên cứu và tìm hiểu. Do đó, trong q trình hồn thành bài
tiểu luận chắc chắn sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em
rất muốn nhận được những ý kiến phản hồi và sự hướng dẫn đến từ thầy để bài
tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường
giảng dạy.



Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

LỜI MỞ ĐẦU
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5
yếu tố ban đầu gồm: kim, mộc, thủy, hỏa và thổ – gọi là ngũ hành. Tư tưởng
này đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đơng.
Tục lệ trưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt là một trong
những biểu hiện của tư tưởng này.
Mâm ngũ quả ngày Tết đã làm quang cảnh ngày Tết thêm sinh động,
khơng khí trong nhà thêm ấm áp đượm đầy sắc xuân. Mâm ngũ quả là một
trong những thứ quan trọng để chưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những
ngày Tết của người Việt. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ
tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và
luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Nhiều người tin rằng, mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương – ngũ hành,
cầu tài cầu phúc nên bỏ ra rất nhiều tiền để có được mâm ngũ quả độc, lạ,
khơng đụng hàng, hợp phong thủy với hi vọng năm mới sẽ làm ăn phát đạt.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng cho biết, ý nghĩa của
mâm ngũ quả đã thay đổi theo dòng chảy thời gian và biến thiên lịch sử. Do
vậy mà mâm ngũ quả mang đầy nét nhân văn, triết lý của cuộc sống, đặc biệt
mâm ngũ quả cịn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên, ông
bà cho các thế hệ mai sau đực biết và học tập theo những việc làm mang tính
nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn
hóa khơng thể thiếu trong lễ cúng Tết của người Việt. Xuất phát từ những vấn
đề đó, nhóm chúng tôi quyết định lấy “Biểu tượng của mâm ngũ quả trong lễ
cúng Tết của người Việt” làm đề tài nghiên cứu.


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên


PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Mâm ngũ quả là gì? Ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì?
Trả lời
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5
yếu tố ban đầu gồm: kim, mộc, thủy, hỏa và thổ – gọi là ngũ hành. Tư tưởng
này đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đơng,
trong đó có người Việt được thể hiện ở mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả là một
mâm trái cây có chừng năm thứ trái khác nhau thường có trong ngày Tết
Ngun Đán của người Việt. Thơng thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên
bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ
thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Ngũ (五, năm), là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho
sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả
bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống.

1


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cấu tạo/hương vị, màu sắc và
cách đọc tên. “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời.
Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những
sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao
động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ
vạn vật sinh tồn. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng
với mệnh của con người. Chọn số lẻ là tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Và tư tưởng, hình ảnh ấy từ lâu đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao

đời nay.
Người phương Đông quan niệm mâm ngũ quả cần có 5 loại quả với 5
màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, Sang trọng, Sống
lâu, Khỏe mạnh, Bình n. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu
xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo
5 sắc màu đó để phối trí. Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì
vậy mâm ngũ quả có thể nhiều hơn. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng
và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Hình dáng/cấu tạo của các loại quả cũng có tính chất gợi tả điều tốt
lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn; bưởi và dưa
hấu căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc
sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và khơng cay, đắng. Ngồi ra,
người ta còn bày các loại quả theo cách đọc tên với kiểu gần âm. Ví dụ: "dừa"
hay "dưa" gần âm với "vừa"; đu đủ là "đủ", xoài gần âm với "xài" (tiếng Nam,
có nghĩa là "dùng"), mãng cầu là "cầu", sung là "sung túc". Một mâm ngũ quả
miền Nam có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xồi, sung đọc thành "cầu vừa đủ xài
sung" hay "cầu sung vừa đủ xài" và họ thường kiêng kỵ chưng trái có tên
mang ý nghĩa xấu như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng,
bom (táo)…

2


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả:
- Chuối: Là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả. Chuối phải là nải
chuối còn xanh, màu xanh được coi là hành Mộc. Nó mang ý nghĩa như bàn
tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế
là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.

- Quả quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất
trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
- Quả phật thủ: Quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm và nơi cao nhất
trong mâm ngũ quả. Theo quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật
và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên
lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
- Quả bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn.
- Quả xồi: Cầu mong khơng thiếu thốn.
- Quả thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ và biểu trưng cho sự cát
tường, thịnh vượng.
- Quả sung: Với mong muốn có sự sung túc, trịn đầy, sung mãn về sức khỏe,
hay tiền bạc.
- Quả đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau trong mâm ngũ quả giữa ba miền Bắc,
Trung, Nam. Theo anh/ chị, nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về
mâm ngũ quả giữa ba miền Bắc, Trung, Nam?
Trả lời
2.1 Sự khác nhau trong mâm ngũ quả giữa ba miền Bắc Trung Nam:
Vào dịp Tết Nguyên Đán - cái tết cổ truyền của dân tộc, ngồi những
món ăn truyền thống thì việc sửa soạn mâm ngũ quả để cúng trên mâm thờ gia

3


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

tiên cũng là một phần đặc trưng không thể thiếu, gợi đế phong vị ngày Tết
truyền thống. Tùy theo đặc trưng văn hóa, địa lý mỗi vùng mà mâm ngũ quả
lại được bày biện bằng những loại quả khác nhau, mang những hình thức ý
nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó, việc xã hội ngày càng phát triển, một số loại

quả ngoại nhập cũng được người dân thêm vào mâm ngũ quả để làm đẹp hơn
về mặt hình thức. Ngưng nhìn chung, cũng có thể chỉ ra những điểm đặc trưng
khác nhau giữa mâm ngũ quả của 3 vùng Bắc - Trung - Nam như sau:
2.1.1 Mâm ngũ quả miền Bắc: Mâm ngũ quả bày theo ngũ hành:
“Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa
phương Đơng là vạn vật dung hịa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng
phải phối theo 5 màu: kim-trắng, mộc-xanh, thủy-đen, hỏa-đỏ, thổ-vàng. Mâm
ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng,
quýt. Cách trình bày truyền thống là: chuối ở dưới cùng đỡ lấy toàn bộ các
loại quả khác, chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác
bày xung quanh, những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt nhỏ hoặc quất.” "Ngũ"
còn thể hiện ước muốn của gia chủ là đạt được "ngũ phúc lâm mơn": Phúc
(may mắn), q (giàu có), thọ (sống lâu), khang (khỏe mạnh), ninh (bình an).
Mâm ngũ quả truyền thống có các loại quả như: Chuối xanh - Tượng trưng
cho gia đình sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và chở che; Phật thủ xanh
- bàn tay phật che chở cho cả gia đình; Bưởi vàng - Cầu ước sự an khang,
thịnh vượng; Thanh long đỏ - Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc;
Đu đủ vàng - Thịnh vượng, đủ đầy.
Cách bày mâm ngũ quả cũng thay cho lời câu mong một năm mới may
mắn, hạnh phúc vẹn tròn của người dân miền Bắc. Ngày nay, mẫn ngũ quả
cũng có thể bày thành 7 - 9 - 11… loại quả, tùy theo điều kiện kinh tế cũng
như sở thích của gia chủ. Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc
vẫn được bày biện theo nguyên lý của thuyết ngũ hành.

4


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

2.1.2. Mâm ngũ quả miền Trung: Có gì cúng nấy:

“Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt,
ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa
mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ
tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là
tươi ngon. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu,
dứa, sung, cam, quýt…” Vì quan niệm thành tâm với tổ tiên là chính, có gì
cũng nấy nên mâm ngũ quả của các gia đình ở miền Trung khác nhau, quả gì
cũng được. Ngày nay, khi các loại hoa quả ngày càng đa dạng, người ta khơng
cịn cứng nhắc về nguyên tắc ngũ quả nữa mà có thể bày nhiều loại hơn.
2.1.3. Mâm ngũ quả miền Nam: Cầu vừa đủ xài:
“Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa
đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng
cầu, sung, dừa, đu đủ, xồi. Ngồi ra, cịn có thêm quả thơm (dứa) với mong
muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm
hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”,
nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi. Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả,
vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như: Chuối: Chúi nhủi, làm
ăn không phất lên được. Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại. Cam, quýt:
Quýt làm cam chịu.”
Cách bày mâm ngũ quả bắt đầu với những quả lớn như mãng cầu, đu
đủ, dừa đặt trước để lấy thế. Tiếp đến, các quả nhỏ được bày lên trên, sắp xếp
hợp lý để có hình dạng như ngọn tháp. Ngồi ra, có thể đặt cặp dưa hấu ở 2
bên sau khi đã hoàn thành mâm quả.

5


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên


2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mâm ngũ quả giữa ba miền Bắc,
Trung, Nam:
Điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai mà mỗi vùng sẽ có những loại
quả đặc trưng khác nhau.
Sự khác biệt vùng miền cũng như quan niệm văn hóa riêng biệt cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến cách lựa chọn loại quả và cách bày biện mâm ngũ
quả. Từ đó tạo nên những ý nghĩa về mặt tâm linh cũng như tinh thần đối với
người dân từng vùng.
Câu 3: Tìm hiểu về mâm ngũ quả đem lại ý nghĩa gì đối với hoạt động học
tập và hoạt động nghề nghiệp của anh/chị?
Trả lời
Mối liên hệ giữa mâm ngũ quả và PR:
+ Mâm ngũ quả ý nghĩa chung sâu sắc, mang nét bản sắc văn hóa của
mỗi vùng miền chính vì vậy mà mâm ngũ quả và PR có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
+ Mâm ngũ quả chính là nền tảng văn hóa, và văn hóa cũng chính là
nền tảng quan trọng để xây dựng các chiến lược PR, là con đường
truyền thông tốt nhất và bền vững nhất, mỗi độ Tết đến xuân về, các bài
báo về mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam đều được khai thác
một cách triệt để nhất có thể, nhưng hồn tồn không hề đem lại cảm
giác nhàm chán cho người đọc.
+ Bên cạnh đó, PR là yếu tố quan trọng để lan tỏa, giữ gìn các giá trị
truyền thống tốt đẹp trong nước và tiếp thu những văn hóa mới mẻ
ngồi nước.
+ Sử dụng mâm ngũ quả cho PR: Mâm ngũ quả là biểu tượng triết lý thể
hiện màu sắc dân tộc, vùng miền trong những ngày Tết, ngày cúng

6



Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

giỗ… ở nước ta. Khi nắm rõ được màu sắc dân tộc, vùng miền, khi làm
việc ở những vùng miền đó, các cơng việc, chiến dịch PR có thể chuẩn
xác hơn, khơng bị dính vào những vấn đề về việc không nắm rõ bản sắc
văn hóa, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân vùng đó và
ảnh hưởng đến các chiến dịch PR.
+ Mâm ngũ quả sẽ là công cụ không thể thiếu cho những sự kiện truyền
thông, PR mang chủ đề ngày Tết.
+ Và chắc chắn mâm ngũ quả cũng không thể vắng mặt trong những
chiến dịch truyền tải kiến thức - lan tỏa ý thức giữ gìn và phát huy văn
hóa dân tộc.
+ Mâm ngũ quả cũng thường xuất hiện trong các hoạt động trải nghiệm
của học sinh để các em vận dụng sự sáng tạo, trang trí cho mâm ngũ quả
thêm độc đáo và đồng thời cũng trau dồi thêm cho các em kiến thức văn
hóa dân tộc, hình thành đạo đức nhớ ơn tổ tiên, tự hào dân tộc.

7


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

KẾT LUẬN CHUNG
Ngày Tết, dù ở thành thị hay thôn quê, bên cạnh những chiếc bánh
chưng xanh, cành hoa đào đỏ, gia đình nào cũng bày một mâm ngũ quả trên
bàn thờ tổ tiên. Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ
hành, nhắc nhở con cháu luôn nhớ ơn ông bà tổ tiên và thể hiện ước mong một
năm mới an khang, hạnh phúc. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm
giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hơi,
nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ

phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Và tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn
sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Gọi là ngũ quả nhưng thật
ra chẳng ai quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc
trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả
để bày trên mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn
mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước
mong những điều tốt lành đến với gia chủ. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu
sắc riêng và mang những ý nghĩa nhất định. Nhiều năm gần đây, khi mức sống
người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng
được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết khơng cịn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở
thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Tuy vậy, mâm ngũ quả
trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết vẫn mang ý nghĩa gìn giữ bản
sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở
phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một
sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình…

8


Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH

CÔNG VIỆC

ĐÁNH GIÁ


VIÊN
1

Đặng Khánh Huyền 1456010049 Câu 2

Hoàn thành tốt

2

Phạm Hải Nguyên

1456010030 Làm word

Hoàn thành tốt

3

Bùi Dạ Minh Châu

1456010003 Câu 1

Hoàn thành tốt

4

Đinh Phương Liên

1456010016 Câu 3

Hoàn thành tốt


5

Viết Thị Thu Trang

1456010042 Kết luận

Hoàn thành tốt

9



×