Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.49 KB, 35 trang )

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
1.Cấu tạo của 1 âm tiết TV gồm mấy phần, được tách thành mấy yếu
tố?
=>
Âm
Tiết
TV
Thanh điệu
Vần
PÂĐ Âm đệm âm chính âm cuối
1.1.Phụ âm đầu (âm đầu): Là vị trí mở đầu âm tiết.
-Số lượng: 22.
TT Âm Chữ
viết
Ví dụ TT Âm Chữ viết Ví dụ
1 /b/ b ba 12 /f/ ph phát
2 /t/ t ta 13 /v/ v về
3 /t’/ th thi 14 /s/ x xa
4 /d/ đ đi
15 /z/
d da
5 /tr/ tr tre gi gia
6 /c/ ch che g gì
7 /k/
k ki (e, ê) 16 /s/ s sa
c ca 17 /r/ r ra
q qua 18 /x/ kh kha
8 /m/ m mẹ 19 g ga
9 /n/ n nó 20 gh ghế
10 /nh/ nh nhà 21 /h/ h hát
ng ngà 22 /l/ l lên


ngh nghi(e,ê)
-Lưu ý:
+Âm /p/ chỉ xuất hiện rất ít ở 1 số âm tiết TV (Sa Pa, pơ-pô-lin),
không được coi là thành viên của hệ thống âm đầu TV.
+Một số nhà ngôn ngữ học như Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Thị Lanh
đề nghị bổ sung 1 PÂ tắc thanh hầu /?/ (phương thức PÂ: tắc, bộ phận tham
gia cấu âm là thanh hầu), xuất hiện trong các âm tiết như: an, oan, oi…
nhưng không được thể hiện trên chữ viết.
VD: Thực tế cách đánh vần tự nhiên kiểu “ờ - ăn” = “ăn’ của trẻ em góp
phần xác nhận sự tồn tại của âm vị này.
1
->Tuy nhiên, một số nhà n/c ngôn ngữ vẫn nghi ngờ và không thừa
nhận có PÂ này.
-PÂĐ có thể khuyết trong âm tiết TV. VD: Oan, uyên, oang…(nếu không
thừa nhận có PÂ tắc thanh hầu /?/).
1.2.Phần vần.
a/Âm đệm: (Âm đầu vần, âm lướt), còn gọi là bán âm (giống PÂ về mặt chức
năng, giống nguyên âm về mặt hình thức).
+Vị trí: Đứng thứ 2 trong mô hình cấu tạo âm tiết, nối PÂĐ với phần còn lại
của vần.
+Số lượng: 1 âm vị /-u-/.
+Chữ viêt :
Viết bằng chữ ‘‘o’’ (trước các nguyên âm rộng và hơi rộng): oan,
oâng, oăn…
.Viết bằng chữ ‘‘u’’ (trước các nguyên âm còn lại và sau q) : uân,
uyên…
+Đặc điểm : Phát âm lướt.
+Chức năng : Biến đổi âm sắc lúc mở đầu, làm trầm hoá âm sắc của âm tiết
(toan khác tan…) và khu biệt âm tiết này với âm tiết khác, có thể vắng mặt
trong tiết.

b/Âm chính (âm giữa vần), là hạt nhân của âm tiết, tạo âm sắc chủ yếu cho
âm tiết, không bao giờ vắng mặt trong âm tiết.
-Số lượng : 14 âm vị nguyên âm.
+Nguyên âm đơn : 11 NÂ ; a, e, ê, o,ô, ơ, u,ư, i + ă, â (là 2 NÂ ngắn).
+Nguyên âm đối: uô, ươ, iê.
2
+Chữ viết.
TT Âm Chữ viết Ví dụ TT Âm Chữ viết Ví dụ
i im 9 /u/ u thu
y ý 10 /ô/ ô cô
2 /ê/ ê về 11 /o/ o nhỏ
e đi
12 /iê/
ia mía
a anh ách iê miến
4 /ư/ ư tư ya khuya
5 /ơ/ ơ cờ yê Thuyền
6 /â/ â âu
7 /a/ a nhà ưa Mưa
ă ăn ươ mương
a ay, au uô muốn
ua múa
-Lưu ý:
+Theo Đoàn Thiện Thuật có thêm 2 nguyên âm ngắn là e và o ngắn
(anh ách, ong óc).
+Các nguyên âm i, e, ê, iê là các nguyên âm thuộc hàng trước, còn lại
là các NÂ thuộc hàng sau tròn hoặc không tròn môi.
c/Âm cuối (âm cuối vần), kết thúc âm tiêt, qui định âm săc của âm tiết khi
kêt thúc, có thể vắng măt trong âm tiết.
-Số lượng:

+8 phụ âm (p, t, c, ch, m, n, ng, nh)
+2 bán âm: i (viết i, y) và u (viết o, u), phát âm lướt, giống NÂ về
hình thức, giống PÂ về chức năng.
d/Thanh điệu: gồm 6 thanh, không bao giờ đ\ược phép vắng mặt trong âm
tiết TV.
=>Khác với các ngôn ngữ Ấn Âu: VD: dưa, dừa, dứa…(ở VN) tạo
sự khác biệt ở thanh, còn ngôn ngữ Ấn Âu không có sự khác biệt này.
3
2.Phân tích thành phần cấu tạo các âm tiết sau:
Lúa, luồng, cuốc, quốc, quyên, khoác, khuân, hào, múa, mía, túi, tuỷ…?
TT Âm tiết PÂĐ Âm đệm  chính  cuối T. Điệu
1 Lúa L ua Sắc
2 Luồng L uô ng Huyền
3 Cuốc C uô c Sâc
4 Quốc Q u ô c Sắc
5 Quyên Q u iê n Không
6 Khoác Kh o a c Sắc
7 Khuân Kh u â n Không
8 Hào H a o Huyền
9 Múa M uô Sắc
10 mía M iê Sắc
11 Túi T u i Sắc
12 Tuỷ T u i hỏi
3.Tìm những tiêng bắt vần với nhau, lý giải cách hiệp vần của những
tiếng ấy.
1. Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh
2. Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say
3. Hôm qua tát nước ao đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
4 Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…
 ở các bài tập 2, 3, 4 là kiểu vần thông,
+ Bài 2, 4 thay đổi nguyên âm i = e (đình – cành), i = ê (xinh – nghêng)
là những nguyên âm cùng hàng trước.
+ Bài 3 thay đổi nguyên âm â = ă, là những nguyên âm cùng hàng sau.
4
4.Vì sao lại coi các từ êm ái, êm ả, ấm ức, ấm áp, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh
ỏi… là từ láy.
=> Trả lời
+Các tiếng trong từ trên đều có 1 PÂ tắc thanh hầu. PÂ này không được thể
hiện trên chữ viết.
+Có quan điểm không thừa nhận có PÂ tắc thanh hầu thì những từ trên vẫn
có các tiếng đều khuyết PÂĐ, đó là điểm giống nhau giữa các tiếng và là căn
cứ để xếp những từ chứa chúng là từ láy.
+Về nghĩa, những từ này cũng có tác dụng gợi hình, gợi cảm giống như từ
láy.
+Về cấu tạo, nhiều từ trong số này cũng có tiếng gốc hoặc được cấu tạo theo
những khuôn hình nhất định như nhiều từ láy.
VD: ồn ã, yên ả, oi ả, êm ả, êm ái, ấm áp, im ắng, ế ẩm, ít ỏi, oằn oại, ốm o,
ép uổng, o ép, ao ước, ấm ức…
5.Các từ cong queo, cuống quýt, công kênh, cập kênh…có phải là từ láy
không?
=>Trả lời:
+Chúng ta phải dựa vào mặt ngữ âm xem chúng có chỗ giống nhau hay
không?
+Có trường hợp ngữ âm và chữ viết không thống nhất hoàn toàn. VD như

trường hợp này: âm “k” được viết bằng 3 chữ “k, c, q”.
-> Các từ trên là từ láy PÂĐ.
6.Vần có giá trị biểu cảm như thế nào ?
=> trả lời :
a/Trong TV âm tiết nào cũng có vần, vần là thành phần chủ yếu tạo nên âm
tiết. Trong các âm tiết có hình thức cấu tạo đơn giản như: “ô” trong “cái ô”,
“ơ” trong “ơ kìa”, “e” trong “e ngại”…
->Có thể hiểu ô, ơ, e như 1 vần (vần gồm 1 nguyên âm và 1 thanh điệu)
5
b/Vần có 1 giá trị nhất định trong việc cảm thụ và nhận biết lời nói. Có thể
lược bỏ PÂĐ người ta vẫn nhận biết được nội dung lời nói.
+VD1: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng, ấy ái uông”
->Người ta vẫn hiểu (tất nhiên phải có sự hỗ trợ của ngữ cảnh).
+VD2: Những đứa trẻ đang tập nói, thường ngọng kiểu “ông ăn ơm âu”
-> người nghe vẫn hiểu “không ăn cơm đâu”.
c/Trong thơ ca, vần giữ vai trò hết sức quan trọng. Vần tạo sự liên kết giữa
các vần thơ, các ý thơ, góp phần tạo nên tiết tấu, nhịp điệu làm tăng giá trị
biểu cảm, thẩm mỹ cho bài thơ, đoạn thơ.
->Làm người đọc dễ nhớ, dễ thuộc và hứng thú như “ngậm âm nhạc trong
miệng” (Mai a côpki).
+VD1: “Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh” (Truyện Kiều – ND).
Các PÂ “kh” và “g” kết hợp với khuôn vần “ấp – ênh” đã góp phần miêu
tả cuộc hành trình trên con đường không bằng phảng…để qua đó diễn tả tâm
trạng xúc động, quặn đau của Thuý Kiều lúc chia ly, đồng thời góp phần
giúp ta hình dung bước đường lưu lạc 15 năm sau này đầy chông gai, trăc trở
của nàng.
VD2: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng

Một giọng thơ ngâm một giọng đàn. (Tố Hữu)
6
CHƯƠNG 2: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
1. Từ TV được cấu tạo như thế nào?
-Đơn vị cấu tạo từ TV là các hình vị.
-Có nhiều quan điểm khác nhau về đơn vị hình vị:
+Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa được dùng để cấu tạo nên các từ.
VD:
.Mặt trời (2 hình vị -ghép).
.Đẹp đẽ (2 hình vị –láy) trong đó “đẹp” có nghĩa từ vựng, “đẽ” không có
nghĩa từ vựng nhưng nó quyết định sự khác biệt về nghĩa giữa “đẹp” và “đẹp
đẽ”.
-> Nó vẫn tiềm tàng 1 giá trị ngữ nghĩa nào đó, nó mang nghĩa bổ sung
(chẳng hạn “cấc” trong “già cấc”, “ngắt” trong “xanh ngắt’).
.Những từ gồm 2 tiếng vô nghĩa như “bù nhìn, bồ hóng, bồ kết…” được xem
là từ đơn, là những từ do 1 hình vị tạo thành.
+Mỗi tiếng (âm tiết) trong TV là 1 hình vị, vì vậy có thể căn cứ vào số
lượng tiếng trong từ mà phân biệt từ đơn (một tiếng) và từ phức (2 tiếng trở
lên).
+Có nhà n/c ngôn ngữ phân biệt từ đơn tiết (1 tiếng) với từ đa tiết (2
tiếng trở lên).
Định nghĩa về cấu tạo của từ TV trong SGK TV4?
-SGK TV4 định nghĩa cấu tạo từ TV căn cứ vào số lượng tiếng trong từ.
Dùng số lượng tiếng để phân biệt từ đơn, phức tỏ ra đơn giản, HS Tiểu học
dễ tiếp nhận hơn, phù hợp với yêu cầu RKN sử dụng TV cho HS.
-Phần ghi nhớ SGKTV4 định nghĩa như sau: Có 2 cách tạo từ phức:
+Ghép 2 tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép.
+Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần),
đó là từ láy.
2.Có mấy loại từ láy?

a/Căn cứ vào số lần láy, chia ra: Từ láy đôi, láy 3, láy 4.
7
(Lớp 5 cũ dạy láy đôi, láy 3. láy 4 và 4 kiểu từ láy : láy tiếng, láy âm, láy
vần, láy cả âm và vần).
b/Căn cứ vào mức độ láy có :
-Láy toàn bộ (đêm đêm, xanh xanh…).
+Láy toàn bộ có biến đổi thanh: đo đỏ, nhè nhẹ, thinh thích, …
+Láy toàn bộ có biến đổi vần + thanh: tôn tốt, đèm đẹp, răm rắp…
-Láy bộ phận có: Láy âm và láy vàn.
Lưu ý : SGKTV4 không yêu cầu dạy HS ghi nhớ, học thuộc, kiểm tra TV có
mấy kiểu láy như 1 đơn vị kiến thức lí thuyết mà chỉ nhắc’’thoáng qua’’
trong 1 bài luyện tập (SGKTV4 trang 44), yêu cầu ‘‘xếp các từ láy tìm được
vào 3 nhóm’’ :
+Láy có PÂĐ giống nhau (nhút nhát)
+Láy có vần giống nhau (lao xao)
+Láy có cả âm và vần giống nhau (rào rào…)
=>Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc theo hướng
mở rộng hoặc thu hẹp, tăng cường hoặc giảm nhẹ…(nói cách khác : là sự sắc
thái hoá nghĩa của hình vị gôc).
?Các từ đèm đẹp, tôn tốt, khang khác, thinh thích, chênh chếch, thoăn
thoát…là từ láy âm (láy PÂĐ) hay biến thể của từ láy tiếng (láy toàn bộ
tiếng) ?
=>Căn cứ vào tiếng gốc, có thể hình dung quá trình biến đổi ngữ âm để tạo
ra những từ láy này :
-Đẹp -> đẹp đẹp -> đèm đẹp.
-Tôt -> tốt tốt -> tôn tốt.
-Khác -> khác khác -> khang khác…
=>Chúng đều có nghĩa giảm nhẹ so với hình vị gốc:
So với tiếng gốc, các từ đều có sự biến đổi về thanh điệu + PÂ cuối theo
quy tắc:

-Thanh: sắc -> ngang; nặng -> không.
8
-PÂ cuối: p -> m; t ->n; c -> ng ; ch -> nh.
=>Sự biến đổi không lớn và theo quy tắc níât định, có thể xếp chúng vào
nhóm từ láy tiếng (láy toàn bộ).
3.Có mấy loại từ ghép?
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hình vị, vào đặc trưng ngữ nghĩa của
từ, người ta chia từ ghép (có ý nghĩa từ vựng) thành 2 loại:
a/Ghép phân nghĩa (chính phụ, có nghĩa phân loại…).
Là từ ghép trong đó có 1 hình vị chỉ loại lớn (SV, hành động, tính
chất…) đứng trước và là hình vị chính. Còn hình vị phụ đứng sau có tác
dụng phân hoá nghĩa cho hình vị chính đứng trước.
Ví dụ:
+Mô hình 1: Máy + x: Máy ảnh, máy bơm…
Vui + x : Vui tính, vui kòng…
->Là từ ghép phân nghĩa 1 chiều.
+Mô hình 2 (Hình vị tạo từ gốc Hán) :
x + viên : Đoàn viên. xã viên…
x + trưởng : Bộ trưởng, ca trưởng, hiệu trưởng…
Bất + x : Bất nghĩa, bất công…
->Là từ ghép gốc Hán.
+Mô hình 3 : Nhà + x : nhà văn, nhà báo, nhà sư…
Cái + x: cái hay, cái bi…
Có + x: Có lí, có hậu…
->Là từ ghép phân nghĩa 2 chiều.
=>Nghĩa của chúng có tác dụng sắc thái hoá, cụ thể hoá nghĩa của hình vị
chỉ loại lớn (còn mang tính loại biệt).
b/Ghép hợp nghĩa (đẳng lập, song song, láy nghĩa, tổng hợp…).
-Là từ ghép do 2 hình vị có quan hệ ngang hàng nhau tạo nên. Nghĩa của
chúng có tính chất tổng hợp, tổng loại, khái quát.

VD: Áo quần, nhà cửa, đêm ngày, buồn vui, thương nhớ…
9
+2 hình vị phải cùng từ loại (cùng D-D, Đ-Đ, T-T)
+2 hình vị phải cùng phạm trù ngữ nghĩa (cùng chỉ SV, hoạt động,
tính chất…).
+2 hình vị phải đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa: Đợi chờ, tươi
sáng, trên dưới…
-Nghĩa: biểu thị những SV, hiện tượng mang tính tổng loại, khái quát.
(Cách khác: chỉ những loại lớn hơn, chung hơn, rộng hơn, bao trùm
hơn so với loại của mỗi hình vị tạo thành).
?Có thể dựa trên những dấu hiệu nào để phân biệt từ phức với 1 cụm
từ?
=> Áp dụng biện pháp thử sau:
a/Biện pháp 1: Xem tổ hợp có “thành ngữ tính” thì đó là từ ghép, còn không
sẽ là cụm từ, tức là không thể suy ra nghĩa của toàn tổ hợp từ nghĩa của mỗi
thành tố.
VD: “Ông cha” -> người thuộc thế hệ trước trong quan hệ với những người
thuộc thế hệ sau (nói tổng quát) -> là từ ghép vì có “thành ngữ tính”, ta
không thể suy từ nghĩa của các yếu tố cấu thành nó là “ông” và “cha”.
b/Biện pháp 2: Xem cấu tạo tổ hợp đó chặt chẽ hay lỏng lẻo. Nếu các thành
tố gắn bó chặt chẽ là từ ghép, không thì là cụm từ. Cụ thể:
+Không thể chen thêm 1 thành tố nào vào giữa chúng.
VD: Không thể chuyển đổi .“ông cha” -> “ông” và “cha”.
.”áo dài” -> áo rất dài.
+Không thể dùng 1 thành tố trong tổ hợp thay cho toàn bộ tổ hợp.
VD: “Nhận mặt”. Nếu nghe không rõ hỏi “nhận” gì?, không thể trả lời “mặt”
mà phải là “nhận mặt”.
+Không thể ghép tổ hợp ấy với những tổ hợp có chung 1 thành tố
thành chuỗi những thành tố chung.
VD: Không thể ghép: truyện cổ, truyện cười, truyện ngụ ngôn… -> truyện

cổ, cười, ngụ ngôn.
10
?Những từ : tươi tôt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ,
học hỏi, hoa hồng, cá cơm, cá cảnh… là ghép hay láy?
=>Trong những tiếng trên, tiếng nào cũng có nghĩa, quan hệ giữa các tiếng
trước hết là quan hệ về nghĩa.
VD:
+”Đi” (chỉ hoạt động di chuyển = chân của người, động vật)
ghép với “đứng” (chỉ tư thế của người, thân thẳng, hai chân đặt trên nền đỡ
toàn thân với mặt đất) thành “đi đứng” để biểu thị 1 ý nghĩa khái quát hơn
mỗi tiếng => chỉ hoạt động di chuyển nói chung.
+”Cá” (động vật có xương, sống dưới nước, thở = mang và bơi =
vây)
ghép với “cảnh” (chỉ vật nuôi, trồng hoặc tạo ra để ngắm, giải trí) thành ->
‘‘cá cảnh” biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể hơn “cá’ (loại cá nuôi làm cảnh).
Như vậy các từ nói trên là từ ghép hợp nghĩa trừ “hoa hồng, cá cơm, cá
cảnh” là ghép phân loại.
?Bình minh, cần mẫn, chí khí, tham lam, bao biện, bảo bối, ban bố, căn
cơ, hoan hỉ, hào hiệp, hào hoa, hào hùng, hữu hạn, hữu hình… là từ
ghép hay láy?
-> Trả lời:
+Thoạt nhìn, các từ trên có hình thức ngữ âm giống như từ láy âm và
vần.
+Thực chất, đây là những từ ghép Hán Việt có hình thức ngữ âm
ngẫu nhiên giống từ láy, bởi mỗi tiếng trong từ láy đều có nghĩa.
VD: . Ban bố: (ban: ban hành; bố: công bố).
.Căn cơ: (căn: gốc dễ; cơ: nền móng).
.Hoan hỉ (hoan:vui; hỉ; mừng)
+Quan hệ giữa các tiếng trong từ trên là quan hệ về nghĩa. Các từ: ban
bố, căn cơ, hoan hỉ, cần mẫn là những từ ghép có nghĩa tổng hợp (hợp

nghĩa), còn lại là từ ghép phân nghĩa.
11
?Hãy tìm những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy tương
tự như vừa phân tích?
=> Bài bản, bộ binh, chuyên chính, châm chước chân chât, chân chính,
chí lí, chính chuyên, công cán, gian giảo, hành hạ, hân hoan, hảo hán, hảo
hạng, khắc khổ, khẩn khoản, lai lịch, thành thực…
?Các từ: Cây cối, đất đai, chùa chiền, tuổi tác, gậy gộc, mùa màng, chim
chóc, thịt thà,… là từ ghép hay từ láy?
=>Trả lời
+Mỗi từ nói trên đều có 1 tiếng có nghĩa làm gốc và 1 tiếng vô nghĩa
láy lại PÂD của tiếng gốc -> đây là những từ láy âm.
+Những tiếng hiện bị coi là vô nghĩa như: cối, chiền, đai… xưa kia
vốn có nghĩa tương tự như tiếng gốc, trải qua quá trình lịch sử , nghĩa của
các tiếng này mờ nhạt dần, rất khó xác định nghĩa của chúng.
->Đứng trên quan điểm đồng đại không thể coi những từ trên là từ ghép
được.
?Các từ sau là từ đơn hay ghép: Bù nhìn, bồ hóng, bồ kết, mặc cả
(thuần Việt), xà phòng, cà phê, xì dàu, mít tinh, căng tin, ra đi ô, vi đi
ô… (từ vay mượn)
=> Những từ trên đều do 2 tiếng trở nên tạo thành, do đó chúng là từ phức.
Tuy nhiên:
+Chúng không phải là từ ghép vì các tiếng tạo nên từ đều không có
nghĩa và quan hệ giữa các tiếng không phải là quan hệ về nghĩa.
+Chúng cũng không phải là từ láy, vì quan hệ giữa các tiếng không
phải là quan hệ về âm.
=>Đây là loại từ phức đặc biệt gọi là từ ngẫu kết.
4.Nghĩa của từ.
a/ Hiểu thế nào về nghĩa của từ?
12

=>Là mặt ND mang tính tinh thần của từ (là khái niệm về sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ
hoá).
b/Từ có những thành phần ý nghĩa nào?
-Nghĩa biểu vật: gợi ra sự vật, hoạt động, tính chất…
VD: Con ra chạn lấy cho mẹ cái bát.
->Trẻ (3 tuổi) sẽ lấy đúng, như vậy trẻ đã hiểu nghĩa của từ chạn, bát
(nghia biểu vật) nhưng chưa hiểu được khái niệm các từ đó 1 cách đầy đủ.
-Nghĩa biểu niệm (khái niệm).
->Là sự vật, hoạt động, tính chất… phản ánh vào tư duy con người
thành các khái niệm. Ví dụ:
+Chạn: Đồ dùng gia đình. Có nhiều ngăn, tầng, đóng bằng gỗ, tre
hoặc nhôm…; dùng để chứa bát đĩã, cất đựng thức ăn, thức uống…
+Bát: Đồ bằng sứ, sành, kim loại, miệng tròn, có chỗ chứa, ding để
đựng thức ăn., thức uống…
-Nghĩa biểu thái (thái độ, tình cảm).
VD: Chết, toi, mất, hy sinh… -> có cùng nghĩa biểu vật và biểu niệm
nhưng khác nhau về thái độ, tình cảm người sử dụng từng từ: (Chết: thái độ
trung hoà. Toi: thái độ coi thường,…).
Cho, tặng, biếu, thí… cũng như vậy.
c/Hiểu thế nào về tính nhiều nghĩa của từ? Trong từ nhiều nghĩa có các
loại nghĩa nào?
-Tính nhiều nghĩa của từ:
->Một từ, 1 hình thức ngữ âm có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng,
biểu thị nhiều khái niệm trong thực tế khách quan gọi là từ nhiều nghĩa
(Thể hiện quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ: lấy cái hữu hạn ngôn ngữ biểu
thị cái vô hạn thực tế khách quan).
+VD Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật “mũi”
.Cơ quan hô hấp
13

.Phần nhọn vũ khí: mũi dao, mũi song…
.Phần trước của taù thuyền: mũi thuyền…
.Phần đất nhô ra ngoài biển: Mũi đất, mũi Cà Mau…
.Đơn vị quan đội: Mũi quân bên trái…
+VD hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm “đứng”:
.Chỉ tư thế, trạng thái, thân hình vuông góc với mặt phảng, trên 2
chân: (Kẻ đứng người ngồi).
.Chỉ hoạt động, tự tác động, làm cho mình dừng lại: đang đi bỗng
đứng lại.
.Chỉ đặc điểm, thẳng góc, không nghiêng lệch: cây cột rất đứng.
-Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa:
+Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen).
-> Là nghĩa đầu tiên, nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển
nghĩa của từ, là nghĩa hoạt động tự do, không phụ thuộc văn cảnh.
VD: “Xuân”: mùa đầu tiên của 1 năm, từ tháng 1-3, tiết trời mát mẻ,
cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật tốt tươi…
+Nghĩa phái sinh (nghĩa phụ, nghĩa bóng).
->Là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ sở nghĩa
gốc.
VD:
.Xuân: -Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ, sức xuân (60 tuổi vẫn còn xuân chán…)
-Chỉ 1 năm (Xuân này kháng chiến đã 5 xuân).
.Chân: -Bộ phận dưới của đồ vật: chân bàn, chân ghế
-Vị trí dưới cùng của sự vật: chân đồi, chân núi, chân trời…
.Vàng: -Quý, đáng trân trọng: lời vàng, tấm lòng vàng…
-Tình yêu: đá vàng…
Chạy: -Tìm kiếm: chạy thày, chạy thợ…
-Trốn tránh : chạy loạn, chạy giặc…
-Vận hành : Máy chạy, đồng hồ chạy…
14

-Điêù khiển : Chạy máy…
-Vận chuyển : Chạy thóc vào kho…
+Nghĩa tu từ :
=>Nghĩa tồn tại nhất thời trong 1 câu nói cụ thế nào đó, mang tính
sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, nghĩa phụ.
Ví dụ 1 :
“Họ biến chúng ta thành những cái máy sống”
->Từ “sống” ở đây được dùng với từ”máy” (chỉ đồ vật, không phảI
sinh vật). Nó không được dùng với nghĩa gốc hoàn toàn, nó có sự biến đổi
về nghĩa nhưng vẫn có mối liên hệ với nghĩa gốc vốn có của nó.
Trong nghĩa gốc nó chỉ trạng thái của sinh vật (sinh vật sống thì tồn tại
ở trạng thái “động”). Do đó, “máy sống” là máy còn vận hành được, còn
hoạt động được, đối lập với máy móc phế thải chỉ còn là đống sắt vụn.
=>Câu nói trên chứa đựng sự cảm nhận của những con người bị vắt
kiệt sức lao động, những con người bị biến thành những cái máy, chỉ biết
hoạt động (họ chỉ được biết đến như những cái “máy”, hoạt động) mà không
được biết đến tình cảm, nghĩ suy.
VD2: Mỗi khoảng trống trên bàn có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi” (Thanh ứng)
=>”Khoảng trống” 1: Khoảng trống thực trên ghế học trò.
“Khoảng trống” 2: Khoảng trống trong lòng, tình cảm của tác giả.
Từ “khoảng trống” thực bên ngoài chuyển thành “khoảng trống” trong
lòng của người thầy. Đó chính là nỗi xót xa của người thày suốt đời lo lắng
cho đời sống trí tuệ của học trò…
“Khoảng trống” vừa được dùng với nghĩa chuyển vừa bộc lộ được tình
cảm của tác giả.
d/Hiểu biết của bạn về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa?
d1. Từ đồng âm.
15
->Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau hoàn toàn

về nghĩa (Con ngựa đá con ngựa đá; con ruồi đậu mâm xôi đậu…).
->Có giá trị tu từ to lớn:
VD: KhócTổng Cóc (Hồ Xuân Hương).
Bà già đi chợ cầu đông (Ca dao).
d2.Từ đồng nghĩa (cùng nghĩa, gần nghĩa).
-Là những từ khác nhau về hình thức ngữ âm nhưng có chung ít nhất 1
nét nghĩa.
VD:
+Những từ có 1 nét nghĩa chung: Chỉ phương tiện giao thông: ôtô, xe
đạp, tàu điện…
+Những từ có 2 nét nghĩa chung: Chỉ hoạt động “chia cắt đối tượng”
và “thành những phần lớn”: Đẵn, chặt, xẻ, phát, bổ…
+Những từ có hầu hết các nét nghĩa chung: Ba, bố, thày…
-Các loại từ đồng nghĩa
+Đồng nghĩa tuyệt đối: Có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau, có thể
thay thế cho nhau , chỉ khác ở phạm vi sử dụng và 1 số sắc thái: địa phương,
ngoại lai, thuần việt.
VD: Tàu bay = phi cơ = máy bay; Bố = ba = thày.
+Đồng nghĩa tương đối.
.Khác nhau về sắc thái biểu cảm: Chết – mất – toi;
Xơi – mời – dùng, ăn, đớp…
.Khác nhau về sắc thái ý nghĩa và phạm vi sử dụng: Rét – giá - lạnh – cống.
Mang – vác – khiêng.
-Có giá trị tu từ to lớn.
VD: Trong VH: Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa (ND)
Trong đời sống hàng ngày, sử dụng từ đồng nghĩa tạo hiệu quả giao
tiếp rất tốt. (Cho, tặng, biếu…)
16
d3.Từ trái nghĩa.

->Khác về ngữ âm, độc lập về nghĩa nhưng cùng nằm trong 1 phạm trù nhất
định.
VD: Dài – ngắn; tốt – xấu…
->Có giá trị tu từ to lớn:
VD: Cảm ơn bà biếu gói cam
Nhận thì không đúng từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai. (HCM)
-‘‘Nhận –từ’’ :Diễn đạt sự băn khoăn, lưỡng lự của tác giả
+ ‘‘Không đúng’’ : đồng nghĩa là ‘‘sai’’ có nghĩa là : Nhận sẽ là sai.
+ Bác dùng từ ‘‘nhận thì không đúng’’ thể hiện sự lưỡng lự, vì 1 vị
lãnh đạo nước không thể nhận quà biếu xén.
+’Từ làm sao đây ?’’, Bác lưỡng lự vì sự từ chối của Bác là từ chối
tình cảm của người dân VN coi lời chào cao hơn mâm cỗ.
->Bác quý cái tình mà Bác nhận.
-Khổ – cam : Vừa trái nghĩa vừa đồng âm.
- >Nghệ thuật chơi chữ tạo ra tính hài hước, hóm hỉnh.
Tóm lại : Giá tị của từ trái nghĩa ở đây là diễn đạt sự băn khoăn, lưỡng lự
của Bác, đồng thời diễn tả về thực tại của XH hiện tại và tương lai…
?Tìm những từ ngữ gần nghĩa với nhau trong đoạn thơ và cho biết
chúng có chung nhau nét nghĩa nào?
‘‘Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp được tiên độ trì” (Lâm Thị Mĩ Dạ)
=> Trả lời :
17
‘‘Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì” .
->Đây là những từ gần nghĩa với nhau (đồng nghĩa không tuyệt đối), là
những từ giống nhau ở nét nghĩa “lòng nhân hậu”.
?Tìm trong 2 nhóm từ sau đây những từ không đồng nghĩa với những
từ còn lại.
a/Nhân cách, nhân công, nhân dân, nhân gian, nhân loại, nhân giống, nhân
tài, nhân tạo, nhân thể, nhân vật.
=>Trả lời
Nhân cách, nhân công, nhân dân, nhân gian, nhân loại, nhân giống,
nhân tài, nhân tạo, nhân thể, nhân vật, …
->Hầu hết các từ có chung nét nghĩa: chỉ về người.
b/Nhân ái, nhân hậu, nhân đạo, nhân đức, nhân quả, nhân hoá, nhân nghĩa,
nhân tình, nhân từ, nhân tiện, nhân tâm.
=>Trả lời
Nhân ái, nhân hậu, nhân đạo, nhân đức, nhân quả, nhân hoà, nhân
nghĩa, nhân tình, nhân từ, nhân tiện, nhân tâm.
->Hầu hết các từ đồng nghĩa với nhau ở nét nghĩa: chỉ lòng thương người.
?Với những bài tập mở rộng vốn từ “cái đẹp” (tuần 22), chúng ta sẽ
hướng dẫn học sinh như thế nào để các em làm được bài tập: Tìm các
từ:
a/Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
=>Trả lời:
+GV cần giúp HS hiểu thế nào là người có vể đẹp bên ngoài?
+Để HS tự tìm từ. (nếu HS không tìm được mới đưa từ mẫu: xinh đẹp…)
18
->Xinh đẹp, cân đối, tươi tắn, thướt tha, nhỏ nhắn, xinh xắn…

b/Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
=>Trả lời:
+GV cần giúp HS hiểu thế nào là người có tâm hồn đẹp?
(Là người có tính cách tốt, ngay thẳng, thật thà, luôn vì người khác
rất đáng được trân trọng, đề cao).
+HS tự tìm từ (Gợi ý bằng từ mẫu nếu HS khó khăn: nết na…)
->Đôn hậu, vị tha, thương người, thuỷ chung, dịu dàng, hiền hậu,
nết na, chân thành, thẳng thắn, cương trực.
c/Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.
=>Trả lời:
+GV cần giúp HS hiểu thiên nhiên là những gì ở xung quanh chúng ta,
không phải do con người tạo ra, còn cảnh vật là cảnh thiên nhiên xung quanh
chúng ta.
+HS tự tìm từ (Gợi ý bằng từ mẫu nếu HS khó khăn: hùng vĩ…).
->Hùng vĩ, mênh mang, bát ngát, bao la, trong xanh, vời vợi, bàng
bạc, thăm thảm, xanh ngắt…
19
CHƯƠNG 3: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
1. Hiểu biết của bạn về từ loại và sự chuyển loại của từ TV?
1.1.Từ loại TV: Danh từ, động từ, tính từ.
?TV dựa vào những tiêu chí nào để phân định từ loại (DT, ĐT, TT), các
từ được dạy trong TV 4.
Tiêu chí 1: Dựa vào ý nghĩa khái quát của từ:
+DT chỉ sự vật.
+ĐT chỉ hoạt động (vật lí, sinh lí, tâm lí).
+TT chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc.
Tiêu chí 2: Dựa vào khả năng kết hợp của từ:
+Danh từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng trước như:
tất cả, những, các, mỗi, mọi… và những từ chỉ định đứng sau như: này, kia,
ấy, nọ…

->VD: Tất cả những cái con mèo đen ấy.
+Động từ có khả năng két hợp với những phụ từ chỉ mệnh lệnh: Hãy, đừng,
chớ… hoặc những phụ từ chỉ thời gian.
->VD : Con hãy học đi!. Con đang học đây.
+Tính từ có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ: hơi, rất, quá, lám…
-> VD : Hoa rất đẹp.
Tiêu chí 3: Dựa vào khả năng làm thành phần câu
+Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm VN, DT thường phải kết hợp với từ
“là”.
->VD: Bố tôi là bác sĩ
+Động từ thường làm VN, và khả năng làm VN của ĐT là không hạn chế.
ĐT cũng có thể làm CN, nhưng khi đóng vai trò CN, ĐT mất khả năng kết
hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, hãy, đừng, chớ…
->VD : Đá cầu rất thú vị.
Một số ĐT trạng thái có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: thích quá, ghét
lám…
20
+Tính từ thường làm VN nhưng khả năng này có hạn chế nhất định. TT chỉ
có thể đóng vai trò VN khi có các phụ từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm… đi
kèm.
-> VD : Đường này rất trơn.
1.2.Sự chuyển loại của từ.
a/Trong TV, nhiều trường hợp có những từ cùng 1 hình thức ngữ âm khi thì
được dùng trong tư cách của từ loại (tiểu loại) này, khi thì được dùng trong
tư cách của từ loại (tiểu loại) khác. ->Đã có sự chuyển loại của từ.
->VD: Nó bước những bước đi chắc chắn.
b/Sự chuyển loại của từ diễn ra ở 2 phương diện:
+Ý nghĩa: Khi chuyển loại, từ mang ý nghĩa khái quát của từ loại (tiểu loại)
khác. -> Ý nghĩa khái quát của từ đã biến đổi.
+Hình thức: Khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ cũng thay đổi.

->Mang đặc điểm của từ loại (tiểu loại) khác.
VD: So sánh các cặp sau:
1.Nó đang suy nghĩ. -Chỉ trạng thái tâm lí, tư duy.
-Làm VN trực tiếp, kết hợp với phụ từ “đang”
->là ĐT.
(1).Những suy nghĩ của nó rất sâu Chỉ sự vật trừu tượng.
-Kết hợp với từ chỉ số lượng “những”.
-Làm trung tâm CN
->Là DT
2.Nó có 1 cái cốc mới. –Chỉ vật thể
-Kết hợp với DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ “cái”).
->Là DT chỉ vật thể.
(2)Nó rót 1 cốc nước đầy. –Chỉ đơn vị đo lường
-Không kết hợp được với DT chỉ đơn vị tự nhiên
“cái” mà kết hợp trực tiếp với số từ.
->Là DT chỉ đơn vị.
21
c/Hiện tượng chuyển loại thường xảy ra giữa các từ loại sau:
-Giữa thực từ với hư từ hoặc thán từ.
+Thực từ chuyển thành hư từ:
VD: Ông cho cháu quyển sách ->Ông mua cho cháu quyển sách.
ĐT QHT
+Thán từ chuyển thành thực từ:
VD : -Mẹ cho con đi chơi nhé?
–Ừ (thán từ)
-Anh ơi, mẹ ừ rồi. (ĐT)
-Giữa thực từ với thực từ:
+ĐT chuyển thành DT
VD: -Nó hành động rất sáng suốt. Đây là 1 hành động sáng suốt.
ĐT DT

+TT chuyển thành DT
VD: C/s của anh ấy khá khó khăn, nhưng anh ấy sẽ vượt qua khó khăn ấy.
TT DT
+DT chuyển thành TT
VD: Việt Nam là quê hương tôi. Trang phục của bạn rất Việt Nam.
DT TT
Lưu ý :
+Các từ thuộc trường hợp chuyển loại có mối quan hệ về nghĩa với nhau.
VD : ‘‘Muối’’ –Em mua muối (DT)
-Mẹ muối dưa (ĐT)
+Các từ không có mối liên hệ tất yếu nào về nghĩa với nhau ->gọi là từ đồng
âm.
VD : Đường đi . Đường ăn. (đồng âm).
? Có người xác định từ “đỏ” và “xanh” trong trường hợp sau là TT,
đúng hay sai, Tại sao?
-Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
22
-Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
2.Câu tiếng Việt.
2.1.SGKTV lớp 4 câu được phâ loại như thế nào? Khác với SGK cũ ra
sao?
a/SGK cũ:
-Phân loại câu theo cấu tạo và mục đích phát ngôn. HS khó nhận ra sự liên
quan chặt chẽ giữa các kiểu câu này.
-Các loại câu phân theo mục đích cũng không thật chính xác.
-Tiêu chí nhận diện các loại câu này là các dáu hiệu hình thức.
+Câu hỏi: từ để hỏi: Ai, gì, nào…
+Câu cầu khiến: Hãy, đừng…đi, thôi, nào…
+Câu cảm: Quá, lắm, thật…
->Chứ không hoàn toàn là mục đích giao tiếp.

-Thực tế câu hỏi có thể được ding để thực hiện các mục đích sau
+Cầu khiến: Có nín đi không?
+Khẳng định: Sao giỏi thế?
+Phủ định: Quét nhà thế này mà bảo là sạch a?
-Câu kể có thể được dùng để :
+Cầu khiến: Cháu mời bác vào chơi.
+Hỏi: Tôi không rõ anh có đồng ý với tôi không?
-Câu cầu khiến có thể dùng để hỏi:
VD: Em hãy cho biết đây là kiểu câu gì?
a/SGK mới :
-Không phân câu theo mục đích phát ngôn và cấu tạo.
-Dạy HS lần lượt về cách đặt câu hỏi, kể, khiến, cảm theo các mô hình
cấu trúc câu (ai làm gì, ai thế nào, ai là gì) được dạy như những kiểu câu kể
cụ thể.
2.2.Vì sao SGK lớp 4 câu hỏi được dạy trước các loại câu khác ?
a/ Cũ : Dạy câu kể – hỏi – khiến - cảm
23
b/Mới : Dạy câu hỏi trước vì :
24
-Thứ 1 :-Câu hỏi có dấu hiệu hình thức rõ hơn câu kể.
-Dạy câu hỏi trước HS dễ nhận biết hơn.
-Thứ 2 : Học câu hỏi trước HS có căn cứ để xác định TP câu.Cụ thể :
+CN là TP chính của câu có khả năng trả lời các câu hỏi : Ai, cái gì,
con gì ?
+VN là TP chính của câu có khả năng trả lời câu hỏi :
.Làm gì ? (Kiểu câu Ai làm gì ?)
.Thế nào (Kiểu câu Ai thế nào ?)
.Là gì (Kiểu câu Ai là gì ?)
+Trạng ngữ trả lời cho các cau hỏi :
.Khi nào? (Trạng ngữ chỉ thời gian)

.Ở đâu? (Trạng ngữ chỉ nơi chốn).
.Vì sao? (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
.Để làm gì?(Trạng ngữ chỉ mục đích)
.Bằng cái gì, với cái gì?(Trạng ngữ chỉ phương tiện).
=>Như vậy: học câu hỏi trước HS dễ tiếp thu kiến thức về cấu tạo câu hỏi,
lại có thêm điều kiện thuận lợi để học về TP câu ở những bài tiếp theo.
2.3.Các kiểu câu : Ai làm gì, Ai thé nào, Ai là gì khác nhau như thế
nào ?
Kiểu câu
Đặc điểm
Ai làm gì Ai thế nào Ai là gì
Đặc điểm
CN
-Chỉ người, động
vật, ít khi chỉ bất
động vật.
-Trả lời cho câu
hỏi : Ai ? con gì ?,
ít khi trả lời cho
câu hỏi : Cái gì ?
(trừ trường hợp sự
vật nêu ở CN được
-Chỉ người, động
vật, bất động vật.
-Trả lời cho câu
hỏi : Ai ?, con gì?,
cài gì ?
-Dùng chỉ người
25

×