Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN phân tích tác phẩm văn học - Phương pháp phân tích, cảm thụ tácphẩm truyện hiện đại ở lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.55 KB, 32 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Lí do khách quan:
Dạy văn nói chung, dạy đọc hiểu về tác phẩm truyện hiện đại nói
riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa
tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm…
phương pháp tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác
phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ .
Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn học nhất định (có thể
cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ, hàng thập niên
…). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất : là một câu tục ngữ, một bài ca
dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ
tiểu thuyết đồ sộ đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế
nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân
văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên
dạy Ngữ Văn trong nhà trường THCS hiện nay.
Văn hào Nga Lep- Tôn-xTôi từng nói : “Vấn đề không phải biết là
quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý
báu ! Nhưng, cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong
việc dạy văn, nhất là dạy đọc – hiểu về tác truyện hiện đại là làm sao
hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp ẩn mình trong từng tác phẩm.
Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 khi phân
tích tác phẩm truyện, nhất là truyện hiện đại thường lâm vào tình trạng
lúng túng. Học sinh không biết bắt đầu tháo gỡ từ đâu. Kết quả thu được
là những bài viết khô cứng, nghèo nàn ý tưởng, sáo rỗng, và máy móc ….
Các em thường thiên về tóm tắt nội dung tác phẩm nên rất hạn chế về
mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép …). Rất ít học sinh chịu
1
khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản
thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm.
Mặt khác, đa số các em học sinh thường không đọc kĩ tác phẩm


hoặc đoạn trích trước khi bắt tay vào phân tích nên thường lệch lạc hoặc
hiểu chưa đúng, thậm chí là hiểu sai tác phẩm… Tóm lại, do chưa có
phương pháp hữu hiệu trong quá trình tìm tòi, khám phá một tác phẩm
văn chương nói chung, tác phầm truyện hiện đại nói riêng, nên con đường
đến với thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu thật quá xa vời
Bên trên là lí do khách quan thôi thúc tôi tổng kết kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh cách phân tích một tác phẩm truyện hiện đại.
- Lí do chủ quan:
Một số không ít giáo viên chưa tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm,
chưa thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, chưa đặt mình trong
hoàn cảnh nhân vật sống , nhân vật suy nghĩ và hành động hoặc giáo viên
chưa vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng
tình cảm. Thế là, giáo viên chưa tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và
đời, giữa thực tại và hư cấu… Bằng cách nào đó, trước hết, người giáo
viên dạy Ngữ Văn phải thực sự là người nghệ sĩ thẩm văn tinh tế. Từ
việc rung cảm, phát hiện giá trị nghệ thuật văn chương, người thầy mới
truyền được những dấu ấn đẹp đẽ của văn chương mà mỗi nhà văn kì
công gửi vào tác phẩm đến học trò. Muốn vậy, mỗi người thầy đứng lớp
đều phải có phương pháp khám phá, tìm tòi. Truyền phương pháp ấy cho
học trò, nghĩa là đã trao cho các em chìa khoá sự thành công để rung cảm
nghệ thuật. Làm được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng của
phân môn: “Dạy văn - Dạy người” như nhà văn M. Gorki từng nói : “Văn
học là nhân học”.
Bản thân là giáo viên nhiều năm dạy khối lớp 9 Trường THCS, tôi
luôn tâm đắc câu nói của dân gian :“Cho cá không thích bằng nhận được
cần câu”. Nếu ví bộ cần câu là phương pháp và cá ăn là kiến thức thì sự
2
đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy và học của thầy và
trò là quá trình tìm tòi và sáng tạo. Chính vì vậy, trong quá trình giảng
dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những học trò có phát hiện riêng,

thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích minh
xác, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đề
hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm…). Đó cũng chính
là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinh
nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò
trong bộ môn Ngữ Văn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Từ nhận thức trên, tôi tập trung nghiên cứu làm thế nào hiểu được tác
phẩm truyện và giảng dạy tác phẩm truyện thành công. Muốn vậy giáo
viên phải tìm hiểu đặc trưng của tác phẩm truyện và phương pháp dạy tác
phẩm truyện.
Trong khuôn khổ trao đổi kinh nghiệm cho nghiệp vụ sư phạm tôi quyết
định chọn sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp phân tích, cảm thụ tác
phẩm truyện hiện đại ở lớp 9” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả
hơn, sẻ chia cùng đồng nghiệp phương pháp dạy tác phẩm truyện hiện
đại để dạy tốt phần văn bản này trong chương trình ngữ văn lớp 9.
3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A- Trường THCS Trung Kênh
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Đọc tài liệu.
+ Điều tra, khảo sát cách hiểu, cảm nhận và kĩ năng phân tích tác phẩm
truyện của học sinh.
+ Phương pháp hỗ trợ: Thống kê, lập bảng số liệu đối sánh.
+ Rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
3
4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện.
- Phạm vi:
Áp dụng cho việc giảng dạy phần đọc- hiểu văn bản- tác phẩm truyện
hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9, THCS.

- Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 9. 2012 đến tháng 5. 2013.
5. Đóng góp về mặt khoa học, kinh tế, xã hội của đề tài.
Xuất phát từ thực tiễn tìm hiểu và rút kinh nghiệm, tôi đã giúp học
trò có thêm phương pháp quý và hữu ích trong quá trình tìm tòi, khám
phá tác phẩm truyện hiện đại. Từ đó, tạo thói quen tự khám phá tác phẩm
văn học của học trò. Cũng với đề tài này, tôi nhằm trao đổi với đồng
nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy môn Ngữ
Văn.
4
II. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 . Cơ sở lý luận
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa
nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Phân tích một tác
phẩm truyện là trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật,
sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét,
đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số
phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát
hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải rõ
ràng, đúng đắn, có sức thuyết phục.
Tác phẩm truyện hiện đại là một phần quan trọng trong tổng thể
các tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở lớp 9. Đặc biệt nhiều
năm, kì thi Học sinh giỏi, kì thi vào lớp 10 THPT chọn phần này làm đề
thi. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh sẽ có một vốn
khá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại …)và cũng đã
được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm
….Đó là một thuận lợi. Vì vậy học sinh cần phải nắm vững được những
yêu cầu cũng như mức độ cần đạt được khi phân tích tác phẩm.

Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ : “ Dạy văn lấy cảm làm
đầu”. Người giáo viên dạy học trò phân tích tác phẩm truyện không thể
nghèo nàn cảm xúc . Bởi những trang truyện hay, những số phận của các
nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội
tâm ….phong phú và đa dạng. Cho nên, trong hướng gợi ý học sinh trình
bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề…trong tác
phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Trong
quá trình hướng dẫn học sinh cách phân tích, giáo viên cần chú ý phát
huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh, tránh gò ép học
5
sinh theo những khuôn mẫu nhất định. Người giáo viên phải biết khơi gợi
những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học
sinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình
tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…Vì vậy, nếu ai đó tự cho
rằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện
thì chưa hẳn là một giáo viên dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn
học sinh cách phân tích tác phẩm truyện.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân
tích tác phẩm truyện mà bản thân tôi - một giáo viên trực tiếp giảng dạy
Ngữ Văn 9 đã đúc kết được qua nhiều năm.
2. Cơ sở thực tiễn.
- Khi học môn Ngữ Văn, đặc biệt là khi phân tích tác phẩm truyện
đòi hỏi học sinh không chỉ hiểu mà còn cần phải có những cảm nhận,
cách đánh giá về tác phẩm.
- Thực tế cho thấy, học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi phân tích
tác phẩm truyện hiện đại.
- Không hiếm trường hợp, học sinh tỏ ra lúng túng trước một tác
phẩm truyện. Thậm chí có những diễn đạt tỏ ra bế tắc, ngô nghê.
- Nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn không chú ý xây dựng phương
pháp cho học sinh, dẫn đến hiệu quả bộ môn phụ trách không cao qau các

kì thi…
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
MÀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP TỚI
1. Truyện và đặc trưng của truyện.
- Truyện được sáng tác theo thể văn xuôi, sử dụng phương thức biểu
đạt tự sự là chính. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện,
biến cố và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở
đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và
hành động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài
mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh
trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát
triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết. Tức là kể
chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư con người. Đã là truyện
thì phải có câu chuyện, tức là có tình tiết. Tình tiết làm cho những sự việc
ngẫu nhiên, hằng ngày kết ngưng đọng lại thành truyện. Tình tiết là dấu
hiệu đầu tiên của truyện. Dù biến hóa trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn
tồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian, cổ điển, cận đại hay hiện đại.
Tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là
yếu tố quan trọng nhất. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động,
đang phát triển. Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người,
trung tâm của tình tiết là nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là
những con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ.
Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố. Bởi vì khoa học
cũng làm việc đó. Nhà lịch sử cũng có thể kể lại một trận đánh. Truyện là
văn học, truyện kể về con người, về vận mệnh của những con người.
Đã là truyện thì phải có lời kể. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của
truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên
qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống

7
thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để thể
hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc
sống.
Một truyện hay thường khi do bản thân câu chuyện được kể đồng thời
còn do cách kể chuyện. Có khi từ những truyện không có gì ghê gớm, đặc
biệt mà người kể có thể kể thành rất lý thú, sâu sắc. Đó là vì người kể
thường hay thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, cách đánh giá,
nói chung là thể hiện thái độ của người kể đối với sự việc và con người
trong truyện.
Lời kể đó là cái nền ngôn ngữ đồng thời là cái nền tình cảm của truyện.
Lời kể trong truyện thường khắc họa nên hình tượng một nhân vật thường
khi là vô hình mà lại vô cùng quan trọng; đó là hình tượng tác giả hay
rộng hơn hình tượng người kể chuyện. Khi phân tích, đọc, giảng truyện ta
không thể nào bỏ qua yếu tố quan trọng này.
Một tác phẩm tự sự( truyện ) tất nhiên cũng giống như bất kì một tác
phẩm văn học nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện, cặn kẽ và
đúng phương hướng. Điều đặc biệt ở tác phẩm truyện là cấu tạo hình
tượng tác phẩm dựa vào 3 yếu tố: Tình tiết( cốt truyện), nhân vật và lời
kể. Vì vậy khi phân tích truyện cần lưu tâm đến ba yếu tố này. Đó cũng là
đặc trưng phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tình
hay một bài văn chính luận.
2.Thực trạng
Hơn mười năm đứng trên bục giảng, tôi thường trăn trở với những
bài giảng của mình. Có những bài giảng thành công. tuy nhiên, không ít
bài giảng thất bại. Những dấu ấn của thất bại khơi dậy trong tôi khao khát
tìm tòi để khắc phục. Một trong những thể văn mà cả thầy và trò, trong
thực tế đều rất “ngại” đối mặt. Đó là thể truyện(hiện đại) với những đặc
8
trưng nổi bật vừa trình bày ở trên. Trên lý thuyết, ai nắm được quy luật,

bản chất của vấn đề thì người đó sẽ chiến thắng. Mặc dầu vậy, tính thực
tiễn luôn dạy cho tôi bài học rằng: Mọi điều không dễ dàng như ta tưởng.
Đặc biệt môn Ngữ Văn, môn học đòi hỏi tính nghệ thuật cao ngay cả
trong quá trình cảm thụ. Tôi đã khảo sát thực trạng để làm phép so sánh
hiệu quả của giải pháp mà mình đã đưa ra. Đây là kết quả khảo sát cho
đối tượng học sinh khi tôi chưa áp dụng hướng dẫn phương pháp cho
các em.
KÕt qu¶ kh¶o s¸t ban ®Çu
Thực trạng cho thấy, khả năng phân tích và cảm thụ về truyện của
cá em là rất hạn chế. Vì vậy, kết quả thu được không mấy khả quan.
CHƯƠNG 3
Líp SL Giái Kh¸ Tb YÕu KÐm
SL % SL % SL % SL % SL %
9A
36 1
2
12
33
14
39
7
21
2
5
9
NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
1. Các giải pháp.
Khi phân tích một truyện hiện đại, ngoài việc cung cấp để học sinh nắm
chắc kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của tác giả, hoàn cảnh lịch
sử, xuất xứ cũng như động cơ, mục đích viết tác phẩm của nhà văn.

Đồng thời giúp học sinh cảm nhận sâu sắc giá trị nội dung của tác
phẩm… (như phân tích một tác phẩm văn học nói chung) thì giáo viên
cần đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh theo những giải pháp quan trọng
sau.
1.1 Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh nẵm vững sự phát triển
của tình tiết(cốt truyện)(tức là hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt
truyện)
Hiểu một cách ngắn gọn, cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được
tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn. Nhờ
cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm của mỗi tính cách
cũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách. Cũng nhờ cốt truyện, nhà
văn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng lực, cách thức chiếm lĩnh
thực tại khách quan của mình. Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua
một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc
Học một bài thơ trữ tình phải nắm được diễn biến của cảm xúc.
Học một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả.
Còn học một tác phẩm truyện trước hết phải nắm được diễn biến của câu
chuyện, tức là phải tóm tắt được cốt truyện. Thực tế cho thấy, nhiều
trường hợp, giáo viên không nắm chắc diễn biến của cốt truyện nên còn
lúng túng khi hướng dẫn học sinh phân tích.
Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt
tư tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự, cần tóm tắt chính xác cốt
10
truyện của nó. Có thể xem tóm tắt cốt truyện là yêu cầu có tính chất tạo
nền, là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn đề khác của tác phẩm. Cách tóm
tắt cốt truyện thể hiện mức độ thâm nhập tác phẩm, năng lực bao quát và
khả năng diễn đạt cô đúc, gãy gọn của người tóm tắt.
- Muốn tóm tắt được cốt truyện một tác phẩm tự sự, trước tiên cần đọc
kĩ tác phẩm và trả lời được những câu hỏi sau:
- Hoàn cảnh xã hội, thời kì lịch sử mà tác phẩm phản ánh, tái hiện?

- Chủ đề của tác phẩm?
- Nhân vật chính của tác phẩm và các bước phát triển của tính cách, của
số phận nhân vật ấy? Các chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm tác
động tới cuộc đời nhân vật?
Trên cơ sở đọc kĩ tác phẩm, nắm vững kiến thức cơ bản theo yêu cầu
trên mới có thể đi đến xây dựng văn bản tóm tắt. Một văn bản tóm tắt cốt
truyện thông thường có hai bước chính sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ tác phẩm, về đề tài và chủ đề của tác
phẩm.
- Tóm tắt các bước phát triển của dòng cốt truyện dựa vào những sự kiện
nổi bật, những chặng đường diễn biến của tính cách, số phận các nhân vật
chủ yếu.
Khi tóm tắt cốt truyện, cần chú ý vị trí của các nhân vật và mối quan hệ
tương tác giữa chúng. Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong
tác phẩm, có vai trò chi phối đối với các nhân vật khác và góp phần chủ
yếu thể hiện nội dung, bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Bởi thế, cần quan tâm
đến những bước ngoặt trên đường đời nhân vật chính.
Chẳng hạn: Khi phân tích truyện ngắn“Làng” của Kim Lân, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh thấy được đây là một tác phẩm có cốt truyện
11
tâm lý. Vì tác phẩm xoay quanh diễn biến tâm trạng của nhân vật ông
Hai- nhân vật trung tâm trong tác phẩm, một người nông dân giàu lòng
yêu làng, yêu quê hương tha thiết.
Cốt truyện phát triển theo diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai.
+ Trước Cách mạng ông Hai luôn tự hào về cái làng chợ Dầu của mình.
Đi đến đâu ông cũng khoe làng Dầu quê mình “Nhà ngói san sát, đường
đi lát toàn đá xanh đi từ đầu làng đến cuối làng mưa thế nào cũng không
bẩn đến gót chân. Ông khoe làng Dầu của có cái chòi cao nhất xã, làng
ông lại có cái sinh phần của viên tổng đốc.”
+ Khi thực dân Pháp sang xâm lược, ông Hai và gia đình phải đi tản cư

(Ông Hai không muốn đi). Ông muốn ở lại để bảo vệ làng, bảo vệ niềm tự
hào của cuộc đời ông. Nhưng do hoàn cảnh và do yêu cầu của cách mạng
ông và gia đình phải tản cư đến nơi mới.
+ Đến nơi tản cư, ông Hai vẫn khôn nguôi nhớ làng. Ông vẫn theo dõi tin
tức về làng. Khi nghe tin thất thiệt: “ Làng chợ Dầu Việt gian theo giặc”,
ông Hai rất buồn, hổ thẹn, tủi cực: Ra đường ông cúi gằm mặt xuống mà
đi. Trong ý nghĩ của ông “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi
thì phải thù”. Ông dồn tất cả những băn khoăn vào cuộc trò chuyện với
đứa con trai.
+ Khi nghe tin cải chính: Làng Dầu không theo Tây, ông Hai cảm thấy
sung sướng và tự hào vì làng ông là làng kháng chiến…
1.2 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm tình huống quan
trọng của truyện.
Sau khi tóm tắt cốt truyện, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh
nắm được tình huống của truyện. Tình huống có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, thể hiện chủ đề
của tác phẩm. Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất bình thường,
hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt
12
qua. Khi được hoặc bị đặt trong tình huống, con người ta mới bộc lộ tính
cách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất. Nếu cuộc sống
là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước. Nó chính là phần đậm
đặc nhất của cuộc sống, nơi thể hiện tập trung bản chất một xã hội, một
thời đại. Như vậy tình huống gắn chặt với cốt truyện, thường hiện lên rõ
rệt ở các bước ngoặt trên dòng của cốt truyện và tác động trực tiếp tới
nhân vật. Xây dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và hứng thú, trở thành
nơi thử thách tài nghệ của nhà văn. Một số truyện trong sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 9 có cốt truyện đơn giản, thường tập trung vào soi rọi đời
sống nội tâm và những vận động tâm lý ở một tình huống quan trọng. Do
đó, gió viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra được tình huống truyện và

tập trung phân tích các tâm trạng, hành động của các nhân vật ở trong
tình huống đó.
Chẳng hạn:
Khi tìm hiểu văn bản “ Làng” của Kim Lân
Nhà văn Kim Lân đã tạo nên một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộ
sâu sắc tình cảm của nhân vật ông Hai. Đó là việc chính ông Hai nghe
được từ miệng của những người dân tản cư cái tin làng chợ Dầu quê ông
theo giặc, lập tề.
Chi tiết này tạo nên một nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn
giằng xé tâm trí ông lão, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm
chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc, góp phần thể hiện
chủ đề của tác phẩm: phản ánh và ca ngợi tình yêu làng- yêu nước chân
thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống
Pháp.
Một ví dụ khác:
13
Văn bản “ Chiếc lược ngà” được viết theo cách truyện lồng trong
truyện mà phần chính là chuyện của bác Ba kể về câu chuyện của cha con
ông Sáu.
Truyện thể hiện tình cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của chiến
tranh của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
+ Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu
là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm
thiết thì ông Sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con
vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp
tặng lược cho con.
1.3. Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá
được đúng đắn nhân vật qua các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm.
Trong tác phẩm truyện, nhà văn“nói” qua nhân vật. Nhân vật trong

tác phẩm là người chở nội dung, phản ánh tư tưởng, chủ đề của tác phẩm,
là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế,
phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị
hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của
nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận,
một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp
xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó.
Về nhân vật cũng có những dạng khác nhau đòi hỏi sự phân tích
phù hợp với mỗi kiểu loại.
Chẳng hạn: Nếu nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”
chỉ là“ một bức chân dung” ( theo cách nói của tác giả) thì những nhân
vật bé Thu ( trong “ Chiếc lược ngà”), Phương Định ( trong “ Những ngôi
sao xa xôi”), ông Hai( trong “ Làng”) lại là những nhân vật được khắc
14
họa khá rõ về tính cách và nội tâm; còn Nhĩ ( trong “ Bến quê”) là loại
nhân vật tư tưởng để tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm, triết lí về
cuộc sống và con người.
Khi phân tích nhân vật hướng dẫn HS chú trọng những điểm sau:
a. Lưu ý cho HS đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật
trong tác phẩm.
Những chi tiết này có lúc được bộc lộ rõ ràng, nhưng thường rất tế
nhị, kín đáo ẩn trong lời văn đọc qua thường ít gây chú ý.
b. Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp, phân loại
chúng theo trình tự hợp lý nhằm làm sáng tỏ tính cách nhân vật.
Có thể lần lượt xem xét nhân vật thông qua các phương diện sau:
+ Lai lịch:
Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cách
cùng cuộc đời của nhân vật. Lai lịch có quan hệ trực tiếp và quan trọng
với đường đời của một người cũng như mục đầu tiên ta thường khai trong
bản “Sơ yếu lí lịch” là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình vậy.

Chẳng hạn:
Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhân
vật chính Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội từng có một thời học
sinh hồn nhiên, vô tư lự bên mẹ, trong căn buồng nhỏ ở một đường phố
yên tĩnh trước chiến tranh. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên ở
Phương Định nét tính cách có vẻ hơi điệu, thích làm duyên, mơ mộng,
giàu cảm xúc, nhạy cảm, yêu đời- những nét thanh lịch đáng yêu của một
cô gái Hà thành ngay cả trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
Nhân vật ông Hai, người nông dân làng chợ Dầu vốn gắn bó với
mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, từng yêu nó như máu thịt, người thân. Thế
15
nên, khi chạm mặt với “thử thách”, thì tình yêu ấy cháy bùng lên dữ dội
hơn bao giờ hết…Rõ ràng, cái “lai lịch” của ông Hai có ảnh hưởng rất
qaun trọng, logic đến tính cách của ông sau này.
Có thể nói, tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành
phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó.
+ Ngoại hình:
Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn
nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách,
chiều sâu nội tâm(cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại
hình( vẻ bên ngoài).
Chẳng hạn: Nhân vật Phương Định(“ Những ngôi sao xa xôi”) được
miêu tả là cô gái khá, với “ hai bím tóc dày tương đối mềm một cái cổ
cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mắt thì các anh lái xe bảo “
Cô có cái nhìn sao mà xa xăm?”. Vẻ đẹp hình thức đó của Phương Định
đã giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng của cô
gái Hà Nội này.
Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”( Nguyễn Thành
Long) chỉ được tác giả lướt qua với nét tả ngoại hình: nụ cười thường trực
trên môi, cũng đủ để giúp người đọc cảm nhận được một tâm hồn yêu

sống, lạc quan, cởi mở chân thành…
+ Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm truyện thường được cá thể
hóa cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Qua đó ta có thể
nhận ra tính cách của nhân vật( ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại)
Chẳng hạn:
16
Ngôn ngữ của Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” thật mộc mạc giản
dị, giàu tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của nông dân: “ Các ông, các
bà ở đâu ta lên đấy ạ?”, “ Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ?”. Đặc biệt
là những lời độc thoại, độc thoại nội tâm của ông Hai… Ngôn ngữ ấy đã
góp phần khắc họa tính cách thẳng thắn, bộc trực, chất phác của ông Hai,
cũng như những diễn biến tâm lý căng thẳng của ông xung quanh tin làng
chợ Dầu quê ông theo giặc.
Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”(Lê Minh Khuê), nhân vật
Phương Định được khắc hoạ những nét cá tính đặc biệt. một cô gái lãng
mạn, lạc quan, mơ mộng, đầy chất thơ trong một tâm hồn ắp tràn niềm tin
sống. Nhưng, ở cô, người đọc còn cảm nhận được một tinh thần thép giữa
chiến trường khói lửa… Những nét tính cách ấy được thông qua ngôn
ngữ của chính nhân vật( ngôn ngữ đối thoại, đặc biệt ngôn ngữ độc thoại
nội tâm).
+ Nội tâm:
Khi phân tích nhân vật, cần quan tâm đến thế giới bên trong với những
cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ… Thế giới bên trong này thường
tương tác với thế giới bên ngoài (môi trường thiên nhiên, sự biến chuyển
của đời sống xã hội, quan hệ và hành vi của các nhân vật khác) đồng thời
cũng có qui luật vận động riêng của nó. Một nghệ sĩ tài năng thường cũng
là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả
chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là điều kiện thử thách tài
nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách kĩ lưỡng, thuyết

phục. Mặt này cũng thành nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác
phẩm.
Chẳng hạn: Truyện ngắn “ Làng” thể hiện ngòi bút miêu tả tâm lí đặc
sắc của Kim Lân. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách để
17
bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Đó là cái tin làng theo tây đã khiến ông Hai từ
bàng hoàng, sững sờ đến xấu hổ, trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong
lòng ông, khiến ông vô cùng đau khổ. Để rồi trong tâm trí ông Hai đã
diễn ra một cuộc xung đột dữ dội. Có lúc ông ngồi lặng trên một góc
giường mà suy nghĩ “Hay là quay về làng?” và lập tức phản đối ngay: “
Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi mụ chủ
nhà có ý muốn đuổi gia đình ông đi, rơi vào bế tắc tuyệt vọng, không biết
đi đâu, nhưng ông quyết không về làng vì ông nghĩ “ về làng tức là chịu
làm nô lệ cho thằng Tây”. Rõ ràng, tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm
lên tình cảm làng quê. Dù xác định như vậy nhưng ông Hai vẫn không thể
dứt bỏ tình cảm đối với làng chợ Dầu. Phải có sự am hiểu sâu sắc tâm lí
của người nông dân Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trạng nhân vật ông
Hai như vậy.
Một dẫn chứng khác: Tâm lý của Phương Định ( “ Những ngôi sao xa
xôi”) trong một lần phá bom được Lê Minh Khuê miêu tả rất tỉ mỉ, chi
tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát: “ Thỉnh
thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom. Một tiếng động sắc đến gai
người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm
quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng
lành” “ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít
ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt không cụ
thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách
nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận,
mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.”. Mặc dù đây là một công
việc khá quen thuộc nhưng mỗi lần bắt đầu, Định lại có những cảm giác

như thế: hồi hộp, lo lắng,căng thẳng…. Kề bên cái chết im lìm, đáng sợ,
bất ngờ từng cảm giác của cô gái trở nên sắc nhọn hơn. Cảm xúc và suy
nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm
18
yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ nhắn, nhạy cảm, giàu mơ
mộng mà cũng thật anh hùng. Đó là diễn biến tâm lí rất chân thực mà chỉ
có người trong cuộc mới có thể tả như vậy.
+ Cử chỉ, hành động.
Bản chất của con người ta bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ,
hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ nhất các
cử chỉ, hành động. Đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng đáng chú ý là bản
chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách
làm việc ấy của nhân vật nữa. Vế sau này cũng là một phương diện vô
cùng quan trọng để nhà văn cá tính hóa nhân vật.
Chẳng hạn: Nhân vật bé Thu( “ Chiếc lược ngà”), bất ngờ gặp anh Sáu,
nó nhất định không chịu gọi ba chỉ vì vết thẹo dài trên mặt anh đã khiến
anh không giống với bức hình mà Ba đã chụp chung với má nó. Trong hai
ngày anh Sáu ở nhà, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, vỗ về của anh
Sáu, bé Thu vẫn thờ ơ, bướng bỉnh, không chịu gọi Ba, thậm chí khi bị
dồn vào thế bí, phải nhờ đến sự giúp đỡ của anh Sáu ( Mẹ dặn nó trông
nồi cơm, đến khi cơm sôi nó rất hoảng sợ) cứ tưởng con bé sẽ cất tiếng
gọi ba, nào ngờ nó nhất định không gọi mà chỉ nói trống không: “ Cơm
sôi rồi chắt nước giùm cái!”, “ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Đó là phản
ứng tâm lí tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng
đầu của bé Thu ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu đối với
người cha trong bức hình chụp chung với má.
Cho đến khi, anh Sáu chuẩn bị lên đường trở về căn cứ thì thái độ của
Thu thay đổi đột ngột, kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động:
Nhà văn đặc tả: “ Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng
nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét

lên:
19
- Ba…a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi
người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó kìm nén bao nhiêu năm
nay, tiếng “ ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô
tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy
cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Nó hôn ba nó khắp
cùng.Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó
nữa.”
Miêu tả những cử chỉ, hành động ấy của nhân vật nhà văn không chỉ
thể hiện sự am hiểu tâm lí trẻ thơ, tình cảm yêu mến, trân trọng những
tình cảm hồn nhiên, trong trẻo của các em mà còn giúp người đọc nhận ra
trong giờ phút chia tay cuối cùng (khi bé Thu hiểu ra nguyên nhân ba nó
có vết thẹo dài trên mặt ) tình yêu, nỗi nhớ, niềm ân hận và hối tiếc của
bé Thu bị dồn nén bấy lâu, nay bỗng bùng ra mạnh mẽ, hối hả và cuống
quýt, mãnh liệt, ào ạt. Qua biểu hiện thái độ và hành động ấy ta thấy Thu
là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, dứt khoát, yêu ghét rạch ròi, quyết liệt
mà vô cùng sâu sắc.
+Lời các nhân vật khác về nhân vật
Để khắc họa tính cách, bản chất một nhân vật, nhà văn còn mượn lời nói,
lời đánh giá của các nhân vật khác. Lắm khi, nhà văn còn “tổ chức” cho
các nhân vật khác thảo luận, bàn bạc về nhân vật ấy. Trong tác phẩm văn
học, các nhân vật thường ở giữa những mối quan hệ tương tác, ràng buộc
nhiều khi rất phức tạp, thường nhận (hoặc chịu) sự nhận xét, đánh giá của
các nhân vật khác.
20
Chẳng hạn: Một trong những thành công của truyện “ Lặng lẽ Sa
Pa” của Nguyễn Thành Long là khắc họa nhân vật chính qua cái nhìn của

các nhân vật phụ khác:
Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện mà nhà
văn đã để cho bác lái xe giới thiệu về anh với hai người khách trong
chuyến xe khách lên Sa Pa ( Ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ). Lời giới thiệu
đầy ấn tượng của bác đã làm cho ông họa sĩ, cô kĩ sư và cả người đọc đón
chờ sự xuất hiện của nhân vật: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong
những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”. Cũng
qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật
chính( tuổi tác, hoàn cảnh sống, công việc và nỗi thèm được gặp người
của anh thanh niên khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao “bốn bề
chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”.
Đặc biệt là qua những quan sát, suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư
về anh thanh niên ta thấy như một ánh sáng được lọc qua nhiều lớp kính
nó trở nên trong trẻo và rực rỡ hơn. Anh hiện lên rõ nét và đẹp hơn, chủ
đề tác phẩm trở nên sâu, rộng hơn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể
hiện đầy đủ các phương diện này (lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm,
cử chỉ, hành động, qua lời của nhân vật khác). Tùy trường hợp mà có chỗ
nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ,
phân tích đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành
công nhất của tác phẩm. Cũng không cứ phải tuần tự theo sáu phương
diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế, theo ý chủ quan của người phân
tích.
Chẳng hạn : Truyện ngắn : “Làng” đặc biệt thành công ở nghệ thuật
miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật nên khi phân tích nhân vật ông Hai
21
cần tập trung vào hai phương diện này. Còn nhân vật anh thanh niên
trong “ Lặng lẽ Sa Pa” lại hiện lên chủ yếu qua cảm xúc và suy nghĩ cùng
thái độ cảm mến của các nhân vật phụ.
Cuối cùng, tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận

định khái quát, nêu bật được ý nghĩa tác dụng nhận thức cũng như giáo
dục của nhân vật gợi ra. Những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảo luận, tranh
luận về nhân vật. Phân tích nhân vật theo từng mặt như trên là nhằm tìm
hiểu được đầy đủ, sâu sắc về tính cách của nhân vật. Tuy các nhân vật
trong truyện thường có tính cách hoặc ít nhiều đa dạng nhưng những tính
cách đó bao giờ cũng thống nhất, cũng quy tụ về một vài nét nào đó là
quan trọng, chủ yếu nhất. Mỗi nhân vật như vậy thường tập trung phản
ánh một cuộc sống thực tế và tập trung biểu hiện một tư tưởng nào đó của
nhà văn. Do đó, nhân vật cũng thường gợi ra thiện cảm hay ác cảm.
Những suy nghĩ và thảo luận nhiều khi gợi ra nhiều liên tưởng đến những
con người tương đồng hay tương phản trong văn học, trong cuộc sống,
xui người ta liên hệ với thực tế, với bản thân mình. Tác dụng giáo dục của
các nhân vật văn học được phát huy từ chính đặc điểm của bản thân nhân
vật. Vì vậy khi phân tích nhân vật không chỉ dừng lại ở chỗ phân tích mà
tổng hợp, khái quát lại, đi sâu vào ý nghĩa xã hội giáo dục của hình tượng
văn học.
Chẳng hạn: Sau khi phân tích những cử chỉ, ngôn ngữ, diễn biến
tâm lí của nhân vật ông Hai giáo viên cần tổng hơp, khái quát: Truyện
ngắn “ Làng ” của Kim Lân giúp người đọc thấy được hình ảnh của một
người nông dân Việt Nam mộc mạc, chất phác, giàu tình yêu làng, yêu tổ
quốc. Tình yêu làng quê của ông Hai giản dị như gié lúa nhành khoai,
sáng trong như giếng khơi đầu làng, gắn bó như máu thịt. Yêu làng gắn
với yêu nước nhưng tình yêu tổ quốc phải được đặt lên trên hết, đó là
mệnh lệnh của trái tim. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính
22
ông vui mừng khôn kể xiết, đến nỗi nhà bị đốt mà ông vẫn cứ múa tay lên
để khoe. Đó là bằng chứng cảm động cho lòng yêu nước, thủy chung với
kháng chiến, với cách mạng của ông Hai. Ông Hai tiêu biểu cho người
nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu nước, yêu
làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tài sản và tính mạng cho kháng chiến và

cách mạng.
Cốt truyện diễn biến theo tâm lí tạo tình huống căng thẳng để thử
thách nội tâm, Kim Lân đã đưa người đọc tới một thứ tình cảm cao đẹp:
lòng yêu làng của một lão nông trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành
thói quen được khoe về làng mình. Tình yêu ấy thống nhất với tình yêu
dân tộc khi đất nước đang bị kẻ thù xâm chiếm. Đó cũng là tình cảm sắt
son của dân tộc Việt Nam:
“ Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy”.
1.4. Giải pháp thứ tư: Hướng dẫn học sinh cảm và hiểu được cái hay,
thú vị trong lời kể của tác giả( hay chính là lời của người kể chuyện).
Lời kể chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện. Phân tích lời kể
của tác giả thực chất là phân tích ngôn ngữ khi giảng truyện.
Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi được sự sống
và truyền đạt được cảm xúc. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong lời kể
chuyện. Cái hay của lời kể trong truyện chính là ở chỗ tự nhiên, nhuần
nhị, sinh động và truyền cảm. Một câu chuyện hay là câu chuyện tự nó
sống qua lời kể. Muốn vậy lời kể phải xen lẫn với miêu tả( tả cảnh, tả vật,
tả người, tả tình).
Khi phân tích lời kể trong truyện cần chú trọng chỉ ra được sức
mạnh gợi tả của ngôn ngữ, chỉ rõ các từ ngữ, câu văn, cách viết, lối kể
23
của tác giả đã làm hiển hiện được cảnh, việc, người như thế nào? Đồng
thời gây xúc cảm cho người đọc ra sao?
Thường thường khi phân tích ngôn ngữ đòi hỏi người thầy phải có
kiến thức cơ bản về tu từ học. Nhưng, cái hay của ngôn ngữ trong văn
học có muôn màu nghìn vẻ, tùy thuộc vào sự đa dạng biến hóa của nội
dung. Ngôn ngữ lời văn được xem là hay khi diễn đạt được tốt nhất nội
dung cuộc sống và nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Cái hay của
ngôn ngữ nghệ thuật là ở chỗ sinh động và rung cảm, chất chứa chất liệu

đời sống và tình ý con người. Văn chương hay thực sự không phải ở chỗ
màu mè, hoa mỹ. Cái hay của truyện lại càng thường ngưng đọng ở sự
trong sáng, giản dị mà sinh động, rung cảm.
Chẳng hạn: Một trong những thành công của truyện ngắn “ Chiếc lược
ngà” của Nguyễn Quang Sáng là việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện
thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông
Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ
sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật. Đồng thời, qua những ý nghĩ và cảm
xúc của người kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong
truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
Người kể chuyện là bạn của ông Sáu đã chứng kiến cảnh ngộ éo le
của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động cho người
kể chuyện “ tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột
gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong
bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.”. Lòng trắc
ẩn, sự thấu hiểu những hy sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến ông “
bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim”.
Chọn nhân vật người kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở
nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển
24
nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến
bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
( Ví dụ: “Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết
bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy”).
Một dẫn chứng khác: Truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân thành công bởi
ngôn ngữ truyện vô cùng đặc sắc: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu
ngữ và là lời ăn, tiếng nói của nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có
sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu
theo điểm nhìn của ông Hai( mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ
ba). Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại

mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
Nói tóm lại, giảng dạy truyện thì phải phân tích lời kể của truyện,
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Lời kể truyện là sợi tơ dệt
nên tình tiết, dệt nên toàn bộ hình tượng.
1.5. Giải pháp thứ năm: thuyết trình và giảng bình của thầy cô là
chất “men” gợi xúc cảm cho học trò về nhân vật
Nói chung, bình giảng xoáy vào ấn tượng chủ quan và không nhất
thiết phải xem xét toàn diện đối tượng. Người đọc cần chắt lọc xem yếu
tố nào ( hoặc một vài yếu tố) gây ấn tượng đậm nhất, lay động mình sâu
xa nhất. Ấn tượng càng sâu đậm,càng ám ảnh bao nhiêu thì càng dễ
truyền cảm bấy nhiêu. Ngọn nguồn của lời bình bao giờ cũng phải là sự
truyền cảm. Nếu bình nghiêng về cảm thì giảng nghiêng về hiểu. Bình
nghiêng về sự rung động tâm hồn thì giảng nghiêng về nhận thức trí tuệ.
Bình là sự thăng hoa cất cánh còn giảng là sự đào sâu tìm cơ sở, làm điểm
tựa, làm đòn bẩy cho sự cất cánh.
25

×