Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.51 KB, 14 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


TÌM HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
NƯỚC NGOÀI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhà trường phổ thông hiện nay môn Ngữ văn luôn luôn đóng vai trò là
một trong những bộ môn chính. Hơn thế nữa, với đặc thù của môn học bồi
dưỡng năng lực cảm nhận, đọc hiểu các văn bản thông dụng, năng lực viết một
số đoạn văn, bài văn cụ thể. Đồng thời, cung cấp hệ thống tri thức về văn học
dân tộc và văn học thế giới. Học sinh luốn tiếp xúc trước hết với văn bản và
chính vì thế mà định hướng phương pháp đọc hiếu là vô cùng cần thiết. Chương
trình sách giáo viên ở trung học phổ thông những năm gần đây có nhiều đổi mới
trong đó có môn Ngữ Văn. Giáo viên dạy văn đứng trước những thay đổi, khi
dạy các tác phẩm văn học nước ngoài. Hơn nữa, tình hình nghiên cứu giảng dạy
văn học ở nước ta và trên thế giới trong những năm vừa qua có nhiều đổi mới.
Hướng tiếp cận tác phẩm có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ
đặt ra đối với riêng phần văn học nước ngoài.
Chương trình Ngữ Văn11 với những tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn “ Người
trong bao”- Sê Khốp.Như vậy, khi xét nội dung của tác phẩm cần tìm hiểu một
cách tương đối kĩ về những kinh nghiệm văn hoá lịch sử, phát hiện được những
mối tương đồng tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Từ trước đến
nay trong nhà trường việc dạy văn học nước ngoài áp dụng qui trình và phương


pháp như dạy văn học Việt Nam. Trong khi đó, về phương diện lí luận chúng ta
coi tính dân tộc như một thuộc tính. Việc đọc hiểu khám phá, để hiểu đúng văn
bản chính là một yêu cầu quan trọng trong quá trình giảng dạy phần văn học
nước ngoài nói chung và các tác phẩm văn xuôi nước ngoài sách giáo khoa ngữ
văn 11 nói riêng trong chương trình Ngữ Văn 11. Từ những lí do như trên và
nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học phần văn học nước ngoài trong
chương trình Ngữ văn 11 được tốt hơn. Vì những lí do trên tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài:
“ Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 11”


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Dạy và học văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông hiện nay là
để cung cấp thêm kiến thức hiểu biết cho học sinh hiểu thêm về những quốc gia
trên thế giới thông qua những bài dạy cụ thể. Để cho học sinh hiểu về văn hoá
đất nước và con người các dân tộc có quan hệ với nước ta.
Nước Việt Nam ta từng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, sau đó là
nền văn hoá Anh, Pháp, Nga
Có thể nói đấy là một mâu thuẫn. Ngôn ngữ mỗi dân tộc lại có những sắc
thái riêng biệt, tạo nên mối quan hệ muôn hình muôn vẻ giữa lớp vỏ từ ngữ và
nội dung biểu đạt. Dạy Ngữ Văn là cung cấp kiến thức về ngôn từ, nội dung tác
phẩm và tâm hồn tác giả được biểu hiện qua hệ thống ngôn từ. Trang bị cho học
sinh kiến thức về văn học nước ngoài.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Nội dung:
Tìm hiểu tác phẩm “Người trong bao” – A.P.Sê-Khốp
2.1.1. Thể loại:
Truyện ngắn
2.1.2. Cốt truyện:

Truyện ngắn phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con
người, hành vi, sự kiện được miêu tả bởi người kể chuyện. Thông qua câu
chuyện đời thường tác giả khái quát lên bối cảnh xã hội. Truyện ngắn thường có
cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, ngôn ngữ nhân vật…
Ở đây cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo
nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính
cách, số phận các nhân vật thông qua câu chuyện đời thường khái quát lên bối
cảnh xã hội.



Cốt truyện là yếu tố dễ thấy và cũng dễ làm cho bài giảng trở nên sinh
động. Truyện kể về một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ nổi tiếng về lối sống
trong bao. Mọi vật dụng của hắn để trong bao. Hắn luôn có khát vọng thu mình
trong bao. Cuộc sống hiện tại làm hắn khó chịu sợ hãi. Khi đến nhà đồng nghiệp
chơi hắn ngồi yên không nói năng gì. Lối sống đó đã ảnh hưởng nặng nề đến
tinh thần hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố, khi hắn đang sống
cũng như khi hắn đã chết. Điều đó khiến bác sĩ I-van I va nứt suy nghĩ và đi đến
kêt luận “ Không thể sống mãi như thế được”
- Giọng điệu điềm tĩnh, chậm rãi, thể hiện qua giọng văn mỉa mai, toát lên
cái nhìn nhân đạo, lạc quan của nhà văn về cuộc đời. Tính chất mỉa mai trong lời
văn của Sê-Khốp không quá nặng nề. Nó thiên về hài hước, giễu cợt. Điều đó
chứng tỏ Sê-Khốp rất ưu ái con người, cuộc đời. Ông phê phán nhẹ nhàng những
thói hư tật xấu, cốt để họ ý thức rõ để từ bỏ chúng. Với Bê-li-cốp cũng vậy.
Hành động thu mình trong bao của hắn kì quái. Người đọc chỉ cần dõi theo tác
phẩm trong sách giáo khoa là đã bật cười. Biện pháp gây cười ở đây được đặt
trên sự trùng điệp và tăng cấp. Từ vật dụng nhỏ nhất cho tới mọi hành vi, suy
nghĩ …. Bê-li-cốp lúc nào cũng ở trong bao.
- Tiếng cười của Sê-Khốp được thể hiện trong văn bản là tiếng cười đa cực.
Có lúc tiếng cười ấy là tiếng cười trào phúng, có lúc là tiếng cười mỉa mai,

nhưng dẫu ở sắc độ nào thì tiếng cười của Sê-Khốp cũng hàm chứa trong đó sự
chua xót. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên chất nhân văn trong sáng tạo
nghệ thuật của ông.Truyện ngắn Người trong bao của A.P.Sê-Khốp ra đời trong
bối cảnh xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối
thế kỉ XIX đẻ ra lắm kiểu người kì quái.
- Lối sống này đã hạ thấp giá trị nhân phẩm của con người, biến con người
thành một nô lệ tự nguyện, chỉ răm rắp phục tùng mà không hề biết phân biệt
đúng - sai, thật - giả, tạo ra một cơ chế sống giả tạo, máy móc, rập khuôn. Nhà
văn cho rằng “không thể sống như thế mãi được”. Ông phủ nhận xã hội đương
thời và nhiệt tình cổ vũ cho một xã hội mới tốt đẹp hơn.


Truyện ngắn “Người trong bao” của A.P.Sê-Khốp có dáng vẻ độc đáo
riêng. Đó là hình thức nhỏ, nhưng chứa đựng nội dung lớn sâu sắc, có sức gợi
lớn. Trong đoạn trích, nhân vật chủ yếu (được tái hiện ở góc nhìn của người kể
chuyện, của tác giả và người nghe chuyện) là Bê-li-cốp.
Trong việc khắc họa chân dung nhân vật Sê-Khốp thường chú ý đến nhân
vật Bêlicốp từ chân dung thói quen sinh sinh hoạt, tính cách lối sống
Về mặt nghệ thuật, tác phẩm đã rất thành công ở nghệ thuật xây dựng biểu
tượng và nhân vật điển hình, cùng với ngôn ngữ, giọng kể chuyện chậm rãi,
châm biếm, mỉa mai. Tất cả đều góp phần xây dựng được bức chân dung nhân
vật Bê licốp.Ngoài ra, tác giả lên án phê phán lối sống thu mình trong bao, cuộc
sống tù hãm ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga cuối thế kỉ XIX.
2.1.3. Bối cảnh lịch sử:
Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê Khốp thường đặt ra nhiều
vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.Tác phẩm Người trong
bao, ra đời trong bối cảnh lịch sử của nước Nga đang ngạt thở trong bầu không
khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đẻ ra lắm kiểu
người kì quái.
Tác phẩm “Người trong bao” nhân vật Bê li cốp là một phát hiện nghệ

thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời
của một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hại…không chỉ
phán ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc. Nguyễn Tuân từng
ca ngợi: “Truyện Bê licốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù,
tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn
còn tác dụng lớn”.Tác phẩm “Người trong bao” ( 1898), truyện ngắn nổi tiếng
của Sê Khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-
an-ta, trên bán đảo Crưm, biển đen. Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu
không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội đó đẻ ra lắm
kiểu người kì quái – người trong bao.



2.2. Biện pháp thực hiện
2.2.1. Tìm hiểu chung : (Cuộc đời, sự nghiệp, nội dung tác phẩm…)
2.2.2. Tìm hiểu một số nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
2.2.2.1. Tìm hiểu hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:
GV cho HS thảo luận theo nhóm trình bày theo cách lập bảng như sau:
Hình t
ư
ợng
nhân v
ật B
ê
-
li
-
c
ốp


Chân dung Bê – li – cốp Tính cách lối sống Bê – li – cốp
- Ngoại hình:
+ Khuôn mặt nhợt nhạt bé choắt lại
như mặt chồn, lúc nào hắn cũng giấu
mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng
lên
- Cách ăn mặc, trang phục.
+ Đi giày cao su
+ Mặc áo bành tô ấm cốt bông-
ngay
cả khi đẹp trời,
+ Cầm ô, đeo kính râm, đội mũ, lỗ tai
nhét bông. Vẻ bề ngoài của hắn kì
quái,lập dị.Hắn luôn thu mình vào cái
vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có
thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những
ảnh hưởng bên ngoài.

-

Thói quen
:
+ Tất cả đồ dùng: ô, đồng hồ, dao nhỏ
đều để trong bao


-Trong sinh hoạt.
+ Buồng ngủ (chật như cái hộp,cửa sổ
đóng kín mít). Khi ngủ ( kéo chăn trùm
kín đầu, cảm thấy rờn rợn, sợ kẻ trộm

chui vào, mơ toàn điều khủng khiếp)




-Trong các mối quan hệ.
+ Với đồng nghiệp:Hắn đi hết nhà này
sang nhà khác.Tự kéo ghế ngồi.Không
nói năng gì, im lặng ngồi thu mình lại
không nói sợ xảy ra chuyện gì mất
lòng ( ý nghĩ để trong bao)
+ Với cấp trên chính quyền: Hắn mách
lẻo, lo sợ trước uy quyền một cách thái

quá.
+ Tình yêu với Va ren ca.Hắn nhút
nhát không dám đối mặt với cuộc sống
gia đình.
- Trong công việc.
+ Hắn làm theo chỉ thị, thông tư một
cách máy móc rập khuôn .
+ Y không bao giờ dám có ý kiến riêng
về bất cứ một vấn đề to nhỏ nào.
- Trước cái mới.
+ Ngạc nhiên, không chấp nhận việc đi
xe đạp ra đường của chi em Va ren ca
+ Hắn cho không phù hợp với tư thế
của một nhà giáo dục thiếu niên.
Hắn nhận thức bảo thủ, ích kỉ.
- Trong cuộc sống.

+ Nhút nhát ghê sợ hiện tại, lo sợ
+ Tôn sùng quá khứ say mê tiếng Hi
Lạp cổ. Lối sống tính cách kì quái

tách biệt với mọi người.
- Bản thân Bê li cốp luôn hài lòng thỏa
mãn tự tin ở cách sống đúng mực của
mình (là công dân tốt với nhà nước,
viên chức mẫn cán với cấp trên, giáo
viên có trách nhiệm…)
+ Không chịu được cách sống
phóng khoáng của chị em Varen ca
+ Buồn có người vẽ tranh châm
biếm.
+ Bối rối hoảng hốt khi Cô va len

cô gọi hắn là đồ mách lẻo, với cái nhìn
đấy hằn học
+ Hắn băn khoăn không hiểu vì
sao Cô va len cô lại có hành động thô
bạo đối với hắn. Y không hiểu mọi
người xung quanh, xã hội cuộc sống
đương thời, con người lạc lõng kì quái.
Bê-li-cốp là con người hèn nhát, cô
độc, máy móc giáo điều, thu mình trong
bao và cảm thấy yên tâm sung sướng,
hạnh phúc, mãn nguyện khi ở trong đó
.Đó là kiểu người trong bao, lối sống
trong bao, tính cách trong bao hay kiểu
người mang vỏ ốc. Bê li côp là con đẻ

là hệ quả của chế độ phong kiến chuyên
chế Nga Hoàng đang phát triển mạnh,
con đường tư bản hoá ở nước Nga cuối
thế kỉ XIX.


2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của lối sống Bê li cốp đối với mọi người
- Các giáo viên trong trường và người dân thành phố nơi y sinh sống, mọi
người đều sợ y, ghét y, tránh xa y “Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc
sách, sợ giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ ”
- Có một số người tò mò muốn thay đổi cách sống của y bằng cách gán
ghép y với Va ren ca, vẽ trnh châm biếm mối tình đầu của y, nhưng không ăn
thua gì.



- Thậm chí Cô va len cô còn mắng mỏ khinh ghét ra mặt xua đuổi đẩy y
xuống cầu thang.
- Những việc làm trên không thay đổi được cách sống tính cách Bê li cốp.
Ngược lại, còn bị tính cách ấy, lối sống ấy đầu độc, làm cho sợ hãi ảm ánh tinh
thần họ suốt mười lăm năm cho tới khi hắn chết.

2.2.2.3. Về cái chết của Bê- li -cốp
- Nguyên nhân.
+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Varenca. Nguyên
nhân sâu xa hơn đó là cái chết tất yếu bởi vì tạng người và cách sống của Bê li
cốp trước sau cũng phải bị tiêu diệt. Vậy cái chết của Bê li côp là một biện pháp
nghệ thuật mà Sê Khốp đã sử dụng để đẩy tính cách nhân vật tới đỉnh điểm.
+ Cái chết là sự giải thoát và hạnh phúc nhất đối với hắn vì hắn được nằm
trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất “ Vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm

chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn chui vào cái
bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa thế là hắn đạt được mục đích cuộc
đời”. Quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững nhất đối với Bê-li-cốp.
- Thái độ, tình cảm của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết
+ Lúc đầu Bê li côp chết: mọi người cảm thấy nhẹ nhàng thoải mải tự do
thoát khỏi gánh nặng.
+ Nhưng không bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ tù túng, nặng nề. Vì
vẫn còn hiện tượng người trong bao, lối sống trong bao trong xã hội mà Bê-li-cốp
điển hình cho một kiểu người một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong
cuộc sống một bộ phận trí thức Nga đương thời. Hiện tượng đó chỉ có thể chấm
dứt hoặc dần mất đi khi xã hội thay đổi.
2.2.2.4. Chủ đề tư tưởng của truyện
- Tác phẩm “ Người trong bao” lên án phê phán mạnh mẽ kiểu người trong
bao lối sống trong bao, gây nên những tác hại to lớn đối với hiện tại và tương lai
nước Nga ngăn chặn sự tự do dân chủ của nhân dân Nga cuối thế kỉ XIX.


- Bức thiết cảnh báo kêu gọi mọi người không thể sống hèn nhát bạc nhược
ích kỉ, có như thế xã hội mới có thể phát triển.

2.2.2.5. Hình ảnh biểu tượng cái bao
- Nghĩa đen: Vật hình hộp dùng để bao, gói, đựng đồ vật hàng hoá…
- Nghĩa bóng: Là lối sống, tính cách Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu trưng: Là kiểu người, lối sống thu mình trong bao, cuộc sống
bó buộc ngăn chặn tự do dân chủ của nước Nga cuối thế kỉ XIX.
2.2.2.6. Ý nghĩa thời sự của tác phẩm
- Tác phẩm có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với nước Nga đương thời.
Nó góp thêm một chân dung một kiểu người trí thức Nga.
- Chỉ đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch lành mạnh và tự do
dân chủ. Khi mọi cá nhân tự ý thức được mục đích và cách sống của mình, hoà

đồng và thống nhất với các hệ chuẩn mực văn hoá đạo đức của cộng đồng thì lối
sống trong bao mới triệt để chấm dứt, kiểu người trong bao mới không còn lí do
để tồn tại và Bê li côp không còn đất để tái sinh.
2.2.2.7. Nghệ thuật.
- Giọng điệu: điềm tĩnh, mỉa mai, chua xót.
- Xây dựng nhân vật: điển hình chân dung ,tính cách kì quái mà chân thực.
- Đối lập tương phản giữa kiểu người, tính cách và lối sống trái ngược của
Bê-li-cốp với mọi người.
- Hình ảnh, lời nói vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa biểu trưng.
2.2.2.8. Ý nghĩa văn bản.
- Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát
vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “ trong bao” thức tỉnh “ con người
không thể sống mãi như thế được.”


III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.

Sau một thời gian nhận thấy tôi nhận thấy tiết học tác phẩm nước ngoài
không còn đơn điệu, buồn tẻ mà có sự chủ động của học sinh trong giờ học, giáo
viên trở thành người hướng dẫn, định hướng giúp học sinh cảm thụ tác phẩm
một cách tích cực.
Tìm hiểu tác phẩm một cách chủ động, phát huy khả năng ham học hỏi về
văn hóa các nước qua hình tượng, tính cách nhân vật trong văn bản ở học sinh
trong giờ học Ngữ văn. Nhìn chung, đã góp phần tạo sự hứng thú, góp phần tạo
niềm say mê, học hỏi của học sinh trong giờ học, năng lực tư duy được nâng
cao.
Tuy nhiên, kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay
đổi trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài của học sinh. Kết quả
cụ thể hai lớp 11B1, 11B2 sau khi áp dụng đề tài tôi thu được kết quả như sau:
- Lớp 11B1: Sĩ số 44 (Giỏi: 01(2.27%), Khá: 19 (43.18%), TB: 21

(47.72%), Yếu: 03 (6.8%))
- Lớp 11B2: Sĩ số 46 (Giỏi: 02(4.34%), Khá: 21 (45.65%), TB: 20
(43.47%), Yếu: 03 (6.52 %))
Tôi nhận thấy rằng cách tìm hiểu các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp
phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học tác
phẩm văn học nước ngoài.
Phần lớn học sinh nắm chắc và sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu
sắc những giá trị đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn, thơ nước ngoài.
Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước
ngoài theo cảm nhận của mỗi học sinh.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
- Tìm hiểu, cảm nhận, khám phá tác phẩm văn học là một vấn đề khá quan
trọng của các em học sinh.Đồng thời, còn đánh dấu quá trình giảng dạy của
người giáo viên. Chính vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng học môn Ngữ



văn nói chung và học văn học nước ngoài nói riêng cho học sinh là một vấn đề
cần được quan tâm hàng đầu.
- Những vấn đề trình bày ở trên được tôi khái quát và đúc kết qua thực tế
giảng dạy ở nhà trường. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ
còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề
tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ chuyên môn Ngữ
Văn và qúi thầy cô trong nhà trường đã hỗ trợ và đóng góp những ý kiến qúi báu
để tôi hoàn thành đề tài này.
- Đề xuất với thư viện nhà trường nên có thêm tranh ảnh, phục vụ tốt cho
qúa trình dạy học bài giảng Ngữ văn và có thêm có thêm các tác phẩm văn học
nước ngoài chân dung một số nhà văn nhà thơ lớn cùng các tài liệu nâng cao cho
giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn.




Tân Phú, ngày 15 tháng 03 năm 2012
Người thực hiện



Nguyễn Thị Trị








V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ Văn 11.
2. Sách Dạy học văn học nước ngoài – PGS. TS. Lê Huy Bắc.
3. Sách Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT - PGS Trương
Dĩnh.
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 ( NXBGD- năm 2007)
5. Sách giáo viên Ngữ Văn 11( NXBGD- năm 2007)


























VI. MỤC LỤC

1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………… Trang 01
2. Tổ chức thực hiện đề tài…………………………………………. Trang 02
3.Hiệu quả của đề tài……………………………………………… Trang 09
4. Đề xuất, kiến nghị, khả năng áp dụng…………………………… Trang 10
5. Tài liệu tham khảo……………………………………………… Trang 12

×