Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nội dung qui luật giá trị, ý nghĩa của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.26 KB, 10 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH VĨNH LONG
BỘ MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ





BÀI TIỂU LUẬN
BÀI TIỂU LUẬN
: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TÁC
: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TÁC


ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ. LIÊN HỆ THỰC TẾ
ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ. LIÊN HỆ THỰC TẾ


NƯỚC TA HIỆN NAY
NƯỚC TA HIỆN NAY
GVHD: TRẦN VĂN VIỄN
SVTT: VÕ THỊ LAN THANH
MSSV: 0740010268
Tháng 3 năm 2014
Tháng 3 năm 2014
MỞ BÀI
uy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa
nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị
hoạt động. Cho đến ngày nay, điều đó vẫn tồn tại như một chân lý cho hoạt động
kinh tế trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Đặc biệt là
trong thời điểm hiện nay, khi nước ta gia nhập WTO và đứng trước rất nhiều cơ
hội cũng như thử thách để phát triển đất nước. Chiến lược của Việt Nam ta là: Đưa


nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực
khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh
được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Q
Nền kinh tế mà Việt Nam xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, do tính chất đặc biệt này mà Việt Nam phải hết sức khéo léo và thận
trọng trong việc vận dụng quy luật giá trị. Vậy “Quy luật giá trị có nội dung và tác
động ra sao đối với nền sản xuất hàng hóa? Liên hệ thực tế nước ta hiện nay?”
Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo đã ra đề tài và đã hướng dẫn cho em
nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và nghiêm túc. Tuy nhiên, bài viết của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế .Em rất mong có được sự chỉ
bảo và giúp đỡ của thầy cô .Em xin chân thành cám ơn.
THÂN BÀI
1. Nội dung của quy luật giá trị:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
*Yêu cầu của quy luật giá trị:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội
cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống).
Người sản xuất phải tốn thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết thì mới có ưu thế trong cạnh tranh.
Thứ hai, trong trao đổi phải theo quy tắc ngang giá. Nghĩa là phải đảm bảo bù đắp
được chi phí cho người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian
lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kì chi phí cá biệt nào), và có lãi để
tái sản xuất mở rộng.
*Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị:
Quy luật giá trị hoạt động biểu hiện qua giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng
tiền của giá trị thông qua trao đổi. Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng

hóa, là phong vũ biểu trong nền kinh tế, nó có các chức năng thông tin, tính toán
giá trị hàng hóa, là mệnh lệnh đối với người sản xuất và tiêu dùng.
Giá cả biến động phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: giá trị hàng hóa, sức mua của
đồng tiền, cạnh tranh và cung cầu theo 3 trường hợp:
- Cầu > cung thì giá cả > giá trị, nghĩa là người bán có lãi, do đó kích thích
mở rộng mạnh sản xuất.
- Cầu < cung thì giá cả < giá trị, nghĩa là người bán có lãi, do đó sản xuất
giảm sút.
- Cung = cầu thì giá cả = giá trị.
Nhưng nếu xét nền kinh tế trong dài hạn thì tổng giá cả = tổng giá trị bởi vì bản
chất của trao đổi là ngang giá.
2. Tác động của quy luật giá trị:
2.1. Tác động tích cực của quy luật giá trị:
2.1.1 Quy luật giá trị góp phần điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất, nếu như một mặt hàng nào đó có giả cả cao hơn giá trị,
hàng hoá bán chạy và lợi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất,
đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất
hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản
xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Còn nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình
hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển
sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành
này giảm đi ở ngành khác lại có thể tăng lên. Trường hợp còn lại, mặt hàng nào đó
giá cả bằng giá trị thỡ người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Như
vậy, quy luật giá trị đó tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tốc động
điều tiết lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá
từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
2.1.2. Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng

xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm:
Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có
mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa
đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy người
sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lợi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó
kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,
cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ
chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh
mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn
bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không
ngừng giảm xuống.
*Trong thực tiễn, chúng ta đã cải tiến không ngừng trong các khâu thực
hiện:
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Đảng ta xác định “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước
theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại. Các nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ nền kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri
thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy
vọt.
Công nghiệp hóa là tất yếu với các nước chậm phát triển. Ở nước ta, công
nghiệp hóa còn nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội,
tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập vì công nghiệp hóa trong điều kiện
chiến lược kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được
thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Song chúng ta cũng gặp trở ngại do
“trật tư” của nền kinh thế thế giới mà các nước tư bản thiết lập không có lợi cho
các nước nghèo, lạc hậu. Vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bảo đảm xây

dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
+ Huy động nguồn vốn và sử dụng chúng hiệu quả:
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong đó,
nguồn vốn trong nước được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở hiệu
quả sản xuất. Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyến định vì đó là nhân tố bên
trong đảm bảo cho xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Và để thoát ra cái vòng
luẩn quẩn: vì nghèo nên tích lũy thấp, tích lũy thấp thì tăng trưởng nền kinh tế
chậm và khó thoát khỏi đói nghèo, chúng ta cần tận dụng mọi khả năng để thu hút
nguồn vốn bên ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng vì nó không những giúp các
nước lạc hậu thoát khỏi đòi nghèo mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lý và
công nghệ, tạo việc làm cho người lao động. Song, khi sử dụng nguồn vốn nước
ngoài, chúng ta phải chấp nhận bị bóc lột, tài nguyên bị khai thác, nợ nước ngoài
tăng lên…Vì vậy, cũng cần phải cân nhắc và sử dụng hợp lý nguồn vốn nước
ngoài.
+ Đào tạo nguồn nhân lực:
“Nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của
mọi tài nguyên”. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xó hội" Đảng ta đó chỉ rõ: Phương hướng lớn của chính sách xã hội.
Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ
và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm
lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn
sâu sắc, không thể không phát triển con người Việt Nam toàn diện để lấy đó làm
động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội "công bằng, nhân ái", "tốt đẹp và
toàn diện" để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội và chúng ta
"tăng trưởng nguồn lực con người khi quá hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn
hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn liền với việc
kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc" chỉ có trên cơ

sở đó khi phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường chúng ta mới có
thể tránh được nguy cơ tha hoá, không xa rời những giá trị truyền thống, không
đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng của người
khác.
+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả Kinh tế đối ngoại:
Sau thời kỳ khá dài vì đóng cửa, hiện nay, mở cửa nền kinh tế là nhu cầu
cấp bách đối với nền kinh tế nước ta. Trong mở cửa hội nhập, phải đẩy mạnh xuất
khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm nhằm thúc đẩy sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Việt Nam gia nhập WTO là dấu mốc quan trọng trong nền
kinh tế thị trường của nước ta, đẩy việc sản xuất và kinh doanh lên một tầm cao
mới mà chính những người trong cuộc cần phải năng động và linh hoạt lên rất
nhiều. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải tự nhắc nhở chính mình lời kêu gọi của
Chính phủ: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.
2.2. Tác động tiêu cực của quy luật giá trị:
2.2.1. Sự phân hóa xã hội giữa giàu – nghèo:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chênh lệch giàu, nghèo
không lớn do việc phân phối mang tính bình quân bao cấp hiện vật. Khi chuyển
sang cơ chế thị trường, kinh tế có điều kiện tăng trưởng, đồng thời cũng tất yếu
dẫn đến chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Việt Nam tiến hành đổi mới, chấp nhận
cơ chế thị trường, thì cũng không thể duy trì cơ chế phân phối bao cấp hiện vật
mang tính bình quân và do đó cũng không tránh khỏi việc gia tăng chênh lệch
giàu, nghèo.
Một đại bộ phận nhân dân vẫn còn sống trong điều kiện khó khăn chi phí
sinh hoạt – tiêu dùng còn hạn chế trong khi có không ít người “vung tay” để chi
trả cho cuộc sống “cao cấp”. Tuy nhiên, kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn
là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng này đòi hỏi phải
kiềm chế sự gia tăng bất hợp lý của chênh lệch giàu, nghèo.
2.2.2. Vấn nạn ô nhiễm môi trường:
Việt Nam vẫn còn thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường
nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ

mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví
như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng nguy
hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao,
chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người
lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra
đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là
phễu lọc cho nguồn nước ngầm.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách
công nghiệp về nhu cầu bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho
thấy: các ngành sản xuất tác động lớn đến môi trường nước gồm rượu - bia - nước
giải khát, thủy sản, giấy, dệt may ; ảnh hưởng đến môi trường không khí như xây
dựng, cơ khí, giao thông, điện và khai thác khoáng sản ; thải ra nhiều chất thải
rắn như y tế, đóng tàu, xi măng nếu không được kiểm soát kỹ về công nghệ, vận
hành trong quá trình sản xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Và việc
các công ty như VEDAN, MIWON vi phạm nghiêm trọng những quy định bảo vệ
môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh cho cộng đồng
phải quan tâm đến môi trường.
2.2.3. Cạn kiệt tài nguyên:
Với một lãnh thổ trải dài lên nhiều cao độ và vĩ tuyến, tạo hóa đã ban cho
dân tộc Việt Nam một hệ sinh thái đa dạng và nhiều kho tàng tích sinh học hiếm
quý. Chiến tranh đã hủy hoại đất nước và đày đọa nhiều thế hệ; ngày nay, để phát
triển kinh tế trong hòa bình, lâm sản, khoáng sản và thủy sản đã bị khai thác kiệt
quệ và nạn ô nhiễm đã lan tràn ra không khí, sông hồ, kinh rạch và đất đai. Môi
sinh bị đặt dưới áp lực nặng nề của dân số gia tăng và chính sách khai thác tài
nguyên ráo riết để xuất cảng trong tình trạng quản lý thiếu kỹ thuật và thẩm quyền.
Khai thác đã lấn lên rừng già để làm than lấy gỗ, xuống vùng ngập mặn phá
tràm lấy chỗ nuôi tôm, lên cao xẻ núi lấy đá, đào sâu tìm giếng, khai mỏ, hút dầu,
và hàng ngày hàng triệu mét khối nước thải và chất thải đang chảy thẳng vào sông
hồ kinh rạch không hề xử lý. Thậm chí các chất thải và rác rước còn để ứ đọng
ngay trong các thành phố chật chội đông đúc, để những trận lụt lội mang các

nguồn bệnh tật rải rộng khắp nơi.
*Mặt trái của quy luật giá trị – Cạnh tranh:
Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực
chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng
hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH
tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như
gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải
tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất
hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh trạnh.
Cạnh tranh cũng là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền
sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu
thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh
tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn
bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua
được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt
hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả
(giảm giá ) hoặc phi giá cả (quảng cáo ).
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động,
nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật,
hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó
chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc
quyền thì thường trì trệ, kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện
ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi
phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại ) hoặc những hành vi cạnh
tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc từ kinh tế chỉ

huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự đổi mới tư duy kinh tế
của Đảng và nhà nước ta thể hiện trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế
đã phát huy được những động lực to lớn của nền kinh tế mới đối với sự phát Triển
của đất nước . Đặc biệt sự đổi mới về cả nhận thức lý luận lẫn công tác đièu hành
thực tiễn trên lĩnh vực áp dụng quy luật giá trị định hướng xã hội chủ nghĩa vào
nền kinh tế đã góp phần đáng kể vào những thành quả kinh tế chung .
Thực tiễn những năm qua chứng tỏ rằng quy luật giá trị với những biểu
hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hoá…là lĩnh vực tác động hết sức
nhanh nhạy và lớn lao tới đời sống kinh tế xã hội của đất nước Đảng và Nhà nước
ta đã nhận thức đúng đắn về vấn đề này và đã thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh
tế tuân theo những nội dung của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển một
nền kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa đa dạng và hiệu quả, đã đạt được những
hiệu quả nhất định. Nhưng những lý thuyết giá trị của kinh tế học phương tây mặc
dù có những ưu điểm nhất định nhưng cũng có nhiều khiếm khuyết đặc biệt trong
quan điểm về cơ sở khách quan của giá cả. Cách duy nhất để có được cơ sở lý luận
đúng đắn cho chính sách phát triển kinh tế ở nước ta là dựa trên nguyên lý cơ bản
của lý luận giá trị, tiếp tục phát triển nó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới,
làm giàu nó bởi chính những thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước
mình.
HẾT

×