Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xây dựng và tổ chức thực hiện báo cáo trực tuyến trong công tác truy vết, theo dõi diễn biến dịch bệnh COVID19 trên địa bàn thành phố Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.77 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:................................................................................................2
B. NỘI DUNG......................................................................................................3
I. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG:......................................................................3
1. Hồn cảnh ra đời của tình huống:.........................................................3
2. Miêu tả tình huống:.................................................................................3
3. Đánh giá hậu quả tình huống:................................................................4
II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:..............................................4
1. Cơ sở xử lý tình huống:...........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý:.................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn:.....................................................................................5
2. Phương án xử lý tình huống:..................................................................5
2.1. Lựa chọn các thông tin yêu cầu trong báo cáo trực tuyến, thống nhất
biểu mẫu chung cho các xã, phường:.........................................................6
2.2. Phương án ứng dụng công nghệ thông tin:.........................................7
2.2.1. Ứng dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây dữ
liệu.................................................................................................................7
2.2.2. Ứng dụng công nghệ quét mã QR để thực hiện báo cáo qua thiết bị
di động:.........................................................................................................9
2.3. Phương án trong công tác quản lý, phối hợp và triển khai thực hiện:
.....................................................................................................................10
3. Kết quả xử lý tình huống:.....................................................................11
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:.....................12
1. Nhận xét, đánh giá:...............................................................................12
1.1. Ưu điểm:..............................................................................................12
1.2. Tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện:.....................12
1.3. Bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống:...................................13
2. Đề xuất, kiến nghị:.................................................................................13
C. KẾT LUẬN...................................................................................................14



2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
COVID-19 (bệnh vi-rút Corona 2019) là một bệnh do vi-rút có tên SARSCoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Kể từ khi
được phát hiện, dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, tính mạng của người dân, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
chung của toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người dân
trên thế giới, trong đó có người dân Việt Nam.
Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến ngày 21/12/2021, Việt Nam đã
ghi nhận 1.554.487 ca nhiễm, 1.109.899 người khỏi bệnh, 414.853 bệnh nhân
đang điều trị và 29.791 ca tử vong.
Đối với thành phố Yên Bái, từ ngày 27/11/2021 đến ngày 21/12/2021, trên
địa bàn thành phố Yên Bái ghi nhận 2.183 trường hợp có liên quan đến dịch
bệnh, trong đó có 135 F0, 663 F1, 1.314 F2 và 71 trường hợp có liên quan (chưa
xác định mức độ tiếp xúc) và hiện đang tiếp tục có chiều hướng tăng nhanh.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh COVID-19 của thành phố Yên Bái (sau đây gọi tắt là
Ban Chỉ đạo) đã triển khai đồng bộ các giải pháp để phịng chống dịch bệnh,
trong đó quan trọng nhất là công tác truy vết, theo dõi diễn biến dịch bệnh trên
địa bàn.
Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố được Ban Chỉ đạo giao
nhiệm vụ tổng hợp báo cáo, hướng dẫn Đảng ủy, UBND các xã, phường thực
hiện chế độ báo cáo để kịp thời có phương án xử lý. Trước khối lượng công việc
rất lớn; địa bàn triển khai rộng, liên quan đến 15/15 xã, phường; số lượng và
trình độ cán bộ thực hiện nhiệm vụ tổng hợp báo cáo của UBND các xã, phường
còn hạn chế; các xã, phường phải tập trung mọi nguồn lực cho công tác phịng,
chống dịch bệnh. Trong khi đó u cầu tần suất thực hiện báo cáo của Ban Chỉ
đạo lớn (4 lần/1 ngày), yêu cầu báo cáo chi tiết (đến từng trường hợp có liên
quan), do vậy Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố xác định đây là

nhiệm vụ quan trọng, khẩn cấp, cũng là trách nhiệm nặng nề cho đội ngũ tổng
hợp của Văn phịng.
Để hồn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tăng cường hiệu quả trong
cơng tác truy vết, theo dõi diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, yêu cầu cấp thiết
phải ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện báo cáo. Việc “Xây dựng và
tổ chức thực hiện báo cáo trực tuyến trong công tác truy vết, theo dõi diễn
biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Yên Bái” là cần thiết trước
bối cảnh diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh.


3

B. NỘI DUNG
I. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG:
1. Hồn cảnh ra đời của tình huống:
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố
Yên Bái, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã,
phường trên địa bàn thành phố Yên Bái phải thực hiện cập nhật số liệu báo cáo 4
lần/1 ngày, số liệu yêu cầu phải chính xác, kịp thời, chi tiết thơng tin đến từng
trường hợp có liên quan. Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố được
Ban Chỉ đạo giao nhiệm vụ phải cập nhật báo cáo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
các xã, phường thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên.
2. Miêu tả tình huống:
Trước yêu cầu của nhiệm vụ được giao, tại thời điểm đầu tiên diễn ra dịch
bệnh, Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền thành phố cử 01 cán bộ tổng hợp phối
hợp với 01 cán bộ của Phòng Y tế thành phố thực hiện trực và kiểm tra thông tin
do các đồng chí bí thư Đảng ủy các xã, phường hoặc các đồng chí Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các xã, phường nhắn tin trên nhóm Zalo của Ban Chỉ đạo. Trường
hợp địa phương khơng kịp thời có báo cáo, cán bộ Văn phịng Cấp ủy và Chính
quyền thành phố phải điện thoại trực tiếp để đôn đốc các địa phương thực hiện

báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Thông tin về diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố tại
thời điểm này được xác định một cách bị động, phụ thuộc vào việc báo cáo của
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, phường. Thông tin được cập nhật một
cách thủ công, dẫn đến mất rất nhiều thời gian và nhân lực, trong khi đó, số
lượng chun viên của Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố cịn ít, phải
kiêm nhiệm rất nhiều cơng việc khác của Văn phịng. Nhân lực bố trí thực hiện
nhiệm vụ này phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích thơng tin tốt, đồng thời phải
có liên hệ thường xun với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, phường.
Trước u cầu này Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố phải bố trí 01
chuyên viên tổng hợp giúp việc cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ theo dõi báo cáo, mặc dù khối lượng công việc của
các chuyên viên tổng hợp của Văn phòng hiện đang quá tải trước mục tiêu vừa
phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19 của địa phương.
Bên cạnh đó, thơng tin do Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã,
phường cập nhật trên nhóm Zalo của Ban Chỉ đạo có lúc khơng chính xác,
khơng thống nhất được với số liệu do Trung tâm Y tế thành phố cung cấp vào
cuối ngày, dẫn đến phản ánh chưa đúng, chưa kịp thời diễn biến của dịch bệnh.
Đồng thời, nội dung báo cáo do các xã, phường cung cấp khơng có thơng tin


4
truy vết của từng trường hợp có liên quan, dẫn đến không kịp thời khoanh vùng
cách ly y tế, chưa đảm bảo theo yêu cầu báo cáo của Ban Chỉ đạo.
3. Đánh giá hậu quả tình huống:
Việc thơng tin báo cáo chưa kịp thời, chưa đầy đủ có thể dẫn đến cơ quan
tham mưu không kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét áp dụng ngay các biện
pháp y tế phù hợp để hạn chế lây lan dịch bệnh COVID - 19. Một số trường hợp
có liên quan khơng được phát hiện và theo dõi kịp thời, không tiến hành truy vết
ngay khi được phát hiện có thể gây hậu quả khó lường, làm phát sinh ổ dịch, lây

lan dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Nếu tình hình dịch bệnh khơng được kiểm sốt, đời sống của người dân
trên địa bàn thành phố Yên Bái nói riêng và trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung
sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội, đe dọa đến
sức khỏe, tính mạng của người dân.
Trước hiện trạng nêu trên, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
1. Cơ sở xử lý tình huống:
1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý:
- Theo quy định tại Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ
Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy
định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, dịch COVID-19 được
xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và
Khoản 2, Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Các hoạt
động phịng, chống bệnh viêm đường hơ hấp cấp do nCov gây ra được thực hiện
theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây
truyền nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao (thuộc nhóm A theo quy định tại
Luật Phịng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007). Như vậy: dịch bệnh COVID19 đã được Bộ Y tế phân loại và thực hiện phòng, chống theo quy định tại Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
- Theo quy định tại khoản 3, Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007:
“Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thơng tin, giáo dục, truyền thơng,
giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp
chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phịng,
chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng,
chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền
nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.



5
3. Cơng khai, chính xác, kịp thời thơng tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống
dịch.”
Như vậy: Việc tổ chức thực hiện báo cáo trực tuyến ứng dụng đồng bộ dữ
liệu lưu trữ tập tin trên đám mây trong công tác truy vết, theo dõi diễn biến dịch
bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố n Bái là đúng ngun tắc “cơng
khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch” theo quy định tại Khoản 3, Điều 4
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay công nghệ đồng bộ, lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây và
công nghệ quét mã QR (Quick response code) được ứng dụng ngày càng rộng
rãi, là xu hướng chung của thế giới trong thời đại công nghệ 4.0. Việc ứng dụng
các công nghệ hiện đại là giải pháp hiệu quả trong việc lập báo cáo theo dõi diễn
biến của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Yên Bái, đáp ứng được
yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Một số khái niệm và đặc điểm của công nghệ lưu trữ
dữ liệu trên đám mây và công nghệ quét mã QR cụ thể như sau:
- Đối với việc lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây: đây là dịch vụ cho
phép người dùng có thể lưu trữ, sắp xếp, chia sẻ và quản lý các dữ liệu (tệp tin,
hình ảnh, video, tài liệu, ...) nhanh chóng, dễ dàng thơng qua các web online hay
các ứng dụng trên trên các thiết bị điện thoại, máy tính. Người dùng chỉ cần kết
nối Internet cho thiết bị là có thể truy cập và sử dụng dữ liệu mọi lúc mọi nơi.
Google Drive là một trong những dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tập tin được
tạo bởi Google giúp người dùng có thể lưu trữ tập tin trên đám mây, chia sẻ tập
tin, và chỉnh sửa tài liệu, văn bản, bảng tính, và bài thuyết trình với cộng tác
viên. Google Drive bao gồm Google Docs, Sheets, và Slides, một bộ phần mềm
văn phòng cho phép chỉnh sửa tài liệu, bảng tính, thuyết trình, bản vẽ, biểu
mẫu, ... Hiện nay Google Drive đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Google Drive cho phép người dùng chỉnh sửa hồ sơ trực tuyến theo nhóm.
Trong quá trình chỉnh sửa tài liệu trực tuyến trên Google Drive, thay vì các
thành viên trong nhóm sẽ gửi từng phần của mình cho cả nhóm và phải kết hợp
chỉnh sửa lại để tạo ra tệp hoàn chỉnh. Google drive cho phép nhiều tài khoản
cùng chỉnh sửa một tệp văn bản, trang tính hay trang trình bày, cùng với đó, các
thao tác trên tệp đều được tự động sao lưu khi kết nối trực tiếp.
- Đối với công nghệ quét mã QR: Cùng với sự phổ biến của các thiết bị di
động thơng minh (Smart Phone, Laptop, …), trước tình hình diễn biến phức tạp
của dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an
đã xây dựng các ứng dụng khai báo Y tế và thông tin tiêm chủng trên điện thoại
thông minh dựa trên nền tảng quét mã QR-code đã tạo bước đột phá mạnh mẽ,
cải thiện đáng kể thời gian khai báo y tế, truy vết phuc vụ phòng chống dịch
bệnh.


6
2. Phương án xử lý tình huống:
Trước u cầu thơng tin báo cáo chi tiết, thường xuyên của Ban Chỉ đạo
với số liệu cần báo cáo lớn, đồng thời trên cơ sở trình độ của cán bộ cấp xã cơ
bản đáp ứng yêu cầu về công nghệ thông tin, mạng internet và các thiết bị di
động đã phổ biến. Để đảm bảo có báo cáo có thơng tin báo cáo nhanh, chính
xác, đồng thời thuận tiện cho cán bộ nhập dữ liệu, Văn phịng Cấp ủy và Chính
quyền thành phố áp dụng đồng bộ các giải pháp về công nghệ và quản lý, cụ thể
như sau:
2.1. Lựa chọn các thông tin yêu cầu trong báo cáo trực tuyến, thống
nhất biểu mẫu chung cho các xã, phường:
Để thực hiện báo cáo nhanh, chính xác, đầy đủ thơng tin theo u cầu của
Ban Chỉ đạo, Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố xây dựng hệ thống
biểu báo cáo chung bao gồm các thông tin về số lượng các trường hợp F0, F1,
F2, các trường hợp có liên quan (chưa xác định mức độ tiếp xúc gần), cụ thể:

Số lượng người liên quan
STT

Trong đó

Xã, phường
Tổng

F0

F1

F2

TH có
liên
quan

F1 đã
đưa đi
cách ly
tập
trung

Tổng cộng

3347

32


417

2677

221

296

1

Phường Nguyễn Thái Học

107

5

88

14

0

20

2

Phường Nguyễn Phúc

125


0

20

105

0

17

3

Phường Đồng Tâm

749

15

95

639

0

110

4

Phường Hồng Hà


284

0

22

262

0

20

5

Phường Yên Thịnh

250

8

35

206

1

0

6


Phường Yên Ninh

303

1

24

278

0

24

7

Phường Minh Tân

182

0

7

175

0

0


8

Phường Hợp Minh

597

2

62

397

136

62

9

Phường Nam Cường

75

1

8

59

7


5

10

Xã Giới Phiên

117

0

6

111

0

3

11

Xã Âu Lâu

116

0

18

98


0

5

12

Xã Văn Phú

127

0

3

72

52

3

13

Xã Tân Thịnh

52

0

9


42

1

7

14

Xã Tuy Lộc

122

0

9

89

24

9

15

Xã Minh Bảo

141

0


11

130

0

11

Ghi chú

Đối với thông tin do Ủy ban nhân dân các xã, phường cung cấp: xây dựng
mẫu biểu báo cáo và thống nhất với UBND các xã, phường gồm các thông tin
sau:


7
Phân loại
STT

Họ và tên

Địa chỉ

Số TB
truy
vết

F0

F1


F
2

TH

liên
quan

F1 đã
đưa đi
cách ly
tập
trung

Ghi chú lịch sử tiếp xúc

Tổng cộng
1
2


Các thông tin yêu cầu thể hiện trong báo cáo trực tuyến do UBND cấp xã
nhập thông tin phải đảm bảo ngắn gọn, dễ phân loại nhưng phải đầy đủ thơng tin
tới từng trường hợp có liên quan theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo và để phục vụ
công tác truy vết của các xã, phường.
2.2. Phương án ứng dụng công nghệ thông tin:
Để đảm bảo giảm nhân lực trong công tác tổng hợp báo cáo, trong trường
hợp chưa có phần mềm quản lý theo dõi truy vết và tổng hợp báo cáo riêng,
đồng thời đảm bảo thuận tiện cho cán bộ thực hiện báo cáo có thể áp dụng kết

hợp cơng nghệ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây và công nghệ quét mã
QR, tạo báo cáo trực tuyến cập nhật theo thời gian thực, cụ thể:
2.2.1. Ứng dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây dữ
liệu
Việc ứng dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây dữ liệu
được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1

Liên kết
dữ liệu

Bước 2

Tạo link file dữ liệu và
chia sẻ liên kết dữ liệu

Bước 3

Chỉnh sửa báo cáo trực
tuyến và đồng bộ hóa
dữ liệu

Bước 4

Khai thác dữ
liệu, xuất báo
cáo trực tuyến

- Bước 1 - Liên kết dữ liệu: Để đảm bảo giảm thiểu tối đa thao tác xử lý,

thời gian thực hiện báo cáo của cán bộ tổng hợp, trước hết các mẫu biểu phải


8
được “liên kết dữ liệu”. Báo cáo chung được liên kết với các báo cáo riêng của
các xã, phường, các biểu báo cáo được lưu trong cùng một thư mục. Mục đích
của việc liên kết dữ liệu là khi dữ liệu trên biểu của các xã, phường có thay đổi
thì số liệu trên biểu tổng hợp báo cáo chung tự cập nhật, thay đổi. Trường hợp
nếu sử dụng một file dữ liệu chung cho các xã, phường dễ dẫn đến việc các xã
phường chỉnh sửa nhầm trường thông tin của nhau, số liệu báo cáo sẽ khơng
đảm bảo tính chính xác.
- Bước 2 - Tạo link file dữ liệu và chia sẻ liên kết dữ liệu: Dữ liệu giữa
các biểu sau khi được liên kết với file chứa biểu tổng chung được tạo đường link
liên kết, cấp quyền (dưới quyền của người chỉnh sửa - editor) cho các file riêng
của từng xã, phường và gửi cho các xã, phường. Đường liên kết thực tế (hiện
đang được UBND các xã, phường sử dụng để thực hiện báo cáo trực tuyến
COVID-19) cụ thể như sau:
ST
T
1

Xã,
phường
Phường
Nguyễn
Thái Học

Đường liên kết báo cáo trực tuyến COVID-19
/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true


2

Phường
Nguyễn
Phúc

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

3

Phường
Đồng
Tâm

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

4

Phường
Hồng Hà

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

5

Phường
Yên
Thịnh

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true


6

Phường
Yên Ninh

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

7

Phường
Minh Tân

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

8

Phường
Hợp
Minh

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

9

Phường
Nam
Cường

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true


10

Xã Giới
Phiên

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

11

Xã Âu
Lâu

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

12

Xã Văn
Phú

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true


9
ST
T

Xã,
phường


Đường liên kết báo cáo trực tuyến COVID-19

13

Xã Tân
Thịnh

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

14

Xã Tuy
Lộc

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

15

Xã Minh
Bảo

/>usp=sharing&ouid=116365313291077584633&rtpof=true&sd=true

- Bước 3 - Chỉnh sửa báo cáo trực tuyến và đồng bộ hóa dữ liệu: Các xã,
phường sau khi nhận được đường link liên kết nêu trên thực hiện báo cáo trực
tuyến, sử dụng công cụ chỉnh sửa của Google Sheets. Mỗi khi UBND các xã,
phường chỉnh sửa dữ liệu, dữ liệu sẽ được lưu trữ trên đám mây dữ liệu, đồng bộ
hóa theo thời gian thực với tài khoản của Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền
thành phố. Do đã được liên kết với biểu tổng hợp chung tại bước 1, biểu tổng
hợp của Văn phòng cấp ủy và chính quyền thành phố ln được tự động cập

nhật dữ liệu theo thời gian thực. Cán bộ các xã, phường không phải gửi báo cáo
cho cán bộ tổng hợp của Văn phòng, dữ liệu được cập nhật tự động trên đám
mây dữ liệu.
- Bước 4 - Khai thác dữ liệu, xuất báo cáo trực tuyến: Do dữ liệu đã được
cập nhật, đồng bộ và liên kết, cán bộ được giao nhiệm vụ báo cáo của Văn
phòng Cấp ủy và Chính quyền thành phố chỉ thực hiện kiểm tra, rà soát thời
điểm chỉnh sửa dữ liệu của từng xã, phường, gửi biểu tổng hợp chung báo cáo
kết quả trên nhóm chat Zalo của Ban Chỉ đạo hoặc xuất báo cáo chi tiết đến từng
trường hợp có liên quan của các xã phường khi được yêu cầu thực hiện kiểm tra,
truy vết.
Các bước 1 và bước 2 nêu trên được thực hiện 01 lần tại thời điểm lập
mẫu biểu báo cáo. Khi báo cáo trực tuyến đi vào hoạt động, Ủy ban nhân dân
các xã, phường chỉ cập nhật thông tin khi có diễn biến mới của dịch COVID-19
trên địa bàn, số liệu báo cáo tổng hợp của Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền
thành phố được xuất dữ liệu 04 lần / 01 ngày hoặc xuất dữ liệu đột xuất theo yêu
cầu của Ban Chỉ đạo. Số liệu thể hiện trong báo cáo là số liệu theo thời gian
thực, được cập nhật theo đúng thời điểm báo cáo, việc xuất báo cáo có thể thực
hiện trên thiết bị di động, máy tính bảng do vậy ln kịp thời đáp ứng việc cập
nhật dữ liệu tại bất kỳ thời gian, địa điểm nào với số liệu mới nhất.
2.2.2. Ứng dụng công nghệ quét mã QR để thực hiện báo cáo qua thiết
bị di động:
Để đảm bảo tính kịp thời của việc cập nhật báo cáo số liệu các trường hợp
có liên quan phục vụ công tác truy vết, yêu cầu báo cáo trực tuyến phải thực


10
hiện được trên thiết bị di động (smart phone hoặc lap top, máy tính bảng). Trong
khi đó đường link liên kết dữ liệu lưu trữ trên đám mây đã tạo ở trên quá dài,
không phù hợp để cập nhật ngay tại thực địa khi phát sinh diễn biến mới của
dịch bệnh COVID-19.

Khi ứng dụng công nghệ quét mã QR, người thực hiện báo cáo của các
xã, phường chỉ thực hiện thao tác quét mã bằng điện thoại thông minh hoặc
laptop, máy tính bảng với các mã QR được Văn phịng cấp ủy và Chính quyền
cung cấp sẵn cho từng xã, phường, thực hiện chỉnh sửa trực tuyến ngay trên điện
thoại thông minh hoặc laptop, máy tỉnh bảng. Do vậy việc cập nhật dữ liệu báo
cáo được thực hiện linh hoạt, nhanh chóng và tiện lợi cho người phải cập nhật
dữ liệu.
Ví dụ 01 mã QR thực tế đang triển khai thực hiện báo cáo trực tuyến của
phường Nguyễn Thái Học hiện đang sử dụng cụ thể như sau:

* Ghi chú: mã QR và các đường link trong bài tiểu luận này là mã QR
thực tế đang được chia sẻ cho UBND các xã, phường sử dụng, đề nghị không
chỉnh sửa số liệu trong báo cáo để đảm bảo tính chính xác trong báo cáo trực
tuyến phục vụ cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
2.3. Phương án trong công tác quản lý, phối hợp và triển khai thực
hiện:
Trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo trực tuyến phục vụ công tác
theo dõi diến biến, truy vết trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, việc phối
hợp giữa Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố với Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân các xã, phường có vai trị rất quan trọng. Đặc biệt, việc ứng dụng công
nghệ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây dữ liệu và công nghệ quét mã QR
là các cơng nghệ mới, cần có thời gian để cán bộ các xã, phường làm quen với
công nghệ và cách thức mới trong việc cập nhật dữ liệu báo cáo.


11
Để đảm bảo cơng tác phối hợp giữa Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền
thành phố với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường được chặt chẽ, đảm
bảo rõ người, rõ trách nhiệm, trước khi triển khai thực hiện theo hình thức báo
cáo trực tuyến, Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố đã báo cáo xin ý

kiến trực tiếp của Ban Chỉ đạo, thống nhất quan điểm quản lý, phối hợp cụ thể
như sau:
- Về tính chính xác của số liệu báo cáo:
+ Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường mà trực tiếp là đồng chí Bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường chịu trách nhiệm về tính
chính xác của số liệu báo cáo do các cán bộ của UBND các xã, phường thực
hiện. Ủy ban nhân dân các xã, phường phân cơng cho 01 đồng chí cán bộ chịu
trách nhiệm trực tiếp trong việc cập nhật dữ liệu trên báo cáo trực tuyến, cung
cấp thông tin cá nhân của cán bộ lập báo cáo cho Văn phòng Cấp ủy và Chính
quyền thành phố để theo dõi, liên hệ trong q trình thực hiện báo cáo trực
tuyến.
+ Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm tính
chính xác của số liệu tại báo cáo tổng hợp chung trên cơ sở số liệu do UBND
các xã, phường đã tổng hợp.
- Về trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo: Văn phịng Cấp ủy và Chính
quyền thành phố chịu trách nhiệm báo cáo số liệu theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
- Về tần suất thực hiện báo cáo:
+ Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm cập nhật báo
cáo ngay khi có tình huống phát sinh các trường hợp liên quan mới, không thực
hiện báo cáo theo khung giờ cố định.
+ Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền thành phố có trách nhiệm xuất báo
cáo định kỳ 04 lần / 01 ngày và xuất báo cáo theo chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ
đạo.
- Sơ đồ mơ hình phân cấp quản lý, phối hợp:


12

BAN CHỈ
ĐẠO


UBND
XÃ, PHƯỜNG

VĂN PHÒNG
CU&CQ TP

UBND
XÃ, PHƯỜNG

CÁN BỘ NHẬP
DỮ LIỆU TẠI
XÃ, PHƯỜNG

ĐỒNG BỘ DỮ
LIỆU TRỰC
TUYẾN

CÁN BỘ NHẬP
DỮ LIỆU TẠI
XÃ, PHƯỜNG

3. Kết quả xử lý tình huống:
Hiện nay, việc triển khai cơng tác báo cáo trực tuyến đã được thực hiện
đồng bộ tại 15/15 xã, phường thuộc thành phố Yên Bái. Kết quả đã thống kê
được số liệu trực tuyến về số lượng các F0, F1, F2 và các trường hợp có liên
quan, đồng thời có số liệu thơng tin dịch tễ chi tiết đến từng trường hợp có liên
phục vụ hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng dịch. Số liệu thống kê đảm bảo
chính xác, đầy đủ, chi tiết đúng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo, được gửi định kỳ
trên nhóm Zalo của Ban Chỉ đạo 04 lần / 01 ngày.

Về nhân lực thực hiện báo cáo: Đến nay mỗi xã, phường đã cử 01 cán bộ
thực hiện cập nhật số liệu báo cáo trực tuyến khi có diễn biến mới của dịch
bệnh, Văn phịng Cấp ủy và Chính quyền thành phố cử 01 cán bộ định kỳ xuất
báo cáo trực tuyến theo quy định, không mất nhiều thời gian và công sức để báo
cáo số liệu theo đúng yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hiện nay tình hình
dịch bệnh đã cơ bản nằm trong tầm kiểm sốt, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng,
chống dịch, vừa phát triển kinh tế của địa phương.
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
1. Nhận xét, đánh giá:
1.1. Ưu điểm:
- Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19,
báo cáo trực tuyến đã giúp Ban Chỉ đạo đưa ra các Quyết định kịp thời theo
đúng diễn biến của dịch bệnh, đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu lực,
hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.


13
- Việc thực hiện báo cáo theo hình thức trực tuyến đã giúp giảm rất nhiều
thời gian và công sức cho cán bộ thực hiện lập báo cáo. Với việc liên kết dữ liệu
giữa các biểu báo cáo đã được đồng bộ, cán bộ tổng hợp không cần nhận, gửi
báo cáo và tổng hợp số liệu, chỉ thực hiện in số liệu báo cáo định kỳ và đột xuất
theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
- Với việc linh hoạt trong việc sử dụng được thiết bị di động trong lập báo
cáo, trường hợp khi có diễn biến dịch bệnh mới phát sinh, người thực hiện báo
cáo có thể cập nhật thông tin tại bất kỳ địa điểm hay thời gian nào, không phải
đến cơ quan để lập báo cáo
- Báo cáo trực tuyến có khả năng ứng dụng trong nhiều trường hợp khác
nhau, tùy theo yêu cầu của người cần số liệu báo cáo, đảm bảo có số liệu đồng
bộ, chính xác, kịp thời, linh hoạt cho người nhập số liệu. Qua quá trình thực hiện

báo cáo trực tuyến COVID-19, các cán bộ tại UBND các xã, phường đã được
tiếp cận với nền tảng cơng nghệ mới, có được một số kỹ năng cơ bản, tạo thuận
lợi cho việc triển khai các nội dung báo cáo khác theo hình thức trực tuyến khi
có yêu cầu.
1.2. Tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện:
- Việc liên kết dữ liệu và đồng bộ dữ liệu, tạo mã QR yêu cầu người xây
dựng báo cáo phải có một số kỹ năng tin học, do vậy việc ứng dụng rộng rãi
hình thức báo cáo trực tuyến trong các lĩnh vực khác nhau cịn nhiều khó khăn.
- Trình độ của cán bộ một số xã, phường còn hạn chế, dẫn đến việc báo
cáo chi tiết của xã, phường còn một số sai sót trong q trình thực hiện. Một số
trường hợp cán bộ xã, phường tự ý chỉnh sửa mẫu biểu đã thống nhất dẫn đến
phá vỡ liên kết dữ liệu, dẫn đến phải kiểm tra, theo dõi thường xuyên để kịp thời
điều chỉnh.
- Thời gian đầu triển khai, nhiều đơn vị xã, phường chưa xác định đúng
tầm quan trọng của việc cập nhật dữ liệu báo cáo, do vậy cịn tình trạng báo cáo
chậm, số liệu cập nhật chưa kịp thời.
- Cán bộ xã, phường thực hiện báo cáo khơng có chuyên môn về y tế, do
vậy việc phân biệt mức độ tiếp xúc gần đơi khi cịn xảy ra nhầm lẫn, khơng phân
biệt được F1 và trường hợp có liên quan, dẫn đến số liệu báo cáo trực tuyến có
thời điểm không trùng với số liệu do cơ quan Y tế tổng hợp. Một số xã, phường
không công nhận F0 phát sinh trên địa bàn nếu F0 khơng có hộ khẩu thường trú
tại địa phương (các trường hợp tạm trú hoặc ở trọ tại địa phương nhưng không
đăng ký tạm trú), dẫn đến số liệu F0 trên báo cáo trực tuyến không trùng với số
liệu F0 do cơ quan Y tế cung cấp.
- Cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống máy vi tính của các xã, phường hiện
đang xuống cấp, đường truyền Internet không ổn định dẫn đến việc cập nhật số
liệu mất nhiều thời gian.


14

1.3. Bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống:
Qua quá trình triển khai thực hiện đã rút ra một số bài học kinh nghiệm
sau:
- Cần nâng cao năng lực ứng dụng tin học của đội ngũ công chức, viên
chức, đặc biệt là các công chức cấp xã để đảm bảo thích ứng nhanh, đáp ứng yêu
cầu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
- Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh
COVID-19, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa
phương, đặc biệt là xác định đúng vai trò của việc tổng hợp và nắm bắt số liệu
diễn biến dịch bệnh trên địa bàn để có giải pháp phù hợp.
2. Đề xuất, kiến nghị:
- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm đến nâng cấp cơ sở vật
chất, máy móc, trang thiết bị, đặc biệt là tại Ủy ban nhân dân các xã, phường để
đáp ứng thực hiện nhiệm vụ do các thiết bị tại xã, phường đã xuống cấp, ảnh
hưởng đến tiến độ lập báo cáo trực tuyến và thực hiện các nhiệm vụ khác.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức các lớp tập huấn nâng cao
trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố.


15

C. KẾT LUẬN
Việc “Xây dựng và tổ chức thực hiện báo cáo trực tuyến trong công tác
truy vết, theo dõi diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Yên
Bái” đã triển khai được trong thực tế, dù còn một số hạn chế nhưng đến nay
bước đầu đã có một số kết quả tích cực. Báo cáo trực tuyến được đảm bảo kịp
thời, hạn chế sai sót, giảm thiểu thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao của cán
bộ, công chức của cơ quan, đảm bảo đúng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Việc ứng dụng công nghệ mới là cần thiết trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0. Đồng thời báo cáo trực tuyến có khả năng ứng dụng cao trong thực

tế, có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, giúp giảm nhân lực và thời
gian lập báo cáo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trên đây là nội dung Tiểu luận tình huống “Xây dựng và tổ chức thực
hiện báo cáo trực tuyến trong công tác truy vết, theo dõi diễn biến dịch bệnh
COVID-19 trên địa bàn thành phố Yên Bái”.



×