THẢO LUẬN MƠN LUẬT HÌNH SỰ (Phần chung) – BUỔI 8
CỤM 4: HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
NHĨM: HLM GROUP – LỚP TM42A2
I. THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Thị Bích Hồng - 1753801011066
2. Nguyễn Mai Lan Hương - 1753801011069
3. Huỳnh Ngọc Loan - 1753801011106
4. Lê Thị Bích Loan - 1753801011107
5. Nguyễn Thị Thu Mai - 1753801011113
6. Nguyễn Văn Minh - 1753801011115
7. Nguyễn Thị Mỹ Mỹ - 1753801011121 (Nhóm trưởng)
II. NỘI DUNG BÀI LÀM
1. Nhận định
Nhận định 20: Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.
Nhận định: Sai
Vì:
+ Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội mới theo khoản 1 Điều 53 BLHS
+ Việc đang chấp hành bản án được xem là người phạm tội trong thời gian thi
hành bản án và vẫn cịn án tích tuy nhiên trường hợp ngoại lệ đối với người dưới 18
tuổi bị kết án được coi là khơng có án tích nếu thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều
107 BLHS.
Do đó đối với những trường hợp ngoại lệ thì dù người đó đang chấp hành bản án
mà phạm tội mới không được xem là tái phạm.
CSPL: khoản 1 Điều 107 BLHS
Nhận định 39: Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời
hạn.
Nhận định: Sai
Án treo khơng là một loại hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện. Điều kiện ở đây là điều kiện của án treo, tức là Nhà nước “treo”
thi hành hình phạt tù với điều kiện là buộc người phạm tội phải chịu thử thách. Nội
dung thử thách quy định những điều kiện ràng buộc nhất định. Theo đó, Tịa án sẽ ấn
định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm và người phạm tội sẽ thực hiện các nghĩa vụ
trong thời gian thử thách.
1
CSPL: Điều 65 BLHS
Nhận định 43: Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
Nhận định: Sai
Điều kiện để hưởng án treo là: khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân
thân của người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, chưa đến mức phải chấp hành hình
phạt tù. Tùy vào quyết định hình phạt của Tòa án để Tòa án cho hưởng án treo theo
các điều kiện trên nên không phụ thuộc vào phân loại tội phạm.
CSPL: khoản 1 Điều 65 BLHS
Nhận định 60: Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm
hình sự.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 2 Điều 91 BLHS
Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này
Như vậy chỉ người dưới 18 tuổi đã được miễn trách nhiệm hình sự thì mới có thể
áp dụng các biện pháp giáo dục giám sát.
Nhận định 64: Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân
thương mại thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định: Sai
CSPL: khoản 1 Điều 75 BLHS
Để pháp nhân thương mại phạm tội về tội danh của mình thì phải thỏa mãn đủ
các yếu tố được quy định tại khoản 1 điều 75 BLHS
“Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận
của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.”
Nếu tội danh đó được thực hiện khơng nhân danh pháp nhân, khơng vì lợi ích
của pháp nhân khơng có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân và hết
thời hiệu truy cứu thì pháp nhân khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
2
Nhận định 65: Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với
tất cả các tội phạm.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 76 BLHS
Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm đối với một số tội được quy định tại
Điều 76 BLHS sửa đổi bổ sung tại khoản 11 điều 1 luật sửa đổi bổ sung luật hình sự
2017
“Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau
đây:
1. Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200
(tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu
thơng tin trong hoạt động chứng khốn); Điều 210 (tội sử dụng thơng tin nội bộ để
mua bán chứng khốn); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213
(tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy
định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều
226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về
nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về
khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản
lý, bảo vệ động vật hoang dã);
2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục sự cố mơi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an
tồn cơng trình thủy lợi, đê điều và phịng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo
vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội
hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm
quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các
quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các
loài ngoại lai xâm hại).”
2. Bài tập
Bài tập 17:
Câu 1: Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể
áp dụng với A nếu:
- A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm
tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù
· Tội nặng nhất: là tội giết người.
3
· Thời điểm thực hiện tội nặng nhất là: Lúc A 17 tuổi.
Vậy tội nặng nhất mà A thực hiện là tội giết người, theo quy định tại khoản 1
Điều 123 BLHS thì người phạm tội này mức hình phạt cao nhất A phải chịu là tử hình.
Cịn tội trộm cắp tài sản được thực hiện sau năm 18 tuổi, cụ thể là lúc 19 tuổi. Nhưng
tội này nhẹ hơn so với tội giết người. Nhưng do A đã thực hiện tội này khi A chưa đủ
18 tuổi nên sau khi tổng hợp mức tối đa của hình phạt mà A phải chịu là 18 năm tù.
CSPL: điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS
“Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội
được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
a) Nếu mức hình phạt Tịa án tun đối với tội được thực hiện khi người đó chưa
đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi
người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung khơng được vượt q mức hình phạt cao
nhất quy định tại khoản 1 Điều này”.
- A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và giết
người khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
· Tội nặng nhất: là tội giết người.
· Thời điểm thực hiện tội nặng nhất là: lúc A 19 tuổi.
Vậy tội nặng nhất mà A thực hiện là tội giết người, theo quy định tại khoản 1
Điều 123 BLHS thì mức hình phạt cao nhất A phải chịu là tử hình. Và lúc A thực hiện
tội này thì A đã trên 18 tuổi nên tổng hợp hình phạt chung theo khoản 1 điều 55 BLHS
của hai tội giết người và trộm cắp tài sản là 21 năm tù.
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 103 BLHS.
“Nếu mức hình phạt Tồ án tun đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ
18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18
tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội”.
Câu 2: Trường hợp của A có phải là trưởng hợp có nhiều bản án khơng? Tại
sao?
Trường hợp của A khơng phải là trường hợp có nhiều bản án. Vì có nhiều bản án
là trường hợp một người đang chấp hành một bản án lại bị đưa ra xét xử về một tội
khác hoặc một người cùng lúc có nhiều bản án khác nhau đang có hiệu lực.
Trong trường hợp này của A là bị đưa ra xét xử cùng lúc cả hai tội trên trong một
vụ án hình sự chứ A khơng đang chấp hành một bản án nào và cũng khơng có nhiều
bản án đang có hiệu lực.
Theo tơi nghĩ thì trường hợp của A là phạm nhiều tội.
Bài tập 20
Câu 1: Tình huống trên có phải trường hợp phạm nhiều tội khơng? Tại sao?
- Phạm nhiều tội là Chủ thể có nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ có một
hành vi phạm tội và hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn nhiều yếu tố cấu thành tội phạm
khác nhau
4
- Trường hợp trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội vì trong trường hợp này
chủ thể (A) đã thực hiện hai hành vi phạm tội mà những tội này độc lập với nhau được
quy định tại các điều khoản khác nhau trong phần các tội phạm của BLHS hiện hành
Câu 2: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực
hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào?
- A đã phạm tội cố ý gây thương tích tại khoản 5 Điều 134 BLHS mức hình phạt
cao nhất cho tội này là tù chung thân. Nên theo điểm d khoản 1 BLHS 2015 “Tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” A là tội phạm đặc
biệt nghiên trọng
- Bởi vậy theo điểm d khoản 2 Điều 27 BLHS 215 thì “Thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự được quy định như sau: 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là
20 năm.
- Theo khoản 3 Điều 27 BLHs 2015“Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2
Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với
tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới”. Nên thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện tính từ ngày 15/08/2018 vì
lúc này A lại phạm thêm một tội mới là tội gây rối trật tự nơi công cộng theo khoản
318 BLHSvào này 15/8/2018 với mức hình phạt cao nhất là 2 năm.
Câu 3: Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tịa án có thể xử
phạt 1 năm quản chế đối với A không? Tại sao?
- Về tội gây rối trật tự cơng cộng ( Điều 318 BLHS) Tịa án khơng thể xử phạt 1
năm quản chế với A vì xét Điều 43 BLHS 2015 về quản chế “Quản chế được áp dụng
đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc
trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định”
Mà Điều 318 BLHS 2015 không thỏa mãn điều kiện áp dụng cũng như khơng có
quy định gì liên quan đến hình phạt quản chế nên Tịa khơng thể áp dụng hình phạt
quản chế trong trường hợp này.
Câu 4: Mức hình phạt cao nhất mà Tịa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý
gây thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Tại thời điểm thực hiện tội phạm (01/7/2018), A dưới 18 tuổi.
A phạm tội theo khoản 5 Điều 134 BLHS. Mức cao nhất của khung hình phạt
theo điều khoản này là chung thân. Áp dụng khoản 1 Điều 101, mức phạt cao nhất mà
Tòa án có thể áp dụng đối với A là 18 năm tù
Câu 5: Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với
A là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Tại thời điểm thực hiện tội phạm thì A dưới 18 tuổi.
5
Về tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134, mức án cao nhất của A là 18
năm tù.
Về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318, mức án cao nhất của A là
01 năm 6 tháng. (Mức cao nhất của khung hình phạt theo điều khoản này là 2 năm.
Nên chiếu theo khoản 1 Điều 101, mức hình phạt tối đa của A là 1 năm 6 tháng)
Từ đó, mức tối đa của hình phạt chung là 18 năm tù theo quy định tại khoản 1
Điều 103 BLHS.
Câu 6: Mức hình phạt thấp nhất mà Tịa án có thể quyết định đối với A về tội
cố ý gây thương tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.
Khung hình phạt tại khoản 5 Điều 134 là từ 12 năm đến 20 năm tù
Khung hình phạt nhẹ hơn liền kề được quy định tại khoản 4 Điều 134 là từ 7
năm đến 14 năm.
Nếu áp dụng Điều 54 đối với tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134,
mức hình phạt thấp nhất mà Tịa án có thể quyết định đối với A là 7 năm. (khoản 1
Điều 54 BLHS).
Bài tập 22: Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội
phạm Y Tòa án tuyên:
A phạm tội X và bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời
gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị xét xử về một trong
các tội sau:
Câu 1: Phạt tù 3 năm.
Quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử: 2 năm tù nhưng được hưởng án
treo và thời gian thử thách đã chấp hành là 2 năm đối với bản án cũ
Bản án mới là phạt tù 3 năm.
Tổng hợp hình phạt của 2 bản án nêu trên (2 năm của bản án cũ và 3 năm tù của
bản án mới). Áp dụng quy định Khoản 1 Điều 7 NQ02/2018/NQ-HĐTP ngày
15/5/2018 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65
của Bộ luật hình sự về án treo “1. Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội
mới trong thời gian thử thách thì Tịa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và
tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của
Bộ luật Hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”
Tổng hợp hình phạt là 5 năm tù.
Câu 2: Phạt cải tạo khơng giam giữ.
Phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước: 2 năm tù nhưng cho hưởng án
treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách.
Hình phạt của bản án mới là 2 năm cải tạo không giam giữ. Theo Điều 55.1.b
BLHS 03 ngày cãi tạo không giam giữ được chuyển thành 01 ngày tù để tổng hợp
hình phạt nên 2 năm cãi tạo khơng giam giữ được chuyển thành 8 tháng tù.
6
Theo khoản 1 Điều 7 NQ02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án
treo “1. Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử
thách thì Tịa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt
tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự; nếu họ
đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp
hành hình phạt tù.” thì
Tổng hợp hình phạt là 2 năm 8 tháng tù
Câu 3: Phạt tiền 5 triệu đồng.
Phạt tiền khơng tổng hợp chung với các loại hình phạt khác nên A vẫn phải chấp
hành bản án cũ và nộp phạt 5 triệu cho bản án mới theo Điểm đ Khoản 1 Điều 55
BLHS.
Bài tập 24:
Câu 1: Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương
mại A? Tại sao?
Đối với pháp nhân thương mại A, có thể áp dụng các hình phạt bổ sung: cấm
kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn, theo
điểm a, b khoản 2 Điều 33 BLHS 2015. Hình phạt bổ sung là phạt tiền không được áp
dụng đối với pháp nhân này vì phạt tiền đã là hình phạt chính nên khơng thể đồng thời
là hình phạt bổ sung được.
Câu 2: Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu
và tính từ khi nào? Tại sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 BLHS 2015, thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với
pháp nhân thương mại là 05 năm.
7