Trường THCS…………………….
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 1
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Câu 1: (4 .0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hồn thành các yêu cầu bên dưới:
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ
mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
– Tớ đang lột xác bạn à.
– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất
đau đớn cá chép con ạ.
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. (1.0 điểm)
b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong
hồ nước”. (1.5 điểm)
c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để
trưởng thành, theo em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) (1.5
điểm)
Câu 2: (6 điểm)
Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ
họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ
hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dịng nước của
thương u. Khơng có thương u, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con
hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng
hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào
về lịng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã
chiếm chỗ.
(Việt Quang – Trở lại thiên đường)
Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu
thương trong cuộc sống.
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:……………….Lớp………
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Đề số 2
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” thuộc kiểu câu gì?
Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy
nghĩ của em về tinh thần lạc quan.
Câu 2. (5.0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (Ngữ văn 8, tập II,
SGK), hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:……………….Lớp………
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Đề số 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (0.5 điểm)
b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: (0.5 điểm)
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm)
d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng
của câu cảm thán? (1.0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Quê hương ln là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi
con người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dịng) trình bày suy nghĩ
của em về tình yêu quê hương.
Câu 2. (5.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một
số học sinh hiện nay.
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 4
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
Câu 1: (2 điểm)
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng người tù chiến sĩ qua đoạn thơ:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
(Tố Hữu – Khi con tu hú)
Câu 3: (5 điểm)
Bác Hồ dạy: “Học đi đôi với hành”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
………………Hết………………
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 5
PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Một người hỏi nhà hiền triết:
(2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
(3) Nhà hiền triết trả lời:
(4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Cịn nếu anh làm điều tốt
cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0.5 đ)
b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. (1.0 đ)
c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? (0.5 đ)
d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên?
(1.0 đ)
PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay
ở trường THCS.
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 6
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
Câu 1: (4 điểm): Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống
mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hốy khắc
tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu khơng khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn khơng? Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thơi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tơi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0.5
điểm)
b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay
sai? Vì sao? (1.0 điểm)
c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? (1 điểm)
d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vơ cảm của
một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. (1 điểm)
Câu 2: (6 điểm) Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị
luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 7
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
Câu 1: (4 .0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu)
a. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình
Ngữ văn 8 cũng nói về nếp sinh hoạt của Bác? Tác giả là ai? (1 điểm)
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1 điểm)
c. Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ. (1.0 điểm)
d. Từ nội dung đoạn thơ trên, bản thân em sẽ làm gì để học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh (Nêu 2 hành động cụ thể). (1.0 điểm)
Câu 2: (6 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học
sinh hiện nay.
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 8
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa; chỉ căm tức chưa thể xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho
trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui
lịng.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 trang 57)
Câu 1 (1.0 điểm). Em cho biết tên tác giả, tác phẩm có đoạn trích trên. Tác phẩm
được sáng tác trong hồn cảnh nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ rõ một biện pháp tu từ em đã học trong chương trình Ngữ
văn lớp 8 được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp
tu từ đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu một số biểu hiện về lòng
yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay?
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về
tâm trạng của nhà thơ Tế Hanh trong đoạn thơ sau:
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi,
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Quê hương, Tế Hanh, Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2)
Câu 2. (5.0 điểm)
Hiện nay, một bộ phận các bạn trẻ vẫn dành quá nhiều thời gian chơi các trò
chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về tác hại
của hiện tượng học sinh nghiện các trò chơi điện tử.
……………Hết……………
Trường THCS…………………….
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:……………….Lớp………
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Đề số 9
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn trích sau:
"Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời
đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngơi nam bắc đơng tây; lại tiện
hướng nhìn sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bàng; đất đai cao mà thống. Dân cư
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; mn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem
khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"
(Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn, Sách Ngữ văn 8 - tập II)
1. Đoạn trích trên được viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó? (1
điểm)
2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Hoàn chỉnh nội dung cho bảng sau:
Kiểu câu
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
Câu cầu khiến
Chức năng, đặc điểm hình thức
Câu trần thuật
.
Câu phủ định
Câu 3: (2 điểm)
1. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. (1 điểm)
2. Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn
văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay qui nạp? (1 điểm)
"Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ
rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông,
trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, q mùa như Nguyễn
Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu...".
(Hồi Thanh)
Câu 4: (4 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê
trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”. Viết lời giới thiệu về tác giả Tế Hanh, tác
phẩm Quê hương để làm sáng tỏ nội dung ý kiến trên.
* Lưu ý: Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 10
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta,
từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học
hình thức hịng cầu danh lợi, khơng cịn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm
thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các
trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện
đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần
tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo
điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được cơng, nhà nước nhờ thế mà
vững n. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ
qua.
(Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục)
1. Nhận biết
Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai?
Thuộc thể loại gì và đặc điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm)
2. Thơng hiểu
Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm)
3. Thơng hiểu (0.5 điểm)
Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như
vậy?
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự
tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo
điều học mà làm.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Qua nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn từ 7-8 câu suy nghĩ của
em về vấn đề Học đi đôi với hành.
Câu 2 (5.0 điểm)
Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp hồn cảnh
khó khăn. Em hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình.
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 11
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào
bài làm:
"... Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu
lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới
phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là
kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm
nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào
quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi
đây sau khi giặc giã dẹp n, mn đời để thẹn, há cịn mặt mủi nào đứng trong
trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”.
Câu 1: Phần văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng thể văn
gì?
A. Hịch - Trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
B. Chiếu - Trích Chiếu dời đơ của Lí Cơng Ưẩn.
C. Cáo - Trích Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi.
D. Tấu - Trích Luận học pháp của Nguyễn Thiếp.
Câu 2: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận. Vì sao?
A. Đưa ra lí lẽ để thuyết phục tướng sĩ lựa chọn con đường chiến đấu.
B. Bày tỏ thái độ, tình cảm của tác giả trước quân sĩ để khích lệ tinh thần chiến
đấu.
C. Tỏ rõ ý chí chiến đấu chống kẻ thù của toàn thể tướng sĩ.
D. Kể rõ tội ác của kẻ cướp nước.
Câu 3: Câu: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” thuộc kiểu hành
động nói nào?
A. Hành động trình bày.
B. Hành động ước kết.
C. Hành động bộc lộ cảm xúc.
D. Hành động tuyên bố.
Câu 4: Câu văn: “Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há
còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?” thuộc kiểu câu nào? Dùng để thực hiện
kiểu hành động nói nào?
A. Câu trần thuật - để nhận định.
B. Cầu cầu khiến - để ra lệnh.
C. Câu nghi vấn - để thực hiện hành động phủ định.
D. Câu cảm thán - để bộc lộ cảm xúc.
Câu 5: Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản trên là gi?
A. Lí lẽ chặt chẽ.
B. Lí lẽ chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh.
C. Lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng sắc sảo.
D. Lí lẽ chặt chẽ, sắc bén, câu văn giàu cảm xúc.
Câu 6: Văn bản nào sau đây khơng thuộc thời kì hiện đại?
A. Ngắm trăng
B. Đi đường
C. Hịch tướng sĩ
D. Thuế máu
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam
Trân). Qua bài thơ Đi đường của Bác, em có thế rút ra được gì cho bản thân? (Hãy
trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)
Câu 2: (5 điểm)
Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm
khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ
nội dung trên.
Trường THCS…………………….
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:……………….Lớp………
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Đề số 12
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Khi con tu hú – Tố Hữu)
a. Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (1.0 điểm)
b. Thơng hiểu
Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lịng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của
mùa hè bằng điều gì? (1.0 điểm)
c. Vận dụng (1.0 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2 (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn,
lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
- Khơng, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
(Nam Cao – Lão Hạc)
a. Nhận biết
Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó
là câu nghi vấn? (1.0 điểm)
b. Nhận biết
Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào
hội thoại (1.0 điểm)
c. Nhận biết
Xác định hành động nói các câu sau (1.0 điểm)
- Cụ cịn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Câu 3 (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: Sách mở rộng
trước mắt tơi những chân trời mới.
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
Đề số 13
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng
nhất.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”
(Sách Ngữ văn 8, tập II)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Nhớ rừng - Thế Lữ
B. Quê hương - Tế Hanh
C. Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh
D. Khi con tu hú -Tố Hữu
Câu 2: Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?
A. Người dân chài
B. Tác giả
C. Chiếc thuyền
D. Tác giả và người dân chài
Câu 4: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?
A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
A. Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả.
B. Người dân chài đầy vị mặn.
C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng.
D. Cả A và C.
Câu 6: Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?
A. Hùng tráng, kì vĩ.
B. Lãng mạng, anh hùng,
C. Vừa chân thực, vừa lãng mạn.
D. Vừa chân thực, vừa hào hùng.
Câu 7: Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm
dần trong thớ vỏ...” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hố
C. Nói quá
D. Hoán dụ
Câu 8: Đoạn thơ trên nói về cảnh gì?
A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
B. Cảnh đoàn thuyền trở về bến.
C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
D. Cảnh đợi chờ thuyền trở về của người dân chài.
Câu 9: Cụm từ nào thể hiện tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của người dân chài chất
phác, hồn hậu?
A. Ồn ào trên bến đỗ .
B. Tấp nập đón ghe về
C. Nhờ ơn trời.
D. Những con cá tươi ngon
Câu 10: Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ
đánh cá”?
A. Chài, bến, cá.
B. Thuyền, chài, lưới.
C. Bến, cá, chất muối
D. Biển, xa xăm, thớ vỏ.
* Đọc câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” và trả lời câu hỏi 11, 12.
Câu 11: Câu trên thuộc kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật
B. Câu nghi vấn
C. Câu cảm thán
D. Câu cầu khiến
Câu 12: Câu trên thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Trình bày
B. Bộc lộ cảm xúc
C. Hỏi
D. Điều khiển
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trần thuật, câu cảm thán
nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua
bài thơ Ngắm trăng.
Câu 2: (5 điểm)
Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng
tự hào dân tộc”. Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Trường THCS…………………….
Họ và tên:……………….Lớp………
Đề số 14
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn 8
Câu 1 (2 điểm):
Hồn thành chính xác những dòng thơ còn thiếu trong đoạn thơ sau và trả lời các
câu hỏi bên dưới:
…………………………………………..
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
…………………………………………..
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
(Tế Hanh – Quê hương)
a. Nhận biết
Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
b. Nhận biết
Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (2.0 điểm):
a. Thơng hiểu
Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dịng thơ “Màu nước xanh, cá bạc,
chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.
b. Thơng hiểu
Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dịng thơ “Tơi thấy nhớ cái mùi
nồng mặn quá!” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.
Câu 3 (6.0 điểm):
Trường học, nơi ni dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy kiến
thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác
vẫn tồn tại hàng ngày. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác
bừa bãi ở trường em đang theo học.
Trường THCS…………………….
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:……………….Lớp………
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn 8
Đề số 15
Phần I (6 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian
nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ
mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà
đòi ngọc lụa để thỏa lịng tham khơng cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc
vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà ni hổ đói, sao cho
khỏi để tai vạ về sau!”
(SGK/Ngữ văn 8/Tập 2/ NXB Giáo dục)
Câu 1:
Đoạn trích trên được dẫn từ văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm?
Câu 2:
Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại đó?
Câu 3:
Câu văn “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về
sau!” thuộc kiểu hành động nói nào? Chỉ rõ mục đích nói của câu văn đó.
Câu 4:
Dựa vào đoạn trích trên, viết đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày theo cách lập luận
diễn dịch, làm rõ sự căm giận của vị chủ tướng trước hình ảnh sứ giặc. Trong đoạn
văn có sử dụng một câu phủ định. (gạch chân và chú thích rõ).
Phần II (4 điểm): Cho đoạn ngữ liệu sau:
Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất
đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà khơng
có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta
can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…
Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim khơng chủ động
được điều đó…
Hi vọng đặt đơi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn
thấy được …
Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận
biết được phương hướng nữa… Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được ni
dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có
thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối
nhất…
Đừng bao giờ mất hi vọng!
(Trích, Ln mỉm cười với cuộc sống - NXB Trẻ)
Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng gì?
Câu 3. Câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Câu văn thực hiện hành động nói nào?
Câu 4. Từ nội dung đoạn ngữ liệu trên cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn
văn khoảng ½ trang giấy thi, nêu suy nghĩ về ý nghĩa của niềm hi vọng trong cuộc
sống hôm nay.