Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SANG KIEN 2021 bao hoai hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 19 trang )

2
ĐỀ TÀI:

“Lựa chọn một số bài tập bổ trợ giúp học sinh nâng cao thành tích
nhảy cao bằng kỹ thuật nhảy cao “Lưng qua xà”
1. Đặt vấn đề
1. 1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về
“đức - trí - thể - mỹ” và các khả năng cơ bản khác của cơ thể; giúp các em trang
bị kiến thức cần thiết là hành trang bước vào cuộc sống lao động sản xuất, tham
gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để thực hiện được mục tiêu đó
thì các em cần có sức khỏe tốt mà có sức khỏe tốt thì nhất thiết các em cần học
tập kết hợp luyện tập thể dục thể thao một cách hiệu quả và khoa học.
Trong giáo dục thể chất, điền kinh nói chung và nhảy cao nói riêng là một nội
dung cơ bản, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các mơn thể
thao khác. Ngồi ra luyện tập và thi đấu nhảy cao giúp học sinh rèn luyện được
tính kỷ luật, tính vượt khó, rèn luyện được bản lĩnh thi đấu… cũng như giúp các
em có được bản lĩnh trong cuộc sống.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
* Thuận Lợi
- Điều kiện dụng cụ, sân bãi đầy đủ;
- Môn điền kinh trong đó có nhảy cao được nhà trường tổ chức thi đấu hàng
năm. Nên dễ dàng phát hiện các học sinh có năng khiếu để tuyển chọn vào đội
tuyển cấp trường;
- Được ban giám hiệu nhà trường, cơng đồn, phụ huynh học sinh và các
đoàn thể khác trong trường quan tâm, ủng hộ;
- Là xã ven biển nên học sinh có tố chất thể lực rất tốt, phù hợp cho nhiều nội
dung thi đấu điền kinh, trong đó có nhảy cao.
* Khó Khăn
Thầy và trị chúng tơi khi chuyển từ nhảy cao kiểu “bước qua” sang luyện tập




3

nhảy cao kiểu “lưng qua xà” đã gặp một số khó khăn về kỹ thuật như sau:
- Chạy đà chưa thoải mái, chưa đảm bảo tốc độ, chưa tạo được gia tốc sau khi
giậm nhảy.
- Khi giậm nhảy không xoay được mũi chân nên lưng chưa hướng xà, chưa
sử dụng được sức mạnh của chân khi giậm nhảy, chưa đánh tay thoải mái.
- Khi qua xà: Nghiêng vai hướng xà, thân người dọc theo xà, chưa sử dụng
sức mạnh của cơ bụng để đẩy hông, duỗi và thu gối qua xà.
- Khi tiếp nệm: tiếp nệm cả thân người …
Để giải quyết được những khó khăn nói trên tơi đã đưa ra một số bài tập thể
lực và bổ trợ kỹ thuật giúp các em hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua
xà” và nâng cao thành tích nhảy cao cho các em để tham gia các hội thi điền
kinh do các cấp tổ chức. Và đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài này.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh hồn thiện kỹ thuật và nâng thành tích nhảy cao kiểu “Lưng
qua xà” cho đội tuyển nhảy cao nam của trường trung học cơ sở Hồi Hải tham
gia thi đấu đạt thành tích cao trong các hội thi do các cấp tổ chức.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Một số bài tập bổ trợ thể lực như sức mạnh tốc độ, sức mạnh bộc phát; các
bài tập bổ trợ kỹ thuật cho kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
8 em học sinh nam lớp 8, 9 trường THCS Hoài Hải, chia làm 2 nhóm (thực
nghiệm và đối chứng) mỗi nhóm 4 em.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tơi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Tôi đã sử dụng phương pháp này để tiến hành thực nghiệm nhằm áp dụng một
số bài tập bổ trợ được lựa chọn để huấn luyện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua

xà” cho học sinh nam trường THCS Hồi Hải. Q trình thực nghiệm được tiến
hành trên cơ sở phân ra hai nhóm thực nghiệm và đối chiếu.
Tôi chọn 8 học sinh nam hai khối lớp 8 và 9 và chia ra hai nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: Luyện tập các bài tập bổ trợ thể lực và kỹ thuật mà tôi


4

đã chọn để huấn luyện nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”
+ Nhóm đối chiếu: Luyện tập kỹ thuật nhảy cao kiểu Bước qua đang áp
dụng hiện hành tại trường.
- Thực nghiệm được tiến hành song song trong điều kiện hai nhóm thực
nghiệm và đối chiếu có độ tuổi, sức khoẻ, thành tích, sân bãi dụng cụ tập luyện
và điều kiện tập luyện như nhau.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi: Học sinh nam khối 8 và khối 9 trường THCS Hoài Hải.
-Thời gian: Đề tài này được tiến hành thực hiện từ tháng 8 năm 2020 đến
tháng 2 năm 2021 và được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ đầu tháng 8/2020–nữa tháng 8 năm 2020. Đọc tài liệu
tham khảo, tìm hiểu thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu và chọn đề tài;
+ Giai đoạn 2: Từ nữa tháng 9/2020 – cuối tháng 9 năm 2020. Tiến hành
nghiên cứu, tổng hợp, lựa chọn các bài tập bổ trợ có tác dụng sửa chữa sai lầm
trong tập luyện nhảy cao;
+ Giai đoạn 3: Từ tháng 9/2019 - tháng 01 năm 2021. Tiến hành thực nghiệm
ứng dụng các bài tập bổ trợ vào quá trình huấn luyện.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong những năm trở lại đây, Phịng GD – ĐT Thị Xã Hồi Nhơn và Sở GD
- ĐT Bình Định thường xuyên tổ chức thi đấu môn Điền kinh học sinh khối
Trung học cơ sở nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện các mơn thể dục thể thao

trong nhà trường ngày càng tồn diện hơn. Vì vậy đã tạo ra nhiều sân chơi, tạo
điều kiện tập luyện và thi đấu nhảy cao cho học sinh trong trường THCS Hồi
Hải nói riêng và tồn thị xã Hồi Nhơn nói chung.
Tuy Nhiên, ở cấp trung học cơ sở, các em chỉ được làm quen và tập luyện
nhảy cao ở lớp 8, 9 với kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” ở mức độ đơn giản và
thời gian học tập ngắn chỉ có 11,12 tiết (theo PPCT), nên thành tích thi đấu thấp
chưa đáp ứng được yêu cầu về thành tích do nhà trường đề ra. Chính vì vậy mà
tơi đã chọn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” cho học sinh trường THCS


5

Hồi Hải tập luyện và thi đấu.
2.2. Mơ tả, phân tích các giải pháp để giải quyết thực trạng
Để thuận tiện trong giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật nhảy cao “Lưng qua
xà”, người ta chia làm 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Mỗi giai đoạn địi hỏi cần một tố chất khác nhau: Tơi cho học sinh tìm hiểu sâu
bốn giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”, sau đó cho các em tìm ra
điểm khác nhau cơ bản của kỹ thuật nhảy cao “Lưng qua xà” và các kỹ thuật
nhảy cao khác.

(hình nhảy cao kiểu lưng qua xà)
Trên cơ sở các nguyên lý kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên khơng
tiếp đất đã tìm hiểu, và những khó khăn gặp phải khi huấn luyện nhảy cao kiểu
“Lưng qua xà”. Tôi tiến hành huấn luyện các em các bài tập bổ trợ sức mạnh
chân và các bài tập bổ trợ kỹ thuật cho từng giai đoạn. Đó là: bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ, phát triển sức mạnh bộc phát của các nhóm chi dưới và bài tập
phối hợp giữa chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất:
Để thuận tiện cho côn tác huấn luyện tôi tiến hành phân loại các bài tập bổ
trợ nói trên thành 4 nhóm bài tập cơ bản, tương ứng với 4 biện pháp mà tôi thực

hiện:
TT
TÊN BÀI TẬP BỔ TRỢ
1 Chạy đạp sau 15m-20m
2 Chạy đà vòng trong phối hợp đạp sau
Chạy tốc độ 30.
3
4
5
6

Bật nhảy bằng một chân tay với vật trên cao
Lò cò bằng chân giậm vượt chướng ngại vật
Đứng lên ngồi xuống bằng chân giậm

MỤC ĐÍCH
Phát triển sức mạnh tốc
độ, bổ trợ giai đoạn
chạy đà
Phát triển sức mạnh
bộc phát, bổ trợ giai


6

7

8

9

10
11
12
13
14
15
16
17
18

Lò cò bằng chân giậm lên cầu thang
đoạn giậm nhảy
Tại chỗ đánh tay nâng đùi chân lăng; đà một
bước mô phỏng động tác giậm nhảy - đá lăng
(không nhảy, phối hợp nhảy) kết hợp xoay

Bổ trợ cho sự phối hợp
chân giậm.
Đà ba bước giậm nhảy đá lăng kết hợp xoay giữa hai giai đoạn chạy
đà - giậm nhảy
chân giậm
Chạy đà 5-7 bước đá lăng lưng hướng xà
Chạy đà thẳng 4 bước đạp sau sau đó chạy ba
bước cuối đà vịng giậm nhảy đá lăng.
Đẩy hông trên mặt đất, đêm
Đẩy hông trên đệm phối hợp bật thu gối
Bật lưng không qua xà
Bổ trợ cho sự phối hợp
Bật lưng có xà
Chạy đà giậm nhảy bằng 2 chân chính diện giữa hai giai đoạn trên

khơng- tiếp đất
qua xà
Hồn thiện kỹ thuật qua xà thấp
Hoàn thiện kỹ thuật

2. 2. 1. Giải pháp 1: Cho các em thực hiện nhóm bài tập nhằm phát triển sức
mạnh tốc độ.
Mục đích phát triển sức mạnh tốc độ, bổ trợ giai đoạn chạy đà.
* Bài tập 1: Chạy đạp sau 15m-20m:
- Thực hiện 3-4 lần, thời gian nghỉ giữa mỗi lần 50-60s
- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, nâng cao hiệu quả chạy đà.


7

Hình ảnh luyện tập chạy đạp sau
* Bài tập 2: Chạy vòng tròn phối hợp chạy đạp sau:
- Thực hiện 3-4 lần, thời gian nghỉ giữa mỗi lần 50-60s
- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, nâng cao hiệu quả chạy đà vịng, giúp
nâng trọng tâm khi chạy đà.

Hình ảnh luyện tập chạy đạp sau vòng tròn
* Bài Tập 3: Chạy tốc độ cao 10-15m
- Thực hiện 3-4 lần, thời gian mỗi lần chạy từ 2,5-3S
(nam), thời gian nghỉ giữa mỗi lần 50-60s phút.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, nâng cao tốc
độ chạy đà, tăng hiệu quả tạo đà.

Hình ảnh luyện tập chạy tốc độ cao
2. 2. 2. Giải pháp 2: Cho các em thực hiện nhóm

bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh bộc phát.
Mục đích phát triển sức mạnh bộc phát, bổ trợ giai
đoạn giậm nhảy.
* Bài tập 4: Bật nhảy bằng một chân giậm nhảy, hai


8

tay với vào vật trên cao
- Thực hiện 3-4 lượt, mỗi lượt liên tục 8-10 lần, thời gian nghỉ giữa mỗi lượt 2030s
- Mục đích: Phát triển sức mạnh bộc phát, nâng cao hiệu quả giậm nhảy
Hình ảnh luyện tập bật nhảy bằng
một chân, hai tay với vào vật trên cao
* Bài tập 5: Lò cò nhanh vượt qua chướng ngại vật (Cách vạch xuất phát 5 m,
10 m, 15 m, 20 m, 25 m đóng hai cọc cách nhau 3 - 4m căng ngang dây thun ở
độ cao 30 - 50cm) bằng chân giậm nhảy
- Thực hiện 2 - 3 lần, thời gian nghỉ giữa mỗi lần 50 - 60 s.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh bộc phát, nâng cao hiệu quả giậm nhảy.

Hình ảnh luyện tập lị cò vượt chướng ngại vật
* Bài tập 6: Đứng lên, ngồi xuống bằng chân giậm.
- Mô tả động tác: Hai tay chống hông, chân lăng đưa thẳng về trước. Khi nghe
hiệu lệnh thì từ từ hạ thấp trọng tâm ngồi xổm trên chân giậm, và ngược lại.
- Thực hiện 5 - 10 lần, thời gian nghỉ 1 - 2 phút.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh bộc phát, nâng cao hiệu quả giậm nhảy.


9

Hình ảnh luyện tập đứng lên ngịi xuống bằng chân giậm

*Bài tập 7: Lò cò cầu thang bằng chân giậm nhảy
- Thực hiện 2 - 3 lượt, thời gian nghỉ giữa mỗi lượt 1
phút.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh bộc phát, nâng cao
hiệu quả giậm nhảy.

Hình ảnh
luyện tập lị cò cầu thang
2.2.3. Giải pháp 3: Cho các em thực hiện nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật giai
đoạn chạy đà- giậm nhảy
Mục đích giúp các em nắm bắt kỹ thuật giai đoạn chạy đà- giậm nhảy, nắm
được điểm khác nhau cơ bản của giai đoạn chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật
nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” khác với nhảy cao kiểu “Bước qua” như thế nào.
Từ đó giúp các em thực hiện đúng giai đoạn chạy đà-giậm nhảy kỹ thuật nhảy
cao kiểu “Lưng qua xà”.
* Bài Tập 8: Đứng tại chỗ đánh tay kết hợp nâng đùi chân lăng
- Mơ tả động tác: Đứng chân giậm phía trước chân lăng phía sau, trọng tâm
dồn đều trên hai chân. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng hạ thấp trọng tâm, vung hai
tay sang hai bên sau đó áp sát vào hai bên hông giật mạnh từ dưới lên cao, đồng
thời nâng đùi chân lăng cao song song mặt đất, co gối. Lúc này tay cùng phía


10

chân lăng cao hơn tay cùng phía chân giậm.
- Thực hiện 5 - 6 lần, quãng nghỉ 30 s lặp lại lần hai.
- Mục đích: Bổ trợ giai đoạn giậm nhảy đá lăng.

Hình ảnh tại chỗ đánh tay phối hợp đá lăng
* Bài tập 9: Đà một bước mô phỏng động tác giậm nhảy đá lăng và đà một

bước giậm nhảy đá lăng
- Mô tả động tác: Đứng chân giậm phía sau, trọng tâm dồn đều trên hai chân.
Khi có hiệu lệnh bước chân giậm về trước (Bước dài) đặt gót chân sau đó
chuyển sang mũi chân kết hợp
đá lăng và đánh tay, đồng thời xoay mũi chân để xoay lưng song song xà.
- Thực hiện 5 - 6 lần không giậm nhảy nghỉ 1 phút lặp lại thực hiện đà 1 bước
giậm nhảy đá lăng.
- Mục đích: Bổ trợ giai đoạn giậm nhảy, giúp đặt chân giậm đúng điểm giậm
nhảy và xoay được lưng hướng xà.


11

Đà 1 bước đá lăng
* Bài tập 10: Chạy đà ba bước giậm nhảy đá lăng, xoay mũi chân
- Chạy đà ba bước (Bước dài, hạ thấp trọng tâm) kết hợp giậm nhảy đá lăng,
kết hợp xoay mũi chân 300 lưng hướng xà.
- Thực hiện 5- 6 lần, thời gian nghỉ giữa các lần 10 – 20 s
- Mục đích: Phối hợp ăn nhịp giữa chạy đà, giậm nhảy.
(Video đà 3 bước giậm nhảy đá lăng: />* Bài tập 11: Đà 5 - 7 bước đá lăng lưng hướng xà
- Thực hiện 5 - 6 lần, nghỉ giữa các lần 10 - 20s
- Mục đích: Phối hợp ăn nhịp giữa chạy đà, giậm nhảy, giúp hình thành động
tác lưng hướng xà.
* Bài Tập 12: Chạy bốn bước đà thẳng đạp sau, ba bước đà vòng giậm nhảy
đá lăng
Yêu cầu: Tạo thành góc 70° - 90° với xà ngang, ba bước cuối cùng chạy trên
đường vòng cung để khi kết thúc chạy đà góc độ chỉ cịn xấp xỉ 30°. Ở các bước
cuối cùng phải hạ thấp trọng tâm cơ
thể và thân trên ngả vào trong như kỹ
thuật chạy trên đường vòng, với tốc

độ bước cuối nhanh. Giai đoạn giậm
nhảy như các bài tập trên.
- Thực hiện 5 - 6 lần, thời gian nghỉ
giữa mỗi lần 20-30 s
- Mục đích: Phối hợp ăn nhịp giữa
chạy đà, giậm nhảy giúp, hình thành
động tác lưng hướng xà.

ĐÚNG

SAI

Một số hình ảnh chạy đà giậm
nhảy

2.2.4. Giải pháp 4: Cho các em thực hiện nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật giao


12

đoạn qua xà – tiếp đất
Mục đích bổ trợ giai đoạn qua xà, giúp các em đẩy được hông, thu chân qua
xà.
* Bài tập 13: Đẩy hông trên mặt đất, trên đệm
Mô tả động tác: Cho các em nằm ngửa trên mặt đất hoặc đệm, hai chân sát
mông, hai tay chạm đất trên vai. Khi có hiệu lệnh các em dùng sức mạnh cơ
bụng, chân, tay đẩy hông lên cao, cơ thể tạo thành động tác uốn cầu.
- Thực hiện 5 - 6 lần, quãng nghỉ giữa các lần 10 – 20 s
- Mục đích: Tăng cường sức mạnh cơ bụng, bổ trợ giai đoạn qua xà.


Hình ảnh thực hiện động tác đẩy hông
(video />* Bài tập 14: Đẩy hông trên đệm phối hợp bật thu gối trên đệm
- Động tác: Sau khi đẩy hông, dùng sức mạnh cơ bụng đẩy hơng lên cao sau
đó thu mạnh hai đầu gối lên trên, sau đó rơi xuống đệm bằng vai.
- Thự hiện 7 - 8 lần liên tục.
- Mục đích: Bổ trợ giai đoạn qua xà, tiếp đất (trọng tâm bổ trợ thu gối qua xà)


13

Hình ảnh đẩy hơng bật thu gối (video: />* Bài tập 15: Bật Lưng không xà
- Động tác: Đứng hai chân rộng ngang vai cách đệm 30-40cm, khi có hiệu lệnh
hạ thấp trọng tâm, hai tay đưa từ trước xuống thấp ra sau lấy đà, sau đó bật
mạnh ra sau ưỡn thân, thu gối, tiếp đệm bằng vai.
- Thực hiện 7-8, nghỉ giữa các lần khoảng 20-30s.
- Mục đích: Bổ trợ giai đoạn qua xà, hình thành động tác ưỡn thân, thu gối qua
xà.

Hình ảnh bật lưng khơng xà
(video: />

14

* Bài tập 16: Bật lưng có xà
- Động tác như bật lưng không xà.
- Thực hiện mỗi mức xà 2 lần, tăng lần đến mức cuối
tùy khả năng học sinh.
- Mục đích: Bổ trợ giai đoạn qua xà, hình thành động
tác ưỡn thân, thu gối qua xà


Hình ảnh bật lưng có xà (video: />* Bài tập 17: Chạy đà chính giậm nhảy bằng 2 chân qua xà
- Động tác: Chạy đà chính diện 5-7 bước, nghiêng vai phía chân giậm, giậm
nhảy bằng hai chân qua xà. Yêu cầu phối hợp đẫy hông, thu gối qua xà.
- Thực hiện từ xà thấp đến xà cao.
- Mục đích: Bổ trợ giai đoạn qua xà, hình thành động tác ưỡn thân, thu gối qua
xà.

Hình ảnh chạy đà chính diện giậm nhảy bằng hai chân qua xà
(Video: />* Bài tập 18: Hoàn thiện kỹ thuật
- Cho học sinh phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật từ xà thấp, sau khi hoàn thiện kỹ
thuật mới nâng cao thành tích
- Thực hiện 4 - 5 lần/ mức xà, quãng nghỉ 1 - 2 phút mỗi mức xà.
Khi nâng cao thành tích cần có qng nghỉ đủ lớn để học sinh hồi phục.


15

-Mục đích: Hồn thiện kỹ thuật và nâng dần thành tích nhảy cao.

Một số hình ảnh học sinh tập hồn thiện kỹ thuật.
(Video: />* Kế hoạch tập luyện
Tuần

Buổi

Tên bài tập
- Tìm hiểu kỹ thuật nhảy cao “Lưng

Test


qua xà”.
1

- Bài tập 1 – 2 - 3
- Bài tập 8 - 9
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 1 – 2 - 3

2

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 1 – 2 - 3

1
3

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 -15-16
- Bài tập 1 – 2 - 3

4

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3

2

5

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13- 14 – 15 -1 6
- Bài tập 1 – 2 - 3

6

7

- Bài tập 8 - 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3

Bài tập 1-2-3

Ghi chú


16
- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3
8

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7


Bài tập 16

- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3
9

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3

10

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3

3
11

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
- Bài tập 1 – 2 - 3

12

…..

Đến 8

- Bài tập 8 – 9 – 10 – 11 - 12
- Bài tập 4 – 5 – 6 - 7
- Bài tập 13 – 14 – 15 - 16
……
……..

Bài tập 16

Bài tập 18

- Bắt đầu tuần thứ 4 tăng bài tập 17 trong các buổi tập.
- Từ tuần 5 về sau tăng bài tập 18 trong các buổi tập.
- Xen kẻ giữa các bài tập kỹ thuật là các bài tập phát triển thể lực qua từng
buổi tập thể lực nhằm từng bước phát triền sức mạnh tốc độ và sức mạnh bộc
phát cho các em. Tùy vào khả năng của từng học sinh mà giáo viên có thể tăng
bài tập này hoặc giảm bài tập khác nhằm giúp các em phát triển tăng dần điều về
thể lực và kỹ thuật.
2.3. Kết quả thực hiện
2.3.1 Đối chiếu thành tích giữa hai nhóm
Nhóm thực nghiệm (Lưng qua xà)
Tên
Lớp
Chiều Thành

Nhóm đối chứng (Bước qua)
Tên
Lớp
Chiều Thành



17

cao/cân
nặng
Long
Trọng
Q
Phi

9A3
9A3
8A4
8A4

(cm/kg)
170/53
165/49
165/50
167/49

cao/cân

tích

nặng

(cm)
165

163
160
155

Qn
Phúc
Huy
Kiệt

9A2
9A2
8A3
8A3

(cm/kg)
172/50
165/50
166/51
166/50

tích
(cm)
145
145
140
135

2.3.2 Đối chiếu thành tích chính các em của nhóm thực nghiệm bằng kỹ
thuật nhảy cao Bước qua- Nhảy cao lưng qua xà khi mới bắt đầu tập luyệnNhảy cao lưng qua xà sau khi tập luyện các bài tập bổ trợ và hồn thiện
nâng cao thành tích:


Tên học sinh

Long
Trọng
Q
Phi

Nhảy cao kiểu

Nhảy cao kiểu

bước qua

lưng qua xà

(cm)

chưa bổ trợ (cm)

150
150
145
140

155
155
150
145


Nhảy cao lưng
qua xà đã bổ
trợ- hoàn thiện
(cm)
165
163
160
155


18

2.3.3 Thành tích nhảy cao của học sinh trong đội tuyển nhảy cao nam trường
THCS Hoài Hải:
Trong hai năm học 2019-2020; 2020-2021 tôi đã sữ dụng các bài tập bổ trợ
trong đề tài này trường chúng tôi đã đạt được một số thành tích sau:
Năm học
2019-

Họ và tên học sinh

Đạt giải cấp Huyện/ Kỹ Đạt giải cấp

Trương Công Nhân

thuật
Tỉnh
Giải nhất (165cm, Lưng qua Hỗn

2020


20202021

Nguyễn

xà)
Thành Giải Nhì (163cm, Lưng qua Hỗn

Nhân
Đỗ Vương Long
Lê Trần Bình Trọng

xà)
Nhì (163cm, Lưng qua xà)
Nhất (165cm, Lưng qua xà)

3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
Trong quá trình học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua, học sinh các khối lớp
8,9 trường THCS Hồi Hải thường khơng có thành tích trong các hội thi nhảy
cao do nghành tổ chức. Nên thầy trị chúng tơi xác định phải thay đổi kỹ thuật để
huấn luyện và nâng cao thành tích cho các em bằng kỹ thuật nhảy cao kiểu
“Lưng qua xà” cùng với các bài tập bổ trợ mà tơi đã tìm hiểu và đúC kết qua
nhiều năm cơng tác giảng dạy và huấn luyện.
Chính vì vậy mà đã nâng cao thành tích trong thi đấu. Kết quả hội thi điền
kinh hội khỏe phù đồng phịng giáo dục Hồi Nhơn năm học 2019-2020 trường
chúng tôi đạt được giải nhất và giải nhì nhảy cao nam, năm học 2020-2021
trường chúng tơi cũng đạt được một Nhất, một giải Nhì.
3.2. Các đề xuất khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất ở các

trường THCS trên địa bàn Hồi Nhơn nói chung tơi xin đề xuất một số vấn đề
sau :
- Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cần quan tâm hơn nữa trong cơng tác GDTC
nói chung. Hàng năm cần tổ chức thêm các giải đấu cho học sinh thi đấu giao


19

lưu nhằm rèn luyện bản lĩnh thi đấu cho học sinh. Cần có kế hoạch tập luyện và
thi đấu hợp lý hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường có đầu tư tốt về dụng cụ, sân bãi và các điều kiện
tập luyện khác cho học sinh.
Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu điểm
và tồn tại trong tiến trình áp dụng. Tơi mong muốn được sự góp ý phê bình các
các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hồn chỉnh hơn.
Tơi xin cam đoan đây là đề tài tôi tự nghiên cứu và viết ra để phục vụ cho
cơng tác giảng dạy, nếu có sự sao chép tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trong
ngành.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hồi Nhơn, ngày 13 tháng 06 năm 2021
Người thực hiện

Trương Hoài Bảo
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS HỒI HẢI
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TM HĐKH

HIỆU TRƯỞNG
Hồng Thị Việt Hường

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN


20

..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×