Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG NILE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
LỚP CAO HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 2012
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG NILE
GVHD: TS. VÕ THANH HẰNG
Nhóm 1: Đỗ Kiều Anh – 12260637
Trần Thị Thu Hà - 12260650
Vũ Hà Nhung – 12260671
TP.HCM, tháng 10 năm 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1
2.2. Đối tượng nghiên cứu 1
2.3. Phạm vi nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về Châu Phi 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, sông ngòi 3
1.1.2. Khí hậu, hệ sinh thái 5
1.1.3. Kinh tế - xã hội 6
1.2. Tổng quan về lưu vực sông Nile 8
1.3. Đặc điểm của các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile 12


1.3.1. Vị trí địa lý – lượng mưa 12
1.3.2. Diện tích – dân số – thu nhập bình quân đầu người 15
1.3.4. Nhu cầu sử dụng nước của từng quốc gia trong lưu vực 20
1.3.5. Hệ sinh thái khu vực 21
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỤ THỂ CÁC QUỐC GIA TRONG LƯU VỰC SÔNG
NILE VÀ CÁC ÁP LỰC LÊN MÔI TRƯỜNG 23
2.1. Đặc điểm cụ thể của các quốc gia 23
2.1.1. RWANDA 23
2.1.2. ETHIOPIA 27
2.1.3. SUDAN 31
2.1.4. AI CẬP 35
2.2. Các áp lực lên môi trường chung của lưu vực sông Nile 41
2.2.1. Áp lực do nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh 41
2.2.2. Áp lực lên tài nguyên môi trường và hệ sinh thái 41
2.2.3. Áp lực do sự gia tăng dân số nhanh 42
2.2.4. Áp lực do nhu cầu về lương thực 43
i
2.2.5. Áp lực do sự gia tăng nhu cầu về năng lượng 44
2.2.6. Hệ thống giao thông không đáp ứng 45
2.2.7. Áp lực do xung đột sắc tộc và nôi chiến giữa các quốc gia trong lưu vực 47
2.2.8. Tác động của biến đổi khí hậu: hiện nay và trong tương lai 47
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TÁC
ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI LƯU VỰC SÔNG NILE 50
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước của lưu vực sông Nile 51
3.1.1. Rwanda [33] 51
3.1.2. Ethiopia [34] 52
3.1.3. Sudan [35] 55
3.1.4. Ai Cập [36] 56
3.1.5. Kết luận 60
3.2. Những tác động cụ thể đến môi trường trên lưu vực sông Nile 60

3.2.1. Sự khan hiếm nước [37] 60
3.2.2. Sức khỏe của con người [37] 61
3.2.3. Ảnh hưởng đến sinh kế người dân [37] 61
3.2.4. Tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực [37] 62
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG NILE 63
4.1. Tổng quan về tổ chức quản lý lưu vực sông Nile (Nile Basin Initiative – NBI) 63
4.1.1. Định nghĩa 63
4.1.2. Quá trình phát triển tổ chức Nile Basin Initiative (NBI) [38] 63
4.2. Tình hình hoạt động hiện tại của tổ chức Nile Basin Initiative (NBI) [38] 66
4.3. Thành tựu của NBI trong thời gian qua [38] 66
4.4. Các đối tác của tổ chức NBI [38] 67
4.5. Các nhà tài trợ của chúng tôi [38] 67
4.6. Các giải pháp đáp ứng của từng quốc gia 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 69
5.1. Kết luận 69
5.2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và dân số các châu lục 3
Bảng 1.2: Một số đặc trưng cơ bản các con sông chính ở châu Phi 5
Bảng 1.3: Các đặc điểm cụ thể của lưu vực sông Nile 11
Bảng 1.5: Dân số của các quốc gia trong lưu vực sông Nile [32] 15
Bảng 1.6: Các thông số cụ thể về diện tích và GDP/đầu người của từng quốc gia
trong khu vực 19
Bảng 1.7: Nguồn cung cấp nước và mục đích sử dụng nước sông Nile hàng năm 20
Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nước của từng quốc gia khai thác từ sông Nile 20
Bảng 1.9: Diện tích các loại đất của lưu vực sông Nile [10] 22
Bảng 2.1: Lượng mưa các tháng ở thủ đô Kigali, Rwanda (1961 – 1990) 24
Bảng 2.2: Nhu cầu sử dụng nước từ năm 1993 đến 2000 [15] 26

Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế đến năm 2020 [15] 27
Bảng 2.4: Một số chỉ số cơ bản về nhân khẩu học cho Ethiopia 1984, 1994, 2007 31
Bảng 2.5: Dân cư nông thôn và thành thị Sudan, 1980 đến 2050 34
Bảng 2.6: Dân cư nông thôn và thành thị Sudan, 1980 đến 2050 (tiếp theo) 34
Bảng 2.7: Nhu cầu sử dụng nước trong các ngành kinh tế (%) 41
Bảng 2.8: Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của các quốc gia [32] 44
Bảng 2.9: Nhu cầu về năng lượng của các quốc gia [32] 45
Bảng 2.10: Nhu cầu về giao thông của các quốc gia [32] 46
Bảng 2.11: Tóm tắt những điểm nóng hiện có tại lưu vực sông Nile 48
Bảng 3.1: Hiện trạng các trạm quan trắc chất lượng nước trên sông Nile tại mỗi
quốc gia [32] 51
Bảng 3.2: Số liệu tổng hợp chất lượng nước trên sông Nile tại Rwanda [33] 52
Bảng 3.3: Chất lượng nước mặt trên chi lưu Abbay [34] 53
Bảng 3.4: Chất lượng nước mặt trên chi lưu Tekeze [34] 54
Bảng 3.5: Chất lượng nước mặt trên chi lưu Sobat [34] 54
Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm thải vào các chi lưu trên sông Nile [34] 55
Bảng 3.7: Kết quả quan trắc trên sông Nile (tháng 2 và tháng 8 từ 2000 - 2007) [36]
59
Bảng 3.8: Kết quả quan trắc trên hai nhánh của sông Nile (tháng 2 - 8 từ 2000 -
2007) [36] 59
Bảng 5.1: Một số so sánh giữa các quốc gia trong khu vực 70
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Diện tích và dân số giữa các châu lục 3
Hình 1.2: Địa hình châu Phi. (a): ảnh chụp vệ tinh châu Phi; (b): ảnh thể hiện nổi
bật địa hình đồi, núi và thung lũng [2] 4
Hình 1.3: Một vài con sông chính ở châu Phi [3] 4
Hình 1.4: Phân bố hệ sinh thái châu Phi [4] 6
Hình 1.5: Phân bố dân cư châu Phi [5] 7
Hình 1.6: Biểu đồ gia tăng dân số châu Phi đến năm 2030 (tỷ người) [6] 8

Hình 1.7: Tăng trưởng GDP (2008-2012) [7] 8
Hình 1.8: Lưu vực sông Nile [8] 10
Hình 1.9: Các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile 12
Hình1.10: Phân bố lượng mưa của theo lưu vực sông Nile 14
Hình 1.11: Biểu đồ thể hiện lượng mưa của các quốc gia (theo thứ tự từ thượng
nguồn xuống hạ nguồn) (nhóm 1) 15
Hình 1.12: Dân số các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile (nhóm 1) 15
Hình 1.13: Tỉ lệ diện tích quốc gia thuộc lưu vực sông Nile (nhóm 1) 17
Hình 1.14: Tỉ lệ diện tích quốc gia thuộc lưu vực sông Nile so với diện tích tổng
(nhóm 1) 17
Hình 1.15: GDP/đầu người của từng quốc gia thuộc khu vực 18
Hình 1.16: Nhu cầu sử dụng nước khai thác từ sông Nile của các quốc gia (nhóm1)
21
Hình 2.1: Vị trí địa lý và đặc điểm của quốc gia Rwanda [11] 23
Hình 2.2: Thành phần kinh tế đóng góp vào GDP của Rwanda (%) 25
Hình 2.3: Mật độ dân số theo vùng năm 2002 và 2012 [14] 26
Hình 2.4: Vị trí địa lý Ethiopia [16] 27
Hình 2.5: Địa hình Ethiopia [16] 28
Hình 2.6: Lượng mưa hàng năm ở Ethiopia [17] 29
Hình 2.7 : Thảm thực vật tự nhiên ở Ethiopia [18] 30
Hình 2.8: Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế (%) (nhóm 1) 30
Hình 2.9: Vị trí địa lý của Sudan [22] 32
33
Hình 2.10: Địa hình của Sudan [21] 33
Hình 2.11: GDP của các ngành kinh tế năm 2011 (%) 35
Hình 2.12: Vị trí địa lý Ai Cập [25] 36
Hình 2.13: Địa hình Ai Cập [25] 37
Hình 2.14: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm ở thủ đô Cairo, Ai Cập [26]
38
Hình 2.15: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm ở thủ đô Cairo, Ai Cập [27]

39
Hình 2.16: GDP các ngành kinh tế năm 2010 (%) [29] 40
Hình 2.16: Mật độ dân số tại Ai Cập (2011) [31] 40
Hình 2.17: Giao thông thủy trên sông Nile, Ai Cập 47
iv
Hình 2.18: Cuộc nội chiến của Sudan, Nam Sudan (2011) 47
Hình 3.2: Vị trí lấy mẫu trên sông Nile của Ai Cập [36] 58
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DPSIR Driving Force – Pressure – State – Impact - Response
GDP Gross Domestic Product
MoWR Ministry of Water Resources Ethiopia
NBI Nile Basin Initiative
USBR: United States Bureau of Reclamation
UNDP United Nations Development Programme
UNEP United Nations Environment Programme
REMA Rwanda Environment Management Authority
UN-ECA United Nations, Economic Commission for Africa
UN-DESA United Nations, Department of Economic and Social Affairs
WMO World Meteorological Organization
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất của lưu vực sông.Việc sử
dụng nước có mối liên quan mật thiết với việc sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến hệ
sinh thái lưu vực nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho việc sử dụng và bảo
vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu
cực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người tới tài nguyên và môi
trường sống.
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới

trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm
đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và
suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế
giới đã có hàng trăm tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp
và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông,
tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn
hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều
kiện môi trường sống lâu bền cho con người.
Nghiên cứu việc quản lý tổng hợp lưu vực sông trên thế giới giúp hiểu rõ hơn các
vấn đề gặp phải trên từng lưu vực sông đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho
việc quản lý các lưu vực sông tương tự. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài Quản lý tổng
hợp lưu vực sông Nile được đề xuất nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về hiện trạng
quản lý tổng hợp lưu vực và các vấn đề gặp phải khi quản lý lưu vực sông Nile. Từ đó
đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả trên lưu vực sông Nile.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hiện trạng quản lý tổng hợp các vấn đề gặp phải khi quản lý tổng hợp
lưu vực sông Nile và đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả trên lưu vực
sông Nile.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên nước, đất, hệ sinh thái và các tài nguyên khác liên quan đến lưu vực
sông Nile.
1
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ lưu vực sông Nile
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung sau đây được thực hiện:
+ Xác định hiện trạng lưu vực sông Nile
+ Xác định hiện trạng quản lý tổng hợp lưu vực sông Nile
+ Đánh giá việc quản lý tổng hợp lưu vực sông Nile

+ Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả cho lưu vực sông Nile
4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng mô hình quản lý DPSIR (Nguyên nhân – Áp lực – Hiện trạng – Tác
động – Đáp ứng) để xác định nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên lưu vực sông Nile,
áp lực đến các nguồn tài nguyên hiện hữu trên lưu vực, hiện trạng môi trường và tác
động của các vấn đề trên đối với tài nguyên, môi trường đồng thời đưa ra các giải pháp
quản lý tổng hợp hiệu quả lưu vực sông Nile.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Châu Phi
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, sông ngòi
Châu Phi là châu lục lớn thứ hai trên thế giới về mặt diện tích và dân số (sau
châu Á).
Hình 1.1: Diện tích và dân số giữa các châu lục
Bảng 1.1: Diện tích và dân số các châu lục
Châu lục Diện tích
(km²)
% diện tích
tổng các châu
lục
Tổng dân số % dân số trên
tổng dân số thế
giới
Asia 43.820.000 29,5% 4.164.252.000 60%
Africa 30.370.000 20,4% 1.022.234.000 15%
North
America
24.490.000 16,5% 542.056.000 8%
South
America

17.840.000 12,0% 392.555.000 6%
Antarctica 13.720.000 9,2% 4.490 0,6%
Europe 10.180.000 6,8% 738.199.000 11%
Australia 9.008.500 5,9% 29.127.000 0.4%
Nguồn: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, 2011 [1]
Toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750m chủ
yếu là sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh,
nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. Châu
Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
3
(a)
(b)
Hình 1.2: Địa hình châu Phi. (a): ảnh chụp vệ tinh châu Phi; (b): ảnh thể hiện nổi
bật địa hình đồi, núi và thung lũng [2]
Châu Phi có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, bao gồm các các con sông lớn
chảy xuyên quốc gia, các con sông nhỏ hơn thì chảy trong biên giới quốc gia. Do địa
hình chủ yếu là đồi núi, sa mạc nên các con sông đóng vai trò rất quan trọng trong
cung cấp nước cho đời sống, phát triển kinh tế cho khu vực, giao thông vận tải đường
thủy (Hình 1.3). Mỗi lưu vực sông có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên
cũng như tài nguyên nước, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hình 1.3: Một vài con sông chính ở châu Phi [3]
Bảng 1.2 trình bày một số đặc trưng cơ bản của các con sông chính ở châu Phi.
4
Bảng 1.2: Một số đặc trưng cơ bản các con sông chính ở châu Phi
Lưu vực Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km
2
) Lưu lượng trung bình
(m
3
/s)

Sông Niger 4.180 2.117.700 5.589
Sông Congo 4.700 4.014.500 41.000
Sông Zambezi 2.574 1.390.000 3.400
Sông Nile 6.853 3.400.000 2.830
Sông Orange 2.200 973.000
1.1.2. Khí hậu, hệ sinh thái
Hầu hết châu Phi thuộc vùng nhiệt đới nên có khí hậu nóng, lượng mưa hàng
năm ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, do đó nửa phía bắc của châu Phi chủ yếu là
sa mạc hoặc khô cằn, trong khi khu vực trung tâm và phía nam của nó là cả vùng đồng
bằng thảo nguyên và vùng rừng nhiệt đới dày đặc. Các môi trường tự nhiên của châu
Phi nằm đối xứng qua xích đạo bao gồm:
+ Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn
địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
+ Môi trường nhiệt đới gồm rừng thưa và xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn
phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu
cao cổ ) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm )
+ Môi trường hoang mạc gồm sa mạc Sahara ở phía bắc và hoang mạc Kalahari,
hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.
+ Môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa
đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.
5
Hình 1.4: Phân bố hệ sinh thái châu Phi [4]
1.1.3. Kinh tế - xã hội
Về mặt dân số, dân số châu Phi đứng thứ hai trên thế giới sau châu Á (bảng 1.1).
Do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, hoang mạc nên dân cư phân bố không đều, trung
bình 35 người/km2 tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng núi thấp ven biển, dọc
theo thung lũng các sông lớn. Hình 1.5 cho thấy sự phân bố dân cư ở châu Phi.
6
Hình 1.5: Phân bố dân cư châu Phi [5]

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB) [6] thì tốc độ tăng dân
số hàng năm của châu Phi khoảng 2.3%. Dự báo đến năm 2030, dân số châu Phi sẽ
tăng lên 1,6 tỷ người từ 1,0 tỷ người trong năm 2010 (Hình 1.6), chiếm tỷ lệ 19% dân
số thế giới. Châu Á và Mỹ Latinh sẽ chiếm 58% và 8% dân số thế giới tương ứng.
Những dự báo này dựa trên giả định về khả năng sinh sản và tỷ lệ tử vong. Mức sinh
được giả định là giảm với tốc độ khác nhau của đất nước và theo một quỹ đạo tương tự
như trong các lĩnh vực toàn cầu lớn khác.
7
Hình 1.6: Biểu đồ gia tăng dân số châu Phi đến năm 2030 (tỷ người) [6]
Về mặt kinh tế, nền kinh tế châu Phi chủ yếu dựa vào thương mại – dịch vụ và
công nghiệp. Báo cáo chung về Kinh tế châu Phi của UN-ECA (2013) [7] cho thấy sự
phục hồi nền kinh tế ở châu Phi tăng đến 5% vào năm 2012, mặc dù nền kinh tế thế
giới phát triển chậm lại.
Hình 1.7: Tăng trưởng GDP (2008-2012) [7]
1.2. Tổng quan về lưu vực sông Nile
Sông Nile – có tên Huy Lạp là Neilos, nghĩa là thung lũng – là một dòng sông
lớn thuộc Châu Phi và là sông chính thuộc khu vực Bắc Phi. Sông Nile được xem là
con sông dài nhất trên thế giới với chiều dài khoảng 6.500 km được chia sẻ bởi 11
quốc gia.
8
Từ Nam đến Bắc, sông chảy qua 35 vĩ độ và vượt qua các cảnh quan rất đa dạng
và các vùng khí hậu. Sông Nile có hai nhánh sông chính là Nile trắng và Nile xanh. Cả
hai bắt đầu chảy từ những vùng tương đối ẩm ướt với lượng mưa dao động hàng năm
khoảng 1.200 – 2.000 mm và gặp nhau tại Khartoum thuộc quốc gia Sudan. Từ vị trí
này, sông chảy về phía Bắc ngang qua sa mạc Sahara – nơi có lượng mưa rất ít khoảng
100 mm mỗi năm. Hai nhánh sông này có chế độ thủy văn rất khác biệt. Sông Nile
xanh và các con sông khác đến từ cao nguyên Ethiopia góp từ 80 – 90% vào dòng
chảy của sông Nile nhưng có tính mùa vụ và mang nhiều trầm tích. Sông Nile trắng,
ngược lại, có một dòng chảy ổn định, mang ít trầm tích và góp khoảng 10 – 20% lưu
lượng xả hàng năm của sông Nile (hình 1.8)

Sông Nile là dòng sông chảy qua khu vực có diện tích khoảng một phần mười
của lục địa châu Phi (khoảng 3 triệu km2). Đây là dòng sông có tầm ảnh hưởng bậc
nhất ở Châu Phi – gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương
quốc cổ đại, không chỉ ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ đại với những kim tự
tháp kỳ vĩ mà còn góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nile.
Lưu vực sông Nile được giới hạn ở phía Bắc bởi biển Địa Trung Hải, phía Đông
bởi dãy Biển đỏ (Red Sea Hills) và Cao nguyên Ethiopia, phía Nam bởi cao nguyên
Đông Phi, trong đó có bao gồm hồ Victoria là một trong 2 nguồn của sông Nile, phía
Tây tiếp giáp với lưu vực sông Chad, sông Congo và trải dài xuống Tây nam đến dãy
Marrah thuộc Sudan. Một số điểm phân biệt lưu vực sông Nile với một số lưu vực
sông khác như sau:
+ Đa dạng về mặt khí hậu;
+ Tài nguyên nước phân phối không đồng đều;
+ Lưu lượng dòng chảy tương đối nhỏ so với kích thước của lưu vực.
Lưu lượng nước tái tạo hàng năm của sông Nile khoảng 80 km
3
, hầu hết các phần của
lưu vực sông Nile nằm trong vùng bán khô cằn nên không tạo ra dòng chảy. Ngoài ra,
thất thoát nước nội bộ lớn do bay hơi nước tại các khu vực ngập nước, mất nước tại
các khu vực sa mạc và do các quá trình xây dựng hồ chứa. Lưu vực sông Nile có đặc
điểm rất độc đáo vì nó mở rộng ở các quốc gia khác nhau với khí hậu khác nhau và
rừng đầu nguồn đã làm thay đổi địa hình, tính chất đất và điều kiện dòng chảy. Các
đặc điểm cụ thể của lưu vực sông Nile được trình bày trong bảng 1.3 [8].
9
Hình 1.8: Lưu vực sông Nile [8]
10
Bảng 1.3: Các đặc điểm cụ thể của lưu vực sông Nile
Sông Nile chảy qua các quốc gia
(11 nước)
Thượng nguồn

Sông Nile Trắng: Rwanda, Burundi, Congo,
Tanzania, Uganda, Kenya, Nam Sudan.
Sông Nile Xanh: Ethiopia, Eritrea
Trung nguồn: Sudan
Hạ nguồn: Ai Cập
Thành phố chảy qua Jinja, Juba, Khartoum, Cairo
Nguồn thứ nhất Sông Nile trắng
Địa điểm Hồ Victoria, Kyoga, Albert – Tanzania,
Kenya và Uganda
Tọa độ 02°16′56″S - 029°19′53″E
Nguồn thứ hai Sông Nile xanh
Địa điểm Hồ Tana, Ethiopia
Tọa độ 12°02′09″N 037°15′53″E
Điểm giao nguồn Thành phố Khartoum, Sudan
Cửa ra biển Ai Cập
Địa điểm Biển Địa Trung Hải
Tọa độ 30°10′N 031°06′E
Chiều dài 6.583 km
Bề rộng trung bình 2,8 km
Diện tích lưu vực 3.400.000 km
2
Lưu lượng trung bình – cao –
thấp nhất
2.830 m
3
/s – 99.000 m
3
/s – 700 m
3
/s

Dân số trong lưu vực (ước tính,
2009)
127.000.000 người
Mật độ dân số trong lưu vực
(2009)
41người/km
2
Các nguồn cung cấp nước lớn cho sông Nile đến từ cao nguyên Ethiopia qua
sông Nile Xanh và Atbara trong khoảng thời gian từ tháng Tám đến tháng Mười Hai.
Sau giai đoạn này, hầu hết các nguồn cung cấp nước đến từ sông Nile Trắng và các
nhánh của nó (ban đầu là sông Sobat, sau đó là cao nguyên Great Lakes).
11
1.3. Đặc điểm của các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile
Lưu vực Sông Nile chảy qua 11 quốc gia gồm Rwanda, Burundi, Congo,
Tanzania, Uganda, Kenya, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, Sudan và Ai cập (hình 1.9).
Mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng và thu lợi khác nhau từ sông Nile nhưng cũng gây những
tác động đến lưu vực này do các hoạt động của con người. Phần này sẽ đề cập một số
đặc điểm về vị trí địa lý – lượng mưa, diện tích và dân số, thu nhập bình quân đầu
người, nhu cầu sử dụng nước từ sông Nile và hệ sinh thái khu vực để có góc nhìn toàn
diện về các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile.
Hình 1.9: Các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile
1.3.1. Vị trí địa lý – lượng mưa
Thượng nguồn
Như đã trình bày ở trên, sông Nile bắt đầu từ hai nguồn chính gồm Sông Nile
trắng và sông Nile xanh. Sông Nile trắng được chảy từ hồ Victoria, là cuối nguồn của
Sông Congo. Thượng nguồn sông Nile trắng gồm 6 nước Rwanda, Burundi, Congo,
Tanzania, Uganda Kenya, Nam Sudan thuộc cao nguyên Congo với độ cao trung bình
khoảng 1.700 m so với mực nước biển. Khí hậu nóng ẩm – khô, gần lưu vực sông thì
mát mẻ, nhiệt độ khoảng 28 – 30
0

C vào mùa khô và 22 – 24
0
C vào mùa mưa. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô gồm các tháng còn lại. Lượng mưa
tại khu vực này là khá lớn (1.000 mm – 1.200 mm/năm).
Trong khi đó, thượng nguồn của sông Nile xanh từ cao nguyên Ethiopia và đất
nước nhỏ bé Eritrea. Cao nguyên Ethiopia gồm các dãy núi cao ngăn cách với khu vực
biển đỏ với độ cao trung bình khoảng 2.000 – 2.200 m so với mặt nước biển. Khí hậu
12
ôn đới trên cao nguyên và nóng ở vùng thấp. Thời tiết thường nắng và khô, nhưng có
những cơn mưa ngắn từ tháng 2 đến tháng 4 và mưa lớn từ giữa tháng 6 đến giữa
tháng 9. Khí hậu của cao nguyên thay đổi rất nhiều tùy vào địa hình, vùng đất thấp có
khí hậu nóng, khô thuộc vùng khí hậu bán sa mạc. Trong khi đó khu vực thuộc vùng
thấp của sông Nile xanh nóng ẩm tại các đầm lầy. Nhưng phần lớn cao nguyên
Ethiopia, khí hậu ôn đới, mát mẻ với nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 25
0
C.
Trung nguồn
Trung nguồn của sông Nile là đất nước Sudan, nơi hợp lưu của hai nhánh sông là
sông Nile trắng và sông Nile xanh tại Khartoum. Địa hình của Sudan có hai phần riêng
biệt là các sa mạc và thung lũng sông Nile. Ở phía đông sông Nile là sa mạc Nubian, ở
phía Tây là sa mạc Libya. Các sa mạc này gồm đá và các cồn cát xung quanh, hầu hết
không có mưa. Chảy qua các sa mạc này là thung lũng sông Nile, có dải đất phù sa trải
rộng không quá 2 km. Mặc dù Sudan nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu khô cằn ở phía
Bắc và khô, ẩm ướt về phía Tây Nam. Từ tháng giêng đến tháng tám, khu vực này
chịu ảnh hưởng của gió khô từ phía Bắc nên không có mưa. Vào đầu tháng chín, gió
mùa từ phía Nam mang đến sấm sét, mưa lớn nhưng chỉ kéo dài khoảng 3 tháng. Nhiệt
độ cao nhất vào cuối mùa khô khoảng 41
0
C và ca nhất lên đến 48

0
C. Ở phía Bắc
Sudan, với mùa mưa ngắn của nó, có nóng ban ngày nhiệt độ quanh năm, trừ những
tháng mùa đông ở phía tây bắc, nơi có lượng mưa từ Địa Trung Hải vào tháng Giêng
và tháng Hai. Điều kiện ở vùng cao thường mát hơn, và nhiệt độ ban ngày nóng trong
mùa khô trên toàn miền trung và bắc Sudan rơi nhanh chóng sau khi mặt trời lặn. Mức
thấp ở Khartoum trung bình 15
0
C trong tháng Giêng và đã giảm thấp 6
0
C (42,8 ° F)
sau sự ra đi của một mặt trận mát mẻ trong mùa đông. Lượng mưa tại Sudan cũng khá
ít với lượng mưa trung bình khoảng 161 mm.
Hạ lưu
Ai cập có đường bờ biển trên cả biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ với hơn 2.900
km đường bờ biển. Ai cập chủ yếu là sa mạc, khoảng 3,5% đất là diện tích đất canh tác
và định cư. Ai cập nằm trong khu vực sa mạc trải dài từ phía đông của bờ Đại Tây
Dương của Châu Phi đến phía Tây Nam của Châu Á. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 5,5%
tổng diện tích của Ai Cập nhưng thung lũng sông Nile và đồng bằng sông Nile là
những khu vực quan trọng nhất của đất nước, nuôi sống 99% dân số của đất nước.
Thung lũng sông Nile rất mát mẻ và được gọi là Thượng Ai cập, còn đồng bằng sông
Nile được gọi là Hạ Ai cập. Ai cập có khí hậu sa mạc nóng, khô. Nhiệt độ rất nóng vào
mùa hè, ấm áp nhẹ vào mùa đông nhưng ấm áp trong đêm mùa hè và mát mẻ trong
đêm mùa đông. Nhiệt độ trung bình khoảng 9,5
0
C vào đêm mùa đông, 17
0
C vào ngày
13
mùa đông, khoảng 23

0
C vào đêm mùa hè và khoảng 31
0
vào ngày mùa hè. Lượng mưa
tại Ai cập khá thấp, khoảng 80 mm vào mùa hè và 200 mm vào mùa đông.
Hình1.10: Phân bố lượng mưa của theo lưu vực sông Nile
Bảng 1.4: Lượng mưa cụ thể của các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile (2009)
Quốc
gia
Burundi Congo Kenya Rwanda Tanzania Uganda Nam
Sudan
Ethiopia Eritrea Sudan Ai
cập
Lượn
g mưa
(mm)
1.110 1.245 1.260 1.105 1.015 1.140 500 1.125 520 161 150
14
Hình 1.11: Biểu đồ thể hiện lượng mưa của các quốc gia (theo thứ tự từ thượng
nguồn xuống hạ nguồn) (nhóm 1)
1.3.2. Diện tích – dân số – thu nhập bình quân đầu người
Lưu vực là nơi có lượng dân số đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo Ban Dân số
Liên Hợp Quốc, tổng dân số trong lưu vực sông Nile sẽ đạt 647 triệu người vào năm
2030, tăng 52 % so với dân số vào năm 2010. Người ta ước tính rằng hơn một nửa
những người này sẽ được sống trong phạm vi lưu vực. Nghèo đói đang lan rộng, và
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cho phần lớn các công dân sông Nile. Trong Báo cáo
phát triển con người năm 2010 [9], sáu quốc gia thuộc lưu vực sông Nile được xếp
hạng trong số 25 quốc gia có điểm số HDI dưới tiêu chuẩn, trong đó Eritrea đã không
xếp hạng. Dân số của các nước trong lưu vực sông Nile (2010) thể hiện trong hình 5
sau.

Hình
1.12:
Dân số các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile (nhóm 1)
Bảng 1.5: Dân số của các quốc gia trong lưu vực sông Nile [32]
15
Dựa vào biểu đồ hình 1.12 và bảng 1.5, Ai cập, Ethiopia và Congo là ba nước có
số lượng dân số cao nhất trong lưu vực trong đó số lượng dân số sống ven lưu vực
sông Nile chiếm tỷ lệ khá cao (5 nước có tỉ lệ từ 85% trở lên, 4 nước có tỉ lệ từ 35 –
60%) và hầu hết sống ở vùng nông thôn (trên 50% dân số từng nước).
Tuy nhiên, dân số các nước trong lưu vực sông Nile không phù hợp với diện tích
của từng quốc gia và diện tích lưu vực mà mỗi quốc gia sở hữu. Hầu hết, dân cư tập
trung ở vùng thung lũng ven sông Nile để dễ dàng sinh sống, phát triển và tại các vùng
sa mạc, hầu như rất ít người có thể sinh sống được. Tỉ lệ diện tích của từng quốc gia
thuộc lưu vực sông Nile và tỉ lệ diện tích thuộc lưu vực so với diện tích từng quốc gia
được thể hiện trong các biểu đồ sau.
16
Hình 1.13: Tỉ lệ diện tích quốc gia thuộc lưu vực sông Nile (nhóm 1)
Như vậy, nhìn vào hình 1.13, Sudan (gồm 2 nước Sudan và Nam sudan) chiếm
phần lớn diện tích lưu vực sông Nile với 63,7%, tiếp đó là Ethiopia và Ai Cập (11,7%,
10,5%, tương ứng). Tuy nhiên, một số nước có diện tích rất nhỏ, mặc dù chiếm một
phần nhỏ trong lưu vực nhưng là hầu hết diện tích của đất nước như Uganda (98,1%)
và Rwanda (75,5%). Ngoài ra, diện tích lưu vực của Sudan (gồm 2 nước) chiếm 79%
so với diện tích tổng và tỉ lệ này ở Ai cập khoảng 32,6% (hình 1.14).
Hình 1.14: Tỉ lệ diện tích quốc gia thuộc lưu vực sông Nile so với diện tích tổng
(nhóm 1)
Cộng đồng ven sông của lưu vực sông Nile phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài
nguyên môi trường để phục vụ cho cuộc sống. Tài nguyên được sử dụng gồm có tài
nguyên nước, rừng phục vụ như nguồn cung cấp thực phẩm, gỗ nhiên liệu, vật liệu xây
dựng và công nghiệp. Và tài nguyên từ sông Nile đã đóng góp từ 40 – 60% GDP cho
các nước thành viên trong khu vực. Biểu đồ sau thể hiện GDP/người cho từng quốc

gia.
17
Hình 1.15: GDP/đầu người của từng quốc gia thuộc khu vực
18

×