Bài 11
Tình hình chung của các nước tư bản
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) các
nước tư bản đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới
chiến tranh thứ giới thứ II:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,một trật tự thế giới mới được thiết lập theo
hệ thống hoà ước Véc Xai - Oasinttôn song chứa đựng đầy mâu thuẫn và không
vững chắc.
+ Trong những năm 1918 - 1923, một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước tư
bản đã dẫn tới sự ra đời của Tổ chức Quốc tế cộng sản đối lập với chủ nghĩa tư bản.
+ Sau thời kỳ ổn định 1924 - 1929, các nước tư bản lâm vào cuộc đại khủng hoảng
KT 1929 - 1933 gây hậu quả tai hại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới.
+ Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết
quả khác nhau ở các nước tư bản.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của CNTB.
- ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.
3. Kỹ năng
-Biết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận.
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến
cuộc CTTG thứ II.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị Châu Âu 1914 - 1923
- Một số tranh ảnh có liên quan.
- Tài liệu tham khảo.
III. Gợi ý Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của
chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, một trật tự thế giới mới
được thiết lập: trật tự vécxai - Oa sinhtơn nhưng mâu thuẫn giữa các đế quốc về
vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết, quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản
trong thời gian này chỉ là tạm thời và mong manh. Từ 1918 - 1939, trong sự phát
triển chung của các cường quốc, các nước TB Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật
Bản đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới chiến
tranh thế giới thứ hai.
Vậy quá trình phát triển đó của các nước tư bản diễn ra như thế nào? Con đường
(nguyên nhân) nào đã đưa tới cuộc chiến tranh thế giới thé hai? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em nắm được những vấn đề trên.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của thày và trò Kiến thức cơ bản HS
cần nắm vững
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân:
- Trước hết, GV gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã học
về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đặc
biệt là kết cục của chiến tranh.
- Sau đó GV thông báo: Chiến tranh thế giới thứ nhất
kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở
Vecxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để ký
kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một
trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện
Vecxai - Oasinhtơn nên thường gọi là hệ thống Vecxai -
Oasinhtơn.
- Giáo viên yêu cầu HS theo dõi vào lược đồ sự biến
đổi bản đồ chính trị Châu Âu kết hợp với SGK
1.Thiết lập trật tự thế
giới mới theo hệ thống
hoà ước Vec xai-Oa sinh
tơn
- Chiến tranh thế giới
thứ nhất kết thúc, các nước
tư bản đã tổ chức hội nghị
hoà bình ở vecxai (1919 -
1920) và Oasinhtơn (1921 -
1922) để phân chia quyền
lợi. Một trật tự thế giới mới
được thiết lập mang tên hệ
thống hoà ước Vecxai -
Oasinhtơn.
GV hỏi: Với hệ thống hoà ước Vecxai - Oasinhtơn
trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có
nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
- HS thảo luận, trả lời. HS khác bổ sung cho bạn.
- GV củng cố và chốt ý, kết hợp giúp HS khai thác
lược đồ: với hoà ước Vecxai - Oasinhtơn, Đức mất 1/8
đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than. 2/5
sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện
tích trồng trọt. Đế quốc áo - Hungari trước kia không còn
nữa mà bị ách tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là áo
và Hungari với diện tích nhỏ hơn trước rất nhiều. Trên
đất đai ÁO - Hungari cũ, những nước mới được thành
lập là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì cắt
thêm cho Rumani và Italia. Nước Ba Lan cũng được
thành lập với các vùng đất thuộc áo, Đức, Nga
- Hệ thống này mang lại
nhiều lợi lộc cho nước
thắng trận, xác lập sự nô
dịch, áp đặt với các nước
bại trận, gây nên mâu thuẫn
sâu sắc giữa các nước đế
quốc .
Rõ ràng hệ thống Vecxai - Oasinhtơn mang tính chất
đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho
các nước Anh, Pháp, Mỹ, xâm phạm chủ quyền và lãnh
thổ của nhiều quốc gia, dân tộc, gây nên những mâu
thuẫn sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc.
Nguyên soái Phốc - nguyên Tổng Tư lệnh quân đội
đồng minh ở châu Âu đã nói: "Đây không phải là hoà
bình. Đây là một cuộc lưu chiến trong 20 năm” Uyliam
Bulít, cộng tác viên đắc lực của Uyn- xtơn khẳng định:
"Hội nghị hoà bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị
những xung đột quốc tế trong tương lai "
Hoạt động 1: Cả lớp + cá nhân:
- GV dẫn: Trong điều kiện trật tự thế giới mới được
thiết lập gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc như
vậy thì bản thân quá trình phát triển của các nước tư bản
lại trải qua nhiều biến động thăng trầm, thúc đẩy các mâu
thuẫn đó ngày càng lên cao. Trước tiên là trong giai đoạn
1918 - 1923.
2. Cao trào cách mạng
1918 - 1923 ở các nước
bản. Quốc tế cộng sản.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào làm bùng nổ cao trào
cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời. GV củng cố và
giải thích thêm cho HS rõ: Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, các nước châu Âu kể cả nước thắng trận và bại trận
-Trong những năm
1918-1923,các nước tư bản
lâm vào khủng hoảng kinh
đều suy sụp về kinh tế. VD: Pháp tuy thắng trận nhưng bị
tổn thất nặng nề: 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công
nghiệp phát triển nhất lại tàn phá, tổng số thiệt hại về vật
chất lên tới 200 tỷ frăng Đức bại trận với 1,7 triệu
người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ
của mình cho các nước thắng trận Do đó đời sống giai
cấp công nhân và nhân dân lao động ở những nước này
vô cùng khổ cực. Được thắng lợi của cách mạng tháng
10 Nga năm 1917 soi đường và cổ vũ, họ đã vùng dậy
đấu tranh.
- Tiếp đó, giáo viên yêu cầu HS quan sát diễn biến
của cao trào trong SGK.
GV hỏi: Mặc dù không dành thắng lợi nhưng cao
trào cách mạng 1918 - 1923 đưa tới hệ quả quan trọng
gì?
- GV cho HS đọc SGK gọi 1 HS trả lời và các em
khác bổ sung.
- GV củng cố và chốt ý: Trong cao trào cách mạng
(1918 - 1923) các Đảng cộng sản đã được thành lập ở
nhiều nước như Đức, áo, Hungari, Ba Lan, Phần Lan. Sự
phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng
cũng như trên thế giới nói chung đòi hỏi phải có một tổ
chức quốc tế để lãnh đạo đường lối đúng đắn. Với những
hoạt động tích cực của LêNin và Đảng Bônsê Vích Nga,
tổ chức Quốc tế cộng sản đã được thành lập ngày
02/3/1919 tại Matxcơva.
tế(do hậu quả của chiến
tranh).Cao trào cách mạng
bùng nổ.
- Hệ quả: Nhiều Đảng
cộng sản ra đời ở các nước
đòi hỏi phải có một tổ chức
quốc tế lãnh đạo . Với vai
trò tích cực của Lê Nin,2-3-
1919 Quốc tế cộng sản
được thành lập.
- GV thông báo: Trong thời gian tồn tại từ 1919 đến
1943, Quốc tế cộng sản đã tiến hành 7 lần đại hội, đề ra
đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ phát
triển của cách mạng thế giới. Tại đại hội lần II (1920),
QTCS đã thông qua "Luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa" do Lênin khởi thảo. Nguyễn ái Quốc đã tìm
thấy ở luận cương con đường cứu nước, giải phóng dân
- Từ 1919 - 1943. QTCS
tiến hành 7 lần đại hội, vạch
ra đường lối đúng đắn kịp
thời cho từng thời kỳ phát
triển của cách mạng thế
giới.
tộc cho nhân dân Việt Nam. Tại đại hội VII (1935)
QTCS đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu
gọi các Đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các
mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống
phát xít, chống chiến tranh.
- GV hỏi: Qua nội dung hoạt động của Đại hội II và
Đại hội VII, nêu nhận xét của em về vai trò của QTCS
đối với phong trào cách mạng thế giới.
- HS có thể trao đổi với nhau. GV gọi 1 HS trả lời,
em khác bổ sung. Sau đó GV chốt:
QTCS là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản
và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã kịp thời
vạch ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, phù
hợp với từng thời kỳ cụ thể của cách mạng. Quốc tế cộng
sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát
triển phong trào cách mạng thế giới.
- Vai trò của QTCS: có
công lao to lớn trong việc
thống nhất và phát triển
phong tràocách mạng thế
giới.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân:
- Trước hết, GV thông báo: Trong những năm 1929 -
1933 trong thế giới tư bản diễn ra 1 cuộc đại khủng
hoảng kinh tế. Đây là 1 cuộc khủng hoảng "thừa" kéo dài
nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên những hậu quả
chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử CNTB.
3. Cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 - 1933 và hậu
quả của nó
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK về cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 - 1933 và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào
dẫn tới KHKT 1929 - 1933?
- HS đọc sách, trả lời. GV nhận xét và bổ sung,
chốt ý: Sau thời kỳ khủng hoảng 1918 - 1923,trong
những năm 1924-1929 các nước TB bước bào thời kỳ
ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế.
Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở
Mỹ, sau đó lan ra tất cả các nước TBCN và kéo dài
đến năm 1933, chấm dứt thời kỳ ổn định và tăng
trưởng của CNTB. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến
cuộc khủng hoảng này là do sản xuất của CNTB tăng
- Nguyên nhân: Trong
những năm 1924 - 1929,
các nước tư bản ổn định
chính trị và đạt mức tăng
trưởng cao về kinh tế,
nhưng do sản xuất ồ ạt,
chạy đua theo lợi nhuận dẫn
đến tình trạng hàng hoá ế
thừa, cung vượt quá xa cầu
- 10/1929 khủng hoảng
kinh tế bùng nổ ở Mỹ rồi
lan ra toàn bộ thế giới tư
bản
lên quá nhanh trong thời gian ổn đinh nhưng nhu cầu
và sức mua của quần chúng lại không có sự tăng lên
tương ứng làm cho hàng hoángày càng giảm giá, rồi
trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất.
- Tiếp đó, GV hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -
1933 đã gây ra những hậu quả như thế nào? Tại sao
cuộc khủng hoảng này lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc
chiến tranh thế giới mới?
- HS thảo luận và trả lời, bổ sung cho nhau.
GV bổ sung phân tích và chốt ý.
+ Cuộc khủng hoàng lần này trước hết đã tàn phá
nặng nề nền kinh tế ở các nước ta bản chủ nghĩa. Ví dụ,
ở Mỹ trong những năm 1929 - 1933 có 13 vạn công ty bị
phá sản, 10.000 ngân hàng phải đóng cửa, sản lượng thép
sụt 76%, ô tô 80%, thu nhập nông nghiệp năm 1932 chỉ
bằng 1/2 năm 1929. Để giữ giá cả hàng hoá cao trong khi
nhân dân lao động đang thiếu thốn, nghèo đói, bọn chủ
tư bản đã phá huỷ một khối lượng khổng lồ các phương
tiện sản xuất và hàng hoá tiêu dùng ở Mỹ. Năm 1931,
người ta đã phá huỷ những lò cao có thể sản xuất ra 1
triệu tấn thép trong 1 năm, đánh đắm 124 tàu biển (trọng
tải khoảng 1 triệu tấn); ở Braxin 1933 có 22 triệu bao cà
phê bị liệng xuống biển ; ở Xây lan gần 100 triệu kg chè
bị đốt
+ Cuộc khủng hoảng này còn gây ra hậu quả nghiêm
trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất
nghiệp ,nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo
đói, túng quẫn. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần
hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước
(GV yêu cầu HS quan sát hình 29). Theo thống kê không
đầy đủ, trong thời gian từ năm 1928 đến cuối năm
1933,số người tham gia bãi công ở các nước TBCN đã
lên tới 17 triệu, con số ngày bãi công là 267 triệu.
- Hậu quả:
+ Về KT: Tàn phá nặng
nề nền KT các nước tư bản,
đẩy hàng trăm triệu người
(công nhân, nông dân và
gia đình họ) vào tình trạng
đói khổ.
+Về chính trị-xã hội:
bất ổn định. Những cuộc
đấu tranh, biểu tình diễn ra
liên tục khắp các nước, lôi
kéo hàng triệu người tham
gia.
+ Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp
phong trào cách mạng, ngoài những chính sách và biện
pháp về kinh tế thông thường ra, giai cấp tư sản cầm
quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:
1. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản không có hoặc
có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường nên
đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đối nội, đàn áp
được phong trào cách mạng và đối ngoại, tiến hành chiến
tranh phân chia lại thế giới.
2. Các nước Mỹ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, vốn và
thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những
chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hoà.
Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị,
duy trì nguyên trạng hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.
+ Về quan hệ quốc tế:
Làm hình thành hai khối đế
quốc đối lập. Một bên là
Mỹ, Anh, Pháp và một bên
là Đức, Italia, Nhật Bản ráo
riết chạy đua vũ trang, báo
hiệu nguy cơ của một cuộc
chiến tranh thế giới mới.
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản do đó ngày càng
chuyển biến phức tạp và dần dần hình thành 2 khối đế
quốc đối lập. Một bên là Mỹ, Anh, Pháp và một bên là
Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết
giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một
cuộc chiến tranh thế giới mới.
Hoạt động 1: Cả lớp / Cá nhân
- GV: Vì sao lại diễn ra phong trào mặt trận nhân
dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (1929 -
1939)?
4. Phong trào mặt trận
nhân dân chống phát xít
và nguy cơ chiến tranh.
- HS xâu chuỗi lại các sự kiện đã học ở các phần trên
và trả lời. GV củng cố và chốt ý: Trước thảm hoạ của
chủ nghĩa phát xít và cuộc chiến tranh thế giới mới mà
bọn phát xít đang cố tình gây ra, dưới sự chỉ đạo của
Quốc tế cộng sản (đại hội VII), phong trào đấu tranh
thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh
đãlan rộng ở nhiều nước tư bản.
- Nguyên nhân: Trước
thảm hoạ của chủ nghĩa
phát xít và nguy cơ chiến
tranh thế giới, dưới sự chỉ
đạo của QTCS phong trào
đấu tranh thành lập mặt trận
nhân dân chống phát xít và
chiến tranh đã lan rộng ở
nhiều nước tư bản như
Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi
Lạp, Tây Ban Nha
- Sau đó, GV yêu cầu HS đọc SGK về diễn biến - Kết quả: Phong trào
phong trào ở Pháp và Tây Ban Nha rồi yêu cầu các em
rút ra kết luận về kết quả của phong trào.
giành được thắng lợi điển
hình ở Pháp, nhưng ở nhiều
nơi đã thất bại như Tây Ban
Nha…
4. Sơ kết bài học
-Củng cố: Gv củng cố bài bằng việc kiểm tra hoạt động nhận thức của HS bằng
câu hỏi khái quát: Nêu các giai đoạn phát triển chính của CNTB giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1918 - 1939)? Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới
nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mói?
-Dặn dò: Học bài cũ, hoàn thành câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Bài tập về nhà: