Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án bài 7 ôn tập - địa lý 5 - gv. ng thiên bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.16 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
Bài 7: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố, ôn tập về các nội dung kiến thức, kĩ năng sau:
•Xác định và nêu được vị trí địa lý của nước ta trên bản đồ.
•Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ
(lược đồ).
•Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của
nước ta trên bản đồ (lược đồ).
•Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lý tự nhiên Việt Nam: địa hình,
khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
II. đồ dùng dạy - học
•Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
•Các hình minh hoạ trong SGK.
•Phiếu học tập của HS.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời
các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó
nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm
nay chúng ta sẽ ôn tập về các yếu tố
địa lí tự nhiên của Việt Nam mà các
em đã được học trong 6 bài đầu của
chương trình
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu
hỏi sau:
+ Em hãy trình bày về các loại đất chính
ở nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm


nhiệt đới và rừng ngập mặn.
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với
đời sống của nhân dân ta.
Hoạt động 1
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
thực hành một số kỹ năng địa lí
liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên việt nam
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp,
cùng làm các bài tập thực hành, sau đó
GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp
khó khăn.
Nội dung bài tập thực hành là:
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một
cặp, lần lượt từng HS làm thực hành,
HS kia nhận xét bạn làm đúng/sai và
sửa cho bạn nếu bạn sai.
(GV viết sẵn đề bài thực hành lên bảng cho HS theo dõi hoặc viết vào phiếu học
tập để phát cho từng cặp HS, nếu có điều kiện).
1. Quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á, chỉ trên lược đồ và
mô tả:
+ Vị trí và giới hạn của nước ta.
+ Vùng biển của nước ta.
+ Một số đảo và quần đảo của nước ta: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa,
các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
2. Quan sát Lược đồ địa hình Việt Nam:
+ Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi
hìh cánh cung.
+ Nêu tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta.
+ Chỉ vị trí của sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà
Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

- GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi "Xì điện". Cách chơi như sau:
+ GV treo lên bảng Lược đồ Việt Nam trong khu vực trong khu vực Đông Nam á,
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
+ Chọn 2 đội chơi mỗi đội từ 10 đến 12 HS. Hai đội đứng xếp thành 2 hàng dọc hai
bên bảng.
+ GV châm ngòi:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
• Hô to một câu hỏi. Ví dụ: Việt Nam nằm ở đâu?
• Chỉ và xì điện một HS bất kỳ của một trong hai điện. Ví dụ chỉ vào HS tên
Hương và nói to "Xì Hương".
• HS có tên là Hương nhanh chóng chạy về phía lược đồ Việt Nam trong khu
vực Đông Nam á, chỉ và nêu vị trí của Việt Nam.
• Nếu đúng, HS Hương được tiếp tục châm ngòi bằng cách nêu 1 câu hỏi có nội
dung trong bài thực hành trên và điện 1 bạn bất kì của đội chơi kia.
• Nêu sai, HS Hương bị loại khỏi cuộc chơi, GV châm ngòi lại.
• Chơi như thế cho đến hết các yêu cầu của bài thực hành.
+ Cách tính điểm: Sau khi kết thúc trò chơi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là
đội thắng cuộc.
- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 2
ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên việt nam
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu
cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn
thành bảng thống kê các đặc điểm của
các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp
đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV gọi 1 nhóm dán phiếu của mình
lên bảng và trình bày.
- GV sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời

cho HS:
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4
-6 HS cùng hoạt động:
• Kẻ bảng thống kê theo mẫu của SGk
vào phiếu cảu nhóm.
• Trao đổi, thảo luận để hoàn thành
phiếu (phần in nghiêng trong bảng).
- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV
giúp đỡ, nếu có.
- 1 nhóm HS trình bày kết quả tahỏ luậ
trước lớp, các nhóm HS khác theo dõi
và bổ sung ý kiến.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
Các yếu tố
tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta:
4
3
diện tích là đồi núi,
4
1
diện tích là
đồng bằng
Khoáng sản Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu
mỏ, trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta.
Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi
theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có

mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa
mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất Nước ta có hai loại đất chính:
Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.
Đất phù sa màu mỡ tập trung ở đồng bằng.
Rừng Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập ôn tập về các yếu tố
địa lý tự nhiên Việt Nam vừa làm.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau, sưu tầm các thông tin về sự phát triển dân số ở Việt
Nam, các hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.

×