Giáo án Địa lý 7
Bài 53: THỰC HÀNH
ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU
***
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp cho HS hiểu biết căn bản về:
- Nắm vững đặc điểm khí hậu châu Âu.
- Nắm vững cách phân tích biểu đồ khí hậu châu Âu.
B. Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, sơ đồ thảm thực vật một số vùng của châu
Âu.
- Lược đồ khí hậu châu Âu.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục
địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
- Tại sao khí hậu ở châu Âu lại có sự thay đổi từ tây sang đông?
3. Giảng bài mới: (33’)
Giới thiệu : (1’)
Trải dài theo hướng vĩ tuyến trong đới khí hậu ôn hòa, châu Âu gồm nhiều
kiểu môi trường tự nhiên. Con người đã nổ lực rất nhiều để khai thác có hiệu quả
các nguồn lợi kinh tế, kết hợp với cải tạo và bảo vệ thiên nhiên.
Bài mới: (32’)
Câu 1: Nhận biết đặc điểm khí hậu.
* Quan sát hình 51.2 cho biết:
? Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đáo Xcan-đi-na-
vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở Ai-xơ-len?
(Là do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương)
? Quan sát các đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của
châu Âu vào mùa đông?
Giáo án Địa lý 7
(Nhiệt độ tháng giêng châu Âu: ấm áp nhất là ven biển Đại Tây Dương
nhiệt độ +10
o
C; càng đi về phía đông càng lạnh dần nơi giáp với Uran nhiệt độ
-20
o
C)
? Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích của các vùng có các
kiểu khí hậu đó?
(châu Âu có 4 kiểu khí hậu: diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới lục địa;
2 là khí hậu ôn đới hải dương; 3 là khí hậu Địa Trung Hải; 4 là khí hậu Hàn
đới)
Câu 2 : Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa: (Thảo luận nhóm
chia làm 4 nhóm)
- Phân tích các biểu đồ hình 53.1 cho biết:
* Nhóm 1: Nhiệt độ trung bình tháng 1 & tháng 7 . Sự chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng 1 & tháng 7. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
(Trạm A : T1 = -5
o
C ; T7 = +18
o
C , nhiệt độ T1 -T7 chênh lệch lớn là
23
o
C)
(Trạm B : T1 = 9
o
C ; T 7 = 20
o
C , nhiệt độ T1 -T7 chênh lệch là 11
o
C)
(Trạm C : T1 = 5
o
C ; T7 = 15
o
C , nhiệt độ T1 -T7 chênh lệch nhỏ là
10
o
C)
* Nhóm 2: Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế
độ mưa. (Trạm A : Các tháng mưa nhiều: 5, 6, 7, 8, các tháng mưa ít 9, 10, 11,
12 & 1, 2, 3, 4 năm sau . lượng mưa ít mùa khô kéo dái 8 tháng)
(Trạm B: Các tháng mưa nhiều: 9, 10, 11, 12, các tháng mưa ít 1, 2, 3, 4,
5, 6,7, 8, mưa nhiều vào mùa đông).
(Trạm C: Các tháng mưa nhiều : 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3 năm sau ; các
tháng mưa ít 4, 5, 6, 7. Lượng mưa nhiều và đều quanh năm)
* Nhóm 3: Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lí do .
(Trạm A : là kiểu khí hậu ôn đới lục địa. Vì lượng mưa ít & biên độ nhiệt
mùa hạ mùa đông lớn).
(Trạm B: là kiểu khí hậu Địa Trung Hải. Vì có nhiệt độ luôn luôn cao và
mưa nhiều vào mùa đông).
(Trạm C : là kiểu khí hậu ôn đới hải dương. Vì có mưa nhiều quanh
năm, nhiệt độ ổn định).
* Nhóm 4: Xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa (A,B,C) với các lát cắt
thảm thực vật (D,E,F) thành từng cặp sao cho phù hợp.
(Trạm A với thảm thực vật D. Vì có mùa đông lạnh nên có cây lá kim.)
(Trạm B với thảm thực vật F. Vì có nhiệt độ luôn cao, mưa ít nên có cây
lá cứng.)
(Trạm C với thảm thực vật E . Vì có mưa nhiều, nhiệt độ ổn định nên có
cây lá rộng)
Giáo án Địa lý 7
4. Củng cố – luyện tập: (5’)
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ. Chuẩn bị Làm bài tập địa lí.