Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ảnh hưởng của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh và từ thiện của các doanh nghiệp và doanh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.49 KB, 6 trang )

Ảnh hưởng của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh và từ thiện
của các doanh nghiệp và doanh nhân
1 Lời dẫn
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung cũng
như Việt Nam nói riêng, lý tưởng của đạo Phật là đóng góp mà không mong chờ sự
báo đáp và người Phật tử luôn mong đem lại lợi ích cho mọi chúng sinh trong mỗi
hoạt động của mình. Với tuệ giác của Phật Pháp và tinh thần cống hiến vô ngã đó,
người Phật tử có thể đóng góp cho xã hội bằng cách tạo ra những doanh nghiệp có
khả năng làm lợi ích cho tất cả mọi người. Vì thế căn bản của sự kinh doanh là nằm
trong lời dạy của Đức Phật, Chánh Mạng, Lòng từ, thương yêu tất cả mọi loài chúng
sinh và sống an tịnh. Trong giai đoạn phát triển của Việt Nam, Phật giáo phải khuyến
khích những doanh gia dùng tài năng và óc sáng tạo của họ đóng góp của cải vật chất
và tinh thần cho sự phát triển của Việt Nam dựa trên căn bản lời dạy của Đức Phật.
Và chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của Phật giáo trong hoạt động
kinh doanh và từ thiện hiện nay.
2 Khái niệm Phật giáo
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo ra đời
vào cuối thế kỉ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ, sau đó phát triển thành một trong 3
tôn giáo lớn nhất trên thế giới (cùng với đạo Kitô và đạo Hồi). Người sáng lập ra Phật
giáo là Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo xuất hiện với tư cách một tôn giáo, đề cao nếp
sống đạo đức trong sáng, coi nhẹ hình thức nghi lễ. Theo giáo lí của Thích Ca Mâu
Ni, thế giới tự nó tồn tại, không do ai tạo ra cả. Vạn vật là vô thường, luôn luôn biến
chuyển theo luật nhân quả, sinh ra và diệt đi, tuần hoàn không ngừng. Bốn chân lí lớn:
1) Cuộc sống là bể khổ (sinh, lão, bệnh, tử). 2) Nguyên nhân của khổ là lòng tham, sự
tức giận, sự ngu si (vô minh). 3) Diệt khổ tức là diệt những nguyên nhân ấy, chấm dứt
vòng luân hồi, đến cõi Niết Bàn; 4) Con đường giải thoát là tu tập theo Bát chính đạo.
Phật giáo đặt vấn đề số phận con người là do bản thân con người tạo ra và tự mình
chịu trách nhiệm, không do thần thánh định đoạt. Chủ trương bình đẳng (ai cũng có
khổ và đều có thể được giải thoát), đề cao lòng từ bi (yêu thương mọi loài, chống lại
điều ác, làm mọi điều lành).
Theo Từ điển bách khoa Phật giáo: (tudien.daitangkinhvietnam.org): Phật giáo


là giáo lý của Phật-đà. Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một lối sống, là
triết học tâm linh thực nghiệm siêu việt, dạy người chuyển mê khai ngộ, mục đích thế
gian của Phật giáo là thanh tịnh hóa xã hội và xuất thế gian, là siêu xuất ra khỏi và
chấm dứt sanh tử luân hồi.
Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên trang 290 và 774: Phật giáo = Đạo
Phật "tôn giáo ra đời ở Ấn Độ thế kỷ thứ VI TCN, do Thích Ca Mâu Ni Sáng Lập.
Theo Wikipedia: Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (các
tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, và Ấn Độ giáo). Phật giáo
được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ V trước
Công nguyên.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể thấy Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế
giới, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VI trước Công nguyên với giáo lý căn bản là Tứ
diệu đế (khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế). Và với Việt Nam, Phật giáo du nhập vào
nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên từ Trung Quốc và Ấn Độ. Lịch sử Phật
giáo Việt Nam trải qua 4 giai đoạn; Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc,
hình thành và phát triển rộng khắp; Thời nhà Lý- nhà Trần, phát triển cực thịnh, Từ
đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX suy thoái; từ đầu thế kỷ XX đến nay, phục hưng.
3 Nội dung tư tưởng Phật giáo
Tư tưởng Phật giáo mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc có vai trò quan trọng trong
công cuộc đổi mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng
nên tòa lâu đài văn minh của xã hội.
Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết
cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do
thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con
đường diệt khổ đó là “trung đạo”… hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái
ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau. Vị tha dạy con người sống vì
người khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh.
Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành. Bên cạnh đó Phật giáo luôn khẳng định tất
cả mọi người đều có “Phật tính” sẽ đạt được nếu thực hành đúng theo giáo lý trao dồi

đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ được hạnh phúc.
Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu cầu
vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái khổ vẫn là
điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, sự giải thích cuộc
đời con người chỉ quẩn quanh trong nổi khổ “nhân sinh là khổ” hết sức có ý nghĩa.
Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất kỳ cứu nhân độ thế
nào đã trở thành tự tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn, mang tính nhân văn sâu sắc.
Nói chung, nội dung tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo là triết lý sống, là lý luận
đấu tranh của quần chúng, là hơi thở và cứu cánh của mỗi con người. Tư tưởng chủ
chổt giáo dục con người, giúp con người hướng thiện trong đạo Phật chính là Từ bi,đã
có khẳng định rằng “Từ bi là gốc rễ của đạo Phật”.
“Từ bi” là “từ” và “bi”, là hai đức tính (tinh thần) cơ bản trong bốn đức tính
mà Phật giáo gọi là “tứ vô lượng” hay còn gọi là “tứ vô lượng tâm”. Về đối tượng vô
lượng, bao quát mọi chúng sinh, không hạn chế một ai cả (vô lượng chúng sinh) và
hiệu quả vô lượng, lợi ích đem lại cho chủ thể cũng như khách thể đạo đức là vô cùng
lớn lao (vô lượng phúc quả). Kinh Tập giải thích: “Từ” là lòng mong muốn đem lại
lợi ích và an lạc cho người khác. “Bi” là hy vọng nhằm loại trừ những khổ đau không
có lợi cho người khác hoặc có hại cho người khác” (Từ thị lợi ích hòa an lạc tha nhân
đích tâm nguyện. Bi thị trừ khử bất lợi tha nhân hoặc hữu hại tha nhân chi khổ chi hy
vọng . Tâm niệm đem lại niềm vui cho người khác gọi là “từ”, tâm niệm làm cho
người khác bớt khổ đau gọi là “bi”, vui mừng vì chúng sinh được an lạc, tránh khổ
đau gọi là “hỷ”, tâm niệm đối với chúng sinh không tính toán thân, sơ, đối xử với mọi
người bình đẳng như nhau gọi là “xả”
Tư tưởng Từ Bi của phật giáo thấm đẫm trong tâm hồn Việt từ người bình dân
đến kẻ trí thức, thể hiện trong truyện kể dân gian cũng như trong thơ văn bác
học.Trong truyện kể dân gian, bao giờ Phật cũng hiện lên để cứu khổ, cứu nạn cho
con người. Lấy chuyện Tấm Cám làm ví dụ. Phật đã hiện lên giúp cho Tấm con cá
bống, sai chim tới nhặt thóc, cho áo quần, giầy dép để đi chơi hội, lấy hoàng tử. Mỗi
lần Tấm bị hại, Phật lại hiện ra giúp Tấm, lúc là bụi trúc đào khi là quả thị. Chuyện kể
thấm đẫm tinh thần cứu khổ, cứu nạn của phật giáo với hình ảnh ông bụt đại từ đại bi,

phổ độ chúng sinh.
Một câu chuyện khác ở vở chèo Quan Âm Thị Kính nổi tiếng vì nỗi oan tình
được cửa Từ Bi cứu vớt mà không minh được oan. Câu chuyện Phật giáo Triều Tiên
đó phù hợp với người Việt Nam đến nỗi không mấy ai nhớ đó là câu chuyện của Triều
Tiên. Bởi lẽ, tư tưởng Từ Bi Bác ái của nhà Phật đã được diễn đạt hết sức dân gian,
hết sức Việt Nam. Một điều đáng nói ở đây là câu chuyện Quan Âm Thị Kính được
thể hiện bằng chèo, một hình thức nghệ thuật dân gian hơn cả văn thơ lục bát vốn
cũng mang đậm tính dân gian.
Phật giáo đã thổi vào tâm hồn người Việt một làn gió mát Từ Bi. Chất Từ Bi
của nhà Phật thấm sâu không những trong những nghệ sĩ dân gian vô danh mà còn đi
sâu vào lòng những người dân bình dị. Đó là độ thấm sâu của tư tưởng Phật giáo vào
văn hoá Việt Nam chứ không phải tất cả tư tưởng Tứ Diệu Đế của Phật giáo.
4 Phật giáo trong kinh doanh
Từ xưa đến nay ta vẫn thường quan niệm “thương trường là chiến trường” ắt
phải có “ thương vong” do cạnh tranh khốc liệt. Với quan điểm ấy hoạt động kinh
doanh và tư tưởng Phật giáo dường như không có điểm chung tuy nhiên hiện nay
chúng ta đang cố gắng xây dựng một nền văn hóa kinh doanh dựa trên tứ vô lượng
tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả- những tư tưởng cốt lõi của Phật giáo.
+ Từ
Trong bối cảnh của cuộc sống, Từ thường được hiểu là mong ước người khác
được vui vẻ và hạnh phúc. Điều này thường bắt đầu bằng sự tập trung vào những
người có mối quan hệ với chúng ta và sau đó mở rộng sự thiền định vì hạnh phúc và
niềm vui đến cho người khác. Vậy điều này có quan trọng trong kinh doanh không?
Từ trong kinh doanh là gì? Có thể bạn là một người vô cùng nhân từ hay là một người
có lối sống nghệ sĩ hay là một chuyên gia tư vấn truyền thông xã hội. Trong mỗi bối
cảnh, sự giáo dục kinh doanh truyền thống là phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh của
mình. Bạn làm tất cả mọi việc cũng nhằm mang lại những lợi ích nhiều nhất cho
mình. Thắng trong kinh doanh là để áp đảo thống trị. Và thành công là để thắng càng
nhiều càng tốt.Vậy điều gì xảy ra nếu bạn làm khác đi, dẫn đầu không phải để thống
trị và lấy đi mà để cùng đứng lên nâng tầm với thật nhiều đối tác càng tốt, ngay cả với

người bạn chưa hề biết? Đó có thể coi là Từ trong kinh doanh- không vì lợi ích của
riêng bản thân mình, của doanh nghiệp mình mà đạp bằng các doanh nghiệp khác, hãy
nâng cao giá trị của bản thân mình của doanh nghiệp mình bằng cách giúp những
người khác, doanh nghiệp khác cùng phát triển.
+ Bi
Như trên ta đã phân tích “Bi” là hy vọng nhằm loại trừ những khổ đau không
có lợi cho người khác hoặc có hại cho người khác”. Làm được như thế không chỉ giúp
họ không đối kháng với bạn mà làm cho cấu trúc và sự tương tác giữa đôi bên theo
chiều hướng mà họ cùng cảm thấy mình đều chiến thắng.Trước khi bắt đầu một cuộc
trò chuyện, buôn bán, đàm phán, thỏa thuận, lùi bước hay tiến tới, bạn có thể cố gắng
đặt mình vào vị trí của đối tác. Tạo ra một bản chi tiết cá nhân về họ, về cuộc sống
của họ, sự tranh đấu, lịch sử, mong ước, đau khổ cũng như các áp lực cá nhân trong
công việc. Sau đó, hãy liên tưởng bạn là chính họ. Không để cá nhân bạn chi phối.
Bạn cảm nhận sự sợ hãi, mong ước, nguyện vọng này của họ như thế nào? Liệu bạn
có khả năng nghe, thấy, và cảm nhân họ không? Nếu được thì bạn cảm thấy như thế
nào? Liệu những cảm giác này tạo ra nhiên liệu gì cho bạn? Bạn càng có khả năng
cảm nhận những điều này, hiểu và nuôi dưỡng lòng từ bi với những nhận định về thế
giới kinh doanh như đối tác của bạn thì bạn sẽ cảm thấy cuộc đối thoại thật sự làm
cách nào tạo ra một điều gì đó chung không phải chỉ cho những gì bạn cần mà tạo ra
một giá trị mới để cùng vực dậy cả hai.
+ Hỉ
Hỉ là cảm giác mà bạn thấy những điều tốt xảy ra với người khác mà bạn
mong muốn thành công, bạn cũng cảm thấy sự thành công đó như là của bạn. Không
có sự ghen tị, không có cảm giác bị thua thiệt, mất mát. Bạn cảm thấy như họ đạt
được điều thắng lợi đó là cho bạn. Trong kinh doanh, nhiệm vụ để nuôi dưỡng hai
lượng tâm đầu tiên Từ và Bi để có khả năng cảm nhận niềm hỉ lạc cho những ai thành
công xung quanh bạn. Bởi vì khi chấp nhận cảm giác ấy có sự kết nối lẫn nhau, bạn sẽ
đến được đỉnh điểm là hiểu rằng thành công của họ cũng chính là của bạn.
+ Xả
Xả là tha thứ, từ bỏ: tha thứ những lỗi lầm của người khác; chấp nhận từ bỏ

danh vọng, tài sắc, tính mạng của mình nếu thấy cần và có lợi cho người khác. Theo
quan điểm của đạo Phật, tất cả suy nghĩ và hành động của chúng ta đều khởi nguồn từ
tâm. Do đó, việc chúng ta đề cao hay không đề cao tính nhân văn, lòng trắc ẩn và tình
thương sẽ tạo nên những khác biệt lớn lao. Nếu chúng ta có tâm tốt và lo lắng tới việc
phát triển xã hội loài người thì dù chúng ta làm việc trong lĩnh vực khoa học, chính trị
hay kinh doanh, kết quả luôn luôn là có lợi ích. Khi chúng ta có một động cơ tích cực,
các hoạt động của chúng ta sẽ có ích cho nhân loại; còn không chúng sẽ chẳng có ích
lợi gì. Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh, việc theo đuổi lợi nhuận mà không đếm xỉa gì
đến các hậu quả có hại vẫn tạo ra những niềm vui lớn khi thành công. Nhưng những
kết quả cuối cùng sẽ vẫn là đau khổ: môi trường bị tàn phá, những phương pháp kinh
doanh trái đạo đức của chúng ta loại bỏ những phương pháp khác (có đạo đức hơn) ra
khỏi công việc kinh doanh, những vũ khí mà chúng ta chế tạo ra gây nên chết chóc và
thương tật. Đã có nhiều kết quả rõ ràng minh chứng cho điều này. Bởi vì cuộc sống
của chúng ta ngày nay bị ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh ở cấp độ này hay
cấp độ khác, việc các quyết định kinh doanh có mang màu sắc của lòng từ bi hay
không ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, mặc dù việc thay đổi nội tâm để
phát triển lòng từ bi là rất khó khăn, nhưng rõ ràng đó là điều xứng đáng để chúng ta
cố gắng. Lòng từ bi cũng đem đến lợi ích kinh doanh thực sự. Ích lợi đầu tiên của
lòng từ bi là nó tạo nên những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có hiệu quả cao. Điều này
có nghĩa là gì? Có ba thành phần của lòng từ bi. Có thành phần về xúc cảm, chính là
“Tôi cảm thông với bạn.” Có thành phần về nhận thức,chính là “Tôi hiểu bạn.”Và có
một thành phần về sự thúc đẩy, đó là “Tôi muốn giúp đỡ bạn.” Vậy cái này có liên
quan gì đến việc lãnh đạo doanh nghiệp? Theo một nghiên cứu rất toàn diện của Jim
Collins, và được ghi lại trong quyển sách “Từ tốt đến vĩ đại”, thì cần có một dạng nhà
lãnh đạo đăc biệt để đưa một công ty từ tốt đẹp lên vĩ đại. Và ông ta gọi đó là “nhà
lãnh đạo cấp độ 5″. Đây là những nhà lãnh đạo mà ngoài việc có khả năng làm việc
rất cao,còn sở hữu hai phẩm chất quan trọng, và đó là sự khiêm tốn và tham vọng.
Đây là những lãnh đạo có tham vọng làm những điều thiện lành. Và bởi vì họ tham
vọng làm cái thiện, họ không có nhu cầu tự tôn. Và theo nghiên cứu, họ là những nhà
lãnh đạo doanh nghiệp tốt nhất. Và nếu bạn quan sát các phẩm chất này trong ngữ

cảnh của lòng từ bi, chúng ta thấy rằng thành phần nhận thức và xúc cảm của lòng từ
bi – thấu hiểu và thông cảm với người khác – sẽ ngăn cản, làm giảm bớt, cái mà tôi
gọi là sự ám ảnh về bản thân quá mức trong mỗi chúng ta – từ đó tạo nên những điều
kiện cho tính khiêm tốn.
5 Hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp và doanh nhân
Văn hóa dân tộc ta được xây dựng trên nền tảng văn hóa Phật giáo, nên tất cả
những gì lợi cho mình, lợi cho người, đem niềm vui đến cho mình, đem niềm vui đến
cho người, hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà có lợi cho người tiêu dùng;
sự giàu có của mình góp thêm vào sự giàu có của đất nước, tiền bạc của số người giàu
được chia sẻ lại cho số người còn người nghèo, để khoảng cách giàu nghèo rút ngắn
lại, thì đó chính là văn hóa Phật giáo. Do vậy, hàng ngày trên các phương tiện thông
tin đại chúng chúng ta dễ dàng thấy những thông tin về các hoạt động từ thiện, thiện
nguyện của các doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức và từ tất cả các tấm lòng hướng
Phật.
"Từ" là "Từ Tâm"."Thiện" là việc tốt. "Từ Thiện" là làm việc tốt "Từ Tâm".
Làm từ thiện chính là làm theo lời dạy của Đức Phật. Phật Giáo có cả một kho tàng
quý báu về lý Nhân quả - Nghiệp báo, về bốn tâm vô lượng Từ-Bi-Hỷ-Xả, về Vô
thường -Vô ngã v.v… Đấy chính là nền tảng của một xã hội nhân ái, bình đẳng và văn
minh nếu những bài học giáo lý ấy biến thành hiện thực trong cuộc sống. Có thể nói,
xã hội Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống nhân ái cũng đều bắt nguồn từ những
bài học giáo lý nói trên. Vì vậy, hoạt động từ thiện hôm nay chính là con đường chủ
động đưa Đạo Phật đến với quần chúng. Con đường này sẽ đưa chúng ta đi đến mục
tiêu góp phần xây dựng xã hội an lạc theo tinh thần Phật Giáo.
Ta có thể bắt gặp một số điển hình như nữ doanh nhân say mê làm từ thiện chị
Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm AAA,
Lãnh sự Danh dự Cộng hòa Nam Phi tại TP.HCM, Ủy viên Ban Chấp hành Hội
Chống gian lận thương mại và Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (AFCA). Bởi suy nghĩ
khó lòng bình tâm trước những mảnh đời bất hạnh mà công tác từ thiện xã hội của cá
nhân chị cũng như công ty cứ dày lên theo năm tháng. Những việc làm mang tính
nhân văn sâu sắc gần đây mà AAA đã tham gia là: đồng hành cùng Báo Công An

TPHCM hỗ trợ 1,5 tỷ đồng để xây dựng cầu treo Pô Kô cho đồng bào các xã Đăk
Ang, Đắk Nông, Đăk Dục huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; ủng hộ tiền cho Quỹ Vì
người nghèo TPHCM; xây dựng nhà tình thương cho đồng bào nghèo ở Trà Vinh,
Bình Phước; ủng hộ đồng bào bị bão lũ ở các tỉnh miền Trung, xây nhà tang lễ cho bà
con ở Vĩnh Phúc… Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp đặc biệt khác mà chị cùng Bảo
hiểm AAA đã âm thầm giúp đỡ và tiếp sức. Cảm thương trước hoàn cảnh của cháu
Ari – Phin ở An Giang, mới 4 tháng tuổi mà cha mẹ đã mất trong vụ tai nạn giao
thông, chị đã nhận nuôi cháu cho đến khi trưởng thành. Những học sinh, sinh viên
nghèo vượt khó, những người không may mắn tử nạn trong vụ sập đá ở Lèn Cờ tỉnh
Nghệ An và gia đình có 5 người thân ở Thái Nguyên bị tử nạn trong vụ giao thông
kinh hoàng ở Hà Nội… đều nhận được sự đồng cảm và hỗ trợ về vật chất của nữ
doanh nhân này và Bảo hiểm AAA. Bên cạnh đó Bảo hiểm AAA đã cùng Đại sứ quán
Nam Phi, Đại sứ quán Brazil, Đại sứ quán Ấn Độ, Công ty Sữa Abbott, Liên đoàn
Xiếc Việt Nam, Báo An ninh Thủ đô và Công ty Haki chung tay đóng góp ủng hộ và
tổ chức chương trình từ thiện dành cho các em nhỏ bị ung thư đang điều trị tại Bệnh
viện Ung thư Trung ương – chi nhánh K2, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Nhiều năm qua, CLB doanh nhân và CLB nữ doanh nhân Sài Gòn, hai tổ chức
thuộc Hiệp hội Doanh nhân TPHCM với gần 1.500 doanh nghiệp thành viên đã có
nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng như khám chữa bệnh, mổ mắt, mổ hàm ếch, xây
trường học, trạm xá cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, tặng học bổng cho học
sinh nghèo và xây tặng hàng trăm căn nhà tình thương cho đồng bào nghèo ở vùng
biên giới và các tỉnh, thành trong cả nước.
Hàng trăm doanh nghiệp là thương hiệu mạnh, trong đó có 11/30 thương hiệu
được công nhận là thương hiệu quốc gia, cũng tích cực hưởng ứng và tham gia các
hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Có thể nói, càng thành công trong kinh doanh, các doanh nhân càng mong
muốn được chia sẻ lợi nhuận để góp phần chăm lo cho người nghèo. Những chuyến
công tác từ thiện cứ nối tiếp nhau, danh sách những người được khám chữa bệnh,
được trao tặng nhà cứ dài thêm ra và niềm vui của các doanh nhân cũng được nhân
lên khi biết những đóng góp của mình đã đem niềm vui đến cho nhiều người, giúp

nhiều gia đình vượt qua cơn khốn khó…
6 Lời kết
Mặc dù đạo Phật dường như không liên quan gì đến các doanh nghiệp ngày
nay nhưng suy cho cùng cả hai đều là những thành phần của cùng một tổng thể, và do
đó có thể cùng áp dụng một số nguyên tắc tương tự nhau. Một doanh nhân thành đạt
không phải chỉ có các kiến thức chuyên môn và thái độ làm việc tích cực mà còn phải
có tinh thần và khát vọng xây dựng công cuộc kinh doanh mới. Để đảm bảo thành
công trong kinh doanh, mỗi doanh nhân phải sàng lọc chân lý từ những sai lầm; và
kiên định trong lời nói và hành động. Và mỗi doanh nhân phải kiên định rõ ràng cho
đến khi họ thực hiện thành công mục tiêu của mình trong bất kỳ lĩnh vực nào.Để có
lợi nhuận cao và có điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp, ngoài tính năng động,
chuyên môn giỏi, ngoài sự nhạy bén về thời cơ và thị trường, ngoài việc xây dựng
thương hiệu, ngoài tài năng tổ chức và quản lý, nhà doanh nghiệp cần có thái độ hành
xử thích đáng đối với công nhân, nhân viên và trách nhiệm đối với toàn xã hội.

×