Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Pháp luật lao động về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.4 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỎC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN QUỲNH NGA

NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĩ

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số

: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Dung

Hà Nội - 2022


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
MỎ ĐÀU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BẢO VỆ QUYỀN

NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ sự ĐIỀU CHỈNH



CỦA PHÁP LUẬT.......................................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động........... 8
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân của người

lao động................................................................................................................8
1.1.2. Ý nghĩa cua việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động............. 13

1.2. Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động............ 16
1.2.1. Cơ sở quy định bảo vệ quyền nhân thân của người lao động............... 16

1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của

người lao động.................................................................................................... 17
1.2.3. Nội dung pháp luật về quyền nhân thân của người lao động................ 19
Kết luận chương 1.............................................................................................. 25

CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI

LAO ĐỘNG..................................................................................................... 27
2.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về nội dung bào vệ quyền

nhân thân của người lao động............................................................................ 27
2.1.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ tính mạng, sức

khỏe của người lao động.....................................................................................27

2.1.2. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ danh dự nhân


phẩm, uy tín của người lao động....................................................................... 45
2.1.3. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bão vệ đời sống riêng tư,


bí mật cá nhân, bí mật gia đình.......................................................................... 48
2.2. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp bảo vệ quyền

nhân thân của người lao động............................................................................ 49
2.2.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp pháp lý ......... 49
2.2.2. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp xã hội............ 53

2.2.3. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp kinh tế........... 54
Kết luận chương 2............................................................................................... 60

CHUÔNG 3: THỤC
TIỄN THỤC
HIỆN
PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG





VỀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở

VIỆT NAM VÀ MỘT SÓ KIẾN NGHỊ...................................................... 62
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bào vệ quyền nhân thân
của người lao động ớ Việt Nam......................................................................... 62


3.1.1. Kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật bảo vệ quyền nhân thân
của người lao động ở Việt Nam......................................................................... 62

3.1.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật bảo vệ
quyền nhân thân của người lao động................................................................. 68

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền nhân thân của

người lao động..................................................................................................... 70
3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân

của người lao động ở Việt Nam........................................................................... 70
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân
của người lao động ở Việt Nam......................................................................... 72

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo

vệ quyền nhân thân của người lao động ở Việt Nam........................................ 74

Kết luận chương 3............................................................................................... 77

KẾT LUẬN...................................................................................................... 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 82


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô liệu,


kết quả được trích dần, phân tích trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề

tài được tác giả nghiên cứu một cách độc lập với sự càu thị mong muốn làm
rõ các nội dung trong bài và không sao chép các kết quả của các cơng trình đã

được cơng bố trước đây. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.

Học viên

NGUYỄN QUỲNH NGA


MỎ ĐẦU

1. Tính câp thiêt của đê tài
Nước ta đang trong thời kỳ kinh tế phát triển, các quyền lợi của người dân
đang ngày càng được nhà nước chú trọng đến việc nâng cao bảo vệ. Trong các
quyền được Nhà nước bảo vệ quyền lợi thì việc đảm bảo quyền nhân thân của

con người đang là một trong những việc được đặt lên hàng đầu. Quyền nhân
thân là những quyền tự nhiên của con người và khơng ai có quyền được xâm

phạm đến các quyền này. Đối với mỗi một cá nhân thì quyền nhân thân có thể
nói là thứ không thể thay thế được. Trong mối quan hệ lao động, người lao

động luôn là bên yếu thế hon và dễ bị người sử dụng lao động xâm phạm đến
các quyền về nhân thân của người lao động do đó việc đảm bảo quyền nhân
thân của người lao động cũng đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm và thúc


đấy nâng cao việc bảo vệ. Việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

được Nhà nước thực hiện thơng qua các biện pháp bảo vệ an tồn tính mạng,
sức khỏe, bảo vệ danh dự, nhân phấm, uy tín. Việc Nhà nước bảo vệ quyền

nhân thân của người lao động góp một phần khơng nhỏ vào việc phát triển kinh
tế của nước ta bởi người dân được đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất sẽ giúp

cho tinh thần của người dân nâng cao, an tâm lao động đóng góp cho thị trường

lao động từ đó thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Quyền nhân thân của người lao động là một phần trong khái niệm về
quyền con người. Từ lâu vấn đề bảo vệ quyền con người đã được pháp luật

quốc tế đưa ra các điều luật chung để bảo vệ các quyền con người này. Tùy
vào những điều luật mà các quốc gia, các tổ chức chung thống nhất trong các
văn bản pháp luật, các nghị định được ký kết giữa các quốc gia mà tùy từng

quốc gia sẽ có các quy định riêng về việc bảo vệ quyền con người và quyền
nhân thân của người lao động. Đa số các quốc gia đều có các quy định khá

1


chặt chẽ trong việc bảo vệ quyên con người nói chung và quyên nhân thân cua

người lao động nói riêng.
Trong quá trình tiến lên xã hội chù nghĩa, Nhà nước đã có các quy định


về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong các bộ luật và các quy

định này cũng được sửa đổi bổ sung một số lần để có thể ngày càng phù hợp
hon với nên kinh tế hiện tại. Các quy định về bảo vệ quyền nhân thân của

người lao động được quy định trong Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật an
toàn vệ sinh lao động và một số nghị định, thông tư liên quan đến việc hướng

dẫn thi hành các bộ luật. Nhà nước đưa ra được một số các khái niệm và các
biện pháp thực hiện thi hành các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân của

người lao động. Ngồi ra, pháp luật Việt Nam cũng có đưa ra các quy định về
vấn đề xử phạt khi vi phạm các quyền liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền nhân

thân. Những ngồi những ưu điếm ra thì vẫn cịn những bất cập liên quan đến
việc bảo vệ quyền nhân thân. Trong các quy định về bảo đảm quyền nhân thân
của người lao động thì quy định về chế tài xử phạt hành chính vẫn cịn khá nhẹ

và quy định về đảm bảo các quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật

gia đình vẫn chưa có các quy định rõ ràng. Ngoài ra thực tiễn pháp luật cịn có

một sổ mắc có thể kể đến như nhiều người sử dụng lao động vẫn lợi dụng
quyền của mình hoặc vì những lợi nhuận trước mắt mà bất chấp xâm phạm đến
quyền nhân thân của người lao động, hay có thể kể đến việc tuyên truyền về

các quyền nhân thân được bảo vệ của người lao động chưa phát huy tác dụng
nhiều người vẫn cịn khơng có đầy đủ nhận thức về quyền lợi của mình mà bỏ

qua các biện pháp tự ý thức bảo vệ bản thân. Trên thực tế hiện nay, có những

người sử dụng lao động đã bất chấp các chế tài xừ phạt vẫn ngang nhiên vi

phạm các quy định về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động như vẫn bất
chấp tăng thời giờ làm việc, khơng đảm bảo an tồn lao động tại nơi làm việc,

thậm chí là khơng thực hiện đầy đủ các quy định về bảo hộ lao động khiến cho

2


nhiêu vụ tai nạn lao động xảy ra. Việc tuyên truyên pháp luật đên người dân

vẫn chưa phổ biến khiến cho nhiều người lao động vẫn chưa hiểu rõ về các
quyền lợi và nghĩa vụ cùa minh trong mối quan hệ lao động khiến cho người

lao động gặp nhiều bất lợi trong quá trình tham gia lao động.
Từ những bất cập trong quy định của pháp luật về việc báo vệ quyền

nhân thân của người lao động và thực tiễn việc thực hiện các quy định của

người sử dụng lao động cho thấy chúng ta cần thiết phải nghiên cứu đề hoàn
thiện hơn các quy định của pháp luật.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật lao động

về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động tại Việt Nam” làm luận văn
thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù trong quan hệ lao động ln đề cao ngun tắc bình đẳng nhưng


trong thực tế người lao động luôn luôn là người yếu thế hơn so với người sử

dụng lao động nên việc nghiên cứu về các đề tài liên quan đến người lao động
luôn được rất nhiều người quan tâm. Nhiều đề tài liên quan đến người lao

động đã được nghiên cứu và đề tài về “ Bảo vệ quyền nhân thân cúa người
lao động” cũng được chú ý nghiên cứu và có các cơng trình nghiên cứu như:
- Sách chuyên khảo “ Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao

động Việt Nam” do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên năm 2013, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội.

- Bài viết “Quyền nhân thân của người lao động theo pháp luật lao động
trong mối quan hệ với Bộ Luật dân sự năm 2015” do TS Đồ Thị Dung viết

đăng trên Tạp chí khoa học số 30 xuất bản tháng 04 năm 2017.

- Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dưới góc
độ pháp luật lao động” của Ths Đỗ Minh Nghĩa do PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

hướng dần.

3


- Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyên nhân thân của người lao động trong

pháp luật lao động Việt Nam” của Ths Nguyễn Thị Hoài Thương do PGS.TS
Lê Thị Hoài Thu hướng dần năm 2015.


Những cơng trình nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền nhân thân của

người lao động mặc dù đã được nghiên cứu nhưng cũng đã được nghiên cứu
trong một khoảng thời gian rồi. Các công trinh nghiên cứu này đều được

nghiên cúu trước năm 2019 thời điểm đó vẫn cịn áp dụng bộ luật dân sự năm
2005, bộ luật lao động năm 2012 và một số luật cũ khác. Hiện nay đã có rất

nhiều các tình hình chuyển biến khác về vấn đề này, có thể nói đến những nội
dung thay đổi trong bộ luật dân sự năm 2015, bộ luật lao động mới năm 2019

đã có hiệu lực từ 01/01/2021, một số quy định cũng được bổ sung và thay đổi

khác. Do đó việc lựa chọn đề tài này học viên muốn đóng góp một phần vào

tình hình nghiên cứu về quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật
lao động Việt Nam.

3. Mục
đích và nhiệm
vụ• nghiên
cứu


~

3.1 Mục đích nghiên cún
Luận văn nghiên cứu về một số lý luận về bảo vệ quyền nhân thân của
người lao động và sự điều chỉnh của pháp luật, thực trạng pháp luật lao động

Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động , thực tiễn
thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động ở

Việt Nam và một số kiến nghị.

Từ những vấn đề nghiên cứu đó đưa ra các giải pháp hồn thiện hơn nữa

pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động và từ đó nâng cao
hiệu quả việc bảo vệ quyền nhân thân đáp ứng các nhu cầu về lao động cho
việc phát triển xã hội.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt
được
mục
đích nghiên cửu,J luận
văn thực
hiện
các nhiệm
vụ< sau:








4



- Nghiên cứu làm rõ những vân đê lý luận vê quyên nhân thân và pháp

luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
- Phân tích, đánh giá pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về bảo vệ
quyền nhân thân của người lao động.

- Từ những bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn, luận văn
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật Việt

Nam về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.

4. Đoi tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ

luật Lao động năm 2019, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 và các đạo
luật liên quan.
- Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, luận văn còn nghiên cứu nghiên cứu
quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về quyền nhân thân của

người lao động.
- Phạm vi nội dung: Phạm vi nghiên cứu giới hạn xoay quanh việc bảo vệ
quyền nhân thân như đảm bảo tính mạng, đảm bảo an tồn lao động, quyền

được bảo vệ danh dự, nhân pham, uy tín của người lao động trong pháp luật
lao động Việt Nam. Quy định của pháp luật hiện hành. Sử dụng sổ liệu của cơ

quan có thẩm quyền những năm gần đây tại thành phố Hà Nội và một số tổng
hợp chung tại các tỉnh thành trên toàn quốc.


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam để làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn cho cả luận văn.
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp

tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu, phương pháp so

5


sánh luật học, phương pháp thông kê, phương pháp đánh giá, phương pháp
bình luận và diễn giải được áp dụng cụ thể như sau:

- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích theo hệ thống được
thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ luận văn, nhằm đặt toàn bộ các nội dung

liên quan đến chủ đề nghiên cứu, các tư liệu, thông tin liên quan đến việc bảo
vệ quyền nhân thân của người lao động.

- Phương pháp phân tích và phương pháp đối chiếu được sử dụng chủ
yếu trong chương 1 của đề tài để nhằm làm sáng tỏ các lý luận cơ bản về bảo

vệ quyền nhân thân của người lao động.

- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống kê, phương pháp

đánh giá được sử dụng tại chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về


bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
- Phương pháp bình luận và diễn giải được sử dụng tại chương 3 khi nghiên
cúu giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

- Phương pháp so sánh và phân tích được sử dụng để xem xét vấn đề
nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lý luận, các quy định cùa pháp luật về bảo

vệ quyền nhân thân của người lao động với tình hình thực tiễn về bảo vệ
quyền nhân thân của người lao động. Những vấn đề lý luận về bào vệ quyền

nhân thân cần được đặt trong điều kiện thực tiễn về bảo vệ quyền nhân thân

của người lao động; đồng thời, kết hợp cả lý luận và thực tiễn để đánh giá, đề
xuất các quan điểm, giải pháp đối mới, hoàn thiện những yếu tố cịn thiếu sót

trong việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1. Ỷ nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn làm rõ hơn các khái niệm về quyền nhân thân của người lao
động, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân của người

lao động. Khơng những vậy luận văn cịn đưa ra các đánh giá về các quy định

6


của pháp luật hiện hành đang áp dụng trong việc bảo vệ quyền nhân thân của


người lao động, đưa ra thực tiễn trong việc thực hiện các quy định. Từ đó chỉ
ra những bất cập trong các quy định hiện hành và những bất cập trong việc

thực hiện các quy định đó. Việc đưa ra được những bất cập và đánh giá về
thực tiễn việc bảo vệ quyền nhân thân giúp đưa ra được một sổ kiến nghị

nhằm nâng cao hơn các công tác và thực hiện tốt hơn việc bào vệ quyền nhân
thân của những người lao động.

6.2. Ỷ nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn sẽ trở thành một trong các tài liệu tham khảo góp một phần
giúp cho người lao động có cái nhìn và cách tiếp nhận tốt hơn về khái niệm
quyền nhân thân của người lao động.

- Luận văn hướng đến mục đích bảo vệ người lao động trong các mối

quan hệ lao động bởi trong mối quan hệ lao động, người lao động luôn là
người yếu thế hơn so với người sừ dụng lao động.
- Luận văn đóng góp một phần nhỏ vào việc hồn thiện pháp luật và các
chính sách pháp luật về vấn đề quyền nhân thân của người lao động trong mối

quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.

7. Bố cục
• của luận
• văn
Ngồi mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Một sổ vấn đề lý luận về bảo vệ quyền nhân thân của người

lao động và sự điều chỉnh của pháp luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về bảo vệ
quyền nhân thân của người lao động.

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bão vệ quyền nhân
thân của người lao động ở Việt Nam và một số kiến nghị.

7


CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BẢO VỆ QUYỀN
NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ sự ĐIỀU CHỈNH

CỦA PHÁP LUẬT

1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân của người
lao động
Con người luôn là trọng tâm để phát triển, là trung tâm là mục tiêu
hướng đến đầu tiên của sự phát triển. Do đó mà ngồi việc phát triển xã hội

kinh tế cũng cần chú trọng đến việc quyền con người được bào vệ và tôn
trọng. Quyền nhân thân là một thuật ngữ pháp lý được nhắc đến lần đầu tiên

trong Bộ luật dân sự năm 1995, ra đời với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để bảo vệ

cho các cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thế, một chủ thể độc lập trong


cộng đồng.
1.1.1.1. Khái niệm quyền nhãn thân của người lao động

Quyền nhân thân được biết đến là một phần của khái niệm quyền con
người. Trong đó, quyền con người được định nghĩa là những quyền tự nhiên
của con người và không bị tước bỏ bởi bất kỳ ai và bất kỳ chính thể nào. Theo

định nghĩa của Văn phịng Cao ủy Liên Hợp Quốc, nhân quyền là những bảo

đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại

nhũng hành động hoặc sự bở mặc mà làm tồn hại đến nhân phẩm, những sự
được phép và tự do cơ bản của con người. [15] Quyền con người có các tính
chất như là tính phổ biến thể hiện ở chồ quyền con người là những gì bấm

sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành

viên trong gia đình nhân loại, khơng có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì,

chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tơn giáo, độ tuổi, thành phần
xuất thân..., tính khơng thể chuyển nhượng được thể hiện ở chỗ các quyền con

8


người không thê bị tước đoạt hay hạn chê một cách tùy tiện bới bât cứ chủ thê
nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước, trừ một số trường hợp đặc

biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước quyền tự

do, tính khơng thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. [16]
Trong pháp luật Việt Nam cũng đưa ra khái niệm cơ bản về quyền nhân

thân. Nhân thân của một cá nhân bao gồm các đặc điểm về thân thể, tính cách
và cuộc sống [12. Tr 711]. Vậy từ cách giải thích về nhân thân nêu trên thì
quyền nhân thân là gì?

Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền con người, quyền dân sự và

không thể tách rời khỏi quyền con người [13]. Theo quy định của pháp luật,
thuật ngữ “Quyền nhân thân” được đề cập đầu tiên với tư cách là thuật ngừ

pháp lý trong Bộ luật dân sự năm 1995. Điều 26 Bộ luật dân sự năm 1995 quy

định: “Quyền nhăn thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dãn sự gắn
liền với mỗi cá nhân, không thê chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Khơng ai được lạm dụng quyền nhân thân của

mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thán

của người khác.

Đây là một trong những điểm mới tiêu biểu cùa bộ luật dân sự 1995,
đánh dấu bước tiến lớn của pháp luật dân sự cũng như hệ thống pháp luật Việt
Nam, đặt nền móng cho sự nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển khái niệm
“quyền nhân thân”. Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015

tiếp tục kế thừa gần như trọn vẹn quy định này của Bộ luật dân sự năm 1995
khi định nghĩa về quyền nhân thân.

Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự mới nhất năm 2015 có quy định

rằng: “Quyền nhãn thăn được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn

9


liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp

luật khác có liên quan quy định khác.'"
Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân rằng quyền nhân
thân có hai đặc điểm chính. Một là quyền dân sự gắn liền với cá nhân, hai là
quyền nhân thân này là quyền không thể chuyển giao cho người khác. Quyền

nhân thân gắn liền với một cá nhân từ khi cá nhân mới ra đời, các cá nhân có
các quyền gắn liền với mình như quyền được có họ, tên; quyền thay đổi họ,

tên; quyền được khai sinh; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được
khai tử; quyền đối với quốc tịch; quyền của cá nhân đối với hình ánh; quyền

sống; quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền

được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình,... Các quyền nhân thân này có các đặc điểm đặc

trưng không thể thay thế được và khác biệt với các quyền cịn lại. Đặc điểm

đặc trung đó chính là đặc điểm quyền nhân thân khơng thể chuyển giao cho

người khác và quyền nhân thân là quyền gắn chặt với một cá nhân và nó

khơng thể bị thay thế. Như vậy, cách hiểu toàn diện nhất về quyền nhân thân
là “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với đời sống tinh thần của mỗi chủ

thể, không định giá được bằng tiền và không the chuyển giao cho chủ thể
khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Vậy còn thế nào là quyền nhân thân của người lao động? Người lao động
được định nghĩa rất rõ tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 mới có
hiệu lực ngày 01/01/2021 như sau: “Người lao động là người làm việc cho

người sử dụng theo thỏa thuận, được trà lương và chịu sự quản lý, điều hành,

giảm sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động toi thiêu của người
lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ

luật nay”.

10


Trong các bộ luật hiện nay, chưa có các quy định cụ thê vê thê nào là
quyền nhân thân của người lao động. Nhưng người lao động cũng là một cá

nhân, một chủ thể độc lập trong xã hội. Do đó người lao động cũng có các
quyền nhân thân cơ bản và tất nhiên quyền nhân thân của người lao động

cũng ko thể chuyển giao và thay thế. Tuy nhiên, khi tham gia vào mối quan hệ
lao động thì sẽ có các tác nhân khác nhau ảnh hưởng đen người lao động và

mối quan hệ lao động như môi trường làm việc, thái độ của người sử dụng lao

động, các điều kiện lao động thực tế, các chế độ lao động, an toàn lao động

nơi làm việc,... Nếu luật dân sự là pháp luật chung xác định cơ bản giá trị

nhân thân của người lao động thì luật lao động là chuyên ngành, trên cơ sở

luật dân sự xác định quyền nhân thân người lao động cùng những quy định
đặc thù liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của người lao
động. Vậy quyền nhân thân của người lao động là quyền được làm việc,
quyền được bảo hộ lao động, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức

khỏe thân thể, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao

động trong quá trình tham gia quan hệ lao động với người sử dụng lao động.
1.1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

Khi người lao động tham gia vào mối quan hệ lao động thì tức là người

lao động đã tham gia vào việc mua bán sức lao động của chính bán thân mình.
Bởi vì quan hệ lao động bản chất chính là một cuộc mua bán sức lao động

giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng trong cuộc mua bán

này thì người yếu thế luôn luôn là người lao động bởi người lao động bị phụ
thuộc vào người sử dụng rất nhiều, từ việc phải chịu sự quản lý, điều hành của

người sử dụng lao động, đến tác động từ nơi làm việc như mơi trường làm
việc, an tồn lao động, thời gian làm việc mà cịn có nguy cơ bị người sử
dụng lao động xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của chính bản
thân mình.


11


Trong các văn bản pháp luật hiện nay chưa có khái niệm cụ thê thê nào

về bảo vệ quyền nhân thân.

Bảo vệ quyền nhân thân ở đây được hiểu là các biện pháp tác động và
các hành động thực tiễn nhằm mục đích chống lại các tác nhân xâm phạm đen

quyền nhân thân. Bảo vệ người lao động từ việc như bảo đảm môi trường lao
động, nơi làm việc, đến các dụng cụ làm việc rồi việc chăm sóc sức khỏe của

người lao động, thời giờ làm việc nghỉ ngơi có đảm bảo và có ảnh hưởng gì
đến sức khỏe của người lao động hay không. Quyền nhân thân được bảo vệ

khi có sự xâm phạm và đối tượng được pháp luật chú trọng bảo vệ trong mối

quan hệ lao động được quy định trong Bộ Luật lao động đó chính là quyền
nhân thân của người lao động.

Vậy từ đó có thể rút ra định nghĩa Bảo vệ quyền nhân thân của người lao

động là việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phấm, uy tín, quyền
lao động của người lao động khi tham gia vào mối quan hệ lao động.
1.1.1.3. Khái niệm pháp luật về báo vệ quyền nhân thân của người lao động

Với định nghĩa Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động là việc bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền lao động của


người lao động khi tham gia vào mối quan hệ lao động thì pháp luật về bảo vệ
quyền nhân thân cùa người lao động được hiểu là các văn bản quy phạm pháp

luật có các điều luật, biện pháp được đưa ra nhằm hướng tới mục đích bảo vệ
các quyền nhân thân của người lao động.
Văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh mối quan hệ giữa người

lao động và người sử dụng lao động chính là Bộ luật lao động. Do vậy pháp
luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động tập trung chủ yếu trong
Bộ luật lao động, ngoài ra pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao

động còn được điều chỉnh bởi một số văn bản luật liên quan như Luật an toàn,

12


vệ sinh lao động, luật bảo hiêm xã hội,..... , các nghị định, thông tư liên quan
đến Luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động,....

1.1.2. Ỷ nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
Trong quá trình tham gia vào mối quan hệ lao động, người lao động luôn

là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ này do vậy việc bảo vệ quyền nhân thân

của người lao động rất có ý nghĩa đối với người lao động, không những vậy
việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động cũng được coi là có ý nghĩa
ở một mặt nào đó trong mối quan hệ lao động đổi với chính những người sử

dụng và có cả ý nghĩa đối với chính xã hội nữa.


- Đối với người lao động

Người lao động nào thì cũng là một cá nhân trong xã hội thì tất nhiên đối
với cá nhân nào cũng vậy việc được bảo đảm sức khỏe và tính mạng chính là

điều quan trọng hàng đầu bởi sức khỏe và tính mạng cũng chính là thứ quý
giá nhất của mồi một con người nó là thứ khơng có gì có thế đánh đổi được.

Nhưng một bộ phận không nhỏ những người lao động tham gia vào mối quan
hệ lao động lại không đế ý đến việc bảo vệ quyền nhân thân của chính bản

thân mình, hoặc có biết thì cũng biết rất ít về cách bảo vệ quyền nhân thân của
chính băn thân mình. Nhiều người lao động biết ít về cách bảo vệ quyền nhân

thân của mình một phần là họ khơng được hiểu biết nhiều về vấn đề này, một

phần là vì cuộc sống đối với nhiều người rất là khó khăn có được một cơng
việc ổn định, có được thu nhập hàng tháng là điều họ rất cần nên họ bất chấp
các lý do và tác động bên ngoài sẵn sàng làm mọi việc dù cho quyền nhân

thân của họ có khả năng bị đe dọa bất cứ lúc nào. Trong thực tế lao động,

những người sử dụng lao động có thể sẵn sàng có những hành vi xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm của những người lao động để đạt được mục đích

kinh doanh của mình, nhưng những người lao động lại sợ nếu họ phản kháng

lại bằng việc bảo vệ quyền nhân thân thì sẽ mất đi cơng việc có thể là không


13


thể tìm được cơng việc khác giống như cơng việc mình đang làm. Từ những
lý do nói trên mà pháp luật đang ngày càng nâng cao các biện pháp bảo vệ
quyền nhân thân của người lao động, việc làm này được coi là rất có ý nghĩa

đổi với những người lao động. Từ việc nâng cao các biện pháp bảo vệ quyền

nhân thân của người lao động thì sẽ khiến cho tâm lý của người lao động
thoải mái hcm không phải suy nghĩ thiệt hon về các quyền lợi được bảo vệ của
mình và cũng nhờ đó mà người lao động sẽ cảm thấy cơng sức của mình bỏ ra
là xứng đáng từ đó sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho người sử dụng lao

động và xã hội.
- Đối với người sử dụng lao động
Trái ngược với người lao động thì khi người sử dụng lao động biết

tơn trọng và tuân thủ việc bảo vệ quyền lợi của người lao động thì người sử
dụng lao động lại nhận được ý nghĩa khác. Như được nêu ở trên thì ý nghĩa

đối với người lao động là họ cảm thấy mình được bảo vệ từ đó cống hiến
nhiều hơn cho cơng việc, được có cảm giác an tồn khi tham gia vào quan

hệ lao động. Đối với người sử dụng lao động cũng có ý nghĩa khác nhau có

thể kể đến như sau:

Thử nhẩt, khi người lao động được đảm bảo đầy đủ quyền lợi thì người


lao động sẽ hang say làm việc và đem về nhiều lợi ích cho người sử dụng lao
động. Khi người lao động có được cảm giác an toàn sẽ cống hiến nhiều hơn,

chăm chỉ vào cơng việc hơn từ đó năng suất làm việc cũng được tăng cao,
doanh thu lợi nhuận thu về từ việc sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao.

Thứ hai, việc bảo vệ tốt quyền nhân thân của người lao động cũng có thế
sẽ là một lợi thế để thu hút nhiều người lao động tham gia vào quan hệ lao

động với chính người sử dụng lao động có thực hiện đầy đủ việc bảo vệ
quyền nhân thân. Từ đó sẽ thúc đẩy việc hoạt động doanh nghiệp trở nên

thuận lợi và thúc đẩy việc mở rộng quy mô doanh nghiệp.

14


Thứ ba, việc bảo vệ tôt quyên nhân thân của người lao động cịn giúp tiêt
kiệm chi phí cho người sử dụng lao động. Tại sao lại nói tiết kiệm chi phí cho

người sử dụng lao động, đó là vì người sử dụng lao động chỉ cần bỏ ra các chi
phí ban đầu để trang bị các thiết bị an toàn lao động tại nơi làm việc để tránh
xảy ra các vụ tai nạn nghề nghiệp, xử lý sạch sẽ các vấn đề mơi trường ngay

từ khi có vấn đề để tránh cho người lao động xảy ra các vấn đề về tai nạn
nghề nghiệp hay bệnh nghề nghiệp. Từ những vấn đề ban đầu đó có thể tránh

được các chi phí về sau như chi phí khắc phục hậu quả tai nạn lao động, các
chi phí chi trả, bù đắp cho người lao động khi có tai nạn lao động xảy ra hay
các chi phí nằm viện, điều trị cho những người lao động để họ chữa bệnh khi

họ mắc những bệnh liên quan do chính cơng việc của người lao động là tác

nhân chính gây nên bệnh của người lao động. Ngồi ra cịn có các chi phí liên

quan đến việc giải quyết tranh chấp với người lao động, các chi phí tuyến
nhân lực mới và chi phí đào tạo nhân lực mới do các vấn đề xâm phạm đến
quyền nhân thân. Khơng những lãng phí tiền của vào các vấn đề nêu trên mà

người sủ dụng lao động cũng sẽ tốn thời gian để giải quyết các vấn đề liên

quan này. Neu như thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của
người lao động sẽ giúp một phần rất lớn đến việc kinh doanh cùa người sử
dụng lao động.

Thứ tư, việc bảo vệ tốt quyền nhân thân của người lao động đem lại uy
tín cho chính người sử dụng lao động. Neu thực hiện đúng việc bảo vệ quyền

nhân thân của người lao động sẽ nhận được sự tin tưởng từ người lao động và
các khách hàng, đối tác hợp tác với công ty ngược lại khi người sử dụng lao

động không thực hiện đầy đủ sẽ là ảnh hưởng đến chính uy tín của người sử
dụng lao động. Khơng chỉ có người lao động không tin tưởng và đến làm việc

cùng người sử dụng lao động mà từ những vấn đề mất an toàn và xâm phạm
nặng nề đến quyền nhân thân của người lao động sẽ gây ra những ý kiến và

15


quan điêm khơng đơng tình với người sử dụng lao động từ đó có thê đên cả


người cũng khơng muốn sử dụng các mẫu hàng háo công ty sản xuất ra tác hại
lớn hon đó là tẩy chay, các doanh nghiệp khác cũng có thể sẽ khơng muốn
họp tác với những người sử dụng lao động không tuân thủ các biện pháp để

bảo vệ quyền nhân thân của chính người lao động tại doanh ngiệp đó. Từ đó
cho thấy việc đảm bảo tốt quyền nhân thân của người lao động chính là cách
thức để người sử dụng lao động gây dựng uy tín, niềm tin từ khách hàng, đối
tác và phát triển quảng bá thương hiệu.
_ r
- Đôi với xã nội

Hiện nay trong một xã hội ngày càng phát triển thì quyền nhân thân của
con người ngày càng được quan tâm và được bảo vệ. Việc bảo vệ quyền nhân

thân của người lao động giúp cho việc phát triển ngày càng góp phần kiến tạo
nên một xã hội tiến bộ, văn minh. Không những vậy từ việc bảo vệ tốt quyền

nhân thân của người lao động sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát
triển tạo ra nhiều lợi nhuận. Việc tạo ra nhiều lợi nhuận sẽ góp phần khơng hề

nhỏ vào việc giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định nền kinh tế của đất nước.

Nền kinh tế của đất nước được phát triển và ổn định sẽ góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân.

Từ đó cho thấy, việc bảo vệ quyền nhân thân cùa người lao động là việc
hết sức cần thiết bởi bảo vệ tốt quyền nhân thân của người lao động sẽ đảm
bảo cho sự bình đẳng, cơng bằng giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tạo ra
sự phát triển bền vững cho toàn thể cộng đồng và toàn xã hội.


1.2. Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

1.2.1. Cơ sở quy định bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
Quy định về việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động được đưa
ra dựa trên cơ sở quyền con người trong Hiến pháp, các công ước quốc tế về
quyền con người. Từ các quy định về quyền con người và các định nghĩa về

16


quyên nhân thân mà đưa ra các vân đê liên quan và ảnh hưởng đên quyên

nhân thân. Ngoài ra việc nghiên cứu về độ tuổi tham gia lao động, giới tính
cũng là một phần để đưa các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi, khối lượng công việc để phù họp với người lao động và tùy vào việc
nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của nước ta để Đưa ra các quy định

phù hợp. Không chỉ vậy mà đế đảm bảo sức khỏe cho người lao động, phải có
các quy định và nghiên cứu về môi trường, đánh giá các tác động dẫn đến các

tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Trong quá

trình tham gia mối quan hệ lao động, dựa vào mối tương quan giữa người lao

động và người sử dụng lao động để đưa ra các quy định, biện pháp tốt nhất để
bão vệ các quyền nhân thân cơ bản của người lao động bởi trong quá trình
tham gia lao động, người lao động đưa ra trao đổi hàng hóa ở đây chính là sức


lao động nên cần thiết được đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất.

1.2.2. Nguyên tẳc điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của
người lao động
Người lao động khi tham gia vào mối quan hệ lao động luôn cần được
bảo vệ bởi họ luôn là đối tượng rất dễ bị chèn ép và bị xâm phạm. Tuy người

lao động được pháp luật bảo vệ nhung việc bảo vệ này cũng cần có các

nguyên tắc để ngày cả người lao động hay là người sử dụng lao động cần phải
tuân theo nguyên tắc này.

- Thứ nhất, việc bảo vệ quyền nhãn thân của người lao động phải được

bảo vệ một cách bình đắng và khơng được phân biệt đổi xử.
Ngun tắc này được nêu lên nhằm tránh các hành động hoặc các quy
định nội quy của người sử dụng lao động đối xử khơng bình đắng với một số

người lao động là những lao động mang tính đặc thù. Đối với những người

lao động đặc thù họ sẽ được đối xử như một người lao động bình thường và
kèm theo sự đối xử đó cịn có các quy định và chính sách xã hội thêm vào để

17


đảm bảo hơn những lao động đặc thù này đê phù hợp hơn với hoàn cảnh của

họ. Những lao động đặc thù này có những đặc điểm khác nhau về thể trạng,
chức năng sinh học và nhu cầu phát triển nên có những quy định phù hợp với

họ để họ được bảo đảm quyền nhân thân một cách tốt nhất có thể.

Người sử dụng lao động phải tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bình đẳng
nam nữ trong việc tuyến dụng, giao việc cho người lao động khơng thể vì họ
là nữ mà không tuyển dụng và giao việc cho họ. Không chỉ vậy người sử

dụng lao động không được phép quy định khác nhau về thời giờ làm việc, thời

giờ nghỉ ngơi, nâng bậc lương hoặc trả tiền công đối với người lao động vì họ
là nữ trong quá trình lao động bởi đã là người lao động tham gia vào mối

quan hệ lao động thì đều có quyền được làm việc, có quyền được tự do được
lựa chọn việc làm, nghề nghiệp mà họ mong muốn. Trong các quy định hiện

hành việc bảo đảm bình đắng giới ngày càng được chú trọng và được quy
định làm việc của lao động nữ cũng được quy định rất rõ ràng trong bộ luật

lao động.
Người sử dụng lao động bị nghiêm cấm phân biệt đối xử với những

người lao động bị khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm. Người
sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động khuyết tật về các

vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người sử dụng lao

động cũng đồng thười cần thực hiên đầy đủ các quy định liên quan đến việc
sử dụng người lao động là người khuyết tật.

- Thứ hai, việc bảo vệ quyền nhãn thân của người lao động phái có mối
tương quan hợp lý trong cà việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

sửa dụng lao động.
Tuy rằng trong mối quan hệ lao động, người lao động ln là bên chịu

thiệt thịi nhiều hơn nhưng khơng phải vì chú trọng quá nhiều vào người lao
động mà các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động bị xâm

18


hại. Không những vậy việc bảo vệ quá quyên lợi của người lao động mà vượt
quá giới hạn lợi ích của người sử dụng lao động cũng có thể khiến cho mối

quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động dẫn đến mâu thuẫn
và có thể từ mẫu thuẫn đó mà dẫn đến các tranh chấp khơng đáng có. Do đó
dù là bảo vệ người lao động nhưng cũng phải dựa trên mối tương quan với lợi

ích của người sử dụng lao động.
- Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dựa

trên cơ sở khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so
với quy định của pháp luật.

Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia mối
quan hệ lao động mà pháp luật có quy định về các vấn đề như thời gian làm

việc, mức lương tối thiểu cho các vùng. Người sử dụng lao động có thể thỏa
thuận với người lao động nhưng không thể thấp hơn mức tối thiểu này và Nhà

nước khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động như về


mức lương và thời giờ làm việc. Từ việc quy định đó mà có thề thúc đấy hơn
việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.

1.2.3. Nội dung pháp luật về quyền nhân thân của người lao động
1.2.3.1. Nội dung bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động
Trong cuộc sống hiện nay hay là bất kể trong hồn cảnh nào thì tính

mạng và sức khỏe đều là thứ quan trọng nhất của con người. Neu con người
khơng cịn sống thì đâu cịn ý nghĩa và người tổn thất nặng nề nhất chính là
những người thân bên cạnh của chính người đó. Khơng chi vậy, sức khỏe

cũng là một phần gắn liền với con người, sức khỏe chính là điều kiện để con

người có thế thực hiện việc mưu sinh cho chính bản thân mỗi người và cho cả
gia đình họ nữa. Nếu sức khỏe khơng được bảo đảm thì làm sao người lao

động có thể thực hiện được cơng việc lao động của mình và thực hiện các

19


quyên và nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia lao động. Từ đó cho

thấy trong việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động thì việc bảo vệ

tính mạng, sức khỏe cho người lao động là việc quan trọng nhất.
Việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động trong pháp luật lao

động được hiểu là việc người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các quy định

về thời giờ làm việc, môi trường làm việc và được đảm bào an toàn lao động
và vệ sinh lao động đề người lao động được làm việc và thực hiện quyền và

nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất.
Pháp luật lao động về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người

lao động bao gồm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời

giờ làm thêm, an toàn vệ sinh lao động,.....
Bởi các vấn đề về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm

thêm có ảnh hường rất lớn tời sức khỏe của người lao động. Bởi theo các bác
sĩ và các chuyên gia cho rằng việc làm việc quá sức do làm việc quá nhiều

thời gian sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức khiến cho người lao động sức khỏe
không ổn định tâm lý bất ổn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và công
việc của người lao động. Từ đó cho thấy để duy trì sức khỏe của người lao

động thì cần xây dựng hợp lý thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Trên thế
giới, các nước đều đã có các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

từ rất sớm. Có thể nhắc đến một số ví dụ như:
Năm 1919, ở Anh, tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập, đã lần
lượt thông qua các công ước về vấn đề thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.

Công ước số 1 (1919) và Công ước số 30 (1930) quy định làm ngày
trong các xí nghiệp cơng nghiệp, trong các cơ sở thương mại buôn bán là 8

hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần.


20


Công ước sô 89 (1948) vê làm việc ban đêm của phụ nữ trong công
nghiệp quy định tại Điều 3, quy định này của ILO đã hạn chế tối đa các cơ sở

công nghiệp sắp xếp lao động nữ làm đêm.
Công ước số 90 (1949) về làm việc ban đêm của thiếu niên trong cơng
nghiệp, trừ trường hợp vì mục đích học việc hay đào tạo nghề địi hỏi phải
thực hiện công việc liên tục.

Công ước số 46 (1948) giới hạn làm việc trong mọi mỏ than của một

công nhân không vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả thời gian công
nhân bước vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên.
Theo Nhật Bản nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc

quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (theo Điều 32, Điều 40 của Luật lao

động tiêu chuẩn của Nhật Bản). Nhà tuyển dụng phải cho người lao động nghi
ít nhất một ngày trong tuần, hay bốn ngày trong thời gian bốn tuần.
- Bảo vệ danh dự, nhãn phàm, uy tín của người lao động
Việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín được thể hiện qua các

hành động người sử dụng lao động nhục mạ, chửi mắng, chê bai, bị bơi nhọ
hoặc bị nói xấu, quấy rối tình dục tại nơi công sở gây ảnh hưởng đến tinh thần
của nhũng người lao động.

Mỗi một cá nhân đều có những phẩm chất và uy tín, danh dự riêng,
những danh dự, phẩm chất và uy tín này là những giá trị riêng và nó gắn liền

với mỗi một con người. Nhũng giá trị này có thể là những sự thừa nhận về

mặt phẩm giá , đạo đức, nhân cách của một con người do chính xã hội nhìn

nhận. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân là một
trong các quyền cơ bản của con người và khơng ai có thể xâm phạm đến
quyền này.
Trong mối quan hệ lao động, người lao động là bên yếu thế hơn lại chịu

sự quản lý của người sử dụng lao động nên quyền được bảo vệ danh dự, nhân

21


×