ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯ ƠNG MỸ LINH
QUYỂN CỦA LAO DỘNG NỮ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỤC TIỄN CỦA DOANH NGHIỆP DẸT MAY
TRÊN DỊA DÃN TỈNH DẮC GIANG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã so: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYÊN XUẢN THU
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lương Mỹ Linh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VÈ
QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ....................................................... 12
1.1.
Khái niệm quyền của lao động nữ................................................... 12
1.1.1. Định nghĩa quyền của lao động nữ..................................................... 12
1.1.2. Đặc điểm quyền của lao động nữ....................................................... 15
1.2.
Pháp luật về quyền của lao động nữ................................................ 18
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền của lao động nữ................................. 18
1.2.2. Nội dung pháp luật về quyền của lao động nữ................................... 19
1.2.3. Vai trò cùa pháp luật về quyền của lao động nữ................................ 30
1.2.4. Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền của lao động nữ.................... 31
Kết luận chương 1........................................................................................... 39
Chương 2: THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA LAO
ĐỘNG NỮ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THựC
TIỄN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC GIANG................................................................. 40
2.1.
Pháp luật về quyền của lao động nữ ỏ’ Việt Nam hiện nay.......... 40
2.1.1. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực việc làm............................... 40
2.1.2. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực học nghề, đào tạo, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ nghề....................................................... 45
2.1.3. Quyền của lao động nữ trong giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp
đồng lao động..................................................................................... 46
2.1.4. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực tiền luơng.............................. 47
2.1.5. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi............................................................................................. 49
2.1.6. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động........ 51
2.1.7. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội................... 54
2.1.8. Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực xử lý kỷ luật lao động........... 60
2.1.9.
2.2.
Quyền của lao động nữ trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm....... 62
Khái quát về tình hình sủ' dụng lao động nữ tại các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.................................. 63
2.2.1.
Khái quát về các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang..... 63
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên
2.3.
địa bàn tỉnh Bắc Giang....................................................................... 64
Tình hình thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ tại
các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang............... 65
2.3.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 65
2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân........................................................ 74
Kết luận chương 2........................................................................................... 84
Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤC HIỆN PHÁP LUẬT VÈ
QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NŨ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG.........................85
3.1.
Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ...............................85
3.2.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về quyền của lao động nữ tại các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.................................. 88
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ................ 88
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của lao
động nữ tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...... 94
Kết luận chương 3......................................................................................... 101
KÉT LUẬN.................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 104
DANH MỤC TÙ VIẾT TẮT
BHXH:
9 1 •Ắ
~ 1 /\ •
Bảo hiern xã hơi
•
BLLĐ:
Bộ luật lao động
HĐLĐ:
Hợp đồng lao động
ILO:
Tổ chức lao động quốc tế
NLĐ:
Người lao động
NSDLĐ:
Người sử dụng lao động
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
So hiêu
•
Trang
Thống kê lao động tại các doanh nghiệp dệt may
Bảng 2.1
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo giới tính từ năm
2016 đến quý 11/2021
66
MỞ ĐÀU
1. Tính câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài
Trong sự phát triển của nhân loại, phụ nữ luôn giữ một vai trị khơng
thể thiếu trong đời sống gia đình và xã hội. Nếu gia đình được coi là tế bào
của xã hội thì phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Bằng phẩm chất, trí
tuệ và lao động sáng tạo của mình, phụ nữ khơng chỉ góp phần tạo ra của cải
vật chất và tinh thần mà cịn tích cực tham gia vào cơng cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. Từ những ngày đầu khi đất nước mới được thành lập, những vị
anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại
xâm cho đến các cuộc kháng chiến, nổi bật nhất là kháng chiến trường kỳ
chống Pháp và chống Mỹ cũng đã có hàng triệu người phụ nữ Việt Nam
khơng ngại gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho nền độc lập của dân tộc.
Bởi vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ
vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa thì vai trị của người phụ nữ càng được thể hiện một cách rõ rệt ở
việc họ dần trớ thành lực lượng lao động không thể thiếu của nền kinh tế,
tham gia vào mọi lình vực kinh tế - xã hội và góp phần khơng nhỏ vào sự phát
triển của đất nước. Việc đảm bảo quyền của lao động nữ được xác định là
mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triền kinh tế - xã hội của Đảng và
nhà nước ta. Điều này đươc ghi nhận trong nhiều văn bẳn pháp lý, đặc biệt
trong lĩnh vực lao động. Lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động
họ còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ, chăm sóc gia đình cùng với
đó là những đặc điểm riêng về giới tính như sức khỏe hay tâm sinh lý, cho
nên cũng đối mặt không ít nhũng khó khăn trong vấn đề việc làm, tiền lương,
điều kiện lao động cũng như việc quyền của họ cũng dễ bị xâm phạm hơn các
chủ thể khác. Bởi vậy, pháp luật lao động Việt Nam trong những năm qua đã
có những bước tiên rât quan trọng trong việc xác lập quyên của lao động nữ
nhằm giúp họ vừa hoàn thành cơng việc vừa đảm bảo thiên chức của mình.
Trước đây, Bộ luật lao động năm 1994, Luật sửa đồi, bổ sung một số điều cùa
Bộ luật lao động năm 2002 và 2006, Bộ luật lao động năm 2012 và hiện nay
là Bộ luật lao động năm 2019 dành hẳn một chương quy định riêng về lao
động nữ nhằm đảm bảo quyền làm việc bình đẳng của phụ nữ. Các quy định
của pháp luật lao động về cơ bản đã tạo cơ hội và điều kiện cho lao động nữ
về nhiều mặt, là công cụ hữu hiệu bảo vệ người phụ nữ trước những xâm
phạm quyền lợi trong lao động. Tuy nhiên, một số quy định về quyền của lao
động nữ vẫn chưa thực sự hợp lý hoặc khó thực thi trên thực tế, đặc biệt là khi
áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp dệt may nói chung, các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng - nơi có trên 75% lao động nữ
đang tham gia làm việc. Đây là những cơng việc có tính chất phù hợp với lao
động nữ. Cơ cấu tuổi của nữ công nhân đang tham gia làm việc tại doanh
nghiệp dệt may tỉnh Bắc Giang cịn trẻ, trình độ học vấn, chun mơn nghề
nghiệp cịn thấp, điều đó phần nào khiến họ phải chịu nhiều thiệt thòi khi
tham gia vào quan hệ lao động. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn như trên mà
tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
tù'thực tiễn của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề
tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muổn phân tích được thực trạng các
quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về quyền của lao động
nữ và thực tiễn thực hiện tại doanh nghiệp dệt may tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa
ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về quyền của lao động nữ.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhóm cơng trình nghiên cứu những vấn đề chung về người lao
động, lao động nữ, quyền của lao động nữ, cơ chế bảo đảm bảo vệ và thúc
đẩy quyền của lao động nữ:
2
Vê người lao động: Luận án Tiên sĩ Luật học của Nguyên Thị Kim
Phụng, Pháp luật lao động với vẩn đề báo vệ người lao động trong điều kiện
kinh tế thị trường (2006) đã đưa ra quan niệm người lao động.
về lao động nữ: Luận văn Thạc sĩ Luật học của Bùi Quang Hiệp, Bảo
vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam (2007) đã nêu:
Lao động nữ được hiểu là người lao động có giới tính nữ, chính sự khác biệt
về giới mà lao động nữ có những đặc tính riêng biệt so với lao động nam.
về đặc điêm vai trò của lao động nữ: Bùi Quang Hiệp trong Luận văn
Thạc sĩ cho rằng vai trò cơ bản của lao động nữ gồm: vai trò tái sản xuất, vai
trò sản xuất, vai trò cộng đồng. Phụ nữ, giới và phát triển (2000), Nhà xuất
bản Phụ nữ, Hà Nội của tác giả Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng khi bàn về
phụ nữ là bàn về người yếu thế, ngoài ra tác giả nêu những biếu hiện, những
xu hướng biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình có liên
quan đến phụ nữ.
về quyền lao động: Tại Giáo trình giảng dạy sau đại học về Quyền con
người của Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 2011 do GS.TS Võ Khánh Vinh
chủ biên đưa nghiên cứu về quyền con người, trong đó có nêu lao động là
quyền và nghĩa vụ của công dân, là một hoạt động quan trọng nhất của con
người, tạo ra cùa cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng
suất chất lượng hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội.
về sự cần thiết của việc bảo vệ người lao động: Tại Luận án Tiến sĩ
Luật học nêu trên, tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng nhận định trong cơ chế thị
trường ngoài những lý do truyền thống cịn có những lý do do thị trường
mang đến nhưng xuất phát từ địa vị của người lao động phụ thuộc người sừ
dụng lao động cả về mặt kinh tế và pháp lý nên việc bảo vệ người lao động
để giảm thiểu vị thế bất bình đẳng của họ trong quan hệ lao động, thực hiện
sứ mệnh lịch sử của luật lao động, tránh những tác động tiêu cực của nền
3
kinh tê thị trường và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
lao động ở Việt Nam.
Trên trang web của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có các bài viết
“Dữ liệu mới nhất về ngành dệt may ghi nhận cả tiến bộ và thách thức về bình
đẳng giới”, “Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhưng phụ nữ ngày càng
thu nhập ít hơn nam giới”, “Đẩy lùi phân biệt giới trong tuyển dụng và môi
trường làm việc giúp doanh nghiệp thành công”,... đã nêu được được tầm
quan trọng của phụ nữ trong công việc, tuy vậy hiện nay định kiến về giới vẫn
đang tồn tại làm cho lao động nữ bị phân biệt đối xử về cơ hội, về nghề
nghiệp, về lương,...
Bài viết “Nữ giới cần bình đẳng hơn trong cơng sở” tại trang mạng đầu
tiên về việc làm tại Việt Nam - Jobstreet, chỉ ra giữa nam và nữ đều có những
cơng việc, nhiệm vụ như nhau trong quan hệ lao động nhưng thực trạng bất
bình đẳng trong việc đối xử, trà tiền lương cho lao động nữ còn phổ biến, nữ
giới còn đối mặt với nhiều thách thức hơn khi bước vào giai đoạn làm mẹ của
đời người. Dù vậy, quyền làm mẹ là quyền thiên liêng cua lao động nữ cho
nên có đến 66% các bà mẹ trẻ quyết định hy sinh và thay đổi định hướng nghề
nghiệp khi có con, đặc biệt 37% lao động nữ có xu hướng tìm những công
việc linh động thời gian dù cơ hội thăng tiến khơng bằng cơng việc trước kia.
Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về quyền của lao động nữ:
về quyền được tự do lựa chọn việc làm và bình đẳng về cơ hội việc
làm, hưởng lương'. Một số sách của các tác giả như: TS. Lê Thanh Hà (2011),
Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động xã
hội; Đỗ Thanh Hằng (2012), cẩm phân biệt đổi xử trong pháp luật lao động
Việt Nam dưới góc độ tiêu chuẩn lao động, Luận án Thạc sĩ Luật học- Trường
Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Thu Hằng (2011), Chẩm dứt họp đồng lao động
trải pháp luật và hậu quá pháp lý, Luận án Thạc sĩ chuyên ngành luật kinh tế,
4
Học viện khoa học xã hội; TS. Nguyễn Nam Phương (2006), Bình đắng giới
trong lao động việc làm và tiến trình hội nhập ở Việt Nam- Cơ hội thách thức,
Nhà xuất bản lao động xã hội.
về quyền được an toàn tính mạng và sức khỏe khi tham gia lao động:
Luận văn An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ của tác giả Lê Thị
Phương Thúy (Đại học quốc gia Hà Nội- Khoa Luật năm 2008) đề cập đến sự
cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động đối với lao động nữ, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất một số yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ.
về quyền làm mẹ trong đó có quyền hưởng thai sản được phân tích
trong các chính sách bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội: Luận án Thạc sĩ Luật
học của Đặng Thị Thơm năm 2007, Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Bài viết Bảo vệ quyền làm mẹ trong
pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội, Tạp chí luật học số 6 tr.48-59 năm
2014 của TS. Nguyễn Hiền Phương; Bài viết Lao động nữ và vẩn đề nghi thai
sản của lao động nữ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24 (209) tr.40-44 năm
2011 của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ngọc đã phân tích và luận giải các căn cứ và
thực trạng pháp luật bảo hiếm thai sản bảo đảm quyền làm mẹ cho lao động
nữ tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao
động Việt Nam" của Bùi Quang Hiệp, 2017, trong đó đã nêu các quy định
trong lĩnh vực việc làm, tuyển dụng, lĩnh vực tiền lương và thu nhập, thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, trong
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, về chấm dứt HĐLĐ đồng thời đề ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền lợi lao động nữ ở Việt Nam,
5
các cơ chê thực hiện cũng như phê chuân các công ước Quôc tê liên quan đên
lao động nữ phù hợp với Việt Nam.
Bài viết trên tạp chí luật học số 2/2019 “Phòng chống bạo lực đối với
lao động nữ tại nơi làm việc’'’ của TS. Trần Thúy Lâm, cho thấy lao động nữ
không chỉ bị bạo lực trong gia đình mà cịn trong cơng sở, thậm chí họ cịn bị
cưỡng bức lao động. Do yếu tố về tâm sinh lý, chức năng sinh đẻ cũng như
việc nuôi dưỡng con nên phụ nữ thường khó để tìm được cơng việc như ý
cũng như gắn bó lâu dài bởi vì NSDLĐ rất hạn chế trong việc nhận lao động
nữ. Chính yếu tố đặc thù trong việc thực hiện chức năng làm mẹ của mình nên
phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc nếu
như quy định pháp luật không quy định chặt chẽ.
Bài viết trên tạp chí luật học số 9/2019 “Pháp luật về lao động nữ -
thực trạng và phương hướng hoằn thiện” của TS. Nguyễn Hữu Chí, nêu lên
thực trạng các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ. Tuy
nhiên cũng nêu lên những hạn chế của các quy định như về vấn đề này cịn
mang tính chung chung, nó gần với những tun bố về chính sách của Nhà
nước hơn là các quy định pháp luật. Vì thể, việc xác định trách nhiệm pháp lí
với chủ thể cụ thể thông qua các quy định này là không dễ dàng.
Bài viết trên tạp chí luật học số 5/2021 “Phịng chống vi phạm pháp
luật đoi với lao động nữ” của TS. Hoàng Thị Minh, nêu lên thực trạng vi
phạm pháp luật trên thị trường lao động có xu hướng gia tăng, trong đó vi
phạm pháp luật đối với lao động nừ là một trong những trọng điểm, bởi lĩnh
vực này có điều kiện là sự yếu thế và tính chất dễ bị tổn thương của lao động
nữ. Nguyên nhân của tình trạng yếu thế đó là lao động nữ ngồi vai trị đối
với xã hội,
thiên chức làm vợ,
Việc
thực
hiện
thiên
• X cịn đảm nhiệm
•
• ' làm mẹ.
•
•
•
•
chức đó đã chiếm quỹ thời gian tương đối lớn của người phụ nữ trong cuộc
sống, buộc họ phải bỏ thời gian, tâm trí, sức lực và bở lỡ nhiều cơ hội học tập,
6
phát triên chuyên môn nghê nghiệp. Tuy pháp luật đã quy định khá đây đủ vê
quyền của lao động nữ song trên thực tiễn, đặc biệt là ở khu vực tư nhân, các
quyền đó chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Đồng thời tác già đưa ra nhiều
giải pháp để phụ nừ có thế tự bảo vệ và thực hiện quyền lao động của mình
một cách hiệu quả.
Bài viết trên tạp chí luật học số 6/2020 “Bảo vệ quyền làm mẹ trong
pháp luật lao động và bảo hiềm xã hội" của TS. Nguyễn Hiền Phương cũng
đã nêu lên được các quy định về bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ như
quy định về việc làm; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; an toàn lao
động, vệ sinh lao động; tạm hoãn, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Qua đó,
tác giả cũng cung cấp cho người đọc các số liệu về thực trạng lao động nữ bị
vi phạm quyền thiêng liêng của mình bởi NSDLĐ. Đồng thời đưa ra nhiều
kiến nghị để giải quyết được tình trạng trên.
Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao
động Việt Nam" của Nguyễn Thị Giang năm 2018 đã nêu thực trạng pháp luật
và thực tiễn thực hiện việc bảo vệ quyền về việc làm, tiền lương, quyền nhân
thân, tính mạng, sức khỏe, danh dự cũng như phương hướng hoàn thiện pháp
luật như tăng cường hiệu quà thực hiện, tuyên truyền pháp luật, đấy mạnh
hoạt động thương lượng, xây dựng thỏa ước lao động tập thế cũng như tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật.
Luận án tiến sĩ “Qỉ/yén của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam" của
Đặng Thị Thơm năm 2019. Luận án đã nghiên cứu quy định, các quan điểm
của các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam về quy định của pháp luật
về quyền của lao động nữ, bao gồm cả quyền làm mẹ, quyền này được thực
hiện rõ nhất qua chế độ thai sản. Tác giả đã phân tích quy định về bảo vệ sức
khỏe sinh sản như môi trường làm việc, độ rung, tiếng ồn,..; về việc làm; về
bảo đảm thời gian nghỉ thai sản cho người mẹ... Từ đó đưa ra các giải pháp
7
hoàn thiện, đặc biệt là đi sâu vào giải pháp đảm bào thực thi pháp luật thông
qua việc nâng cao năng lực cua các chủ thể trong việc thụ hưởng và bảo đảm
quyền của lao động nữ....
Đánh giá tình hình nghiên cứu: Các cơng trình, các sách, báo, tạp chí
và luận văn của các tác giả nêu trên có rất nhiều vấn đề liên quan đến luận
văn. Có thể thấy, quyền của phụ nữ nói chung và quyền của lao động nữ
nói riêng được nghiên cứu ở mồi phương diện và mức độ khác nhau; dù
cịn khác về chủ đích và khía cạnh tiếp cận nhưng mỗi cơng trình đều có
những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu đề tài “Quyền của lao động
nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn của doanh nghiệp dệt may trên địa
bàn tình Bắc Giang”.
Tuy nhiên các luận văn cũng như cơng trình nghiên cứu trên mới dừng
lại ở việc nghiên cứu một cách chung nhất về lý luận pháp luật Việt Nam về
quyền cùa lao động nữ mà chưa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng
các quy định này tại một lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực dệt may. Đồng thời, các
cơng trình kể trên được nghiên cứu dựa trên Bộ luật lao động năm 1994, Luật
lao động sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2002, 2006,
Bộ luật lao động năm 2012. Hiện nay, Bộ luật lao động năm 2019 đã có sự
thay đổi nhất định so với các quy định trước đây, đặt ra yêu cầu cần tiếp tiếp
tục nghiên cứu, nhất là gắn với phạm vi nghiên cứu cụ thể là các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như đề tài Luận văn này.
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đạt được của những cơng
trình khoa học đã cơng bố, Luận văn đi sâu nghiên cứu nội dung của pháp luật
lao động Việt Nam về quyền của lao động nữ và thực tiễn áp dụng tại các
doanh nghiệp dệt may tại tình Bắc Giang, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
hồn thiện quy định của pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề này.
8
3. Mục
đích và nhiệm
vụ• nghiên
cứu
•
•
CT
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu
pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề quyền của lao động nữ từ thực tiễn
doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Bắc Giang từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế
cịn tồn tại trong pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn triển khai quy định
về quyền của lao động nữ; đồng thời chỉ ra những yêu cầu, đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền
của lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Bắc Giang.
Đe đạt được mục đích nêu trên, Luận văn tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của lao động nữ, như: khái
niệm và đặc điểm quyền của lao động nữ; nội dung pháp luật về quyền cùa
lao động nữ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định cùa pháp luật Việt Nam
về quyền của lao động nữ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quyền cùa lao
động nữ tại các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Bắc Giang..
- Phân tích nhũng yêu cầu và đề xuất nhũng giải pháp hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ tại
các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Bắc Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu
Đồi tượng nghiền cứu của Đe tài: Đe tài nghiên cứu các vấn đề liên
quan về quyền lợi của lao động nữ. Từ đó, luận văn nghiên cứu thực tiễn thực
hiện trên thực tế để thấy kết quả đạt được, hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Quyền của lao động nữ là một vấn đề rộng và
phức tạp, với nhiều nội dung và nhiều cách thức tiếp cận khác nhau. Dưới góc
9
độ khoa học pháp lý, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật lao
động về quyền của lao động nữ nói chung (luận văn khơng đề cập đến biện
pháp nhằm đảm quyền lợi của lao động nữ trong luận văn này) và thực tiễn
thực hiện quyền lợi tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tinh Bắc Giang.
- Phạm vi về không gian: Tác già tập trung nghiên cứu thực tiễn thực
hiện pháp luật lao động về quyền của lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện
pháp luật lao động về quyền của lao động nữ trong khoảng thời gian từ năm
2016 đến năm tháng 8/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những
phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các
chương của luận văn để làm sáng tở những vấn đề cần nghiên cứu.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể
phù hợp với từng lĩnh vực của luận văn như: phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống hóa.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và thứ
cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước, các số liệu
thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm các
cơng trình khoa học, đề tài, tạp chí, kết luận đã được các tác giả khác thực
hiện. Phương pháp này được tác giã chủ yếu sử dụng ớ chương một.
Phương pháp tồng hợp được sữ dụng để tổng hợp các số liệu tri thức có
từ hoạt động phân tích tài liệu tham khảo của những người nghiên cứu trước.
Việc tống hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, đề xuất của chính tác
giả. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3.
10
Phương pháp luật học so sánh được dùng đê nghiên cứu kinh nghiệm từ
pháp luật của các quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài học để lựa chọn kế
thừa những biện pháp hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3.
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xun suốt tồn bộ trong các
chương của luận văn nhằm trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu theo
một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về quyền của lao động nữ trong việc thúc đấy bảo đảm, bảo vệ quyền của lao
động nữ ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các hoạt động nghiên cứu giảng dạy. Những giải pháp được tác giả đề xuất tại
luận văn có thề gợi mở cho các nhà làm luật có những điều chỉnh đề xây dựng
hệ thống pháp luật hồn chinh, đảm bảo tính thực thi qua đó bảo vệ tốt hơn
quyền của lao động nữ.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 03 chương như sau:
Chương ỉ: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về quyền của lao động nữ.
Chưong2. Thực trạng pháp luật về quyền cùa lao động nữ trong pháp
luật Việt Nam và thực tiễn tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang.
Chưong 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về quyền cùa lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
11
Chương 1
MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VÈ QUYÈN
CỦA LAO ĐỘNG NŨ
1.1. Khái niệm quyền của lao động nữ
1.1.1. Định nghĩa quyền của lao động nữ
Hiện nay pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam mới chỉ đưa
ra định nghĩa về “người lao động” mà chưa có quy định cụ thể về khái niệm
“lao động nữ”. Tại Cơng ước 155 về An tồn lao động, vệ sinh lao động và
môi trường làm việc năm 1981 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người
lao động được hiểu bao gồm tất cả những người đang được sữ dụng, kể că
công chức. Do vậy, theo nghĩa rộng, người lao động bao gồm tất cả những
người thuộc giới lao động trong xã hội; theo nghĩa hẹp người lao động là
những người làm công cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ
gia đinh theo hợp đồng lao động. Trong phạm vi Luật lao động thì người lao
động chủ yếu được hiểu theo nghĩa hẹp.
Hiện nay có nhiều quan điếm khác nhau về khái niệm “lao động nữ”,
Có quan điếm cho rằng, lao động nữ là người lao động mang giới tính nừ, đủ
15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Trong một số
trường hợp có thế chưa đủ 15 tuổi, nhưng phải thuộc các trường hợp pháp luật
cho phép [11], Bằng một cách tiếp cận khác, có quan điểm cho rằng, người
lao động nữ trước tiên phải là người lao động (đáp ứng các điều kiện nừ từ đủ
15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động) và là
người có giới tính nữ [4].
Nhìn chung, quan điếm về “lao động nữ” ở trên mặc dù đã phản ánh
được đặc điểm để nhận biết lao động nữ, tuy nhiên chưa thể hiện sự tổng quan
12
cũng như chưa phản ánh được hêt các điêm khác biệt giữa lao động nữ so với
lao động nam để có một cái nhìn đúng đắn nhất về khái niệm lao động nữ.
Dưới góc độ pháp lý, Từ điển giải thích thuật ngừ luật học đã đưa ra
định nghĩa về lao động nữ như sau: “Lao động nữ là người lao động thuộc
giới tính nữ và khi tham gia quan hệ lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ người lao động đồng thời được pháp luật lao động dành cho những quy
định áp dụng riêng” [19, tr. 151].
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm lao động nữ như sau:
Lao động nữ là người lao động có giới tính là nữ, mang những đặc trưng
riêng về giới khỉ tham gia quan hệ lao động, do vậy ngồi việc có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của người lao động thì trong một số trường hợp
được pháp luật lao động dành cho những quy đinh riêng.
Tính đến hiện nay, đã có nhiều văn kiện cũng như công ước quốc tế ra
đời đế bảo vệ quyền của lao động nữ. Tuyên ngôn quốc tế về nhân là tuyên
ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp
Quốc thông qua năm 1948 đã ghi nhận những quyền cơ bản, tôn trọng
quyền tự do cũng như quyền bình đắng nam nữ. Theo Điều 23, Điều 24
Tun ngơn quốc tế về nhân quyền thì quyền con người trong lĩnh vực lao
động gồm: quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp, quyền
được bảo vệ chống thất nghiệp, quyền được hưởng lương bằng nhau, quyền
được nghỉ ngơi [25]...
Việt Nam trở thành thành viên của ILO từ năm 1992 và đã phê chuẩn
nhiều công ước của tổ chức này. Năm 1998, ILO thông qua Tuyên bố về
những Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động. Theo đó, người lao
động có các quyền cơ bản sau: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể
của người lao động và người sử dụng lao động (Công ước số 87 năm 1948 và
Công ước số 98 năm 1949); Xóa bở lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc
13
(Công ước sô 29 năm 1939 và Công ước sô 105 năm 1957); Câm sử dụng lao
động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước số
138 năm 1973 và Công ước số 182 năm 1999); Xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử xử về việc làm và nghề nghiệp (Công ước số 100 năm 1951 và
Công ước số 111 năm 1958) [30]. Theo Tuyên bố năm 1998 của ILO thì các
nước thành viên ILO dù đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn các cơng ước cơ
bản nêu trên đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện bốn tiêu chuẩn
lao động được đề cập trong các cơng ước đó.
Cơng ước quốc tế về các quyền chính trị, xã hội, văn hóa năm 1966 của
Liên Hiệp Quốc quy định việc nam nữ có quyền bình đẳng trong mọi hoạt
động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; Cơng ước này có sự ưu tiên đối với
các bà mẹ trong thời gian sinh con bởi đây là thời gian mà các bà mẹ cần phải
được nghỉ ngơi có hưởng lương và các chế độ phúc lợi khác.
Đặc biệt, lần đầu tiên quyền của lao động nữ được ghi nhận trong một
văn kiện quốc tế đó là Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đổi xử
chống lại phụ nừ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua
năm 1979. Công ước chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống
làm giới hạn quyền của người phụ nữ và gây khó khăn cho các nhà chức trách
trong việc thay đổi các thành kiến, khuôn phép, phong tục, tập quán phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ. Mục đích của CEDAW trao cho phụ nữ những
quyền con người đã được luật pháp thừa nhận nhưng họ không được hưởng
trên thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Neu như các văn kiện trước
đó chỉ mới đề cập đến sự bất bình đẳng nam nữ một cách chung chung thì
CEDAW đã chỉ ra những lĩnh vực bị phân biệt, đối xử nặng nề như hôn nhân
gia đình, lao động việc làm, đời sống chính trị... Những vấn đề có tính chất
tồn cầu như phụ nữ cần thực sự bình đẳng với nam giới để họ thực hiện
quyền con người, cần có mục tiêu, cách thức, biện pháp đặc thù để áp dụng
những nguyên tắc của nhân quyền trong việc bảo đảm bình đẳng giới [6],
14
Hiêu theo các quy định trong các cơng ước thì quyên của lao động nữ
được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhung trong pháp luật lao động
thì quyền của lao động nữ là quyền được pháp luật ghi nhận trong mối quan
hệ với người sử dụng lao động. Quyền của lao động nữ trong pháp luật lao
động thường tập trung vào: Quyền bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử;
Quyền đàm bảo lợi ích trong thời gian lao động nữ mang thai, sinh con và
nuôi con nhở; Quyền đảm bảo điều kiện làm việc; Quyền đăm bảo trong lĩnh
vực tiền lương; Quyền đảm bảo về tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, có thể hiểu quyền của lao động nữ là những điều mà lao
động nữ được làm trong quan hệ lao động, được pháp luật ghi nhận và
đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
1.1.2. Đặc điếm quyền của lao động nữ
Quyền cùa lao động nữ có những đặc điểm cơ bản sau đây:
* Quyền của lao động nữ phát sinh trên điều kiện giới tính
Để một người xác định là lao động nữ đó là phải mang giới tính nữ.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Luật bình đẳng giới thì giới tính là khái
niệm chỉ đặc điểm sinh học của cả nam và nữ. Căn cứ vào định nghĩa này có
thế hiếu giới tính nữ ờ đây được nhìn nhận dưới góc độ đặc điếm sinh học của
nữ. Trên thực tế việc xác định khái niệm giới tính hiện nay cịn khá nhạy cảm
trong một số vấn đề. Với sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học kỳ
thuật, thực tế những năm vừa qua đã xuất hiện khá nhiều trường hợp một
người mang vẻ bề ngoài của nữ giới một phần hoặc hồn tồn nhưng khơng
phải là hình hài thực sự khi họ sinh ra. Hay nói cách khác, giữa giới tính mà
họ đang thể hiện ra ngồi với giới tính thực sự được công nhận trong giấy tờ
tùy thân không có sự đồng nhất, vấn đề đặt ra là luật lao động xác định một
NLĐ được coi là lao động nữ theo giới tính thực sự khi người đó sinh ra hay
giới tính mà họ biểu đạt ra bên ngồi tại nơi làm việc.
15
Trả lời cho vân đê này, Bộ luật Dân sự đã có quy định: Qun xác định
lại giới tính, nhằm giải đáp một phần trăn trở cho những người không may
mang giới tính khác so với hình dáng bên ngồi ngay từ khi sinh ra. Ngoài
ra, trong xã hội ngày nay, việc chuyến đổi giới tính xảy ra trong quá trình
sinh hoạt, tiếp xúc làm cho họ “biến đổi” thành giới tính khác và họ quyết
định thay đồi giới tính của mình. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 đã có quy
định về quyền được chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Thế nhưng từ cơng
nhận mang tính ngun tắc cho đến thực thi trên thực tế là một quá trình rất
dài, trải qua nhiều thủ tục phức tạp. Để thực hiện được nội dung này, cần
phải chờ các Nghị định, Thơng tư hướng dần về trình tự, thủ tục, điều kiện
chuyển đổi giới tính...
Do vậy, hiện nay thực trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điếm
và chính thực tế của tình trạng này đã đặt ra một số vấn đề khá khó xử. Do
đó, đề đàm bão tốt hơn quyền lợi cùa lao động nữ trong đó có cả quyền lợi
cùa những NLĐ chuyển giới sang giới nữ pháp luật lao động cần làm rõ về
khái niệm lao động nữ để có cách hiểu thực sự rõ ràng về mặt pháp lý của
vấn đề này.
* Quyền của lao động nữ được bảo vệ có vai trị quan trọng trong đời
Sống sán xuất, xã hội
Trong xã hội phong kiến, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý nên người
phụ nữ không được xem trọng giá trị bản thân, luôn bị cho là thấp kém hơn
nam giới và phải lệ thuộc vào nam giới, họ chỉ có thể giữ vai trị nội trợ trong
gia đình, tư tưởng “trọng nam khinh nữ’’ đã tước mất cơ hội tham gia vào các
công việc xã hội của họ. Trong thời kỳ này không hề xuất hiện lao động nữ,
và tất yếu không đặt ra vấn đề bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ. Cùng
với thời gian, xã hội ngày càng phát triến cũng đã tạo cơ hội cho phụ nữ
chứng minh vai trị của mình, phụ nữ đã khẳng định vai trò là “trụ cột” thứ hai
16
trong gia đình, cùng với nam giới chia sẻ trách nhiệm kinh tê, chăm lo cuộc
sống vật chất cho gia đình. Ngày nay, nam giới đã gạt bỏ dần tư tưởng “Nội
trợ là việc của đàn bà" để cùng chung tay trong cơng việc gia đình nhưng để
tố ấm bền vững thì vai trị chủ yếu vẫn là của người phụ nữ bởi dù ờ thời đại
nào đi nữ thì người phụ nữ cũng là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống cho gia
đình. Hơn nữa, xét về mặt thiên chức có những việc dù người đàn ơng sẵn
sàng cũng không thể san sẻ được cho người phụ nữ như là vai trị làm mẹ
trong việc sinh con,... Do đó, đế đảm bảo chức năng làm mẹ của lao động
nữ, đế họ có thế hồn thành tốt mọi việc, địi hỏi lao động nữ phải được
hưởng nhiều đặc quyền hơn lao động nam để bù đắp lại những gánh nặng
mang trên người.
Tuy vậy, để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo sự phát triển bền
vững của đất nước, địi hỏi pháp luật phải có những quy định về bào đảm
quyền làm mẹ của lao động nữ. Tuy nhiên, việc ghi nhận các quyền lợi cho
lao động nữ cũng cần đặt trong mối tương quan với lợi ích của NSDLĐ. Nếu
quá chú trọng đến quyền làm mẹ mà gạt bở lợi ích chính đáng của NSDLĐ sẽ
vơ tình tạo ra rào cản ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận việc làm của lao động nữ.
Điều này dẫn đến hệ quả việc bảo đảm quyền làm mẹ cùa lao động nữ chỉ
mang tính chính sách, thiếu thực tế. Ngược lại, nếu quá đề cao lợi ích của
NSDLĐ sẽ gây bất lợi cho lao động nữ. Do đó, quy định của pháp luật cần
tính tốn và càn cân bằng lợi ích của cả hai bên.
* Quyền của lao động nữ có những khác biệt nhất định so với lao động
nam khi tham gia quan hệ lao động
Môi trường lao động luôn chứa đựng các yếu tố độc hại, nguy hiểm về
nhiều mặt. Trong khi đó, lao động nữ lại là những lao động rất nhạy cảm với
các yếu tố độc hại, nguy hiếm đó. Mặt khác, lao động nữ cịn phải gánh vác
những trách nhiệm rất nặng nề và cao cả là mang thai, sinh đẻ, nuôi con để
17
duy trì nịi giơng. Vì thê chính sách, pháp luật lao động cân có những quy
định riêng về quyền của lao động nữ nhằm bảo vệ lao động nữ thông qua cơ
chế phân công công việc, đảm bảo những điều kiện lao động cũng như thực
hiện các chính sách ưu tiên, nghiêm cấm người sử dụng lao động lạm dụng,
xâm hại quyền lợi trong quá trình sử dụng lao động nữ.
1.2. Pháp luật về quyền của lao động nữ
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền của lao động nữ
Khái niệm lao động nữ'
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo
thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người
sử dụng lao động.
Lao động nữ là người lao động thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ
lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đồng thời,
được pháp luật lao động dành cho những quy định áp dụng riêng.
Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt
với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều
kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ
làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, trọn tuần,
giao việc làm tại nhà.
Khái niệm quyền lợi
Quyền lợi hay quyền là các nguyên tắc luật pháp, xã hội hoặc đạo đức
về tự do hoặc những gì đáng có được; nghĩa là, quyền là các quy tắc quy
phạm cơ bản về những gì được phép của mọi người hoặc người dân theo một
số hệ thống pháp luật, quy ước xã hội hoặc lý thuyết đạo đức.
Khái niệm quyền lợi người lao động nữ
Người lao động nữ thuộc nhóm người dễ bị tốn thương và theo cách
phân loại theo chủ thề của quyền, thì quyền của người lao động nữ nằm trong
18
quyên của nhóm. Nêu như quyên cá nhân được hiêu là các quyên thuộc vê
mỗi cá nhân, bất kể họ có hay khơng là thành viên của bất kỳ một nhóm xã
hội nào và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc ý chí của mỗi cá nhân
thì ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu là những
quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà đề
được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đơi khi
cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm. Người khuyết tật
cũng có các quyền cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Quyền của người lao động nữ bao gồm các quyền tự do cơ bản của con
người, là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người - với tư
cách là thành viên của cộng động nhân loại và được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt
với tư cách là nhóm người đặc thù dễ bị tốn thương bởi là người lao động
thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ của người lao động, đồng thời, được pháp luật lao động dành cho những
quy định áp dụng riêng.
1.2.2. Nội dung pháp luật về quyền của lao động nữ
Pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định về đảm bảo quyền của
lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động và thường tập trung vào những nội
dung như bảo vệ quyền của lao động nữ trong lĩnh vực việc làm; học nghề;
bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghề; tiền lương; an toàn, vệ sinh lao động;
bảo hiếm xã hội; thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi... Các quốc gia sẽ căn
cứ vào điều kiện của quốc gia mình để quy định quyền cùa lao động nữ.
* Quyền của lao động nữ trong lĩnh vực việc làm
Việc làm là vấn đề đầu tiên được đặt ra khi bảo vệ quyền cũa lao động
nữ bởi nó là tiền đề cho việc bảo vệ lao động nữ trong các lĩnh vực khác. Khi
có việc làm thì lao động nữ mới có điều kiện được hưởng quyền trong lĩnh
vực tiền lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội...
19