Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra bao gồm những quyền gì trách nhiệm của người biên tập có liên quan đến quyền tác giả, liên quan đến quyền nhà xuất bản liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.2 KB, 12 trang )

Tiểu Luận
Môn:

Quản lí Nhà nước về Xuất bản

Đề bài: Quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra bao gồm
những quyền gì? Trách nhiệm của người biên tập có liên quan đến quyền tác
giả, liên quan đến quyền Nhà xuất bản? Liên hệ thực tế?


Bài làm
Tác giả là những người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần các tác phẩm
văn học, khoa học,… Họ là những người đóng góp to lớn vào sự phát triển của các
nhà xuất bản. Trên thực tế điều này đã được chứng minh, một số nhà xuất bản
(NXB) qua việc xuất bản các tác phẩm có giá trị, các tác phẩm hay, đã được đông
đảo bạn đọc đón nhận và nâng thương hiệu của đơn vị mình. Một trong những ví
dụ điển hình như NXB Thanh niên với bộ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi”, hay NXB
Trẻ với các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Có thể nói, không có NXB
nào có thể tồn tại nếu không có đội ngũ này. Hiện nay, tình trạng vi phạm bản
quyền tác giả vẫn diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền lợi của các tác giả. Mặc dù hoạt động kiểm tra, xử lí vi phạm được
tăng cường, nhưng tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực
từ báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu cho đến
các lĩnh vực ghi âm, tín hiệu vệ tinh… Đặc biệt, nổi lên hiện nay là vấn đề bảo hộ
bản quyền trong môi trường kĩ thuật số, có những vụ việc nghiêm trọng đã đưa
nhau ra tòa và yêu cầu được xử lí. Chính vì thế, quan tâm chăm sóc và thực hiện
những điều tác giả được hưởng đối với sự sáng tạo của họ, pháp luật Việt Nam đã
đưa ra quy định về Quyền tác giả. Những quy định đó, bắt buộc các NXB phải
thực hiện một cách nghiêm túc.
I.


Những quy định chung về quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng

tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác
phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác
phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm


tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã
công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quy định về các loại quyền tác giả theo luật Bản quyền tác giả Việt Nam bao
gồm quyền tài sản và quyền nhân thân.
Quy định về các loại quyền tác giả - Quyền tác giả theo quy định của pháp
luật hiện nay thì Quyền tác giả bao gồm hai loại quyền là quyền nhân thân và
quyền tài sản ( Theo quy định tại điều, 750, 751 – các quy định của pháp luật Việt
Nam liên quan đến quyền tác giả) Trong đó quyền nhân thân là quyền gắn liền với
tác giả và có một phần quyền nhân thân không được chuyển nhượng
Quyền nhân thân bao gồm các quyền:
-

Quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “ khai sinh”

cho tác phẩm của mình.
-

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc

bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Quyền này của tác giả là quyền yêu
cầu được ghi tên tác giả trên bản gốc, bản sao tác phẩm, quyền được nêu tên khi

biểu diễn, phát song tác phẩm.
-

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Việc

công bố hay chưa công bố tác phẩm tuỳ thuộc vào quyết định của tác giả.
-

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén

hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và
uy tín của tác giả. Người biên tập có thể thực hienj việc sủa chữa tác phẩm, do dự
thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ, chính tả, nhưng phải có sự đồng ý của tác
giả.


Trong các quyền trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn
vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và
không được chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế,
chuyển giao cho tổ chức cá nhan khác.
Quyền tài sản là các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho
phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao, bao gồm:
-

Được hưởng nhuận bút;
Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới
các hình thức sau đây:
+ Xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình,


-

ghi âm, ghi hình, chụp ảnh;
+ Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể;
+ Cho thuê;
Nhận giải thưởng đối với tác phẩm ,mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác
phẩm không được Nhà nước bảo hộ.
Những quyền trên đã cho thấy, pháp luật Việt Nam thừa nhận những đóng góp

của đội ngũ tác giả và tạo nhiều lợi ích mà họ có thể nhận được với các sáng tác
của mình, nhằm kích thích sự sáng tạo của tác giả.
II.

Trách nhiệm của người biên tập liên quan đến quyền tác giả
Người biên tập là người có trách nhiệm vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp

đến quyền tác giả. Biên tập viên không chỉ làm nhiệm vụ biên tập bản thảo mà biên
tập còn phải là người liên hệ với các tác giả để có được bản thảo. Đây là một đòi
hỏi quan trọng mà BTV cần phải đáp ứng, bởi trong quá trình sản xuất, không phải
lúc nào tác giả cũng là người đưa bản thảo đến. Biên tập viên phải là người nghĩ ra
kế hoạch đề tài và thực hiện kế hoạch đó, bằng cách đi kiếm bản thảo, tìm được tác
giả phù hợp để viết bản thảo cho đơn vị mình. Như vậy, đã là một người làm sách,
BTV trước hết phải có đầy đủ tiêu chuẩn của một người biên tập như luật quy định


(theo điều 19, khoản 1). Quan trọng nhất là ở việc BTV cần phải am hiểu về luật
xuất bản, Luật bản quyền cũng như được đào tạo bài bản nghiệp vụ xuất bản, từ đó
mới có năng lực chuyên môn để tham gia vào lĩnh vực đặc thù này. Biên tập viên
phải nắm vững Luật Bản quyền , luật Sở hữu trí tuệ, giúp tác giả hiểu rõ hơn
trách nhiệm của mình đối với bản thảo đó và cảm thấy được sự tôn trọng về

nhân cách, về sự sở hữu tác phẩm của mình. Ví dụ như: Biên tập viên phải nắm
vững việc đăng kí bản quyền tác giả có thể giúp tác giả hiểu hơn về quyền lợi và
trách nhiệm của chính họ.
Trong điều kiện phát triển của đất nước, thị trường sách ở Việt Nam đang có
những bước phát triển nhanh và mạnh, dẫn theo đó là những hệ quả tích cực và tiêu
cực, mỗi nhà xuất bản, mà trước hết là mỗi biên tập viên cần phải có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền tác giả cũng như bản
quyền tác phẩm của đơn vị mình. Trên thị trường xuất hiện nhiều cuốn sách hay,
nhưng để có được những cuốn sách hay như vậy mỗi NXB đều phải có một đội
ngũ tác giả hùng mạnh. Họ luôn quan tâm đến đội ngũ tác giả này, tuy nhiên để giữ
chân được các tác giả có kinh nghiệm cũng như các tác giả mới thì trách nhiệm của
người biên tập rất quan trọng. Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến hậu
quả là sự sao chép, phát tán không có bản quyền một cách tràn lan các tựa sách.
Các nhà xuất bản khi có được bản thảo thì hầu như đều gọi điện cho tác giả xin
phép họ về số lượng in để in tác phẩm nhưng hầu như những tác phẩm của nhà văn
có tên tuổi như MaVăn Kháng, Tô Hoài,….đều bị tác giả đó phát hiện là in không
đúng vì trên thị trường mấy năm trời họ vẫn nhìn thấy cuốn sách đó mà kiểu chữ
lại khác. Hoặc in cả cuốn sách của họ mà không xin phép, không thông báo.
Thực hiện đúng quyền tác giả là một trách nhiệm không thể chối cãi được đối
với biên tập viên. Các sáng tác của tác giả khi được NXB sử dụng làm nguyên liệu
cho việc sản xuất xuất bản phẩm đều phải được sự đồng ý của tác giả về bản quyền
và về chế độ nhuận bút. Theo nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy


định rõ ràng về chế độ nhuận bút đối với từng loại hình như sáng tác, phóng tác,
cải biên, chuyển thể, sách dịch,… Việc thực hiện đúng quy định này không chỉ
giúp cho tác giả hài lòng mà còn tăng thêm uy tín cho NXB.
Biên tập viên không được phép để xảy ra sai sót trong khâu biên tập, cũng
như phải tham gia giám sát chặt chẽ các khâu, các hoạt động từ việc xác định đề
tài tới việc phát hành cuốn sách, phải lựa chọn hình thức của cuốn sách sắp phát

hành sao cho phù hợp với chức năng, mục đích, đối tượng của sách hướng tới và
phù hợp với những điều kiện hiện có của nhà xuất bản. Bên cạnh đó, biên tập viên
phải chú ý đến việc bảo mật bản quyền, tránh rò rỉ nội dung của cuốn sách trước
khi phát hành, cũng như không để xảy ra sai sót trong quá trình hình thành xuất
bản phẩm.
Việc đăng ký bản quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện tại và tương lai tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ
quyền cho tổ chức, cá nhân khác ví dụ như các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các
văn phòng luật sư, các luật sư để nộp đơn Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
tại Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Công Ước Bern về quyền tác giả,
quyền liên quan. Vì vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài là thành viên
của Công ước Bern cũng có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch
vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
tại Cục Bản quyền tác giả.
III.

Liên hệ thực tiễn

Mỗi biên tập viên phải chịu trách nhiệm với NXB về bản quyền với tác giả,
thực hiện quyền tác giả, cũng như là biên tập chính của sản phẩm đó. Việc xuất


bản, phát hành xuất bản phẩm chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp nhận của tác
giả hoặc của doanh nghiệp nắm giữ bản quyền tác phẩm đó..
Việc bảo vệ bản quyền cho tác giả là công việc vô cùng gian nan, mà chúng ta
không thể kiểm soát được.
Ví dụ như: trong tập sách ảnh “ Tổ quốc nơi đầu sóng” có năm tác phẩm về

Trường Sa của NXB Kim Đồng đã bị nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng tố vi phạm
quyền tác giả. Tập sách ảnh Tổ quốc nơi đầu sóng phát hành tháng 1-2013 của
NXB Kim Đồng là tác phẩm phối hợp xuất bản giữa Kim Đồng và nhóm tác giả
mà đại diện là kiến trúc sư Đoàn Bắc. 2.000 bản sách phát hành trong lần đầu tiên
đã được bán hết và sách đang trong kế hoạch tái bản lần thứ nhất. Tập sách ảnh này
dành cho thiếu nhi, dày chưa đến 50 trang, là tác phẩm tổng hợp lịch sử, địa lý, văn
hóa, thiên nhiên, con người và cuộc sống trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa. Phần ảnh của quần đảo Trường Sa chiếm hơn 100 tấm, trong đó có năm tấm
ảnh bị nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng tố vi phạm. Cả năm tấm ảnh này đều từng
xuất hiện trong các cuộc triển lãm về ảnh Trường Sa tại Nhà văn hóa Phụ nữ
TP.HCM và Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong các năm 2010, 2012.
Cụ thể năm tấm ảnh vi phạm gồm: Cá chuồn (loài cá biết bay - trang 21);Ó
biển (trang 22); Gà quê, Cò trắng (trang 23) và Hoa phong ba (trang 24). Các bức
ảnh được sử dụng không xin phép, chưa kể tất cả tấm ảnh đều bị cắt cúp và đổi tên.
Như bức ảnh Cá chuồn vốn có tên là Vũ điệu Trường Sa; tấm Ó biển vốn tên là Ó
biển săn cá chuồn; tấm Gà quê vốn tên Gà thả vườn trên cây phong ba tại đảo
Sinh Tồn...


Tác phẩm Ó biển săn cá chuồn (trái) trở thành ảnh Ó biển (phải) sau khi bị cắt cúp
trong sách Tổ quốc nơi đầu sóng. Ảnh: HOÀNG CHÍ HÙNG
Tập sách Tổ quốc nơi đầu sóng nằm trong dự án phi lợi nhuận của quân
chủng Hải quân và Thông tấn xã Việt Nam nhằm tuyên truyền biển đảo cho trẻ em.
Tuy nhiên, Kiến trúc sư Đoàn Bắc chỉ gọi điện xin sử dụng những bắc ảnh của
Nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng vào tập sách tổ quốc nơi đầu song nhưng chưa
được sự cho phép của tác giả.
Có thể thấy, đây là lỗi không chỉ riêng nhóm tác giả mà còn là lỗi quan trọng
của ban biên tập khi chưa thẩm định bản quyền đối với các bức ảnh được đưa vào
sách.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vi phạm bản quyền tác giả không

chỉ diễn ra trên sách in, mà sách trên mạng đang là vẫn đề bức bối của các cơ quan
chức năng, các Nhà xuất bản,…
Việc xuất bản sách điện tử được quy định rất rõ trong luật nhưng trên thực tế
hoạt động thì có rất nhiều việc phát sinh làm ảnh hưởng không nhỏ tới thực trạng
phát triểu chung của toàn ngành. Đó là việc bảo vệ bản quyền sách điện tử trên
mạng. Hiện nay, chưa có một văn bản luật cụ thể, quy định chi tiết về định nghĩa,
cơ chế bản quyền, xuất bản, phân phối ebook tại Việt Nam. Chính vì thế, dù ebook


đang là trào lưu của thế giới thì thị trường ebook Việt Nam chưa phát triển, lại còn
thiếu hành lang pháp lý để ngăn chặn sự phát tán tác phẩm tràn lan trên mạng. Điều
này tạo nên tâm lý cho người đọc sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để tìm, tải và cài
đặt sách lậu vào thiết bị đọc. Thậm chí, chính các cửa hàng kinh doanh thiết bị sẵn
sàng hỗ trợ họ điều này…
Các trang web ebook lậu khá nhiều và không “e ngại” một đơn vị xuất bản
nhà nước hay tư nhân nào. Các đơn vị xuất bản: Trẻ, Kim Đồng, Nhã Nam, Bách
Việt, Chibooks, Đông A... đều có sách bị vi phạm bản quyền, người ta tung lên trên
hàng chục trang web và diễn đàn...
Các trang web, diễn đàn này thu hút hàng trăm ngàn thành viên đăng ký tham
dự. Truy cập vào thư viện ebook có thể xem cả trăm ngàn đầu sách với đủ thể loại,
từ sách trong nước đến sách dịch. Việc đọc hay tải xuống (dowload) ebook ho miễn
phí hoặc chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ (thường 2.000 đồng/lượt), do đó số
người truy cập ngày càng đông. Vào một trang web như , thấy quản trị mạng
(admin) quảng bá lợi ích của ebook là tiện lợi, xem nhanh lại có thể chỉnh lại kích
cỡ chữ, màu sắc tùy theo ý thích người xem và hướng dẫn sử dụng chi tiết từng
bước cụ thể... Người ta còn kêu gọi các thành viên, phân công nhau, chia nhỏ sách
ra, đánh vi tính đưa lên, ghi rõ kích cỡ chữ, phông chữ sử dụng... tóm lại là làm sao
hoàn thành ebook nhanh nhất post lên mạng.
Được biết, số tiền mà các nhà xuất bản bỏ ra để mua bản quyền một cuốn sách
không hề nhỏ. Một cuốn sách nước ngoài loại rẻ nhất cũng khoảng 1.000USD.

Việc dịch sách không như trước kia là hợp đồng với một dịch giả có uy tín, giờ
thường chẻ nhỏ ra các chương và thuê sinh viên dịch, rồi thuê người tổng hợp, hiệu
đính lại. Tất nhiên tùy theo số trang dịch, loại sách, nhưng nói chung, tổng cộng
chi phí sản xuất một đầu sách trọn gói hiện nay thuộc diện sách bán chạy từ 70 - 80
triệu đồng (tiền mua bản quyền, tiền dịch, tiền xin giấy phép, biên tập, in ấn, quảng


cáo truyền thông...). Và công đoạn sản xuất 1 cuốn sách mất từ 4 - 6 tháng (từ tìm
kiếm sách, mua bản quyền, dịch, hiệu đính biên tập, thiết kế, xin giấy phép, in ấn,
quảng bá sách)... Bao công sức như thế, nhưng với các chủ trang web, việc làm
ebook tung lên mạng chỉ mất mấy ngày, nhất là khi số thành viên tự nguyện tham
gia gõ vi tính đưa lên ngày càng đông với danh nghĩa “chia sẻ văn hóa đọc”.
Việc vi phạm bản quyền trên không chỉ gây thiệt hại cho các đơn vị xuất bản
mà còn làm ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn với các NXB nước ngoài... (đấy là chưa
nói, nhiều trang web còn tự ý đưa nhiều tác phẩm của một số tác giả trong nước
lên, nhưng rồi chính người trong cuộc cũng “tặc lưỡi” đành bỏ qua!).
Mặt khác, bên cạnh những tác phẩm hay, đúng đó thì cũng tồn tại những tác
phẩm bị cắt xén, chỉnh sửa sai lệch so với nội dung gốc làm ảnh hưởng tới văn hóa
đọc chung của toàn xã hội. những tác phẩm trong sách giấy đang bị cấm thì ngang
nhiên bị đưa lên mạng. những thứ rác văn hóa được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau
sẽ góp phần llamf hỏng các giá trị truyền thống. Mặt trái của internet là có thể đầu
độc bằng những sản phẩm thấp kém, rác rưởi khi được đưa lên mạng một cách dễ
dàng, khó kiểm soát.
IV.

Nhận xét

Hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đồng bộ, tương thích với điều ước
quốc tế và luật pháp các quốc gia, tuy nhiên tình trạng vi phạm bản quyền tác giả
vẫn diễn ra phức tạp bởi nhiều nguyên nhân.

Một là những người có quyền tác giả chưa thật sự quyết tâm bảo vệ quyền của
mình.
Hai là tổ chức cá nhân có nghĩa vụ thực thi pháp luật cũng chưa thực sự có
trách nhiệm trong việc thực thi nghĩa vụ của mình.
Ba là bộ máy thực thi của Nhà nước có nhiều cố gắng nhưng hoạt động kiểm
tra xử lí chưa nghiêm minh, triệt để.


Bốn là các tổ chức sử dụng, khai thác bản quyền bất chấp pháp luật, bất chấp
đạo đức kinh doanh xâm hại nghiêm trọng đến quyền tác giả.
Đặc biệt, những cá nhân, tổ chức dù đã hiểu biết nhưng vẫn cố tình vi phạm
pháp luật về bảo vệ quyền tác giả là rào cản cho việc thực thi có hiệu quả quyền tác
giả trong thực tế.
Trong bối cảnh internet đang ngày càng phát triển, vấn đề vi phạm bản quyền
tác giả lại càng trở nên bức thiết. Vi phạm bản quyền trên internet, môi trường kĩ
thuật số, kể cả trong truyền thông là vấn đề cả thế giới đang quan tâm.Việc vi
phạm là việc truyền đạt tác phẩm, cuộc biểu diễn trên môi trường kĩ thuật số rất
nghiêm trọng, thực sự đáng báo động. Hầu hết các website kinh doanh về âm nhạc,
đưa các tác phẩm lên chưa thực hiện nghĩa vụ của mình với chủ thể quyền tác giả.
Họ đưa lên với nhiều động cơ, có thể để lấy tiền quảng cáo, hay phục vụ việc
download của người tiêu dùng nhằm kiếm tiền, sinh lợi, nhưng không thanh toán
tiền nhuận bút, thù lao cho người nắm giữ bản quyền. Các website cũng xâm phạm
quyền của nhau, ví dụ sử dụng các tác phẩm, bản ghi từ một website khác về
website của mình nhưng không có sự thỏa thuận, xin phép tác giả.
Vấn đề phát hiện, xử lí vi phạm cũng là thách thức cho cơ quan thực thi. Bởi
vì việc này liên quan đến công nghệ. Chính vì vậy cần phải tổ chức các lớp tập
huấn, trang bị các kiến thức điều tra mạng, vào mạng để điều tra các hành vi xâm
phạm quyền tác giả.
Như vậy, quyền tác giả được ban hành giúp các tác giả hiểu rõ hơn về những
điều họ được hưởng đối với những sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, các nhà xuất

bản cũng dễ dàng trong việc trao đổi, thương lượng đố với các tác giả về bản thảo.
Thực hiện quyền tác giả là trách nhiệm và nghĩa vụ của các NXB, và cụ thể là
các biên tập viên. Chính vì thế, các biên tập viên phải là người nắm bắt được rõ
ràng quyền tác giả hơn ai hết. Biên tập viên là người trực tiếp làm việc với tác giả


để có được bản thảo và biên tập bản thảo trở thành xuất bản phẩm. Thực tế, việc
thực hiện quyền tác giả khá sát với những quy định của luật. Đây là một ưu điểm
của các NXB.
Với việc tác phẩm của tác giả được chuyển thể thành phim hay những dạng
khác, tác giả sẽ được nhận thù lao chính đáng cho tác phẩm của họ. Những vấn đề
liên quan đến quyền tác giả biên tập viên không nên can thiệp quá sâu. Điều này
khiến cho cả mối quan hệ này trở nên rắc rối và không tốt cho biên tập viên. Chính
vì thế, người biên tập cần cân nhắc, quyết định kĩ trước khi thương lượng với tác
giả về bản quyền cũng như nhuận bút cho tác giả.



×