Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lợi ích và hạn chế của hoạt động nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.91 KB, 5 trang )

Phân tích những lợi ích và hạn chế của hoạt động Nhượng quyền thương mại.
Lấy ví dụ minh họa?

Theo Luật Thương mại Việt Nam thì: Nhượng quyền thương mại là hoạt
động thương mại, mà theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều
kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức, kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay có thể đem đến rất nhiều
những lợi ích cũng như tồn tại những hạn chế, đối với bên nhượng quyền
thương hiệu và bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Bên nhượng quyền là bên
nắm giữ hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sở hữu dồi dào các tài sản trí tuệ và các
bí quyết cơng nghệ trong ngành cơng nghiệp nó đang hoạt động, trong khi bên
nhận quyền lại là bên có tư duy khởi nghiệp và hiểu biết sâu về thị trường địa
phương cũng như các phương pháp quản lý một doanh nghiệp tại đó. Chi tiết
hơn, ta có thể tham khảo bảng dưới đây:

1.

Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1. Đối với bên nhượng quyền thương mại
Tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngồi

Trong mơ hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, người bỏ vốn ra để
mở rộng hoạt động kinh doanh chính là bên nhận nhượng quyền thương hiệu.


Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng được hoạt động kinh
doanh bằng đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho chính mình khi thâm
nhập thị trường.
Bên cạnh đó, việc phải bỏ vốn kinh doanh là một động lực để thúc đẩy
bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận
hơn nữa cho bên nhượng quyền.
Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu

Như đã nói ở trên, khi tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngồi, bên
nhượng quyền có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh bằng đồng vốn của
người khác sử dụng hình thức nhượng quyền. Lúc này, bên nhượng quyền có
được những lợi thế trong quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình một cách
hiệu quả hơn. Mở rộng việc kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi


các cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một
cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩm, thương
hiệu sẽ càng được nâng cao từ đó mà giá trị vơ hình của cơng ty càng lớn sẽ
càng mang lại nhiều thuận lợi hơn cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu khi
sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Như vậy, cả bên
nhượng quyền và bên nhận quyền ngày càng sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc
áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại này
Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng

Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường ln diễn ra rất nhanh, nếu
một doanh nghiệp không chịu thay đổi, phát triển, mở rộng cùng với thị trường
thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh khác qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng
từ đó mà trơi qua tầm tay. Hình thức nhượng quyền thương mại cũng sẽ giúp
bên nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp cho sự hiện diện xuất

hiện khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và
ngồi nước mà khơng có một hình thức kinh doanh nào có thể làm được.
Tối đa hoá thu nhập và tận dụng nguồn lực “địa phương”

Khi nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền thương hiệu phải trả tiền bản
quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được tiếp tục kinh doanh với tên và hệ
thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền cũng phải mua sản
phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể
tối đa hóa nguồn thu nhập của mình.
1.2. Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại
Sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền

Khi một doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh từ bên nhượng quyền,
doanh nghiệp đó sẽ tận dụng được thương hiệu gốc để tiếp tục đưa sản phẩm
của mình đến với khách hàng nhiều hơn. Được phép sử dụng thương hiệu của
bên nhượng quyền. Việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ mất một thời
gian khá dài mới có thể tạo dựng nên, bên nhượng quyền đã phải mất rất nhiều
công sức và thời gian để tạo dựng lên thương hiệu đến gần hơn với người tiêu
dùng. Khi tận dụng điều này, doanh nghiệp nhận nhượng quyền tiết kiệm được
rất nhiều thời gian và các nguồn lực.
Hỗ trợ chiến lược marketing chuyên nghiệp

Một trong những lợi ích được xem là lớn nhất của việc nhận nhượng
quyền thương hiệu đó là bên nhận quyền sẽ được nhận sự hỗ trợ về các chiến
lược marketing quảng bá từ bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ
đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bên nhận quyền để phát triển các chiến
lược marketing từ đó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong chiến lược
marketing, bên nhượng quyền có thể sẽ có trách nhiệm phải trả chi phí cho việc
phát triển các công việc quảng bá trong phạm vi quốc gia hay địa phương.
Tận dụng được nguồn nhân lực



Lợi ích nhượng quyền thương mại mà bạn nhận được đó là tận dụng được
tối đa nguồn nhân lực. Khi bạn mua lại quyền kinh doanh, bạn chỉ cần tập trung
vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh. Còn các vấn đề khác như xây
dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị hay các quy trình vận hành sẽ do bên nhượng
quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bạn.
Sự trung thành của người tiêu dùng

Đây là lợi ích to lớn nhất mà bên nhận nhượng quyền thương mại được
nhận. Bởi sự trung thành của người tiêu dùng về sản phẩm của bên nhượng
quyền sẽ giúp cho việc kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho bên
nhận quyền. Doanh nghiệp nhận nhượng quyền có thể tung ra những sản phẩm
mới, mà khách hàng có thể vẫn là những người tiêu dùng trung thành với doanh
nghiệp nhượng quyền cho mình.
Ít rủi ro

Lợi ích phải kể đến của việc nhận nhượng quyền thương mại là ít rủi ro
nhất, bởi quá trình kinh doanh của bên nhượng quyền đã rất vững chắc. Và các
sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền đều đã được tung ra thị trường
được đón nhận, thành công. Đồng thời các bên nhượng quyền cũng đã nắm rõ
về sản phẩm, chiến dịch quảng bá dịch vụ của chính mình. Vì thế khi bên nhận
nhượng quyền thương mại sẽ ít gặp rủi ro nhất trong cả quá trình kinh doanh
của mình về sau này.
Áp dụng được mơ hình kinh doanh đã thiết lập

Bên nhượng quyền sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ trong quản lý, bao gồm
các thủ tục tài chính, những nhân viên đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình
quản lý. Bên nhượng quyền sẽ giúp đỡ cho bên nhận quyền vượt qua được giai
đoạn khó khăn khi áp dụng mơ hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền

thiết lập trước đó.
1.3. Đối với người tiêu dùng
Hoạt động nhượng quyền thương mại giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn
trong việc tiếp cận với hàng hoá, dịch vụ với một hệ thống bán hàng hoặc cung
cấp dịch vụ đồ sộ. Hơn nữa, ở hướng tích cực thì người tiêu dùng có thể có
những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, được phục vụ như nhau tại nhiều
nơi khơng có sự phân biệt đối xử. Nhượng quyền thương mại còn sẽ làm cho
khả năng người tiêu dùng được bảo vệ tăng lên, bởi nếu có điều gì đó xấu xảy ra
thì với một tiềm lực mạnh và vì uy tín của thương hiệu mà chủ thương hiệu sẽ
cố gắng để người tiêu dùng có thể phục hồi nhanh nhất, được người tiêu dùng
ủng hộ, hơn nữa vì thương hiệu của mình mà chủ thương hiệu sẽ hạn chế đến
mức tối đa những tác động xấu có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
1.4. Đối với sự phát triển của xã hội
Nhượng quyền thương mại giúp cho các doanh nghiệp mới tránh được
thất bại, nhờ thế lượng vốn được đầu tư hợp lý, các tình trạng xấu như phá sản,
vốn tồn đọng được giải quyết. Bên nhận quyền khi kiểm soát được các tiêu


chuẩn đối với bên nhượng quyền thì uy tín được đảm bảo, lượng khách hàng
tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của mình được nâng cao, sẽ giúp cho bên nhận
quyền yên tâm phát triển sản phẩm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, đem lại lợi
nhuận ngày càng tăng cho bên nhận quyền. Đất nước có nhiều doanh nghiệp
tham gia các hệ thống nhượng quyền thương mại thành cơng thì khả năng phát
triển được tiềm lực kinh tế, tăng uy tín của mình trên trường quốc tế, thu hút
đầu tư, đời sống người dân được ổn định càng tăng cao.
1.5. Đối với nền kinh tế
Nền kinh tế theo sự phát triển của nhượng quyền thương mại sẽ cũng
được phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Khi nhượng quyền thương mại phát
triển sẽ kích thích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhượng quyền, các doanh
nghiệp này để cạnh tranh với nhau sẽ cố gắng tìm cách nâng cao uy tín doanh

nghiệp, để được nhiều thương nhân khác chú ý tham gia vào hệ thống nhượng
quyền của mình. Bên nhượng quyền ngày càng mở rộng hệ thống kinh doanh và
ngày càng tiếp nhận thêm nhiều bên nhận quyền mới, vì thế, sự sôi động của
nền kinh tế càng được thúc đẩy bởi sự gắn bó, sự liên kết bằng lợi ích giữa các
chủ thể kinh doanh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Ví dụ về lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại: Cà phê Trung
Nguyên
Năm 1996, Cà phê mang thương hiệu Trung Ngun chính thức ra đời tại
Bn Mê Thuột. Để giới thiệu và quảng bá thương hiệu đến nhiều người tiêu
dùng, năm 1998, Công ty Trung Nguyên mở quán cà phê đầu tiên ở thành phố
Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mơ hình nhượng quyền, cũng từ đó các
quán cà phê nhượng quyền Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn
quốc.
Năm 2000 là dấu mốc phát triển nhảy vọt của thương hiệu Trung Nguyên
vì đã hiện diện tại Hà Nội, các tỉnh khác tại Việt Nam và cũng lần đầu tiên xuất
hiện tại Nhật Bản, tiếp theo đó là những nước như: Mỹ, Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc,… Tính đến năm 2013 đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền
trên cả nước và hơn 50 Quốc gia trên thế giới. Với vai trò của hoạt động chuyển
nhượng thương hiệu thì cà phê thương hiệu Trung Nguyên đã được đã được
nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lan rộng tại trong nước và nước
ngồi.
Hình thức nhượng quyền thương mại này mang lại cả lợi ích cho cà phê
Trung Nguyên và các bên nhận nhượng quyền. Trung Nguyên vừa có thể tận
dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngồi, mở rộng quy mơ nhanh chóng,... mà bên
nhận nhường quyền cũng có thể tận dụng thương hiệu sẵn có của Trung
Nguyên, tận dụng nhiều nguồn nhân lực, sự trung thành vốn có của khách hàng
mà mở rộng kinh doanh.


2.


Hạn chế của hoạt động nhượng quyền thương mại

2.1. Đối với bên nhượng quyền
Việc duy trì, kiểm sốt đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn.
Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra, bao gồm cả những tranh chấp
pháp lý.
Việc bảo vệ hình ảnh của cơng ty nhượng quyền thương mại tại thị trường
mới có thể gặp nhiều khó khăn.
Địi hỏi bên nhượng quyền phải kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động
của cơng ty nhận nhượng quyền, cung cấp, hỗ trợ thường xuyên các nguồn lực.
Cơng ty nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối
thủ trong tương lai.
2.2. Đối với bên nhận nhượng quyền
Khoản đầu tư ban đầu hay khoản tiền nhận quyền có thể khá lớn.
Bên nhượng quyền buộc phải mua nguồn cung, thiết bị và sản phẩm từ
bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền nắm giữ nhiều quyền hành, bao gồm quyền thỏa thuận
giá cả
2.3. Đối với thị trường
Do tính chất của hoạt động nhượng quyền thương mại mà các bên chủ thể
thường xây dựng các thỏa thuận, quy định riêng. Những quy định như vậy trong
nhượng quyền thương mại trong một chừng mực nhất định có thể bị lạm dụng
bởi các bên, nhất là bởi bên nhượng quyền, và có thể vi phạm pháp luật. Bởi nó
tác động xấu tới cạnh tranh trên thị trường, có thể hạn chế các doanh nghiệp
khác tham gia thị trường, không khuyến khích phát triển cạnh tranh trên thị
trường, làm ảnh hưởng lợi ích người tiêu dùng.
Nếu pháp luật về hoạt động này khơng đủ mạnh thì chính bởi việc
nhượng quyền thương mại có liên quan tới các bí quyết kinh doanh, tên thương
mại, nhãn hiệu,…các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, sẽ làm cho tình trạng

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tăng cao, khơng khuyến khích các bên phát triển
hoạt động này, nhất là bên nhượng quyền. Không những thế cịn đe dọa tới lợi
ích của bất kỳ chủ thể nào có ý định kinh doanh bằng phương thức nhượng
quyền thương mại. Dễ dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống nhượng quyền thương
mại đang tồn tại, hoặc một thương hiệu sản phẩm, dịch vụ đang tồn tại, gây tổn
hại tới lợi ích kinh tế của các bên chủ thể của hoạt động này nói riêng và lợi ích
kinh tế của tồn xã hội nói chung



×