Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

luận văn hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu các thiết bị đầu cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 72 trang )

1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


Nguyễn Xuân Thiên



HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC THIẾT BỊ
ĐẦU CUỐI


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY


Ngành: Công nghệ thông tin





HÀ NỘI - 2010


2





























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ



Nguyễn Xuân Thiên


HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC THIẾT BỊ
ĐẦU CUỐI


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY


Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Nguyễn Nam Hải




HÀ NỘI - 2010



3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2
LỜI CẢM ƠN 5
TÓM TẮT 6
Bố cục khóa luận sẽ thực hiện : 7
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 8
1.1. Giới thiệu 8

1.2. Mục đích của khóa luận 9
1.3. Kết quả đạt được Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI 10
2.1 . Thế nào là cơ sở dữ liệu của các thiết bị đầu cuối trong mạng? 10
2.2 . Quản trị cơ sở dữ liệu các thiết bị đầu cuối là gì? 10
2.3. Hướng thực hiện việc quản trị dữ liệu các thiết bị đầu cuối 10
3.1. Chức năng của hệ thống AKK@DA 12
3.2. Đặc điểm các module của hệ thống AKK@DA 14
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN CÁCH CẤU HÌNH VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 36
4.1. Cách cài đặt hệ thống 36
4.2. Cấu hình hệ thống 38
4.3. Chạy AKK@DA 49
CHƯƠNG 5 : TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI VIỆC QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI TRONG MẠNG VỚI HỆ THỐNG AKK@DA 56
5.1.Tình trạng của AKK@DA 56
5.2.Hiệu quả của AKK@DA 57
5.3. Hiển thị thông tin của các thiết bị 60
5.4. Tìm kiếm thiết bị 62
5.5. Hiển thị các thiết bị 63
4

5.6.Quản lý các hoạt động 65
5.7. Quản lý thông báo 68
5.8. Quản lý tính bảo mật 69
5.9. Sử dụng biểu đồ 70
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI NGHIÊN CỨU
VÀ CÀI ĐẶT TRIỂN KHAI HỆ THỐNG AKK@DA 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



5


LỜI CẢM ƠN
Sau 3 tháng làm khoá luận tốt nghiệp, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo Nguyễn Nam Hải và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp với đề tài “HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC THIẾT
BỊ ĐẦU CUỐI”
Em xin chân thành cảm ơn Thầy và các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin
trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã đào tạo, truyền đạt cho em
những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nói riêng và
những kiến thức khác nói chung để em có được những kiến thức tổng hợp trước khi ra
trường;
Xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tài liệu và trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 5-2010
Người thực hiện
Nguyễn Xuân Thiên








6



TÓM TẮT

Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội ngày nay kéo theo sự phát
triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin cũng như các ngành kỹ thuật
khác.Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cũng mang tới sự thay đổi hàng loạt
diện mạo cho đời sống của con người. Nó mang tới cho con người những tiện ích cũng
như những nguy cơ bị tấn công cao. Do đó việc quản trị một hệ thống mạng đang trở
thành một công việc hết sức cần thiết đối với mỗi cơ quan doanh nghiệp. Cũng theo
hướng nghiên cứu về việc quản trị một hệ thống mạng, khóa luận này sẽ tập trung vào
việc nghiên cứu việc quản trị cơ sở dữ liệu của các thiết bị đầu cuối trong mạng máy
tính dựa trên một hệ thống mã nguồn mở. Đó là hệ thống AKK@DA. AKK@DA là
một hệ thống quản trị hết sức thông minh và mạnh mẽ. Việc sử dụng hệ thống
AKK@DA sẽ mang lại cho bạn khả năng quản trị cơ sở dữ liệu cho các thiết bị đầu
cuối một cách tốt hơn. Chúng ta có thể lấy được thông tin về cấu hình của các thiết bị
đầu cuối, tình trạng ổ cứng, tình trạng hoạt động của các thiết bị và các bộ phần trong
ác thiết bị cũng như việc cài đặt các phần mềm trong các thiết bị đầu cuối. Việc quản
trị cơ sở dữ liệu cũng cho phép người quản trị có thể thống kê được lỗi của các thiết bị
đầu cuối và có biện pháp khắc phục một cách tốt nhất.







7



Bố cục khóa luận sẽ thực hiện :


Chương 1: Giới thiệu chung về khóa luận, mục đích và kết quả đạt được khi thực hiện
khóa luận

Chương 2 :Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu của các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính,
hướng thực hiện việc quản trị dữ liệu

Chương 3:Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản trị mã nguồn mở AKK@DA : Đặc
điểm, và các chức năng của hệ thống

Chương 4 : Hướng dẫn cách cấu hình và cài đặt hệ thống

Chương 5 : Tìm hiểu và triển khai việc quản trị cơ sở dữ liệu của các thiết bị đầu cuối
trong mạng máy tính
Chương 6: Đánh giá những kết quả đạt được khi nghiên cứu cài đặt và triển khai hệ
thống AKK@DA


8


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu

Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây mạng máy tính đang phát triển với
tốc độ nhanh chóng và có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ. Sự phát triển
nhanh chóng của nó kéo theo việc cần phải có những công việc quản lý và bảo đảm
sao cho mỗi hệ thống mạng ngày càng trở lên ổn định hơn, càng an toàn hơn. Chính vì
lẽ đó mà công tác quản trị mạng ngày càng trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Nó là một

công việc hết sực cần thiết đối với mỗi mạng máy tính cho mỗi công ty hay 1 tổ chức
doanh nghiệp nào.
Việc quản trị mạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ việc quản lý các thiết bị
trong mạng cho tới việc phân quyền sử dụng cho người dùng trong mạng, và một
nhiệm vụ nữa là quản lý các thông tin cơ sở dũ liệu trong mạng để đảm bảo hệ thống
mà bạn đang sử dụng sẽ là ổn định nhất.
Với mục đích nghiên cứu về cách quản trị cơ sở dữ liệu các thiết bị đầu cuối trong
mạng máy tính của các thiết bị đầu cuối, khóa luận này sẽ tập trung vào nghiên cứu
một hệ thống mã nguồn mở. Đó là hệ thống AKK@DA, một hệ thống được dùng để
quản trị các thông tin trong mạng cũng như quản trị cơ sở dữ liệu của các thiết bị. Nó
cho phép bạn thu thập được các thông tin từ các máy trạm, các thiết bị đầu cuối để từ
đó phân tích đánh giá xem các máy trạm cũng như các thiết bị đầu cuối có hoạt động
bình thường không. Đây là một hệ thống mạnh được dùng cho các hệ điều hành như
Window, Linux,Mac…
Có thể nói việc sử dụng hệ thống AKK@DA chúng ta sẽ thu được những thông
tin thật chính xác và các thức quản trị cũng đơn giản hơn nhiều so với các hệ thống
khác.Việc phân tích và đánh giá cơ sở dữ liệu của một mạng máy tính là rất khó triển
khai và tốn nhiều thời gian, nhưng với hệ thống này chúng ta sẽ cảm thấy việc sử dụng
dễ dàng hơn.
9

1.2. Mục đích của khóa luận
Khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về thế nào là cơ sở dữ liệu các thiết bị
đầu cuối trong mạng máy tính, tìm hiểu về hệ thống quản trị mã nguồn mở AKK@DA.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về các chức năng, cách thức quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống
AKK@DA như thế nào?
Mục đích của khóa luận này cũng giúp cho tôi có thêm kiến thức và hiểu biết về
những hệ thống quản trị mạng , giúp tôi có cái nhìn khái quát hơn cũng như mang lại
cho tôi nhiều kinh nghiệm thực tế






10


CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI

2.1 . Thế nào là cơ sở dữ liệu của các thiết bị đầu cuối trong mạng?
Cơ sở dữ liệu của các thiết bị đầu cuối trong mạng là những thông tin về cấu
hình, thông số, về trạng thái hoạt động của các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính.
Các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính bao gồm các thiết bị như máy in, máy tính
các nhân, máy Scan…
Cơ sở dữ liệu của các thiết bị sẽ phản ánh tình trạng hoạt động của các thiết bị,
nó cho chúng ta biết rằng các thiết bị đó đang hoạt động như thế nào? Có bình thường
hay là không? Nếu hệ thống bị lỗi một vấn đề nào đó thì chúng ta sẽ có biện pháp khắc
phục sao cho hệ thống hoạt động một cách tốt nhất.
2.2 . Quản trị cơ sở dữ liệu các thiết bị đầu cuối là gì?
Quản trị cơ sở dữ liệu các thiết bị đầu cuối là quá trình, hoạt động thu thập
thông tin của các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính, qua đó có những nhận xét và
đánh giá về tình trạng hoạt động của các thiết bị cũng như của toàn hệ thống.
Quản trị cơ sở dữ liệu các thiết bị đầu cuối sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể
quản lý được hệ thống một cách nhanh chóng nhất bằng việc chỉ cần ngồi một nơi mà
có thể biết được các thiết bị của mình đang hoạt động như thế nào? Và khi xảy ra sự cố
gì thì hệ thống mạng của chúng ta sẽ được khắc phục nhanh hơn.
2.3. Hướng thực hiện việc quản trị dữ liệu các thiết bị đầu cuối
Như chúng ta đã biết việc thực hiện quản trị dữ liệu các thiết bị đầu cuối trong
mạng là một quá trình và phải theo hệ thống . Do đó để có thể quản trị cơ sở dữ liệu
các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính chúng ta cũng phai có một quy trình.

Hệ thống sẽ thu thập thông tin về của các thiết bị trong mạng về thông số kỹ
thuật, cấu hình, tình trạng hoạt động và những thông tin liên quan….vv. Sau khi thu
thập được thông tin của các thiết bị trong mạng máy tính thì nó sẽ hiển thị lên giao
11

diện của chương trình một cách trực quan nhất. Qua những thông tin thu thập được
chúng ta có thể xem xét xem hệ thống có hoạt động ổn định hay không? Có vấn đề gì
đang trục trặc và ở bộ phận hoặc thiết bị nào, nếu cần khắc phục thì khắc phục ngay để
tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống mạng…Tất cả các thông tin từ các máy trạm
(Client) hoặc các thiết bị khác sẽ được truyền tới máy chủ và được các admin kiểm tra.
Sau khi kiểm tra xem tình trạng của các thiết bị trong mạng thông qua thông số gửi về
thì có thể rút ra những kết luận về tình trạng hiện thời của hệ thống. Có thể thấy được
số lượng các thiết đang hoạt động ổn định cũng như các thiết bị gặp phải trục trặc.
Như vậy các nhà quản trị mạng sẽ tìm được hướng giải quyết một cách tốt nhất có thế.
12


CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG AKK@DA

3.1. Chức năng của hệ thống AKK@DA
- Giám sát các máy chủ lưu trữ, các nguồn lực và các dịch vụ mạng(Các đầu dò sử
dụng giao thức SNMP, ICMP, TCP, SSL, DNS, phần mở rộng các tập lệnh UCDavis,
và dùng để kiểm tra tình trạng của hệ thống, cũng như thu thập thông tin).
- Tự động phát hiện các dịch vụ có sẵn trên thiết bị trong hệ thống mạng như
CPU, RAM, Giao diện mạng, Đĩa cứng, quy trình…vv. Bạn sẽ không phải cấu
hình nó mà chỉ cần thêm vào một client mới (Thông qua các trang web dựa trên
GUI) và AKK@DA sẽ tự động tìm ra máy chủ của dịch vụ này cho bạn.
- Thu thập dữ liệu hiệu suất về giám sát dịch vụ(tích hợp công cụ RRD ).
- Dịch vụ phát hiện Flap.
- Thêm các đầu dò cho riêng bạn.

- Thêm hỗ trợ các thiết bị SNMP không được hỗ trợ bơi AKK@DA thông qua
các mô hình dựa trên mẫu .
- Dễ dàng sử dụng dựa bằng cách sử dụng trang web dựa trên giao diện với các
tính năng hỗ trợ như sau:
+ Trình bày báo động với các tùy chọn tương quan và phê duyệt báo động.
+ Ghi lại những thiết bị đã kiểm tra.
+ Đưa ra hiệu suất dựa trên đồ thị.
+ Cấu hình các dịch vụ giám sát máy chủ.
13

+ Tình trạng và quản lý hệ thống AKK@DA.
+ Hỗ trợ các nhóm liên lạc.
+ Người dùng và quản lý nhóm.
+ Thông báo qua mail hoặc Gtalk.
+ Quyền quản lý( Bạn có thể quản lý các quyền của nhóm cho từng dịch vụ một
lần).
+ Quản lý theo cây – cho phép tổ chức giám sát các tài nguyên để duyệt dễ
dàng và nhanh chóng để điều hướng schema.
+ Xem hỗ trợ( Bạn có thể sắp xếp theo dõi các dịch vụ trong nhóm, kết quả tìm
kiếm có thể được lưu như lượt xem).
+ Bảng điều khiển.
+ Hiện thị thông tin trong chế độ nhỏ gọn cho phép bạn để ước lượng tình trạng
của host hiện tại .
+ Các menu ngữ cảnh có sẵn cho phép bạn truy cập nhanh đến các tùy chọn cần
thiết và các trang.
+ Một số báo cáo phức tạp như thời gian đồng bộ trong mạng lưới theo dõi, báo
cáo kiểm kê.
Bên dưới đây sẽ là bảng miêu ta những chức năng của từng modules
nm-action_broker.pl Quản lý các hoạt động gửi tới những yêu cầu dò(ví dụ
như việc sử dụng máy khai báo)

mm-action_executor.pl Thi hành những hoạt động gián tiếp bởi mm-
action_executor.pl
nm-available.pl Luôn luôn kiểm tra khả năng hoạt động của các host
14

giám sát sử dụng giao thức ICMP
nm-available2.pl Thế hệ thứ 2 của nm-available.pl sử dụng mô hình cấu
trúc mạng để phát hiện ra những lỗi phức tạp của mạng
máy tính
nm-db_watch.pl Khai báo tất cả các module khác khi thêm vào hay xóa
đi một thực thể từ cấu hình
nm-discover.pl Phát hiện những dịch vụ hỗ trợ trong việc quản lý máy
chủ sử dụng logic một cách định kỳ
nm-icmp_monitor.pl Quản lý tất cả cấu hình máy chủ ICMP bị trì hoãn,
những gói tin bị mất, thu thập những thông tin trong
một giai đoạn
nm-job_planner.pl Tổ chức kiểm tra thăm dò
nm-status_cacl.pl Tính toán trạng thái của host thông qua trạng thái của
các dịch vụ khác
nm-sysstat.pl Thu thập những dữ liệu thực thi trong nội bộ
AKK@DA
nm-tree_cache.pl Cập nhật cache AKK@DA bằng cách chia sẻ thông tin
giữa những chương trình nội bộ và trình web thông qua
GUI

3.2. Đặc điểm các module của hệ thống AKK@DA
Lõi của AKK@DA là một nhóm các scrip. Những chức năng đó dùng để quản
lý việc kiểm tra, tổng hợp các trạng thái, lưu trữ các đối tượng giữa sự thăm dò và
giao diện web, chia sẻ khai báo …
3.2.1. Module nm-actions_broker.pl

Modun action-broker là một phần của hệ thống khai báo phụ của AKK@DA
và chịu trách nhiệm về việc quản lý những khai báo. Nếu những khai báo thực thể đặc
biệt như là cấu hình, trạng thái của thực thể bị thay đổi thì nó sẽ có trách nhiệm dò và
kiểm tra mà không cần quan tâm tới điều kiện khai báo. Sau đó modun action-broker
15

sẽ phân tích cho dù thông báo đáp ứng điều kiện thông báo. Nếu có, nhiệm vụ khai báo
chuẩn bị cho các modun action-executor, nếu không thông báo sẽ bị bỏ qua.
Khởi động:
Các module có thể được khởi động lại một cách an toàn vào bất cứ lúc nào cần
thiết mà không sợ bị mất thông tin.
Tạm dừng:
Nếu các chức năng khai báo không được sử dụng, nó được đề nghị để giữ cho
modun này dừng lại, nếu không thì nó luôn luôn cần được tiếp tục chạy. Khi các
action broker ngừng lại, nó sẽ không được xử lý.
Cấu hình:
Cấu hình của action broker được giữ trong file
/akkada /etc/conf.d/ActionBroker.conf:
{
‘Period’->1,
‘ActionDir’ -> “SENV{AKKADA}/ var / action”,
}
Chú thích:
Period : là thời gian nghỉ giữa 2 quá trình khai báo(tính bằng s), mặc định là 1s
ActionDir: Thư mục mà các modun thăm dò tạo ra các tập tin thông báo tạm thời
được xử lý bởi các modun action broker



16


3.2.2. Module nm-action_executor.pl
Modun action executor là một phần của hệ thống thông báo của hệ thống
AKK@DA . Nó chỉ chịu trách nhiệm gửi những khai báo. Nó không phân tích những
điều kiện khai báo,nhưng chỉ gửi những gì đã được chuẩn bị bởi modun action
executor
Khởi động:
Modun này có thể được khởi động an toàn bất cứ lúc nào cần thiết mà không
sợ bị mất thông tin
Tạm dừng:
Nếu chức năng khai báo không được sử dụng, nó sẽ được đề nghị để giữ cho
các modun này dừng lại, nếu không nó sẽ luôn cần tiếp tục phải chạy .Khi mà action
executor dừng lại, khai báo sẽ không được gửi
Cấu hình :
Cấu hình chính của modun action executor được giữ trong file :
/akkada /etc/conf.d/ActionExecutor.conf:
{
‘Period’->1,
‘Module’->{
‘mail’-> do “SENV{AKKADA}/ etc/ conf.d/ ActionExecutor/ mail.conf”,
‘Gtalk’-> do “SENV{AKKADA}/ etc/ conf.d/ ActionExecutor/Gtalk.conf”,
}


17

Chú thích:
Period : Thời gian nghỉ giữa 2 quá trình gửi khai báo
Module: Liên kết tới tập tin với cấu hình của cơ chế thông báo cụ thể
3.2.3. Module nm-availabe.pl

Tổng quan:
Modun available kiểm tra khả năng truy cập của tất cả các máy chủ được quản
trị bởi AKK@DA (và nhóm các thực thể nếu chúng có địa chỉ IP được cấu hình) với
giao thứ ICMP. Vai trò của giao thức này là phát hiện nhanh chóng nếu một thực thể
cụ thể nào đó không có khả năng truy cập
Tốc độ việc phát hiện việc không thể truy cập chủ yếu là từ cấu hình của
AKK@DA .Khi một máy chủ không dùng được trong mạng, tất cả các thử nghiệm
thực hiện bởi AKK@DA chống lại host này đều sẽ không có thời gian chờ. Thời gian
chờ là rất dài nếu so sánh với thời gian kiểm tra khi máy chủ có thể hoạt động được.
Thời gian chờ dài cũng có thể giảm việc thực thi của AKK@DA trong trường hợp máy
chủ không thể truy cập. Modun available giải quyết được những vấn đề đó . Khi các
máy chủ không thể truy cập bị phát hiện, modun available sẽ cài đặt trạng thái của
máy chủ là UNREACHBLE và thay đổi trạng thái của tất cả các dịch vụ của máy chủ
đó thành UNKNOWN. Từ đó các dịch vụ thời gian của máy chủ này sẽ không được
kiểm tra bởi AKK@DA cho tới khi máy chủ này có thể hoạt động trở lại.
Để chắc chắc rằng việc phát hiện các máy chủ không thể truy cập được một
cách nhanh chóng, modun available kiểm tra tất cả các máy giám sát một cách liên tục
Nó sử dụng phẩn mềm fping để thực thi những bài kiểm tra ICMP.
Modun available có thể được sử dụng như là một sự thay thể của modun
available2. Thông thường modul available2 là sự lựa chọn tốt hơn. Nó hiện đại hơn
và bao gồm những cơ chế suy luận để khai báo cho nhà điều hành nguyên nhân gốc rễ
của một mạng lưới phát hiện lỗi. Tuy nhiên, modun available2 thì lại tiêu thụ CPU tốn
18

hơn và có một số yêu cầu mà phải đáp ứng nếu không nó sẽ không hoạt động đúng
đắn. Chúng ta nên sử dụng modun available khi:
 AK@DA đã hạn chế quyền truy cập ICMP vào máy chủ giám sát. (Available2
cần những truy cập ICMP)
 Có sự chồng chéo địa chỉ IP trong mạng theo dõi
 Máy chủ của AKK@DA sử dụng CPU cao và không có nguồn tài nguyên cho

quá trình tiêu thụ CPU khác
Khởi động:
Modun này có thể khởi động rất an toàn vào bất cứ lúc nào mà không sợ bị mất
thông tin.
Tạm dừng:
Modun này luôn luôn được hoạt động . Nếu dừng lại thì kết nối tới host sẽ
không được phát hiện, cảnh báo UNREACHABLE sẽ không được đưa lên và quá
trình thực thi của AKK@DA sẽ giảm đi.
Cấu hình: Cấu hình của modun này được giữ trong tập tin /akkda/ etc/ conf.d/
Available.conf:
{
‘ErrMsg’-> ‘reachable through ICMP’,
‘fping ’ -> [
‘ /usr / local/ sbin/ fping’,
‘-q’,
‘-c’
],
‘PingCount’ ->4,
19

‘Period’-> 1
}

Chú thích:
Name Description
ErrMsg Thông báo lỗi là những thông tin hiển thị lên trang giao diện web của
chương trình khi mà trạng thái của host là UNREACHABLE
Fping Đường dẫn đầy đủ tới tập tin nhị phân fping và các tùy chọn cho fping
PingCount Số lượng những yêu cẩu báo lại ICMP được gửi đi trong suốt quá trình
kiểm tra. Trạng thái UNREACHABLE được phát hiện nếu hồi âm cho

tất cả các yêu cầu báo lại là lỗi. Giá trị mặc định là 4
Period Thời gian nghỉ tới các bài kiểm tra sau (s), mặc định là 1s, nó cũng có
thể có giá trị thấp hơn ; quá trình này mà dài có nghĩa là lý do chậm trễ
trrong việc phát hiện khả năng hoạt động của các thiết bị trong mạng


3.2.4 . Module nm-available2.pl
Tổng quan :
Modun avaible2 kiểm tra dựa trên giao thức ICMP về khả năng kết nối của tất
cả các địa chỉ IP liên quan tới các thiết bị được giám sát trong mạng bởi AKK@DA.
Vai trò của modun này là phát hiện nhanh chóng nếu một thiết bị nào đó không kết nối
được khi mà nó vẫn sử dụng được trong mạng máy tính. Đối ngược với modun
available, nó làm việc cơ bản là trong cấu trúc của mạng máy tính. Điều đó có nghĩa
là nó không chỉ phát hiện các thiết bị không thể kết nối mà còn phát hiện được các
phần không thể kết nối trong mạng máy tính. Trong trường hợp này modun available
cũng phát hiện nguyên nhân cốt lõi của việc phát hiện việc mạng không thể kết nối.
20

Cảnh báo đưa ra bởi modun available2 bao gồm những mường tượng thiếu chân thực
về các phần trong mạng.
Để đảm bảo việc phát hiện nhanh chóng các thiết bị trong mạng không thể kết
nối được, modun available2 sẽ kiểm tra tất cả các địa chỉ IP của các thiết bị giám sát
vào mọi lúc. Nó thực hiện phần mềm fping để thực hiện việc kiểm tra đó.
Trạng thái UNREACHABLE được phát hiện cơ bản trong những chính sách
của việc cấu hình
Modun available phải tạm dừng hoạt động khi modun available2 hoạt động,
điều đó có nghĩa là 2 modun này không thể cùng hoạt động một lúc được.
Modun available2 có thể được sử dụng để thay thế cho modun available.
Thông thường thì available là sự lựa chọn tồi hơn. Nó lỗi thời hơn, nó chỉ phát hiện ra
việc không kết nối của các thiết bị mà không đề nghị việc sử dụng. Tuy nhiên modun

available tiêu thụ nhiều CPU hơn và có một số yêu cầu mà nếu không thực hiện được
nó sẽ chạy không ổn định và chính xác. Sử dụng modun available khi:
 AKK@DA có truy cập ICMP tới tất cả các địa chỉ IP trong giao diện
của mạng giám sát, mặt khác modun available2 sẽ không thể phát hiện
một cách chính xác các lỗi trên mạng.
 Không có sự chồng chéo địa chỉ IP trong mạng
 Máy chủ AKK@DA có dư thừa tài nguyên CPU

Khời động:
Modun này có thể khởi động an toàn vào bất cứ lúc nào mà không sợ bị mất
gói tin


21

Tạm dừng:
Modun này luôn luôn phải chạy. Nếu nó dừng, việc phát hiện không kết nối
của các thiết bị sẽ không được phát hiện, cảnh báo UNREACHABLE sẽ không được
đưa lên và việc thực thi của AKK@DA sẽ giảm đi.

Signal:
Modun này hỗ trợ những tín hiệu sau:
Signal Description
HUP Nạp lại cấu hình
USR1 Gia tăng mức ghi +1
USR2 Giảm mức ghi -1

Cấu hình:
Cấu hình của modun này được lưu trong tập tin : /akkda/ etc/conf.d /Available.conf:
{

‘ErrMsg’-> ‘ not reachable through ICMP’,
‘fping’->[
‘/usr/local/sbin/fping’,
‘-q’,
‘-c’
],
‘PingCount’->4,
‘Period’->1,
22

‘GraphDebug’-> 0,
‘GraphDebugPath’-> ‘/akkada/var/rrd_graph_tmp’,
‘LowLevelDebug’-> 0,
‘NetDesc’->’/akkada/etc/netdesc.conf’,
‘ifconfig’-> ‘/sbin/ipconfig’,
‘ipconfig_addr’-> ‘inet addr:’,
‘ifconfig_mask’-> ‘Mask:’,
‘CheckingFlagsDir’-> “$ENV{AKKADA}/ var/av2”,
‘DOTranksep’-> ‘1.8’,
‘DOT’-> ‘fdp’,
‘DisableIPAdrr’-> {
},
‘PreferredNetwork’-> {
}
}
Chú thích:
Name Description
ErrMsg Thông báo lỗi là những thứ hiện thị lên giao
diện của trang web khi trạng thái của 1 host
là UNREACHABLE

fping Đường dẫn đầy đủ từ tập tin nhị phân fping
và các lựa chọn cho fping
23

PingCount Số lượng các yêu cầu báo lại ICMP được
gửi trong suốt quá trình kiểm tra.Trạng thái
UNREACHABLE được phát hiện nếu phản
hồi cho tất cả các yêu cầu báo lại bị lỗi. Giá
trị mặc định là 4
Period Thời gian nghỉ với quá trình kiềm tra tiếp
theo. Mặc định là 1s.Nó có thể có giá trị
thấp ; khoảng thời gian dài hơn thì có thể
nguyên nhân là phụ thuộc vào quá trình
phát hiện khả năng hoạt động của các thiết
bị trong mạng
GraphDebug Cho phép / vô hiệu hóa hình ảnh tạo ra với
đồ họa đại diện cho mô hình mạng sau một
số thay đổi cua mô hình (phát hiện trạng
thái của địa chỉ IP : không thể kết nối/kết
nối thay đổi)

GraphDebugPath Thư mục, lưu trữ những hình ảnh graph.png
được sinh ra
LowLevelDebug Cho phép/ vô hiệu hóa mức gỡ rối thấp
hơn: 0 có nghĩa là vô hiệu hóa và 1 có
nghĩa là cho phép
Netdesc Đường dẫn đầy đủ tới tập tin nơi mà mạng
cấp dưới được lưu giữ.Modun available2
luôn luôn lưu giữ lại một danh sách mạng
cấp dưới được giám sát vào tập tin này. Để

miêu tả mạng cấp dưới thì tập tin này có thể
được chỉnh sửa bằng tay hoặc là sử dụng
24

giao diện web…
ifconfig Đường dẫn đầy đủ tới công cụ ipconfig.
Available2 sử dụng công cụ này để phát
hiện chính địa chỉ IP của AKK@DA
ifconfig_addr Sử dụng để chọn một chuỗi địa chỉ IP
ifconfig_mask Sử dụng để chọn một mạng để lọc
CheckingFlagsDir Thư mục nơi kiểm tra dấu hiệu được giữ
DOT Tên của bộ lọc Graphviz sử dụng cho việc
sinh ra ảnh mạng.
DisableIPAddr Mô hình cấu trúc mạng được xây dựng bởi
available2 không thể nhận ra những cách
thực sự của việc truyền qua, nó chỉ tập
trung vào việc kết nối giữa các host

3.2.5. Module nm-db_watch.pl
Tổng quan: Modun db watch dùng để quản lý số lượng các thực thể trong cơ sở dữ
liệu và những khai báo tất cả những quá trình khác nếu số lượng các thực thể trong cơ
sở dữ liệu bị thay đổi
Khởi động:
Modun này có thể khởi động an toàn vào bất cứ lúc nào cần thiết mà không sợ
bị mất thông tin
Tạm dừng:
Modun này luôn luôn phải hoạt động vì nếu không thì sẽ không giám sát được
các thực thể mới được phát hiện
Cấu hình : Tập tin cấu hình của modun này được lưu trong thư mục :
/akkada/etc/conf.d/DBWatch.conf

25

{
‘Period’-> 30,
},
Chú thích:
Name Description
Period Thời gian nghỉ giữa hai lần kiểm tra gần
nhau tính bằng giây. Mặc định là 30s

3.2.6. Module nm-icmp_monitor.pl
Tổng quan:
Modun nm-icmp_monitor.pl là tập hợp của các số liệu thống kê (gói tin bị trì
hoãn, bị mất, chập chờn). Modun này có một số tính năng của modun lõi và modun
thăm dò. Từ việc phối hợp hợp lý đây là modun kiểm tra khác. Nhưng từ việc thực
hiện phối hợp đó thì nó làm việc theo cách khác hoàn thiện hơn so với những modun
kiểm tra khác.
Modun icmp_monitor tập hợp những trạng thái bằng cách gửi 20 yêu cầu
ICMP tới tất cả các địa chỉ IP trong mạng kết hợp với các thực thể như nic và icmp
monitor. Kết quả được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu RRD. Modun này cũng đưa lên
những thông báo nếu một gói tin bị mất được phát hiện hoặc trễ.
Trong trường hợp của thực thể nic, trạng thái ICMP là tập hợp tự động bởi
icmp monitor nếu chỉ nic có địa chỉ IP
Khởi động:
Modun này có thể khởi động bất cứ thời gian nào cần thiết nhưng thông tin
trong bộ đệm có thể bị mất

×