Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giáo trình Sáng tác trang phục nâng cao (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 121 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SÁNG TÁC TRANG PHỤC NÂNG CAO
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Xã hội ngày càng phát triển, tất cả ngành nghề đều phát triển khơng ngừng
trong đó ngành Thiết kế thời trang là một trong những ngành đòi hỏi sự sáng tạo
khơng ngừng là con đường đi tìm cái đẹp, cái mới lạ theo xu hướng để đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Thị trường ln địi hỏi sự sáng tạo và cái mới. Nên
dùng từ sáng tạo để gắn với các nhà thiết kế, vì tùy vào khuynh hướng của mỗi
người mà nó sẽ hình thành nên nhiều phong cách sáng tạo khác nhau, khi đó
sáng tạo nào phù hợp với số đơng thì sáng tại đó thành công. Bởi vậy, Sáng tác


nâng cao là môn học giúp học viên có được phát huy từ nền tảng cái nhìn khái
quát và cơ bản nhất đến lĩnh vực sáng tác những trang phục thông dụng đến
trang phục lễ hội.
Sáng tác nâng cao là mơ đun có hệ thống bài học được sắp xếp một cách
khoa học, từ đơn giản đến phức tạp, sáng tác bắt đầu từ trẻ em đến người lớn
nghiên cứu từ mẫu tĩnh sang mẫu động…. Xu hướng thời trang ln biến đổi
khơng ngừng địi hỏi cần phải có của một nhà thiết kế thời trang có khả năng
sáng tạo, sáng tạo khơng ngừng nghỉ để tạo ra các mẫu trang phục lấy từ nguồn
cảm hứng thực tế vận dụng vào thực tế như không thiếu sự mới mẻ. Sáng tác
trang phục là cả một quá trình tìm hiểu, phân tích, giao lưu tình cảm, phát triển
ý tưởng của người vẽ, đưa ý tưởng của bản thân vào đời sống thực tế với đối,
còn gọi là sáng tạo của người sáng tác trong lĩnh vực thiết kế thời trang nói
riêng, trong hội họa nói chung.
Trong quá trình biên soạn tác giả có thao khảo một số tài liệu sáng tác
mẫu trang phục, tài liệu và hình ảnh trên mạng Internet. Nội dung đã được chọn
lọc những nội dung cơ bản nhất nhằm giúp người học dễ dàng tiếp cận và phát
huy năng khiếu sáng tác của bản thân. Xây dựng những ý tưởng riêng vài bài
tập. Giáo trình này được biên soạn đầu tiên của bộ mơn nên chắc cịn thiếu sót
về các mặt. Rất mong nhận được sự góp ý từ bạn đọc và đồng nghiệp để xây
dựng cuốn giáo trình được hồn thiện hơn.

Đồng Tháp, ngày 16 tháng 06 năm 2017
Biên soạn
Võ Việt Hồng

1


MỤC LỤC


TRANG

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 01
Bài 1- SÁNG TÁC TRANG PHỤC TRẺ EM........................................... 05
1. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng ............................................................... 05
2. Phương pháp cách điệu ............................................................................. 20
3. Xây dựng biểu tượng .................................................................................. 23
4. Phát triển mẫu tĩnh .................................................................................... 26
5. Phát triển mẫu động ................................................................................... 32
6. Nghiệm thu bộ sưu tập ............................................................................... 40
Bài 2- SÁNG TÁC TRANG PHỤC CÔNG SỞ ........................................ 42
1. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng ............................................................... 42
2. Phương pháp cách điệu .............................................................................. 52
3. Xây dựng biểu tượng .................................................................................. 55
4. Phát triển mẫu tĩnh ..................................................................................... 57
5. Phát triển mẫu động.................................................................................... 60
6. Nghiệm thu bộ sưu tập .............................................................................. 64
Bài 3- SÁNG TÁC TRANG PHỤC DẠO PHỐ ........................................ 65
1. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng ............................................................... 65
2. Phương pháp cách điệu .............................................................................. 71
3. Xây dựng biểu tượng .................................................................................. 75
4. Phát triển mẫu tĩnh ..................................................................................... 79
5. Phát triển mẫu động.................................................................................... 82
6. Nghiệm thu bộ sưu tập ............................................................................... 85
Bài 4- SÁNG TÁC TRANG PHỤC DẠ HỘI ............................................ 86
1. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng ............................................................... 86
2. Phương pháp cách điệu ............................................................................ 100
3. Xây dựng biểu tượng ................................................................................ 103
2



4. Phát triển mẫu tĩnh ................................................................................... 107
5. Phát triển mẫu động ................................................................................. 112
6. Nghiệm thu bộ sưu tập ............................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 117

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Sáng tác trang phục nâng cao
Mã mơ đun: MĐ30
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí:
+ Mơ đun Sáng tác trang phục nâng cao là mô đun đào tạo chuyên môn
nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Thiết kế thời
trang;
+ Mô đun được giảng dạy khi đã học xong mô đun thiết kế thời trang căn
bản.
- Tính chất:
+ Mơ đun Sáng tác trang phục nâng cao mang tính tích hợp giữa lý thuyết
và thực hành;
+ Mơ đun địi hỏi phải có sự sáng tạo, kỹ năng nghiên cứu và phác thảo
thời trang đạt giá trị thẩm mỹ.
II. Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức:
+ Mô tả được phương pháp nghiên cứu các vật, hiện tượng trong thiên nhiên;
+ Chỉ ra được các phương pháp nghiên cứu và phát triển ý tưởng;
+ Nêu lên được các phương pháp cách điệu hình ảnh;
+ Trình bày được các nguyên tắc để xây dựng biểu tượng

- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được các bản vẽ cách điệu;
+ Phác thảo được dáng người dưới dạng tĩnh và động;
+Vẽ phác thảo được các mẫu trang phục;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nghiêm túc trong học tập.
+ Nghiêm túc khi thảo luận, đúng tiến độ được giao.
III. Nội dung mô đun

4


BÀI 1: SÁNG TÁC TRANG PHỤC TRẺ EM
Mã Bài: MĐ30-01
Giới thiệu:
Ngồi nhu cầu ăn hàng ngày, bé cịn có nhu cầu mặc. Bé nào cũng thích
được diện những bộ trang phục dễ thương, thoải mái và phù hợp với sở thích
riêng của mình. Từ khi chào đời, ban đầu trẻ sẽ tiếp xúc với tã quấn, sau đó là
những loại quần áo sơ sinh, quần áo lớn hơn một chút, từ đơn giản đến những
loại quần áo kiểu cách bé sẽ mặc phù hợp với từng lứa tuổi phát triển. Để đáp
ứng nhu cầu xã hội, đòi hỏi trang phục trẻ em luôn luôn được phát triển từ kiểu
dáng đến chất liệu nên việc đổi mới trong sáng tác trang phục trẻ em ln được
chú trọng.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các bước nghiên cứu để xây dựng ý tưởng, cách điệu,
biểu tượng, mẫu tĩnh, mẫu động;
+ Xác định được tư liệu sẽ lựa chọn để triển khai ý tưởng, cách điệu, biểu
tượng, mẫu tĩnh, mẫu động.
- Kỹ năng:

+ Phác thảo được trang phục theo ý tưởng đã lựa chọn;
+ Thực hiện được các phương pháp phát triển trang phục trong khi sáng tác mẫu.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tổ chức được các cuộc thảo luận để phát triển ý tưởng;
+ Tập hợp được các kết quả trong quá trình lựa chọn ý tưởng;
+ Nghiêm túc, sáng tạo trong khi học tập và nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng:
1.1. Tìm ý tưởng:
1.1.1. Hình ảnh tư liệu của ý tưởng: Ý tưởng của trang phục trẻ em được lấy
từ hoa, các màu sắc của hoa trong thiên nhiên góp phần năng động cho các bé
tạo cảm giác dễ chịu, gần gũi, giúp các bé hịa mình trong thiên nhiên.

5


Hình 1.1
1.1.2. Hình dáng của vật lấy làm ý tưởng:
Sáng tác trang phục trẻ em được lấy ý tưởng từ thiên nhiên, hoa cỏ,...
Chúng ta có thể sử dụng nhiều hình dáng khác nhau làm ý tưởng kiểu dáng cho
trang phục, có thể sử dụng hình học như hình vng,...

Hình 1.2
1.2. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng:
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm trang phục:
Trước thế kỷ XX, thời trang trẻ em có một đặc điểm đặc biệt, quần áo
khơng có sự phân biệt giới tính nam nữ. Nguyên do là bắt nguồn từ thế kỷ XVI,
khi đàn ông châu Âu và những cậu bé thiếu niên bắt đầu mặc đồ đôi kết hợp với
quần đùi. Trước đây, cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh quấn tã) mặc
một số loại áo chồng, áo khốc dài giống nhau. Tuy nhiên, một khi đàn ông bắt

đầu mặc quần với áo sơ mi, quần áo của nam và nữ đã trở nên khác biệt hơn
nhiều. Breeches được dành riêng cho nam giới và các chàng trai thanh thiếu
niên, và xã hội thời đó phụ thuộc nhiều nhất vào sức lao động của nam giới - tất
cả phụ nữ và bé trai hay bé gái vẫn mặc áo với váy. Đối với quan điểm hiện đại,
có thể thấy rằng khi cho những cậu bé mặc váy, có nghĩa là chúng phải mặc
quần áo "như con gái", nhưng với những người cùng thời đó, bé trai và bé gái

6


chỉ đơn giản là mặc quần áo giống nhau và khơng có khái niệm phân biệt giới
tính cho thời trang trẻ em.
* Quấn tã cho em bé sơ sinh:

Hình 1.3
Những quy tắc ăn mặc thời trang trẻ em từ 3 đến 10 tuổi mới được hình
thành vào cuối thế kỷ XXVII và XXVIII ảnh hưởng rất lớn đến phong cách thời
trang trẻ em. Phong tục quấn tã cho trẻ sơ sinh với vải bọc trên tã và áo lót đã
được áp dụng trong nhiều thế kỷ. Việc quấn tã cho trẻ sơ sinh bắt nguồn từ một
quan điểm truyền thống cho rằng chân tay của trẻ cần được dủi thẳng và được
bảo vệ từ nhỏ nếu không chúng sẽ bị cong và biến dạng. Vào thế kỷ thứ mười
tám, những quan điểm y học về việc quấn tã làm chân tay trẻ yếu hơn vì ít được
vận động và những hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách được ra đời để giảm việc
trẻ phải phụ thuộc vào tã, bỏ việc quấn tã hoàn toàn để mặc quần áo rộng, nhẹ
cho phép trẻ em dễ dàng di chuyển. Từ đó hầu hết các bậc cha mẹ khơng cịn
quấn tã cho trẻ sau tháng thứ 2 và mặc vào "quần lót" hoặc váy dài bằng vải lanh
hoặc cotton; những trang phục dài này được gọi là "đồ bay". Khi trẻ bắt đầu biết
bò và đi, chúng mặc "áo ngắn" với váy dài, được gọi là váy lót, kết hợp với áo
lót hở lưng. Các bé gái mặc trang phục kiểu này đến năm mười ba hoặc mười
bốn tuổi. Các bé trai mặc trang phục váy lót cho đến khi chúng lên bốn đến bảy

tuổi, khi chúng cao lớn và đủ trưởng thành để mặc những trang phục phiên bản
thu nhỏ từ trang phục của đàn ơng như: áo khốc, áo sơ mi và quần tây bó. Độ
tuổi để chuyển qua mặc trang phục nam tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ và
sự trưởng thành của cậu bé khi xuất hiện và hành động nam tính. Breeching là
một nghi thức vào đời quan trọng đối với các chàng trai trẻ vì nó tượng trưng

7


cho việc họ bỏ lại tuổi thơ phía sau và bắt đầu đảm nhận vai trò và trách nhiệm
của người nam trong xã hội.
* Áo choàng sơ sinh:
Khi kiểu quấn tã khơng cịn được sử dụng, trẻ sơ sinh được mặc những
chiếc váy dài từ khi sinh đến khoảng năm tháng tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bò và
trẻ mới biết đi, "frocks", chiếc váy dài đến mắt cá chân thay thế áo và váy lót
cứng vào những năm 1760. Thời trang trẻ em cũng có cấu tạo ít co thắt hơn. Cho
đến những năm 1770, chúng bắt đầu mặc những kiểu trang phục thu nhỏ của
người lớn được thiết kế thoải mái hơn. Cũng trong những năm 1770, thay vì kết
hợp áo lót và váy lót cồng kềnh hơn, các bé gái vẫn mặc váy theo phong cách áo
dài, thường có điểm nhấn là những chiếc thắt lưng rộng.
Từ những năm 1770, trang phục được làm từ những tấm thổ cẩm cứng đã
chuyển sang bằng vải lụa và cotton mềm mại hơn và nhiều kiểu đầm trẻ em
bằng vải cotton trắng, có điểm nhấn với những chiếc thắt lưng cao eo. Đến năm
1800, tất cả bé gái đều mặc những chiếc váy có thắt lưng cao, có kiểu dáng
tương tự nhau, được tạo thành từ những sợi tơ và cotton nhẹ.
* Bodysuit dành cho bé trai:

Hình 1.4
8



Một loại trang phục chuyển tiếp mới, được thiết kế dành riêng cho các bé
trai trong độ tuổi từ 3 đến 7, bắt đầu xuất hiện năm 1780. Những bộ trang phục
này, được gọi là "bodysuit " vì chúng vừa khít với cơ thể, bao gồm quần dài đến
mắt cá chân phối với một chiếc áo khoác ngắn và áo cổ rộng được viền lơng.
Quần bé trai cũng có khác biệt với quần dài của nam giới trưởng thành. Vào đầu
những năm 1800, những bộ đồ liền thân, vẫn tiếp tục là trang phục đặc biệt cho
các chàng trai trẻ. Bé trai mới biết đi mặc bộ liền quần bodysuit và bé trai lớn
hơn mặc áo sơ mi có cổ cho đến khi trưởng thành, trang phục lúc này chia thành
ba giai đoạn khác nhau của thời thơ ấu, thời niên thiếu và thanh niên.
* Layettes thế kỷ mười chín:

Hình 1.5
Set đồ Layettes sơ sinh xuất hiện bao gồm áo liền quần dài, áo lót, mũ,
khăn tã, váy lót, áo ngủ, vớ, cộng với một hoặc hai áo choàng ngoài. Những sản
phẩm may mặc này được thực hiện bởi các bà mẹ hoặc đặt may. Kiểu dáng khơng
có nhiều thay đổi thường được làm bằng cotton trắng vì nó sạch sẽ dễ giặt tẩy.
Nhiều bộ váy cũng được trang trí cẩn thận bằng thêu và ren, ngày nay những
trang phục này thường bị dùng trong dịp đặc biệt. Tuy nhiên, vào lúc đó những
chiếc váy này là trang phục hàng ngày như một kiểu "đồng phục" tiêu chuẩn của
trẻ em thời đó. Khi trẻ sơ sinh khoảng từ bốn đến tám tháng, chúng mặc những
9


chiếc váy trắng dài tới bắp chân (quần áo ngắn). Vào giữa thế kỷ XIX, các bản in
đầy màu sắc đã trở nên phổ biến cho trang phục của trẻ mới tập đi.
* Sự xuất hiện thời trang trẻ em cho bé trai:

Hình 1.6


10


Trong thời kỳ này, các bé trai bắt đầu được phân biệt giới tính rõ ràng hơn
khi được mặc quần dài thay cho váy khi được sáu hoặc bảy tuổi. Trang phục của
bé trai như áo khoác dài đến thắt lưng, áo chồng dài có đi dài đến đầu gối,
mặc với quần âu.
Knickerbockers hoặc knickers, quần dài đến đầu gối cho bé trai từ bảy
đến mười bốn tuổi xuất hiện vào khoảng năm 1860. Những chiếc quần kết hợp
với áo khốc ngắn trên áo chồng có cổ ren, áo chẽn hoặc áo thủy thủ bên trong.
Những bộ trang phục này khác hẳn những bộ quần áo thu nhỏ của người lớn
trước đây, như có thêm áo khốc len được may riêng, áo sơ mi có chân cổ cứng
và cà vạt 4 cánh. Từ những năm 1870 đến những năm 1940, sự khác biệt lớn
giữa trang phục của nam giới và bé trai là nam giới mặc quần âu dài và còn bé
trai mặc quần âu kiểu ngắn.
* Sự ra đời của chiếc váy bé gái:

Hình 1.7
11


Không giống như con trai, khi các bé gái lớn lên, thời trang trẻ em của
chúng khơng có nhiều thay đổi. Nữ giới mặc trang phục váy từ khi còn nhỏ đến
khi già; tuy nhiên, các chi tiết thiết kế từ cổ áo, tay và kiểu trang trí thì thay đổi
theo tuổi tác. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa váy của bé gái và của phụ nữ là váy
của trẻ em ngắn hơn, dần dần dài đến gót chân khi trưởng thành. Khi phong cách
tân cổ điển là xu hướng trong những năm đầu của thế kỷ, phụ nữ ở mọi lứa tuổi
và bé gái mặc những chiếc váy có thắt lưng cao, có kiểu dáng tương tự với váy
corse buộc eo. Vào thời điểm này, chiều dài của những chiếc váy là yếu tố chính
phân biệt với trang phục của bé gái với của người lớn.

* Trang phục trẻ em thời Victoria:

Hình 1.8
12


Trang phục đặc trưng của "trẻ em" thời kỳ này là có đường viền cổ áo
rộng, tay phồng ngắn và mũ lưỡi trai, một chiếc áo lót khơng bó sát thường có
nhiều dây thắt lưng chiều dài đến đầu gối cho trẻ mới biết đi, chiều dài đến bắp
chân cho các bé gái. Những chiếc váy làm từ vải cotton hoặc challis, là trang
phục thường ngày cho bé gái cho đến khi trưởng thành ở tuổi thiếu niên. Cả bé
gái và bé trai đều mặc quần dài đến mắt cá chân bằng vải cotton màu trắng, được
gọi là pantaloons hoặc pantalets, dưới váy của chúng. Vào những năm 1820, khi
những chiếc quần pantalets xuất hiện đã gây ra tranh cãi bởi vì khác màu với
váy chính theo quan điểm thời đó thể hiện sự nam tính. Dần dần, pantalets trở
nên phổ biến như đồ lót.
Đầm bé gái tuổi thanh thiếu nữ đã rất đa dạng và phong cách với tay áo,
áo blouse và nhiều chi tiết trang trí hiện thịnh hành. Váy của bé gái nổi bật hơn
với phần lưng dầy hơn, đường viền tỉ mỉ hơn và đường cắt, đường may cao cấp
và thủ công hơn. Vào những năm 1890, những bộ trang phục đơn giản, được
may đo với váy xếp li và áo kiểu cổ thủy thủ hoặc váy xòe ngày càng năng động.
* Màu sắc và cách phân biệt giới tính qua trang phục:
Màu sắc được sử dụng cho thời trang trẻ em cũng có biểu tượng cho giới
tính - ngày nay phổ biến nhất là màu xanh biển cho bé trai và màu hồng cho bé
gái. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm để mã màu này được chuẩn hóa. Màu hồng
và màu xanh được liên kết với giới tính vào những năm 1910, và đã có những nỗ
lực ban đầu để mã hóa màu sắc theo giới tính. Lúc đầu màu hồng được dùng cho
bé trai vì màu hồng là màu đỏ nhạt của màu đỏ, màu của thần chiến tranh Mars,
nó phù hợp với con trai, trong khi sự kết hợp của màu xanh với Venus và
Madonna là màu cho con gái. Cho đến sau Thế chiến II, đã thay đổi màu hồng

cho nữ và xanh cho nam và duy trì cho đến ngày nay.
Tuy nhiên màu xanh vẫn được chấp nhận đối cho trang phục của bé gái
trong khi màu hồng bị từ chối cho trang phục của bé trai. Khi trang phục của bé
trai ngày càng bớt "nữ tính" trong thế kỷ XX, rũ bỏ các chi tiết trang trí như ren
và lơng, quần áo của các bé gái cũng đơn giản hơn và ngày càng có xu hướng
"nam tính".
* Thời trang trẻ em hiện đại:
Trong suốt thế kỷ XX, những trang phục trước đây chỉ dành cho nam giới
như quần tây, đã trở thành trang phục ngày càng được bé gái và phụ nữ u
thích sử dụng vì sự tiện lợi thoải mái. Khi các bé gái mới chập chững bước đi
quần áo được thiết kế với quần ống rộng mặc bên dưới váy ngắn. Vào những
năm 1940, các bé gái mặc quần ở nhà và cho các sự kiện công cộng thông
13


thường, nhưng chúng vẫn được khuyến khích mặc váy đi học, đi nhà thờ, hay
tiệc tùng và thậm chí là đi mua sắm. Khoảng năm 1970, quần đã bị cấm cho bé
gái bởi quy tắc từ trang phục công sở và trường học là mặc váy. Ngày nay, bé
gái có thể mặc quần trong mọi lúc với nhiều kiểu dáng như quần jean xanh, quần
tây, quần khaki nhiều họa tiết màu sắc để khác biệt với bé trai.
Thế hệ nhạc jazz của những năm 1920 là người đầu tiên tạo ra một nền văn
hóa giới trẻ đặc biệt, với mỗi thế hệ tiếp theo tạo ra những cơn sốt độc đáo của
riêng mình. Nhưng những câu chuyện về tuổi teen hay váy poodle trong những
năm 1950 không ảnh hưởng nhiều đến thời trang đương đại. Mãi đến những năm
1960, khi thế hệ tuổi thiếu niên với phong cách được giới trẻ ưa chuộng, như váy
ngắn, áo sơ mi nam sặc sỡ, hay quần jean và áo phông "hippie", phổ biến và trở
thành một phần quan trọng của xu hướng thời trang. Kể từ thời điểm đó, văn hóa
giới trẻ tiếp tục có tác động quan trọng đến thời trang, với nhiều phong cách làm
mờ đi ranh giới giữa thời trang trẻ em và người lớn.


Hình 1.9
14


1.2.2. Nghiên cứu đối tượng cần sáng tác:
Đối tượng cần sáng tác là trẻ em, lứa tuổi từ 0 tuổi đến 12 tuổi
Thể loại sáng tác: trang phục thể thao, trang phục đi dạo.
1.3. Thảo luận chủ đề sáng tác và xây dựng ý tưởng:
1.3.1. Thảo luận nhóm:
Lựa chọn chủ đề thảo luận nhóm: Nêu rõ mục đích, ý nghĩ, yêu cầu của
thảo luận, tập hợp các ý kiến các thành viên còn lại và bổ xung hay thêm bớt nội
dung nào khác không.
Tiến hành thảo luận: Thành viên đại diện trong nhóm đưa ra các câu hỏi
theo chủ đề. Trong q trình các thành viên cịn lại góp ý một cách tích cực.
Mọi người cùng tham gia thảo luận tổng hợp ý kiến phù hợp với chủ đề
sáng tác trang phục cho đối tượng là trẻ em theo mục tiêu yêu cầu.
1.3.2. Lựa chọn ý tưởng:
- Thứ nhất: Lựa chọn chất liệu phù hợp
+ Khi bé mới chào đời, vải bông là chất liệu tốt nhất dành cho bé. Sợi
bơng tự nhiên mềm mái, thống khí sẽ giúp thấm mồ hôi tốt hơn là sợi tổng hợp.
Sợi bông tự nhiên cũng khơng gây kích ứng cho làn da non của bé.
+ Khi bé đã lớn hơn, các thiết kế bằng vải cotton thường là lựa chọn hàng
đầu cho các bé, chất liệu lanh rất tốt cho mùa nóng, đây là chất liệu phù hợp
nhất cho làn da nhạy cảm của bé bởi nó thấm mồ hơi rất tốt. Khơng nên thiết kế
trang phục có lơng xù, hay nhiều bơng tổng hợp vì khi hít phải sẽ gây dị ứng
hoặc ngứa ngáy cho bé.

15



Hình 1.10
+ Với những bộ đồ mà trẻ mặc hàng ngày, hãy nghĩ đến những loại thoải
mái và dễ mặc, thiết kế với chất liệu mềm mại, rộng rãi, và bền giúp trẻ tự do
vận động, khám phá thế giới xung quanh và có thể giặt thường xun.

Hình 1.11

16


- Thứ 2: Lựa chọn về màu sắc
Màu sắc là một điểm đặc biệt quan trọng trong khâu thiết kế quần áo cho
trẻ. Trẻ ln thích những hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi mới, vì thế trang
phục có nhiều họa tiết trang trí, hình in ngộ nghĩnh, bắt mắt sẽ đáp ứng được sở
thích của trẻ. Cần có sự cách điệu về kiểu dáng, màu sắc sinh động, tươi sáng sẽ
khiến cho các bé trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Hình 1.12
- Thứ 3: Lựa chọn về họa tiết
+ Thiết kế trang phục dành cho bé gái nên có màu sắc trẻ trung, hài hòa
giữa họa tiết và điểm nhấn. Như những chiếc đầm tiểu thư, đầm bí được cắt may
tinh tế và kỹ lưỡng, kết hợp với bông hoa, chiếc nơ điệu đà, hay đường viền váy
sinh động cùng những họa tiết trang trí khác khiến cho các bé gái ngây thơ và
rực rỡ, hoặc những chiếc áo lửng cùng với váy càng khiến bé gái trở nên sành
điệu và tự tin.
17


Hình 1.13
+ Trang phục dành cho bé trai có chững chạc hơn, gu màu sắc nhã nhặn

và họa tiết cách điệu thời trang.

Hình 1.14
- Các trang phục khơng nên thiết kế quá rườm rà với nút và dây nhợ, bạn
sẽ không biết bé muốn đi vệ sinh lúc nào hay bé sẽ làm gì với những khúc dây
18


tạo kiểu có trên trang phục. Tránh các vật trang trí dễ rơi khỏi trang phục và sẽ
thành mối nguy hiểm cho bé như nút, hột đính, khoen…

Hình 1.15
1.4. Phác thảo ý tưởng:
Ý tưởng xuất phát từ những cấu tạo của tự nhiên
Ý tưởng xuất phát từ những tạo hình của con người và hình ảnh tưởng tượng
Ý tưởng xuất phát từ tiêu chuẩn về hình bóng
Ý tưởng xuất phát từ trang phục dân tộc và trang phục nghề nghiệp
1.5. Nghiệm thu sơ bộ các phác thảo:
Vẽ mẫu minh họa, diễn đạt ý tưởng và trước khi vẽ ý tưởng thiết kế thời
trang thì điều đầu tiên các bạn cần xác định lĩnh vực và hướng trang phục mà
mình mong muốn.

19


2. Phương pháp cách điệu:
2.1. Đặc điểm và tính chất của ý tưởng:
2.1.1. Khái niệm về phương pháp cách điệu:
Cách điệu chủ yếu là mơ phỏng theo hình dáng có sẵn của đối
tượng tự nhiên, bớt đi những thứ quá rườm rà và khơng cần thiết, tiết điệu hóa

phần nào các đường nét tạo hình, cường điệu hóa một vài chi tiết đẹp đặc trưng
của đối tượng.
2.1.2. Lựa chọn mẫu cách điệu: Sưu tầm những hình ảnh thiên nhiên để làm bộ
sưu tập thêm sinh động. Lựa chọn những màu sắc từ hoa có thể đưa vào bộ sưu
tập, từ những hình ảnh đời thường được thu thập điển hình như sau:

20


Hình 1.16
2.2. Thảo luận phương pháp cách điệu:
2.2.1. Cách điệu phương pháp truyền thống: Đường nét cách điệu tương đối
cứng nhắc

Hình 1.17
2.2.2. Cách điệu phương pháp hiện đại:
Có thể nói ý tưởng thiết kế và vẽ mơ hình được áp dụng rất nhiều trong
các tác phẩm nghệ thuật, không những từ thời xa xưa mà cả cho đến bây giờ.
Thật vậy, ngày nay chúng ta có thể thấy hình ảnh những chú chim bay lượn,
chim mẹ mớm mồi cho chim con, hình ảnh các lồi cây, lồi hoa, lồi thủy tộc,
các trang phong cảnh, chân dcản,... được ứng dụng chuyên ngành mỹ thuật,
cơng nghiệp, kiến trúc, thời trang. Đó chính là một khía cạnh ứng dụng quan
trọng của nghệ thuật thiết kế và vẽ mơ hình.
Để có được những kiệt tác đó khơng phải dễ, người thiết kế ngồi việc hiểu
rõ quy luật kết cấu cơ bản của mơ hình cũng cần nắm vững các điểm đặc trưng
biểu hiện ở từng lồi, từng vật, từng cảnh mà mình muốn vẽ. Sau đó quan sát từ
mọi góc độ để tiến hành.

21



×