Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ly thuyet chat moi 2022 30 cau trac nghiem hay chi tiet bbucx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.27 KB, 14 trang )

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 2: Chất hay, chi tiết
1.Chất có ở đâu?
a.Vật thể:
- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.
VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm
các chất: đường (tên hóa học là saccarozo), nước, xenlulozo,…; đá vơi có thành
phần chính là chất canxi cacbonat.
- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn
hợp mộit số chất.
VD: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…
b. Chất có ở đâu?
Chất có trong tự nhiên ( đường, xenlolozo,…)
Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…
2. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sơi,…
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân
hủy, tình cháy,…
- Các cách nhận biết:
+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngồi
+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nông chảy, nhiệt độ sơi, khối lượng
riêng,..
+ Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…
- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:
+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác
+ Biết cách sử dụng chất


+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
3. Chất tinh khiết
- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau


VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…
- Chất tinh khiết: là chất khơng có lẫn chất khác
VD: nước cất
- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.

Trắc nghiệm Chất có đáp án – Hóa học lớp 8
Câu 1: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước cất
B. Nước mưa
C. Nước lọc
D. Đồ uống có gas
Đáp án: A
Câu 2: Chất tinh khiết là chất
A. Chất lẫn ít tạp chất
B. Chất khơng lẫn tạp chất
C. Chất lẫn nhiều tạp chất
D. Có tính chất thay đổi
Đáp án: B
Câu 3: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà khơng cần đo hay làm thí
nghiệm để biết?


A. Tính tan trong nước
B. Khối lượng riêng
C. Màu sắc
D. Nhiệt độ nóng chảy
Đáp án: C
Câu 4: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc
B. Bay hơi

C. Chưng cất
D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống
Đáp án: B
Câu 5: Vật thể tự nhiên là
A. Con bò
B. Điện thoại
C. Ti vi
D. Bàn là
Đáp án: A
Câu 6: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy
cho biết vật nào là nhân tạo?
A. Hoa đào
B. Cây cỏ
C. Quần áo


D. Tất cả đáp án trên
Đáp án: C
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
A. Nước cất là chất tinh khiết.
B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất
C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra
D. Nước mưa là chất tinh khiết
Đáp án: A
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi,
chịu được ăn mịi nên được dùng chế tạo lốp xe”
A. Thấm nước
B. Không thấm nước
C. Axit
D. Muối

Đáp án: B
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy
ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”
A.(1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế
B.(1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế
C.(1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất
D. 3 đáp án trên
Đáp án: B


Câu 10: Tìm từ sai trong câu sau
“Thủy tinh, đơi khi trong dân gian cịn được gọi là kính hay kiếng, là một chất
lỏng (1) vơ định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các
tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.
Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo (4)), nước,
xenlulozo…”
A. (1), (2), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
Đáp án: B
(1) chất rắn
(2) tính chất
(3) chất
Câu 11: Vật thể nhân tạo là
A. con trâu.
B. con sông.
C. xe đạp.
D. con người.

Lời giải:
Vật thể nhân tạo là xe đạp. Vì xe đạp là do con người chế tạo ra, cịn con trâu,
con sơng hay con người không thể chế tạo ra được.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Vật thể tự nhiên là


A. hộp bút.
B. máy điện thoại.
C. nồi cơm điện.
D. mặt trời.
Lời giải:
Vật thể tự nhiên là mặt trời. Vì mặt trời con người không thể tạo ra được.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Chất tinh khiết là chất
A. có tính chất khơng đổi.
B. có lẫn thêm vài chất khác.
C. gồm những phân tử đồng dạng.
D. không lẫn tạp chất.
Lời giải:
Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết?
A. Nước cất
B. Nước suối
C. Nước khoáng
D. Nước đá từ nhà máy
Lời giải:
Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết: Nước cất
Đáp án cần chọn là: A



Câu 15: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. nước suối.
B. nước cất.
C. nước khoáng.
D. nước đá từ nhà máy.
Lời giải:
Chất tinh khiết là: nước cất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Đâu là chất tinh khiết trong các chất sau?
A. Nước khoáng
B. Nước mưa
C. Nước lọc
D. Nước cất
Lời giải:
Nước cất là chất tinh khiết
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Cho những hiện tượng sau:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong khơng
khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…)
gây ơ nhiễm mơi trường rất lớn. Những hiện tượng vật lí là


A. 1, 2.
B. 4, 5.

C. 2, 4.
D. chỉ có 2.
Lời giải:
Những hiện tượng vật lí là
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sướng bắt đầu tan dần.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhơm, bình thủy tinh, nồi đất sét
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng
C. Bút chì, thước kẻ, tập, sách
D. Nước biển, ao, hồ, suối
Lời giải:
Dãy gồm toàn vật thể tự nhiên là: D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Loại A vì: Ấm nhơm, bình thủy tinh, nồi đất sét là các vật thể nhân tạo
Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.
Loại C vì : Bút chì, thước kẻ, tập, sách là các vật thể nhân tạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo
A. Ấm nhơm, bình thủy tinh, nồi đất sét
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng


C. Cây cối, bút, tập, sách
D. Nước biển, ao, hồ, suối
Lời giải:
Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhơm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.
Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.
Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo
B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng
D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang
Lời giải:
Dãy các chất là: Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
Loại A vì bàn ghế là vật thể
Loại C vì bút chì, thước kẻ là vật thể
Loại D vì chảo gang là vật thể
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Cho các câu sau:
a) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì
b) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhơm, cao su….
Trong 2 câu trên vật thể là:


A. Than chì; sắt, nhơm, ca su
B. Than chì, xe đạp
C. Lõi bút chì, xe đạp
D. Lõi bút chì; sắt, nhôm, ca su
Lời giải:
Trong 2 câu trên vật thể là: Lõi bút chì, xe đạp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Nước sông hồ thuộc loại:
A. Đơn chất
B. Hợp chất
C. Chất tinh khiết
D. Hỗn hợp

Lời giải:
Nước sông hồ thuộc loại: hỗn hợp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng
chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất
khác? Giải thích.
A. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc
nguyên chất.
B. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn
thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn,
tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.
C. Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
D. Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.


Lời giải:
Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở
khoảng 1800C. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác
thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng
chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Câu sau đây ý nói về nước cất : « Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở
1020C ». Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Cả 2 ý đều đúng
B. Cả 2 ý đều sai
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai
D. Ý 1 sai, ý 2 đúng
Lời giải:
Nước cất là chất tinh khiết => đúng
Sơi ở 1020C là sai vì nước cất sôi ở 1000C

=> ý 1 đúng, ý 2 sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc
B. Dùng phễu chiết
C. Chưng cất phân đoạn
D. Đốt
Lời giải:
Dựa vào tính chất rượu sơi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu
ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.


Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.
Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được
bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:
A. Màu sắc.
B. Tính tan trong nước.
C. Khối lượng riêng.
D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.
Lời giải:
Màu sắc có thể quan sát bằng mắt thường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc
là:
A. Đường và muối.
B. Bột than và bột sắt.
C. Cát và muối.
D. Giấm và rượu

Lời giải:
Cát và muối hòa tan vào trong nước dư →→ lọc phần chất rắn không tan thu
được cát
Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước
đi →→ thu được muối khan
Do vậy tách riêng được cát và muối
Đáp án cần chọn là: C


Câu 28: Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:
A. Thêm muối
B. Thêm nước
C. Đông lạnh
D. Đun nóng
Lời giải:
Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách: Đun nóng thì nước sẽ
bay hơi hết cịn muối thì kết tinh khơng bay hơi → thu được muối
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
A. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
B. Biết cách sử dụng chất
C. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
D. Cả ba ý trên
Lời giải:
Hiểu các tính chất của chất chúng ta có thể
+ Phân biệt chất này với chất khác
+ Biết sử dụng chất an toàn
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

A. 2 chất trở lên
B. 3 chất
C. 4 chất


D. 2 chất
Lời giải:
Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi
là 1 chất thành phần
Đáp án cần chọn là: A



×