Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ly thuyet ap suat moi 2022 34 cau trac nghiem hay chi tiet vat li 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.46 KB, 22 trang )

Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 7: Áp suất (hay, chi tiết)
I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1. Áp lực là gì?
- Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị
ép càng nhỏ.
Ví dụ: Một vật có trọng lượng 500N khi đặt lên mặt sàn nằm ngang sẽ tác dụng
xuống mặt sàn một áp lực 500N.
2. Áp suất
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- Cơng thức tính áp suất:

Trong đó: F là áp lực (N)
p là áp suất (N/m2)


S là diện tích bị ép (m2)
- Ngồi đơn vị N/m2, đơn vị của áp suất cịn tính theo Pa (paxcan)
1 Pa = 1 N/m2
- Với cùng một áp lực, diện tích bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách nhận biết áp lực
Không phải bất kì lực nào cũng được gọi là áp lực. Muốn xác định một lực nào đó
có phải là áp lực hay khơng thì ta phải xác định mặt bị ép là mặt nào để biết được
phương của lực đó có vng góc với diện tích mặt bị ép hay khơng.
+ Khi vật đặt trên mặt phẳng ngang thì trọng lực được gọi là áp lực.
+ Khi vật đặt trên mặt phẳng nghiêng thì trọng lực khơng được gọi là áp lực vì
khi đó trọng lực có phương khơng vng góc với diện tích mặt bị ép.


2. Tính áp lực, diện tích mặt bị ép
Dựa vào cơng thức tính áp suất: ta suy ra:


+ Cơng thức tính áp lực: F = p.S
+ Cơng thức tính diện tích mặt bị ép:
Lưu ý:
- Đơn vị của các đại lượng trong công thức đã thống nhất được hay chưa.
- Nếu diện tích mặt bị ép là:
+ Hình vng thì S = a2 (a là độ dài của mỗi cạnh hình vng).
+ Hình chữ nhật thì S = a.b (a và b lần lượt là chiều dài và chiều rộng của hình
chữ nhật).
+ Hình trịn thì S =Πr2 (với r là bán kính của hình trịn).

Trắc nghiệm Áp suất có đáp án - Vật lí 8
Bài 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng
lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng
trọng lực của tàu
C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng
lực ma sát giữa tàu và đường ray
D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng
cả ba lực trên.
Lời giải:
Ta có: Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng
trọng lực của tàu



Vì khi đó, trọng lực vng góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song
song với mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 2: Đơn vị của áp lực là:
A. N/m2
B. Pa
C. N
D. N/cm2
Lời giải:
Ta có: Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
=> Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực: Niutơn (N)
Đáp án cần chọn là: C
Bài 3: Niu tơn (N) là đơn vị của:
A. Áp lực
B. Áp suất
C. Năng lượng
D. Quãng đường
Lời giải:
Ta có: Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
=> Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực: Niutơn (N)
Đáp án cần chọn là: A


Bài 4: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực
B. chiều của lực
C. điểm đặt của lực
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Lời giải:
Ta có:

- Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị
ép càng nhỏ.
=> Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 5: Chọn câu đúng:
A. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào phương của lực
B. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào chiều của lực
C. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào điểm đặt của lực
D. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Lời giải:
Ta có:
- Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.


- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị
ép càng nhỏ.
=> Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 6: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép
B. Đơn vị của áp suất là N/m2
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực
Lời giải:
A, B, D - đúng
C - sai vì: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
Đáp án cần chọn là: C
Bài 7: Muốn tăng áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
Lời giải:
Ta có: Áp suất p =
=> Muốn tăng áp suất, ta tăng lực F hoặc giảm diện tích mặt bị ép S


Đáp án cần chọn là: B
Bài 8: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật
lên vật khác?
A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Lời giải:
Ta có: Áp suất p =
=> Muốn tăng áp suất, giữ nguyên áp lực thì cần giảm diện tích mặt bị ép, suy ra đáp
án A sai, B đúng.
Đáp án C sai vì nếu giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực thì áp suất sẽ giảm.
Đáp án D sai vì nếu giảm áp lực và tăng diện tích mặt bị ép sẽ làm áp suất giảm.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 9: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B. Tăng diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Lời giải:
Ta có: Áp suất p =



=> Muốn tăng áp suất, ta tăng lực F hoặc giảm diện tích mặt bị ép S
Đáp án cần chọn là: D
Bài 10: Muốn giảm áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
Lời giải:
Ta có: Áp suất p =
=> Muốn giảm áp suất, ta giảm lực F hoặc tăng diện tích mặt bị ép S
Đáp án cần chọn là: C
Bài 11: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B. Giảm diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Lời giải:
Ta có: Áp suất p =
=> Muốn giảm áp suất, ta giảm lực F hoặc tăng diện tích mặt bị ép S
Đáp án cần chọn là: A


Bài 12: Đơn vị đo áp suất là:
A. N/m2
B. N/m3
C. kg/m3
D. N
Lời giải:
Đơn vị của áp suất: (N/m2)

Ngoài , đơn vị áp suất cịn tính theo Pa (paxcan): 1Pa = 1N/m2
Đáp án cần chọn là: A
Bài 13: Áp lực là:
A. Lực ép có phương vng góc với mặt bị ép
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép
C. Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Lời giải:
Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 14: Chọn câu đúng:
A. Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép
B. Áp lực là lực ép có phương song song với mặt bị ép


C. Áp lực là lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
D. Áp lực là lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Lời giải:
Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 15: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?
A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
C. Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
Lời giải:
Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 16: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn
bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu
B. Trọng lực của tàu
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray
D. Cả ba lực trên
Lời giải:
Ta có: Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.


Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng
trọng lực của tàu
Vì khi đó, trọng lực vng góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song
song với mặt bị ép.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 17: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép
B. Đơn vị của áp suất là N
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp suất
Lời giải:
A – đúng
B – sai vì: Đơn vị của áp suất là N/m2
C - sai vì: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
D – sai vì: Đơn vị của áp lực là NN, đơn vị của áp suất là N/m2
Đáp án cần chọn là: A
Bài 18: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương
chịu áp lực lớn nhất của nước?
A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt
B. Mặt trên
C. Mặt dưới
D. Các mặt bên



Lời giải:
Ta có: Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép
Xét các mặt của khối lập phương khi được nhúng vào nước, ta thấy mặt dưới của
khối lập phương chịu áp lực lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 19: Công thức nào sau đây là cơng thức tính áp suất:
A. p =
B. p = FS
C. p =
D. p = dV
Lời giải:
Ta có: Áp suất được tính bởi cơng thức: p =
Trong đó:
+ F: áp lực (N)
+ S: diện tích mặt bị ép (m2)
+ p: áp suất (N/m2)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 20: Công thức tính áp suất là:
A. p =
B. p =
C. F =


D. F =
Lời giải:
Ta có: Áp suất được tính bởi cơng thức: p =
Trong đó:
+ F: áp lực (N)

+ S: diện tích mặt bị ép (m2)
+ p: áp suất (N/m2)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 21: Đơn vị đo áp suất là gì?
A. Niutơn (N)
B. Niutơn mét (N.m)
C. Niutơn trên mét (N/m)
D. Niutơn trên mét vuông (N/m2)
Lời giải:
Đơn vị của áp suất: (N/m2)
Đáp án cần chọn là: D
Bài 22: Đơn vị nào sau đây khơng phải là đơn vị tính áp suất?
A. N/m2
B. Pa
C. N/m3
D. kPa


Lời giải
Đơn vị của áp suất: (N/m2)
Ngoài N/m2, đơn vị áp suất cịn tính theo Pa (paxcan): 1Pa=1N/m2
=> A, B, D là đơn vị của áp suất
C - không phải là đơn vị của áp suất
Đáp án cần chọn là: C
Bài 23: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích
tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên
mặt đất là:
A. p = 20000N/m2
B. p = 2000000N/m2
C. p = 200000N/m2

D. Là một giá trị khác
Lời giải:
Ta có:
Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của 4 chân ghế: S = 4.8.10−4 = 3,2.10−3m2
Tổng khối lượng của gạo và ghế: m = mgao + mghe = 60 + 4 = 64kg
Áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: P = 10m = 10.64 = 640N
Áp suất mà cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

Đáp án cần chọn là: C


Bài 24: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất

Các trường hợp được tính từ trái qua phải.
A. Trường hợp 1
B. Trường hợp 2
C. Trường hợp 3
D. Trường hợp 4
Lời giải:

Ta có: áp suất p =
=> Trường hợp 4 có áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất vì diện tích mặt bị ép là nhỏ
nhất và áp lực lớn
Đáp án cần chọn là: D
Bài 25: Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp
ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xêp chồng lên nhau.
Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?


A. Tại vị trí 1.

B. Tại vị trí 2.
C. Tại vị trí 3.
D. Tại ba vị trí áp lực như nhau.
Lời giải:

Ta có: áp suất p =
Do áp lực cả 3 trường hợp đều giống nhau và đều bằng trọng lực viên gạch.
=> Trường hợp 3 có áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất vì diện tích mặt bị ép là nhỏ
nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 26: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng
của lực lên vật A lớn gấp đơi diện tích lực tác dụng lên vật B.
A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B


Lời giải:

Ta có: áp suất p =
Theo đầu bài, ta có: SA = 2SB

Ta suy ra:
Đáp án cần chọn là: B
Bài 27: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng
của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.
A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A
Lời giải:

Ta có: áp suất p =
Theo đầu bài, ta có: SA = 4SB

Ta suy ra:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 28: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất


B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. để tăng áp suất lên mặt đất
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Lời giải:
Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 29: Câu nào sau đây đúng?
A. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm trọng lượng của tường xuống
mặt đất
B. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để tăng trọng lượng của tường xuống
mặt đất
C. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để tăng áp suất lên mặt đất
D. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Lời giải:
Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 30: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà khơng
đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?

A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên
đinh dễ vào hơn.
C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen cịn đóng đầu nào cũng được.


Lời giải:
Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà khơng đóng mũ
(tai) đinh vào
Vì: Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên
đinh dễ vào hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 31: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng
lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Lời giải:
Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ
Vì: đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng
lên thân người.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 32: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy
so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
A. p1 = p2
B. p1 = 2p2
C. 2p1 = p2
D. Không so sánh được.

Lời giải:


Ta có: áp suất p =
Để so sánh áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép
Theo đầu bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác
định được diện tích bị ép của mỗi vật
=> Khơng so sánh áp lực của hai vật được.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 33: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy
so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
A. p1 = p2
B. p1 = 2p2
C. 2p1 = p2
D. Khơng so sánh được.
Lời giải:

Ta có: áp suất p =
Để so sánh áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép
Theo đầu bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác
định được diện tích bị ép của mỗi vật
=> Khơng so sánh áp lực của hai vật được.
Đáp án cần chọn là: D


Bài 34: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên
bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.10 4 N/m3. Áp
suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s 2.
A. pmax = 4000Pa;pmin = 1000Pa
B. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa

C. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa
D. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa
Lời giải:
Ta có
+ Trọng lượng riêng của vật

+ Áp suất của vật: p =
- áp suất nhỏ nhất khi diện tích tiếp bị ép lớn nhất:
Ta có: Smax=20.10.10−4=0,02m2

- áp suất lớn nhất khi diện tích bị ép nhỏ nhất:
Ta có: Smin = 10.5.10−4 = 5.10−3m2


Đáp án cần chọn là: A



×