Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tầm quan trọng và giải pháp phát huy vai trò của nguồn tài nguyên trí lực đối với quá trình CNH, hđh gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN, liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.44 KB, 9 trang )

Câu 23: Tầm quan trọng và giải pháp phát huy vai trị của nguồn tài ngun
trí lực đối với q trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN? Liên
hệ thực tiễn ở địa phương (đơn vị)?
Trả lời:
a/. Tầm quan trọng và giải pháp phát huy vai trị của nguồn tài ngun
trí lực đối với q trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN:
Trang 290
b/. Liên hệ thực tiễn ở địa phương:
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, từng
bước đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và ổn định, đời sống của nhân dân cũng từng bước được cải thiện, bộ mặt
của xã hội đã có những thay đổi đáng kể. Một trong những tiền đề để tạo ra sự
thành cơng đó là Đảng ta đã đánh giá đúng vị trí và vai trị của việc phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, từng
bước xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực.
Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học và
cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh.
Tuy nhiên, khoa học và cơng nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng khơng thể thay thế
hồn tồn vai trị của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vai trị quan trọng,
quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Thế giới
đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của các nguồn tài
nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồn lực con người càng
trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của
Đảng đã chỉ rõ: con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi
nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng
1



ta khẳng định sự cần thiết phải thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược phát
triển con người. Tiếp tục thực hiện đường lối đúng đắn và khoa học đó, Đại hội lần
thứ X của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2010 là “Phát triển mạnh khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và phát triển kinh tế tri thức”(1).
1. Vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố
Hiện nay, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế tri
thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng
hiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo
cho sự thắng lợi của q trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn
nhân lực có chất lượng cao. Điều này được khẳng định dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất, các nguồn lực khác (ngoại trừ nguồn nhân lực), xét về mặt số
lượng và trữ lượng, có thể là rất phong phú, dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử
dụng khơng hợp lý thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở nên cạn kiệt. Khi ấy, nền
kinh tế vốn cơ bản dựa vào nguồn lực này sẽ gặp khó khăn, nếu khơng nói là bị đe
doạ. Trái lại, nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì ln sinh sơi
và phát triển khơng ngừng. Xét trên bình diện xã hội, có thể khẳng định nguồn lực
con người là vô tận và do vậy, là nguồn lực cơ bản của sự phát triển bền vững. Đây
là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác trong hệ
thống nguồn lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và phát triển kinh
tế tri thức.
Thứ hai, nếu trước đây, một trong những nguyên nhân chủ yếu ngăn cản tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước là do tình trạng nghèo nàn về cơ
sở vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được
xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người.
2



Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với
đó là q trình tồn cầu hố đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước đang
phát triển có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật của mình
thơng qua con đường hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn như thiếu hụt
nguồn vốn dựa trên quan hệ đầu tư, vay vốn và bằng nhiều hình thức khác. Nhưng,
có một vấn đề đặc biệt quan trọng mà để đảm bảo sự phát triển bền vững, các nước
phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả, đó là xây dựng nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể nói, việc xây dựng và bồi dưỡng
nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của con người,
trước hết và chủ yếu là nỗ lực tự thân thông qua nhiều biện pháp khác nhau của
từng quốc gia.
2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực, thực chất là đề cập đến mặt số lượng và chất
lượng của nguồn nhân lực. Số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ quốc gia nào cũng
đều được hình thành dựa trên quy mơ dân số, mà trước hết là từ lực lượng lao động
của quốc gia đó, cụ thể là số lượng người đang trong độ tuổi lao động và có khả
năng tham gia lao động sản xuất.
Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố
và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản: thể lực, trí lực và
tâm lực.
Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình
thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của
con người, có thể đáp ứng được những địi hỏi về hao phí sức lao động trong q
trình sản xuất với những cơng việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có
khả năng học tập và lao động lâu dài.

3



Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo
thích ứng với xã hội của con người. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần,
trình độ văn hố và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những
điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng
thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu.
Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi
hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác
dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu
tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, là yếu tố ngày càng đóng
vai trị quan trọng và quyết định trong chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và sự
phát triển của nguồn lực con người nói chung.
Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn
thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và
sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ
thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ
bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách
khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trị của các yếu tố thể lực và trí lực
của con người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội.
Nguồn nhân lực của nước ta trong thời gian qua đã tăng một cách đáng kể về
mặt lượng do sự gia tăng dân số ở mức cao và liên tục trong nhiều năm. Theo Niên
giám thống kê 2016 của Tổng cục thống kê, dân số của tỉnh năm 2016 là 1.280.000
người; trong đó, lực lượng lao động là 712.115 người. Quy mô dân số đông và lực
lượng lao động dồi dào vốn được coi là một thế mạnh của nước ta, là yếu tố cơ bản
để mở rộng và phát triển sản xuất. Tất nhiên, để khai thác được lợi thế này, địi hỏi
phải có rất nhiều điều kiện tương ứng.
Tuy vậy, xét về mặt chất lượng, nguồn nhân lực nước ta còn khá nhiều hạn
chế. Điều này biểu hiện ở chỗ, thể lực, mức dinh dưỡng cho người Việt Nam còn ở
mức thấp, đặc biệt là trẻ em – nguồn cung cấp nhân lực chính cho xã hội. Sự hạn
4



chế về thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu tri thức và trí thơng minh
của trẻ. Xu hướng này có chiều hướng ngày càng tăng lên. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng để cải thiện và nâng cao
thể chất của người Việt Nam nói chung, của trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề
này khơng thể khắc phục ngay được trong “một sớm một chiều”, mà cần phải có
thời gian. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn ở mức
thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (640 USD/người) và điều
này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tái sản xuất của người lao động.
Tất nhiên, thể lực khơng phải là yếu tố chính quyết định chất lượng nguồn
nhân lực; song, cũng không thể phủ nhận một thực tế là, nếu con người không
được nâng cao thể lực thì cũng khó có thể phát triển được trí tuệ, khả năng sáng tạo
trong học tập và lao động. Mặt trí lực của người lao động được biểu hiện ở nhiều
phương diện khác nhau. Tiêu chí đầu tiên để đánh giá trí lực là trình độ học vấn,
kiến thức khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật và những kinh
nghiệm trong sản xuất mà họ tích luỹ, học tập được. Trí lực của nguồn nhân lực
nước ta còn nhiều điểm hạn chế. Biểu hiện ở những khía cạnh, như phần lớn lực
lượng lao động là lao động phổ thông, số lao động được đào tạo chun mơn cịn
thấp, thợ lành nghề ít… Do vậy, năng lực thực hành và làm việc độc lập của người
lao động chưa cao. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ
trương đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, như tích cực xố
bỏ tình trạng mù chữ và tái mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học, đổi mới
nội dung và phương pháp giáo dục… Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo
hiện vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tập trung đào tạo chuyên sâu và năng lực thực
hành.
Xét về tổng thể, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đánh giá chất lượng và so sánh các tiêu
chí cơ bản tính theo thang điểm 10 của Việt Nam và một số nước châu Á như
sau(4):
5



Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế tri thức đặt ra những
đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó buộc chúng ta phải
áp dụng những biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm nhanh chóng xây dựng và bồi
dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để thực hiện được nhiệm vụ “… nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và phát triển kinh tế tri thức”
mà Đại hội Đảng lần thứ X đề ra, cần phải sử dụng một hệ thống giải pháp đồng
bộ, trong đó tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Giáo
dục và đào tạo được coi là khâu then chốt, quyết định chất lượng nguồn nhân lực.
Đảng ta xác định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước”(5).
Xuất phát từ vị trí, vai trị của giáo dục và đào tạo đối với tiến trình bồi
dưỡng nguồn nhân lực, cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất
cả các bậc học. Trong đó, bước quan trọng đầu tiên là phải có sự đổi mới cả về
mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học từ bậc phổ thông đến đại học
nhằm đảm bảo cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho
hoạt động thực tiễn sau này của họ. Phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục
tiêu đào tạo, gắn với nội dung và phù hợp với điều kiện của học sinh; rèn luyện và
tạo điều kiện cho học sinh biểu đạt vấn đề theo quan điểm và cách nhìn của mình,
tạo thói quen suy nghĩ độc lập cho người học. Có chính sách đầu tư hợp lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về đội ngũ
giáo viên; đồng thời, hoàn thiện mạng lưới giáo dục trên toàn quốc, chú trọng đầu
tư phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây
dựng đội ngũ giáo viên đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, phân công
6



lại lực lượng giáo viên theo các vùng miền cho phù hợp, có chính sách ưu đãi đối
với giáo viên hiện đang cơng tác ở những vùng khó khăn.
Chuẩn hố đội ngũ giảng viên, đảm bảo sự kết hợp giữa kiến thức chuyên
môn với phương pháp sư phạm hiện đại, có tư cách đạo đức tốt, phương pháp tư
duy khoa học… Các cơ quan quản lý giáo dục, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào
tạo, cần xây dựng lộ trình triển khai chuẩn hố giảng viên cả về số lượng và chất
lượng. Đặc biệt, cần tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo với các nước có nền giáo dục phát triển. Đồng thời, Nhà nước cần có sự đầu tư
thoả đáng nhằm hồn thiện cơ sở vật chất phục vụ cơng tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu ở các trường cao đẳng và đại học, như hệ thống phịng thí nghiệm, thư
viện, giảng đường.
Bên cạnh đó, cần chuẩn hố chương trình và giáo trình đào tạo đảm bảo phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, xác định ngành nghề mũi nhọn nhằm đào tạo
đội ngũ chun gia có trình độ cao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của
giảng viên và sinh viên. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với chương trình đại học
và cao đẳng. Các đề tài nghiên cứu phải có tính thực tiễn cao. Khắc phục tình trạng
phiến diện, chỉ giỏi về lý thuyết nhưng lại kém về thực hành – một thực tế khá phổ
biến mà sinh viên nước ta đang mắc phải. Đổi mới công tác quản lý giáo dục một
cách cơ bản và toàn diện cả về tư duy lẫn phương thức quản lý theo hướng nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Tập trung vào quản lý nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo, tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Nhà nước
cần giao quyền tự chủ hơn nữa cho các trường đại học và cao đẳng để các trường
có điều kiện chủ động trong việc hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, cải thiện và nâng cao thể lực cho con người nói chung và lực
lượng lao động nói riêng.

7



Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hố và chun mơn thì nâng cao thể lực
cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc phát
triển trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và
lâu dài. Vì vậy, cần phải đảm bảo mức dinh dưỡng cần thiết cho con người ở mọi
lứa tuổi, khuyến khích đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong nhân
dân… Chú trọng phát triển công nghiệp dược đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu
của nhân dân. Đẩy mạnh nghiên cứu dự báo về y tế, các chương trình khám chữa
bệnh miễn phí cho trẻ em, phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh có khả
năng lây lan nhanh. Thực hiện có hiệu quả cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
cho nhân dân, nâng cao tuổi thọ… góp phần phát triển nguồn nhân lực có chiều
sâu.
Thứ ba, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Nhà nước cần nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng cơ cấu
nhân lực ở từng giai đoạn, làm rõ các nguồn nhân lực thừa và nhân lực thiếu, xác
định nguyên nhân của tình trạng trên; từ đó, áp dụng các chính sách và cơng cụ
địn bẩy phù hợp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực. Đẩy
mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân luồng trong đào tạo, hướng nghiệp cho
học sinh, qua đó tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù
hợp với nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Bên cạnh
đó, cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút nguồn nhân lực từ nơi thừa
sang nơi thiếu; từ thành phố, đồng bằng lên vùng sâu, vùng xa. Trước mắt, cần có
kế hoạch sử dụng triệt để và hiệu quả lực lượng lao động đã qua đào tạo, tránh tình
trạng lãng phí như hiện nay (khơng bố trí được cơng ăn việc làm, sử dụng trái
ngành nghề đào tạo,…).
Thứ tư, tăng cường công tác dự báo nguồn nhân lực.
Cần nghiên cứu đánh giá thực trạng cơ cấu nhân lực hiện có cũng như dự
báo về nhu cầu nhân lực ở các ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm chủ động tránh
8



tình trạng thừa và thiếu nhân lực. Tăng cường cơng tác dự báo phát triển nguồn
nhân lực trên phạm vi vùng, ngành và quốc gia đảm bảo sự phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Nhiệm vụ này cần được
tiến hành thường xuyên để có sự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của
thực tiễn cuộc sống.
Thứ năm, xây dựng chính sách tiền lương hợp lý.
Chính sách tiền lương hợp lý là một trong những động lực quan trọng kích
thích người lao động nâng cao trình độ của mình để đáp ứng được nhu cầu của
cơng việc, đảm bảo tăng thu nhập và ổn định đời sống. Lợi ích là khâu nhạy cảm
nhất vì mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt mục tiêu là lợi ích. Nó là yếu tố
quan trọng đối với việc thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của con người. Có nhiều
loại lợi ích khác nhau, trong đó lợi ích kinh tế là lợi ích cơ bản, hàng đầu. Vì vậy,
chính sách tiền lương, tiền công phải đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội, tránh
tình trạng giải quyết lợi ích theo kiểu bình qn chủ nghĩa.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức như Đại hội XII
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ
các giải pháp. Giữa các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, coi
nhẹ hoặc bỏ qua một giải pháp nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các giải
pháp khác.

9



×